NHỮNG
BÀI VIẾT THẬT SAU KHI VÀO TỚI MIỀN NAM
(Trích đoạn từ tác giả Trương
Minh)
***
Xe vừa vào địa giới miền Nam,
chúng tôi đã bấm tay nhau nhìn khung cảnh mới. Nhà cửa người dân cùng các công
trình đô thị như cầu, đường gần các trục lộ giao thông trông đẹp và văn minh
hơn hẳn miền Bắc. Đi rồi nghỉ ngơi, rồi đi tiếp cho đến khi đoàn xe đến được
khu công nghiệp Biên Hoà. Có quá nhiều nhà máy tại đây. Đoàn 18 người chúng tôi
nhìn ngang nhìn dọc từng dãy nhà máy trong khu vực này và tuy không ai nói với
ai nhưng đều trầm trồ trước công nghiệp miền Nam.
Rồi chúng tôi được phân công
vào công tác trong một nhà máy có cái tên VICACO. Một nhà máy sản xuất chất Sút
(NaOH) từ muối biển và cả Acid Chlohidric (HCL) nữa. Một nhà máy bề ngòai trông
rất nhỏ mà không ngờ bên trong lại lắp đặt các máy móc tối tân, sản xuất được
các hóa chất với sản lượng, hàm lượng rất cao gấp nhiều lần so với công nghệ tại
miền Bắc. Chúng tôi ngạc nhiên và ngầm thán phục trong bụng.
Nhìn những công nhân miền Nam
đang làm việc tại đây rồi sau đó làm việc chung với họ, tôi mới thấy người dân
miền Nam khác xa người dân miền Bắc. Kiến thức chuyên môn và xã hội của họ hơn
hẳn chúng tôi. Kỹ sư hơn hẳn kỹ sư ở miền Bắc và công nhân cũng vậy. Một sự rụt
rè, cẩn thận tự nhiên nẩy sinh trong đoàn tiếp quản chúng tôi. Ai cũng sợ người
trong nhà máy tại miền Nam này biết trình độ thực sự của cả đám chúng tôi. Sợ họ
cười, nỗi lo chính trong lòng vì dầu gì mình cũng thuộc phía chiến thắng. Về nằm
nghỉ trong căn phòng mà được biết trước đây là các phòng dành cho công nhân ngủ
qua đêm nếu phải ở lại tăng ca, tôi suy nghĩ xã hội miền Nam không hề lạc hậu về
công nghệ, về con người… như lời nói trước giờ vẫn được nghe. Ngay cả trong buổi
họp khi chọn người xung phong vào tiếp quản, cán bộ ngành từ trung ương cũng đã
nói như vậy khi động viên cán bộ công nhân viên. Những dãy nhà nghỉ đầy đủ tiện
nghi từ các trang bị như bàn ghế, giường ngủ, quạt trần, phòng vệ sinh, đèn chiếu…Ở
đây,trong khu vực khép kín của khu công nghệ còn được như vậy thì trong thành
phố Sài gòn chắc chắn phải rất đẹp. Tôi cũng chưa nghĩ sẽ ra sao khi tìm gặp được
hai cô em gái tôi.
Rồi một ngày tôi theo đoàn vào
làm các thủ tục công tác trong một toà nhà Tổng Cục Hoá Chất vừa tiếp quản nay
trở thành trụ sở của Công Ty Hóa Chất Cơ Bản miền Nam nằm gần chợ Bến Thành. Lần
đầu tiên trong đời tôi biết đến thang máy khi lên một phòng tuốt trên tầng thượng.
Sau khi làm xong các giấy tờ và thụ tục, chúng tôi được thoải mái đi thăm phố
xá. Ngay từ lúc còn ngồi trên xe buýt nhìn cảnh vật dọc theo đường và khu phố dẫn
vào Sài gòn tôi đã thấy vượt trội nhiều lần so với thủ đô Hà Nội. Một vẻ bề
ngoài sáng sủa, văn minh lộ ra từ cách phục sức, sinh hoạt của người dân miền
Nam. Giờ đây đi bộ trên các con đường trong khu trung tâm thành phố mới thấy bản
thân tôi, một người dân miền Bắc quá sức lạc hậu, nghèo nàn… từ bộ cánh (quần
áo) trên người. Tôi rõ ràng xa lạ với các tiện nghi đang được người dân trong
thành phố này sử dụng.
Bên vệ đường và trong các cửa
hiệu sang trọng đầy ắp hàng hoá thật đẹp và mới lạ lần đầu chúng tôi được thấy.
Có tiền cứ việc vào mua thoải mái khác hẳn với cảnh chen chúc để chờ được tới
lượt mua số hàng ít ỏi như cảnh thường thấy ở các khu phố ngoài miền Bắc. Phố
xá thì thôi, những tòa nhà to đẹp thấp thoáng sau dòng xe gắn máy chạy hối hả
trên đường. Khung cảnh y như ở nước ngoài, một người trong đoàn chúng tôi nói
nhỏ cho nhau cùng nghe.
Tôi bối rối ngắm nhìn các cô
gái miền Nam nói chính xác là cô gái Sài gòn đang dạo bước trên đường. Họ đẹp
quá sức, như tiên… từ dáng điệu, mái tóc, y phục mặc trên người và nhất là
khuôn mặt của họ lộ rõ vẻ sung túc đài các so với những nữ cán bộ trẻ trong
đoàn chúng tôi. Tôi mỉm cười, nghĩ thầm hai cô em gái tôi trong này cũng vậy.
Tôi âm thầm tách ra khỏi đoàn
để tự mình đi theo ý muốn. Tôi đi rảo qua nhiều con phố Sài Gòn rồi thấy mỏi
chân, tôi lấy can đảm bước vào một hàng nước thật đẹp gần một giao lộ lớn, có
tên là Cafe Minirex. Chọn một bàn sát khung cửa kính trong suốt có thể nhìn rõ
người đi bên ngoài, tôi quan sát chung quanh. Bàn ghế, các bình hoa, quầy thu
ngân, khách cùng vách tường trang trí cảnh một rừng cây thật đẹp… thật không
khác một tiệm ở nước ngoài trong phim ảnh. Chợt một người hầu bàn bước đến, gật
đầu chào tôi rồi hỏi:
- Thưa ông, ông dùng chi?
Trời ơi! Người hầu bàn này quá
lịch sự khi tiếp xúc với khách hàng thật khác hẳn với cung cách của Mậu dịch
viên trong các tiệm ăn ngoài miền Bắc.
Tôi lại nghĩ, hay ông ta biết
tôi là cán bộ chế độ mới qua quần áo mặc trên người nên xưng hô như vậy? Tôi gọi
nước uống và ngầm để ý xem sao. Nhưng không, bất cứ có khách nào vào quán, người
hầu bàn này cũng một cách tiếp đón như vậy. Rất tự nhiên, lịch sự mà không khúm
núm hoặc hách dịch.
Một thay đổi đã đến trong lòng
tôi mà tôi biết điều này cũng sẽ đến với bất kỳ người nào từ miền Bắc xã hội chủ
nghĩa khi đặt chân vào miền Nam ở thời kỳ đó. Sài Gòn hay nói rộng ra cả miền Nam
không phải là một xã hội lạc hậu, nghèo nàn, đói khổ, đầy rẫy cảnh người bóc lột
người như bao lâu nay người dân miền Bắc được (hay bị) báo chí, đài phát thanh
Hà Nội… mô tả về con người và xã hội của chế độ Ngụy quyền tay sai đế quốc Mỹ.
Đây là mô hình của một xã hội
văn minh và người nào được sống trong xã hội này quả thật may mắn hơn sống ở xã
hội xã hội chủ nghĩa tại miền Bắc.
Tiếc thay! Một xã hội như vậy
lại vừa bị cướp mất đi.
Ghi chú của người chuyển:
Tổng cục Hóa chất là một khu building
5 từng nằm ngay góc đường Hai Bà Trưng và Lê Thánh Tôn do Thành ủy viên Phan Văn
Khải tiếp quản, sau nầy là Thủ tướng Việt Nam thừa kế Võ Văn Kiệt.
Vào thời điểm 1976, sau giai đoạn
“đánh tư sản mại bản”, chiến dịch vẫn còn tiếp diễn trong âm thầm. Trung tâm
nghiên cứu sản xuất thử đã được thành lập tại 101 đường Nguyễn Du, thay thế tên
Trạm sản xuất thí nghiệm, ở đường Cô Bắc. Được cho biết có một căn nhà đã bỏ trống
nằm trong một dãy phố ở một đường nhỏ cắt ngang đường Nguyễn Tri Phương, Chợ Lớn
có…chứa một số hóa chất. Người chuyển cùng 5 nhân viên vừa tốt nghiệp từ Đại học
Khoa học Sài Gòn đi vào đó xem xét.
Đó là một căn nhà ngang 5. Và dài
độ trên 20 m ngăn ra làm ba ngăn có hai khoảng trống ở giữa. Căn nhà âm ú tối tăm,
chứa đầy các bao bố “ướt nhẹp”…tổng cộng cũng khoảng 5 tấn. Qua kinh nghiệm, người
chuyển biết ngay đó là soude caustique (NaOH) ở dạng rắn (solide). Sau đó làm
biên bản ngay và niêm phong căn nhà lại để ngày hôm sau cho xe đến mang về kho ở
Trạm.
Nhưng sáng hôm sau, khí trờ lại
thì căn nhà hoàn toàn trống và được 2 nhân viên an ninh “đóng chốt”. Hỏi ra mới
biết các hóa chất trên do lịnh tịch thu của PVK. Và cũng được biết số hóa chất
trên không được ghi (do lịnh ngầm của thành ủy) trong báo cáo của Tram.
Cũng cần nên biết vào thời đó
xà bông rất hiếm và soude là hóa chất chính để làm xả bông bằng dầu dừa…
***
Xin hãy đừng quên…Vụ ĐÁNH
TƯ SẢN cũng là một sự kiện chấn động lịch sử Việt Nam ngang hàng
sự kiện THUYỀN NHÂN VIỆT NAM và chỉ xảy ra sau ngày 30 tháng Tư năm 1975.
Sự kiện ĐÁNH TƯ SẢN do Hà Nội
thực hiện đối với người dân miền Nam Việt Nam theo Quyết Định mang số 111/CP
vào ngày tháng 4 năm 1977 do Phạm Hùng ký chỉ đặc biệt nhằm vào việc tịch thu
nhà cửa đất đai của nhân dân miền Nam
Các đợt ĐÁNH TƯ SẢN đối với
người dân miền Nam được Hà Nội cho ký số X1, X2 và X3.
Đợt X1 được bắt đầu vào sáng ngày 11 tháng Chín
năm 1975 xảy ra khắp 17 tỉnh thành miền Nam và thành phố
Sài Gòn. Đợt này chủ yếu nhắm vào nhà của các cư dân thành thị, tịch thu nhà và
cưỡng bức toàn bộ những nạn nhân phải đi về vùng Kinh Tế Mới sống. Đợt X1 này tập
trung vào những người dân Việt gốc Hoa vốn đã di dân vào miền Nam Việt Nam từ
cuối triều Minh, đầu triều nhà Thanh, sanh sống thanh công tại miền Nam ngót
nghét hơn 200 năm.
Đợt X2 được
Hà Nội tiến hành từ tháng Ba năm 1978 và được
kéo dài cho đến sau Đổi Mới, tức là khoảng năm 1990 thì mới chấm dứt. Đợt này
chủ yếu nhắm vào tư thuơng, tiểu tư sản, các thành phần sản xuất nhỏ vốn rất đa
dạng và phồn thịnh trong nền kinh tế tự do do chính phủ Việt Nam Cộng Hòa khuyến
khích hậu thuẫn cho quốc dân từ bấy lâu.
Nền công nghiệp nhẹ, sản xuất
đồ sài gia dụng trong nhà của Việt Nam đã hoàn toàn chính thức bị phá hũy. Người
dân Việt Nam sẽ không còn thấy các sản phẫm tự hào của dân tộc như nồi nhôm hiệu
Ba Cây Dừa , xà-bông (savon) hiệu cô Ba, xe hơi hiệu La Đalat, hiệu đèn trang
trí Nguyễn Văn Mạnh, …etc…. Không những thế, các nhà máy nhỏ sản xuất nhu yếu
phẫm như đường, bột giặt, giấy, …etc cũng bị tê liệt vì chủ nhân bị quốc hữu
hóa.
Riêng tại Sài Gòn, thì báo Tuổi
Trẻ đã phải thừa nhận là đã có trên 10000 tiệm bán bị đóng chỉ qua một đêm, khiến
một viên thuốc trụ sinh cũng không có mà mua, mà dùng. Nhà sách Khai Trí lừng lẫy,
biểu tượng của cả Sài Gòn cũng bị báo đài tại Sài Gòn lúc bấy giờ rêu rao là tư
bản và cần phải tịch thu. Nhà sách Khai Trí vốn đã từ tâm giúp đỡ biết bao văn
nghệ sĩ của miền Nam, âm thầm thực hiện đường lối khai dân trí của cụ Phan Chu
Trinh cho dân tộc
NHỮNG
BÀI VIẾT THẬT SAU KHI VÀO TỚI MIỀN NAM
(Trích đoạn từ tác giả Trương
Minh)
***
Xe vừa vào địa giới miền Nam,
chúng tôi đã bấm tay nhau nhìn khung cảnh mới. Nhà cửa người dân cùng các công
trình đô thị như cầu, đường gần các trục lộ giao thông trông đẹp và văn minh
hơn hẳn miền Bắc. Đi rồi nghỉ ngơi, rồi đi tiếp cho đến khi đoàn xe đến được
khu công nghiệp Biên Hoà. Có quá nhiều nhà máy tại đây. Đoàn 18 người chúng tôi
nhìn ngang nhìn dọc từng dãy nhà máy trong khu vực này và tuy không ai nói với
ai nhưng đều trầm trồ trước công nghiệp miền Nam.
Rồi chúng tôi được phân công
vào công tác trong một nhà máy có cái tên VICACO. Một nhà máy sản xuất chất Sút
(NaOH) từ muối biển và cả Acid Chlohidric (HCL) nữa. Một nhà máy bề ngòai trông
rất nhỏ mà không ngờ bên trong lại lắp đặt các máy móc tối tân, sản xuất được
các hóa chất với sản lượng, hàm lượng rất cao gấp nhiều lần so với công nghệ tại
miền Bắc. Chúng tôi ngạc nhiên và ngầm thán phục trong bụng.
Nhìn những công nhân miền Nam
đang làm việc tại đây rồi sau đó làm việc chung với họ, tôi mới thấy người dân
miền Nam khác xa người dân miền Bắc. Kiến thức chuyên môn và xã hội của họ hơn
hẳn chúng tôi. Kỹ sư hơn hẳn kỹ sư ở miền Bắc và công nhân cũng vậy. Một sự rụt
rè, cẩn thận tự nhiên nẩy sinh trong đoàn tiếp quản chúng tôi. Ai cũng sợ người
trong nhà máy tại miền Nam này biết trình độ thực sự của cả đám chúng tôi. Sợ họ
cười, nỗi lo chính trong lòng vì dầu gì mình cũng thuộc phía chiến thắng. Về nằm
nghỉ trong căn phòng mà được biết trước đây là các phòng dành cho công nhân ngủ
qua đêm nếu phải ở lại tăng ca, tôi suy nghĩ xã hội miền Nam không hề lạc hậu về
công nghệ, về con người… như lời nói trước giờ vẫn được nghe. Ngay cả trong buổi
họp khi chọn người xung phong vào tiếp quản, cán bộ ngành từ trung ương cũng đã
nói như vậy khi động viên cán bộ công nhân viên. Những dãy nhà nghỉ đầy đủ tiện
nghi từ các trang bị như bàn ghế, giường ngủ, quạt trần, phòng vệ sinh, đèn chiếu…Ở
đây,trong khu vực khép kín của khu công nghệ còn được như vậy thì trong thành
phố Sài gòn chắc chắn phải rất đẹp. Tôi cũng chưa nghĩ sẽ ra sao khi tìm gặp được
hai cô em gái tôi.
Rồi một ngày tôi theo đoàn vào
làm các thủ tục công tác trong một toà nhà Tổng Cục Hoá Chất vừa tiếp quản nay
trở thành trụ sở của Công Ty Hóa Chất Cơ Bản miền Nam nằm gần chợ Bến Thành. Lần
đầu tiên trong đời tôi biết đến thang máy khi lên một phòng tuốt trên tầng thượng.
Sau khi làm xong các giấy tờ và thụ tục, chúng tôi được thoải mái đi thăm phố
xá. Ngay từ lúc còn ngồi trên xe buýt nhìn cảnh vật dọc theo đường và khu phố dẫn
vào Sài gòn tôi đã thấy vượt trội nhiều lần so với thủ đô Hà Nội. Một vẻ bề
ngoài sáng sủa, văn minh lộ ra từ cách phục sức, sinh hoạt của người dân miền
Nam. Giờ đây đi bộ trên các con đường trong khu trung tâm thành phố mới thấy bản
thân tôi, một người dân miền Bắc quá sức lạc hậu, nghèo nàn… từ bộ cánh (quần
áo) trên người. Tôi rõ ràng xa lạ với các tiện nghi đang được người dân trong
thành phố này sử dụng.
Bên vệ đường và trong các cửa
hiệu sang trọng đầy ắp hàng hoá thật đẹp và mới lạ lần đầu chúng tôi được thấy.
Có tiền cứ việc vào mua thoải mái khác hẳn với cảnh chen chúc để chờ được tới
lượt mua số hàng ít ỏi như cảnh thường thấy ở các khu phố ngoài miền Bắc. Phố
xá thì thôi, những tòa nhà to đẹp thấp thoáng sau dòng xe gắn máy chạy hối hả
trên đường. Khung cảnh y như ở nước ngoài, một người trong đoàn chúng tôi nói
nhỏ cho nhau cùng nghe.
Tôi bối rối ngắm nhìn các cô
gái miền Nam nói chính xác là cô gái Sài gòn đang dạo bước trên đường. Họ đẹp
quá sức, như tiên… từ dáng điệu, mái tóc, y phục mặc trên người và nhất là
khuôn mặt của họ lộ rõ vẻ sung túc đài các so với những nữ cán bộ trẻ trong
đoàn chúng tôi. Tôi mỉm cười, nghĩ thầm hai cô em gái tôi trong này cũng vậy.
Tôi âm thầm tách ra khỏi đoàn
để tự mình đi theo ý muốn. Tôi đi rảo qua nhiều con phố Sài Gòn rồi thấy mỏi
chân, tôi lấy can đảm bước vào một hàng nước thật đẹp gần một giao lộ lớn, có
tên là Cafe Minirex. Chọn một bàn sát khung cửa kính trong suốt có thể nhìn rõ
người đi bên ngoài, tôi quan sát chung quanh. Bàn ghế, các bình hoa, quầy thu
ngân, khách cùng vách tường trang trí cảnh một rừng cây thật đẹp… thật không
khác một tiệm ở nước ngoài trong phim ảnh. Chợt một người hầu bàn bước đến, gật
đầu chào tôi rồi hỏi:
- Thưa ông, ông dùng chi?
Trời ơi! Người hầu bàn này quá
lịch sự khi tiếp xúc với khách hàng thật khác hẳn với cung cách của Mậu dịch
viên trong các tiệm ăn ngoài miền Bắc.
Tôi lại nghĩ, hay ông ta biết
tôi là cán bộ chế độ mới qua quần áo mặc trên người nên xưng hô như vậy? Tôi gọi
nước uống và ngầm để ý xem sao. Nhưng không, bất cứ có khách nào vào quán, người
hầu bàn này cũng một cách tiếp đón như vậy. Rất tự nhiên, lịch sự mà không khúm
núm hoặc hách dịch.
Một thay đổi đã đến trong lòng
tôi mà tôi biết điều này cũng sẽ đến với bất kỳ người nào từ miền Bắc xã hội chủ
nghĩa khi đặt chân vào miền Nam ở thời kỳ đó. Sài Gòn hay nói rộng ra cả miền Nam
không phải là một xã hội lạc hậu, nghèo nàn, đói khổ, đầy rẫy cảnh người bóc lột
người như bao lâu nay người dân miền Bắc được (hay bị) báo chí, đài phát thanh
Hà Nội… mô tả về con người và xã hội của chế độ Ngụy quyền tay sai đế quốc Mỹ.
Đây là mô hình của một xã hội
văn minh và người nào được sống trong xã hội này quả thật may mắn hơn sống ở xã
hội xã hội chủ nghĩa tại miền Bắc.
Tiếc thay! Một xã hội như vậy
lại vừa bị cướp mất đi.
Ghi chú của người chuyển:
Tổng cục Hóa chất là một khu building
5 từng nằm ngay góc đường Hai Bà Trưng và Lê Thánh Tôn do Thành ủy viên Phan Văn
Khải tiếp quản, sau nầy là Thủ tướng Việt Nam thừa kế Võ Văn Kiệt.
Vào thời điểm 1976, sau giai đoạn
“đánh tư sản mại bản”, chiến dịch vẫn còn tiếp diễn trong âm thầm. Trung tâm
nghiên cứu sản xuất thử đã được thành lập tại 101 đường Nguyễn Du, thay thế tên
Trạm sản xuất thí nghiệm, ở đường Cô Bắc. Được cho biết có một căn nhà đã bỏ trống
nằm trong một dãy phố ở một đường nhỏ cắt ngang đường Nguyễn Tri Phương, Chợ Lớn
có…chứa một số hóa chất. Người chuyển cùng 5 nhân viên vừa tốt nghiệp từ Đại học
Khoa học Sài Gòn đi vào đó xem xét.
Đó là một căn nhà ngang 5. Và dài
độ trên 20 m ngăn ra làm ba ngăn có hai khoảng trống ở giữa. Căn nhà âm ú tối tăm,
chứa đầy các bao bố “ướt nhẹp”…tổng cộng cũng khoảng 5 tấn. Qua kinh nghiệm, người
chuyển biết ngay đó là soude caustique (NaOH) ở dạng rắn (solide). Sau đó làm
biên bản ngay và niêm phong căn nhà lại để ngày hôm sau cho xe đến mang về kho ở
Trạm.
Nhưng sáng hôm sau, khí trờ lại
thì căn nhà hoàn toàn trống và được 2 nhân viên an ninh “đóng chốt”. Hỏi ra mới
biết các hóa chất trên do lịnh tịch thu của PVK. Và cũng được biết số hóa chất
trên không được ghi (do lịnh ngầm của thành ủy) trong báo cáo của Tram.
Cũng cần nên biết vào thời đó
xà bông rất hiếm và soude là hóa chất chính để làm xả bông bằng dầu dừa…
***
Xin hãy đừng quên…Vụ ĐÁNH
TƯ SẢN cũng là một sự kiện chấn động lịch sử Việt Nam ngang hàng
sự kiện THUYỀN NHÂN VIỆT NAM và chỉ xảy ra sau ngày 30 tháng Tư năm 1975.
Sự kiện ĐÁNH TƯ SẢN do Hà Nội thực hiện đối với người dân miền Nam Việt Nam theo Quyết Định mang số 111/CP vào ngày tháng 4 năm 1977 do Phạm Hùng ký chỉ đặc biệt nhằm vào việc tịch thu nhà cửa đất đai của nhân dân miền Nam
Các đợt ĐÁNH TƯ SẢN đối với
người dân miền Nam được Hà Nội cho ký số X1, X2 và X3.
Đợt X1 được bắt đầu vào sáng ngày 11 tháng Chín
năm 1975 xảy ra khắp 17 tỉnh thành miền Nam và thành phố
Sài Gòn. Đợt này chủ yếu nhắm vào nhà của các cư dân thành thị, tịch thu nhà và
cưỡng bức toàn bộ những nạn nhân phải đi về vùng Kinh Tế Mới sống. Đợt X1 này tập
trung vào những người dân Việt gốc Hoa vốn đã di dân vào miền Nam Việt Nam từ
cuối triều Minh, đầu triều nhà Thanh, sanh sống thanh công tại miền Nam ngót
nghét hơn 200 năm.
Đợt X2 được
Hà Nội tiến hành từ tháng Ba năm 1978 và được
kéo dài cho đến sau Đổi Mới, tức là khoảng năm 1990 thì mới chấm dứt. Đợt này
chủ yếu nhắm vào tư thuơng, tiểu tư sản, các thành phần sản xuất nhỏ vốn rất đa
dạng và phồn thịnh trong nền kinh tế tự do do chính phủ Việt Nam Cộng Hòa khuyến
khích hậu thuẫn cho quốc dân từ bấy lâu.
Nền công nghiệp nhẹ, sản xuất
đồ sài gia dụng trong nhà của Việt Nam đã hoàn toàn chính thức bị phá hũy. Người
dân Việt Nam sẽ không còn thấy các sản phẫm tự hào của dân tộc như nồi nhôm hiệu
Ba Cây Dừa , xà-bông (savon) hiệu cô Ba, xe hơi hiệu La Đalat, hiệu đèn trang
trí Nguyễn Văn Mạnh, …etc…. Không những thế, các nhà máy nhỏ sản xuất nhu yếu
phẫm như đường, bột giặt, giấy, …etc cũng bị tê liệt vì chủ nhân bị quốc hữu
hóa.
Riêng tại Sài Gòn, thì báo Tuổi
Trẻ đã phải thừa nhận là đã có trên 10000 tiệm bán bị đóng chỉ qua một đêm, khiến
một viên thuốc trụ sinh cũng không có mà mua, mà dùng. Nhà sách Khai Trí lừng lẫy,
biểu tượng của cả Sài Gòn cũng bị báo đài tại Sài Gòn lúc bấy giờ rêu rao là tư
bản và cần phải tịch thu. Nhà sách Khai Trí vốn đã từ tâm giúp đỡ biết bao văn
nghệ sĩ của miền Nam, âm thầm thực hiện đường lối khai dân trí của cụ Phan Chu
Trinh cho dân tộc
No comments:
Post a Comment