Monday, November 1, 2021

 

 

Thưa Quý vị,

Để trả lời một câu hỏi trong đề thi tú tài Pháp năm 2015 tại Pháp:” Chính trị có được thoát ra khỏi sự bắt buộc của sự thật?”

Năm 2015, sau ngày thi triết, báo Le Figaro đã làm một việc thật hay: họ đem đề triết của ban khoa học “Chính trị có được thoát ra khỏi sự bắt buộc của sự thật?” đề nghị các nhà chính trị Pháp, gồm một số bộ trưởng và nghị sĩ thi lại thử coi. Nhiều người đã hăng hái hưởng ứng. Và họ gây nên một cuộc thảo luận sôi nổi, thậm chí căng thẳng.

·       Aurélie Filipetti, cựu Bộ trưởng Bộ Văn hóa (đảng Xã hội), nói: “Tôi thấy đây là một đề hay. Là thời sự vĩnh cửu của chính trị. Đây là mối quan hệ giữa hành động và đạo đức. Đề tài đầy tính thời sự”.

·       Jean Pierre Chevènement, nguyên Bộ trưởng, nghị sĩ, từng là ứng viên tổng thống, trịnh trọng: “Không, chính trị không được thoát khỏi sự bắt buộc của sự thật. Hãy nhớ lại cuốn sách của Pierre Mendès France, Sự thật dẫn đường cho những bước đi lớn của họ. Đấy là lịch sử của những nhà cộng hòa lớn đã làm nên nước Pháp hiện đại. Họ dựa trên một nền giáo dục tập thể chân chính và nhận được một sự ủng hộ vững chắc của nhân dân.

·       Sự thật, đấy là chọn lựa tốt, và không phải ai cũng ngang tầm được với nó”. Nhà báo Philippe de Villiers chặt chẽ: “Nếu chính trị thoát khỏi sự bắt buộc của sự thật, thì nó sẽ chết vì điều đó, và đấy đúng là trường hợp hiện nay. Chính trị, chính trị thật sự, phải được thiết lập trên sự tôn trọng đặc quyền đối với lợi ích chung.

·       Trong các thời kỳ suy thoái, mọi thứ đều trở thành nói dối. Hãy nhớ hô ngữ nổi tiếng của nhà văn Nga Soljénitsyne: “Thôi, đừng nói dối nữa!”. “...Cũng có người hơi nước đôi.

·       Trên Twitter, Fançois Fillon (người vừa dẫn đầu vòng 1 trong cuộc bầu cử ứng viên tổng thống của phái trung hữu chuẩn bị cho cuộc bầu cử lớn năm 2017) dè dặt: “...Tuy nhiên họ (các nhà chính trị) biết rõ về điều này: giữa sự thật và chính trị, các quan hệ thường rất căng thẳng...”.

·       Benoît Hamon, cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục (thuộc đảng Xã hội cánh tả), tránh trớ, ông chỉ tỏ ý đối lập những người coi hành động chính trị phải “hướng đến cái lý tưởng, và do vậy dấn mình vào một cuộc tìm kiếm sự thật” và những người “nhân danh chủ nghĩa thực dụng, căn cứ vào thực tế” để bằng lòng (với một kiểu hành động) “thích hợp”. Tuy nhiên, cũng có người ít thận trọng hơn.

·       Eric Woerth (đảng “Những người Cộng hòa”) cho rằng sự minh bạch (transparence) là không thể tuyệt đối: “Không phải mọi sự đều phải nói ra hết”.

·       Duy bà Rama Yade, thuộc Liên minh Dân chủ và Độc lập, thì một mực dứt khoát: “Vâng, chính trị vượt ra ngoài sự bắt buộc của sự thật. Thậm chí tôi sẽ nói rằng nó từ chối điều đó (sự thật). Vả chăng đấy là điều tác động đến tôi nhiều nhất qua kinh nghiệm của tôi. Tôi công nhận và lấy làm tiếc về điều đó, ba lần than ôi!”. Bà còn hăng hái bộc lộ với phóng viên Le Figaro dàn ý bài bà sẽ làm nếu bà đi thi hôm nay. Trong phần thứ nhất bà sẽ đặc biệt nêu lên rằng: “Chính trị giải quyết một đòi hỏi cao hơn đòi hỏi của sự thật; chẳng hạn ý tưởng về sự cân bằng xã hội”. Sau đó bà sẽ triển khai ý tưởng rằng: “Điều quan trọng không phải sự thật nói cho đến cùng, mà là sự thật của nó (của xã hội)”. Cuối cùng, trong phần thứ ba, bà sẽ bàn về những hệ quả của thực trạng ấy... Người chấm sẽ không coi nói thế này mới đúng, ngược lại là sai, mà chú trọng xem thí sinh biện luận như thế nào cho chủ kiến của mình. Tức cô hay cậu ta tư duy ra sao. Học phổ thông mười hai năm là để có cái tư duy đó. Độc lập, sáng suốt, sâu sắc.

(Trích từ một bài viết trên FB nhưng sau khi Copy/Paste, tìm lại không thấy nữa. Sorry tác giả)  







 

 


No comments:

Post a Comment