Thưa
Quý vị,
Bây giờ
là 9PM ngày 31/10/2021 tại Texas, HK. Chỉ còn 4 giờ nữa là đúng 1 giờ trưa ngày
1-11-2021 ở Đô thành Saigon, cách đây 58 năm, nhóm quân đội bắt đầu nả súng tấn
công Dinh Độc Lập, biểu tượng của Đệ Nhứt Cộng Hòa Việt Nam. Mời Quý vị đọc lại
những gì đã xảy ra….
***
Thưa
Quý vị,
Hàng
năm vào tháng 10 chúng ta sẽ nhận được rất nhiều bài việt trên mạng toàn cầu,
trên các diễn đàn, email qua lại…nói về Cố TT Ngô Đình Diệm. Kẻ binh cũng lắm.
Người chống cũng nhiều. Tất cả cũng vì cảm tính, chủ quan, định kiến mà quên đi
những yếu tố khách quan của lịch sử, sự kiện được diễn dịch theo chiều hướng
riêng tư “có định hướng” của người viết.
Bài viết
dưới đây nêu ra những dữ kiện, tin tức, và thành quả đạt được ở nền Đệ Nhứt Cộng
Hòa từ năm 1955-1963 dưới thời Cố TT Ngô
Đình Diệm nhằm một mục tiêu duy nhứt là dùng những thành quả trên để làm đối trọng
trong cuộc chiến một mất một còn với CSBV mà thôi.
Cố Tổng thống Ngô Đình
Diệm:
Một Người Con Việt Bị
Lãng Quên
Lời nói của Cố TT Ngô Đình Diệm trong buổi lễ khánh thành Đập Đồng
Cam, Tuy Hòa ngày 17/9/1955 như một lời tiên tri cách đây 66 năm.
Thưa
Ban tổ chức,
Thưa
Quý Quan khách,
Cách
đây ba năm cũng tại nơi nầy, nhân ngày tưởng niệm Cố TT Ngô Đình Diệm, chúng
tôi đã trình bày một số thành quả của Đệ nhứt Cộng hòa do Cố TT Ngô Đình Diệm
lãnh đạo. Trong buổi bình minh của nền dân chủ sơ khởi ở miền Nam, TT đã khơi dậy
lý tưởng cứu quốc và kiến quốc của Cụ Phan Chu Trinh như “Khai dân trí – Chấn dân khí – Hậu dân sinh”
qua các thành quả dưới đây:
· Xây dựng
nền móng giáo dục miền Nam qua ba tiêu chuẩn Dân tộc – Nhân bản – Khai phóng, mở
màn cho tiến trình giáo dục dự trị, xóa tan chính sách học thuật cổ điển phong
kiến trước kia;
· Về dân
sinh TT đã cải tổ chính sách người cày có ruộng bằng cách truất hữu ruộng đất của
đại điền chủ và phân phối lại cho nông dân, tạo điều kiện cho thành phần sau nầy
sở hữu chủ mảnh đất của chính mình khai thác;
· Thiết
lập chương trình ấp chiến lược để hữu hiệu hóa quốc sách chống CSBV và bảo vệ
người dân;
· Khởi
xướng và xây dựng nền móng dân chủ qua việc ban hành hiến pháp với ba quyền
phân lập gồm: Hành pháp – Lập pháp – Tư pháp.
Qua bốn chính sách căn bản trên, Đệ nhứt Cộng
hòa đã vững mạnh và phát triển cho đến khi chấm dứt nền Đệ I Cộng hòa ngày 2/11/1963. Đây là một dấu mốc lịch sử sẽ
được các nhà sử học trong tương lai phán xét.
Thưa Quý vị,
Cụ Ngô Đình Diệm là một nhân vật quan trọng
trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Vì vậy, vẫn có một số sử gia coi Cụ là công
cụ chống cộng trong tay người Mỹ, một số thì lại coi Cụ là độc tài và gia đình
trị, trong khi đó một số sử gia khác coi Cụ là nhà chính trị mang nặng truyền
thống phong kiến Việt Nam. Một số nghiên cứu gần đây cho rằng Cụ Ngô Đình Diệm
là người tự cho rằng mình đang gánh vác một "Thiên mệnh", ông cũng có
các kế hoạch riêng về nền chính trị ở miền Nam Việt Nam. Đầu năm 1963, ông Lý
quang Diệu, Thủ Tướng. Singapore thăm VN. đã nói rằng:‘’ 20 năm nữa Singapore sẽ
có thể bằng VNCH.
Có thể Quý
vị chưa biết?
Khi được tin hai anh em Tổng thống VNCH Ngô
Đình Diệm bị thảm sát, tổng thống Đài Loan Tưởng Giới Thạch đã thốt lên: "Cả 100 năm nữa Việt Nam mới
có Ngô Đình Diệm thứ hai. Biết đến bao giờ Việt Nam mới sản sinh ra được Ngô
Đình Nhu thứ hai! Ông ta là Khổng Minh của Việt Nam."
Và nhận xét trên đã được chứng minh trong suốt
thời gian vừa chống cộng phỉ vừ xây dựng và phát triển miền Nam.
Hôm
nay, ngân ngày giỗ Cụ, chúng tôi xin được lần lượt nêu lên vài khía cạnh vẫn
còn nằm trong vòng tranh cãi về Cụ, trong đó chúng tôi xin phép được mang đề tựa
cho bài tưởng niệm về Cụ hôm nay là “Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm: Một người con
Việt bị lãng quên”.
Thưa
Quý vị,
Cái chết
của TT NĐD tuy kết thúc nền Đệ I CH nhưng dư âm của suốt 9 năm lãnh đạo, một
giai đoạn lịch sử đã được khắc ghi và có nhiều tranh cãi về công và tội của người
lãnh đạo thời bấy giờ. Hôm nay, sau 58 năm, có thể nói, cuộc lật đổ TT NĐD là một
trong những nguyên nhân đưa đến ngày 30/4/1975 cho miền Nam Việt Nam. Cũng có
thể nói, sự mất niềm tin vào chủ quyền quốc gia của VNCH và biểu tượng của miền
Nam đã bị đánh mất vào ngày 2/11 năm 1963! Điều đó khiến cho TT Nixon khi hồi
tưởng lại đã nhận định:” Không giống Hồ, (CTT) Diệm là một người
yêu nước chân chính”.
Ngay từ
đầu, vào năm 1962, Đại sứ Harryman đại diện của TT Kennedy đã ký thỏa ước Trung
Lập Lào tại Vientiane, Cụ đã chống lại quyết định trên vì:“…Từ nay, đường mòn Hồ Chí Minh trở
thành một xa lộ cho sự xâm nhập của Hà Nội vào miền Nam”. Có dư
luận cho rằng cuộc đấu khẩu giữa NĐ Nhu và Harryman cũng là một nguyên nhân làm
chấm dứt Đệ I VNCH qua cuộc đảo chánh ngày 1/11/1963 và cuộc đổ bộ trực tiếp của
quân đội Mỹ vào Đà Nẵng năm 1965.
Qua nhận
định trên, những mâu thuẫn bắt đầu trong chính sách can thiệp vào miền Nam của
Hoa Kỳ đưa đến cái chết của Cụ. Và việc đánh giá lại lịch sử trong giai đọan
quyết liệt nầy ở miền Nam đòi hỏi một sự tỉnh táo và khách quan để tránh có những
nhận định chủ quan do hàng trăm nhà sử học Tây phương và nhứt là Hoa Kỳ đã lệch
lạc phê phán và lên án Đệ I CH qua Cố TT NĐD, nhằm thực hiện chính sách ngăn chận
TC bằng cách đổ quân vào miền Nam, làm mất đi tính cách dân tộc tự quyết mà Cụ
từng cổ súy.
Nói về
Đệ I CH, sẽ còn thiếu nếu chúng ta không nêu lên những khó khắn ban đầu của chế
độ. Đó là:
* Vấn đề
chống đối kịch liệt của những nhân sự đã từng phục vụ trong các chính phủ trước
có khuynh hướng thân Pháp;
* Vấn
đề mâu thuẫn giữa các địa phương Bắc Trung Nam;
* Về vấn
đề kỳ thị tôn giáo và Bắc Nam trong giai đọn Đệ I CH có thể nói là một vết nứt dai
dẳng nhứt trong suốt 9 năm của Đệ I CH. Xin đan cử thành phần chính phủ thời Đệ
I CH dưới đây để chúng ta nhận rõ đâu là sự thật và tự thẩm định: “Việc
thành lập Nội Các trong đó có 18 Bộ Trưởng gồm 5 Bộ là người Công Giáo, 8 Bộ
người Phật Giáo và 5 Bộ thuộc Khổng Giáo. Trong 38 vị tỉnh trưởng thì có đến 26
vị tỉnh trưởng Phật Giáo chỉ có 12 vị thuộc Công Giáo, còn tướng lãnh thì có 16
tướng lãnh thuộc các tôn giáo khác chỉ có 3 tướng thuộc Công Giáo. Ngay Chánh
Văn Phòng của Tổng Thống là ông Võ Văn Hải, người Phật Giáo và Chánh Văn Phòng
của Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu là Trung Tá Phạm Thư Đường cũng là người Phật giáo”.
Riêng hôm
nay, nhân ngày kỵ thứ 38 của Cụ NĐD, xin đan cử vài thành quả độc đáo khác, nền
tảng chánh nhằm un đúc hạ tầng cơ sở trong việc kiến thiết và phát triển quốc
gia Việt Nam Cộng Hòa trong 9 năm vừa xây dựng vừa chiến đấu chống cộng sản Bắc
Việt:
· Tốc độ
tăng trưởng GDP của Việt Nam Cộng hòa, qua 20 năm trung bình đạt 3,9%/năm (bình
quân đầu người tăng 0,8% mỗi năm). Thời kỳ Tổng thống Ngô Đình Diệm nắm quyền
là giai đoạn kinh tế của Việt Nam Cộng hòa tăng trưởng tương đối nhanh (giai đoạn
1955-1960) và tăng trưởng vừa phải (1960-1963), song vẫn giữ được mức độ lạm
phát vừa phải.
· Ngân
sách Nhà nước thời gian đầu cân đối thậm chí có thặng dư, song từ năm 1961 trở
đi bắt đầu chuyển sang thâm hụt.
· Năm
1955, chính phủ Đệ Nhất Cộng hòa thời Ngô Đình Diệm quyết định thành lập Ngân
hàng Quốc gia Việt Nam, Viện Hối đoái, phát hành đơn vị tiền tệ mới thay cho tiền
Đông Dương, ấn định tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam Cộng hòa và dollar Mỹ là
35:1.
· Năm
1956, Việt Nam Cộng hòa ban hành hiến pháp trong đó có nêu rõ việc thành lập và
vai trò của Hội đồng Kinh tế Quốc gia do Phó Tổng thống làm chủ tịch. Cũng năm
1956, Việt Nam Cộng hòa gia nhập Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
· Tháng
3 năm 1957, Cụ đọc "Tuyên ngôn của Tổng thống Đệ Nhất Cộng hòa"
trong đó có kêu gọi đầu tư của tư nhân trong và ngoài nước, cam kết về những
quyền lợi họ và những khuyến khích đầu tư (ưu đãi về thuế thuê mặt bằng sản xuất
kinh doanh, thuế lợi tức). Để khuyến khích phát triển doanh nghiệp, chính phủ
đã thành lập Trung tâm Khuếch trương Kỹ nghệ để giúp đỡ các doanh nhân lập nghiệp,
giúp đỡ các doanh nghiệp về công nghệ và tín dụng, hỗ trợ công nghệ và hướng dẫn
đầu tư cho doanh nghiệp.
· Chủ
trương của Cụ là "Trong
địa hạt kỹ nghệ, nỗ lực trước hết của chúng ta là lập những kỹ nghệ nhẹ, để
cung cấp cho thị trường trong xứ, và kỹ nghệ chế biến nông sản"
và "nguyên tắc căn
bản để phát triển là tiết kiệm ngoại tệ nhờ gia tăng xuất cảng và giảm nhập cảng”.
“Ưu tiên trong chương
trình kỹ nghệ hóa dành cho việc chế tạo những sản phẩm tiêu thụ thông dụng".
Cụ cùng em trai là Ngô Đình Nhu chủ trương phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội
theo con đường thứ ba là sự kết hợp những ưu điểm của kinh tế kế hoạch và kinh
tế thị trường, là sự dung hòa giữa chủ nghĩa tập thể và chủ nghĩa cá nhân.
Chính vì thế vai trò của chính phủ trong phát triển kinh tế thể hiện rõ qua việc
triển khai kế hoạch kinh tế 5 năm (Việt Nam Cộng hòa gọi là Ngũ niên Kinh tế Kế
hoạch do Tổng nha Kế hoạch thiết kế) từ năm 1957 đến năm 1962 (Kế hoạch Ngũ
niên I) và từ năm 1962 tới 1966 (Kế hoạch Ngũ niên II).
· Chính
phủ Việt Nam Cộng hòa còn thành lập khu khu kỹ nghệ để tạo thuận lợi cho đầu tư
vào lĩnh vực chế tạo. Cụ thể, Khu kỹ nghệ Biên Hòa được thành lập vào tháng 5
năm 1963, và Công ty Quốc gia Khuếch trương Khu Kỹ nghệ (SONADEZI - Société
nationale du Dévelopment dé zones industrielles) được thành lập vào tháng 12
năm 1963 để quản lý và phát triển các khu công nghiệp, Khu kỹ nghệ Phong Dinh
(Cần Thơ ngày nay) được thành lập vào năm 1967, và Khu kỹ nghệ An Hòa - Nông
Sơn (Quảng Ngãi) được thành lập từ trước đó. NHững chính sách hay chương trình,
kế hoạch kể trên vẫn được CS Võ Văn Kiệt duy trì trong suốt thời gian cầm quyền
của ông ta.
· Bên cạnh
đó, để khuyến khích đầu tư tư nhân, Việt Nam Cộng hòa có các biện pháp hỗ trợ về
tín dụng, chẳng hạn như thành lập Quốc gia Doanh Tế Cuộc vào năm 1955 mà sau đó
được thay thế bằng Trung tâm Khuếch Trương Kỹ Nghệ vào năm 1958, để hỗ trợ các
doanh nghiệp mới, hướng dẫn cho các doanh nghiệp về mặt công nghệ và tài chính,
cho doanh nghiệp vay với lãi suất thấp.
· Từ
1957 trở đi nhờ lượng vốn đầu tư tăng vọt bao gồm viện trợ của Mỹ, tiền bồi thường
chiến tranh của Nhật, vốn của giới tư sản công thương nghiệp di cư từ miền Bắc
nên công nghiệp Việt Nam Cộng hòa phát triển mạnh. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa
tích cực triển khai chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập cảng. Các hàng rào
thuế quan và phi thuế quan được dựng lên để bảo hộ một loạt ngành công nghiệp
nhẹ. Kết quả phải kể đến nhà máy giấy đầu tiên ở Việt Nam: nhà máy giấy Cogido
An Hảo (1961) ở Biên hòa, thỏa mãn 30-40% nhu cầu tiêu thụ giấy tại miền Nam;
hai xưởng dệt Vinatexco và Vimytex với năng suất 13,2 triệu mét vải mỗi năm;
nhà máy thủy tinh Khánh Hội năng suất 15.000 tấn/năm; hai nhà máy xi măng, một ở
Hà Tiên, một ở Thủ Đức với năng suất 540.000 tấn mỗi năm; và đập thủy điện Đa
Nhim, hoàn thành năm 1961.
· Quan
trọng hơn cả là đứng về việc bang giao quốc tế, uy tín của VNCH đối với thế giới,
có hai Viện nghiên ứu khoa học đặt trụ sở tai miền Nam. Đó là: 1- Viện
Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế - International Rice Research Institute, đặt
trụ sở tại Cần Thơ gồm sứ mạnh chánh là xóa đói giảm nghèo, cải thiện sức khỏe
của nông dân và người tiêu dùng lúa gạo, và đảm bảo tính bền vững về môi trường
thông qua nghiên cứu hợp tác, đối tác và tăng cường hệ thống nghiên cứu và khuyến
nông quốc gia. Ngay sau ngày 30/4/1975, Viện đã dời trụ sở về Manilla. 2- Viện
Nghiên cứu và Phát triển Cao su Quốc tế - International Rubber Research
and Developoment Institute có trụ sở và các phòng thí nghiệm đặt tại Hớn Quản,
cũng đã dời về Kualar Lumpur, Mã Lai ngay sau mất miền Nam.
· Về
bang giao quốc tế, cần phải kể là sau khi VNCH được thành lập vào năm 1955 và
thay thế quyền lãnh đạo miền Nam của Quốc Gia Việt Nam, Hoa Kỳ và các đồng minh
Tây phương tiếp tục công nhận tính chính danh của VNCH. Đến năm 1966, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã thống kê là có 60
quốc gia trên thế giới công nhận chính thể VNCH của Nam Việt Nam. Còn
CSBV, ngoài các nước CS, chỉ có Thụy Điển công nhận vào năm 1969 mà thôi.
·
Trước
tháng 4, 1975, chỉ có VNCH là thành viên của các định chế tài chính quốc tế. Đó
là Ngân hàng Thế giới – World Bank-WB, Quỹ Tiền tệ Quốc tế - International
Monetary Fund-IMF, và Ngân hàng Phát triển Á Châu - Asian Development
Bank-ADB.
· Và các định chế quốc tế khác như: Tổ
chức Quốc tế Lao động - International Labour Organization-ILO, Tổ chức
Khí tượng Thế giới – World Meteorological Organization-EMO, Hiệp hội Viễn
thông Quốc tế - International Telecommunication Union-ITU, Công đoàn Bưu chính Toàn cầu - Universal
Postal Union-UPU, Tổ chức Liên hiệp quốc về Giáo dục, Khoa học, và Văn hóa -
United Nations Educational, Scientific, and Cultural Organization-UNESCO, và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế -
International Atomic Energy Agency-AEA.
Thưa
Quý vị,
Trước
khi dứt lời thiết nghĩ cũng cần nêu ra đây về những ngộ nhận về “tính kỳ
thị tôn giáo” của Cố TT Ngô Đình Diệm là:
· Cư sĩ Chánh
Trí Mai Thọ Truyền, Hội trưởng Hội Phật Học Nam Việt, cho biết trong cuốn
“Phật Giáo tại Việt Nam” của ông:”Trong thời gian ông Diệm lên cầm
quyền, số chùa tại miền Nam là 2206 ngôi chùa. Khi ông Diệm bị lật đổ, số chùa
lên đến 4776 chùa, tức đã tăng 2570;
· Trong
cuốn “Our Vietnam Nightmare” của ký giả Marguerite Higgins
ghi nhận rằng:”Chính phủ
Ngô Đình Diệm đã đóng góp 9 triệu đồng VN để trùng tu và xây cất chùa chiền. Có
tất cả 1295 ngôi chùa đã được trùng tu. Riêng chùa Xá Lợi, Tổng Thống đã tặng 2
triệu đồng và sau đó cho sử dụng thêm 7 lần tiền tổ chức giải đua ngựa để xây cất”.
· Về vụ
tấn công chùa Xá Lợi ngày 20/8/1963, ý kiến chủ quan của cá nhân chúng tôi là
do tính cực đoan và chủ quan của Ông Cố vấn NĐN đã trực tiếp ra lệnh cho Liên
đoàn Phòng vệ Phủ Tổng thống tấn công chúa Xá lợi tiếm quyền Tổng tư lệnh quân
đội của TT. Nếu chuyện nầy không xảy ra, không đưa đến cái chết của Quách Thị
Trang, có lẽ miền Nam đã có một ngã rẽ khác hơn ngày 30/4/1975?
Thưa
Quý vị,
Trong
suốt 9 năm của Đệ Nhứt Cộng hòa, chúng ta thấy những thành quả nêu trên dù còn
ít ỏi, nhưng cũng đã chứng minh được rằng, trong hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc
chiến quốc cộng, và dân tộc vừa trải qua hơn 80 năm dưới ách đô hộ của người
Pháp, Việt Nam Cộng Hòa non trẻ vừa mới được thành lập ở miền Nam sau vỹ tuyến
17 qua hiệp định Geneve ngày 20/7/1954 ở Thụy Sĩ, có thể nói Đệ Nhứt CH đã có cố
gắng vượt bực để đưa miền Nam lần lần hội nhập vào cộng đồng thế giới. Từ đó,
qua những nhận định trên, thiết nghĩ chúng ta có thể kết luận rằng Cố TT NĐD quả
thật là một người con Việt bị lãng quên vì những định kiến của một số người
mang sẵn chiếc hàm thiết của một con ngựa đã được đóng khung trong chủ quan và
trong hận thù cá nhân…
Những
suy nghĩ trên đây nhằm mục đích nói lên những lời công đạo cho vị Tổng thống đầu
tiên của Việt Nam Cộng Hòa và kính xin dâng lên hương hồn Cố Tổng thống Ngô
Đình DIệm nhân Ngày tưởng niệm 2 tháng 11 năm nay, 2021. VÀ cùng chia xẻ bài
thơ của Cụ Phan Bội Chấu viết về Cụ Diệm trên báo Tiếng Dân năm 1933 dưới đây:
Xin
trích lời của tác giả Phạm Lễ để chấm dứt như sau:” Sau 58 năm, bốn chữ Việt Nam Cộng Hòa vẫn
còn là một văn bản hợp pháp và chính danh cho những người Việt Nam muốn dùng để
đòi hỏi tự do, dân chủ ở trong nước cũng như nơi hải ngoại. Nhưng mấy ai nhớ đến
ngày Quốc khánh 26 tháng 10 và Tổng Thống Ngô Đình Diệm – Người lãnh đạo, tạo dựng
ra VIỆT NAM CỘNG HÒA.”
Xin cảm
ơn Quý vị đã lắng nghe.
Mai
Thanh Truyết
Houston
2/11/2021