Monday, September 4, 2023

 Tình cờ đọc được một publication ở Đại học Cần Thơ về Ô nhiễm Arsenic trong ngườn nước ở Đồng Bằng sông Cửu Long năm 2011,xin chuyển lên Blog:

***

Tạp chí Khoa học 2011:18b 183-192 Trường Đại học Cần Thơ

Ô NHIỄM ARSEN TRONG NƯỚC MẶT

Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Bùi Thị Nga1, Lê Văn Mười2 và Phạm Việt Nữ1

ABSTRACT

The research “Assessments of Arsenic pollutions in surface water in the Mekong Delta” has been carried out to determine the Arsenic pollution levels in water at different ecological zones. Research results showed that Arsenic concentrations increased from inland rivers to estuaries and from the upstream to the downstream of Tien and Hau Rivers. The Arsenic level was about 4 times higher in saline areas than in National Technical Regulation for coastal water quality (QCVN 10:2008/BTNMT). Arsenic concentrations in saline areas were significant differences from that in brackish and freshwater areas, which were average concentrations of 49.47 ± 23.57 μg.L-1, 8.51 ± 7.79 μg.L-1, and 1.48 ± 1.26 μg.L-1 respectively. It is found from the research that Arsenic concentrations had a positive correlation with pH, EC and SS in saline areas and with EC and SS in brackish areas. It is recommended that study needed on reducing Arsenic pollutions for protecting and improving people’s health.

Keywords: coastal areas, estuaries, As pollutions, rivers, and surface water

Title: Arsen pollutions in surface water in the Mekong Delta

             ***

Kết quả nghiên cứu

của đề tài phù hợp với kết quả nghiên cứu của Chi Cục Môi trường Tây Nam Bộ

(2008) và (2009) báo cáo rằng nồng độ As trong nước mặt của vùng dao động từ

0,9 - 8 μg.L-1 và phù hợp với kết quả nghiên cứu nồng độ As trong nước mặt ở các

sông và kênh thoát nước vùng đất phèn Tứ Giác Long Xuyên và đất phù sa Cái

Răng, Bình Thủy và trên sông Hậu đoạn gần thành phố Cần Thơ của Trần Thị Nhe

(2006); Mai Thanh Truyết (2003) là nồng độ As trong nước mặt dao động từ 0,16 -

4,04 μg.L-1.

Kết quả của đề tài phù hợp với nghiên cứu Mai Thanh Truyết (2003) nước sông

Hậu thuộc nội ô thành phố Cần Thơ đã bị nhiễm As, với giá trị As tổng là

18 μg.L-1 và As hòa tan là 2 μg.L-1. Nghiên cứu của đề tài cao gấp 4 lần so với

nghiên cứu của Mai Thanh Truyết. Kết quả này chứng tỏ ô nhiễm As ở sông Cần

Thơ có khuynh hướng tăng theo thời gian, điều này có thể là do sự phát thải đô thị

gia tăng do tiến trình đô thị hóa. Nhìn chung nồng độ As trong nước mặt phát hiện

cao nhất là 8,3 μg.L-1 nằm trong giới hạn cho phép về chất lượng nước mặt. Mặc

dù thấp hơn QCVN. Tuy nhiên, nồng độ As trong nghiên cứu của đề tài vẫn thuộc

trong giới hạn ô nhiễm As của một số sông trên thế giới (tính đến thời điểm 2011-Ghi chú của Mai Thanh Truyết.)





No comments:

Post a Comment