Thưa Bà Con,
Xin trích lời kêu gọi của
Tướng Flynn ngày 2/12/2020 để chiêm nghiệm xem trong tình thế hiện tại, TT
Trump ó thể làm gì để cứu nước My4qua cơn biến loạn xã hội?
***
Lời kêu gọi của Tướng Michael
Flynn ngày 2-12-2020
Tổng thống Abraham Lincoln đã
thực hiện trong cuộc Nội chiến như sau:
• Cố TT Lincoln ra lệnh đóng cửa
hàng trăm tờ báo miền Bắc đã phản đối ông và bắt giữ các chủ báo cùng biên tập
viên.
• Cố Tổng thống Lincoln đã ra
lệnh bắt giữ Dân biểu bang Ohio là Clement Vallandigham vì tội chống đối Tổng
thống.
• Chánh án Tối cao Pháp viện
ra phán quyết rằng Tổng thống Lincoln đã vi phạm Hiến pháp Mỹ khi đình chỉ bất
hợp pháp Lệnh đình quyền giam giữ (Habeas Corpus). Ngay sau đó, Tổng thống
Lincoln đã ký lệnh bắt giữ vị Chánh án này.
• Cố Tổng thống Lincoln đã ra
lệnh bắt giữ hàng ngàn người ở tiểu bang Maryland vì “tình nghi ủng hộ Miền
Nam”, trong đó ông đã ra lệnh bắt giữ nghị sĩ Henry May (Maryland). Những người
này đã bị bắt và bị giam trong các nhà tù quân sự.
***
Vậy bối cảnh nào khiến Tổng thống
Lincoln phải ban hành Thiết quân luật?
Nhờ áp đặt thiết quân luật, TT
Lincoln đã cứu được nền Cộng hòa non trẻ
Trong cuộc Nội chiến Mỹ kéo
dài từ năm 1861-1865, Tổng thống Lincoln đã nắm giữ quyền lực nhiều hơn bất cứ
tổng thống tiền nhiệm nào trước đó. Ông đã ban hành thiết quân luật và trì hoãn
các quyền pháp định trong suốt thời Nội chiến.
Vào ngày 15/9/1863, khi cuộc nội
chiến ngày càng diễn biến cam go và phức tạp, Tổng thống Lincoln đã áp đặt thiết
quân luật theo ủy quyền của Quốc hội. Đạo luật ủy quyền cho phép Tổng thống
đình chỉ Lệnh đình quyền giam giữ có tên là Habeas Corpus (một cơ chế pháp luật
bảo hộ quyền nhân thân).
Để lý giải cho quyết định
trên, Tổng thống Lincoln đã viện dẫn Điều khoản về Đình chỉ trong Hiến pháp Mỹ,
trong đó nêu rõ “lệnh đình quyền giam giữ sẽ không bị đình lại trừ khi xảy ra nổi
loạn và việc đảm bảo an toàn của cộng đồng đòi hỏi việc này”.
Tổng thống Lincoln đã áp đặt lệnh
đình chỉ Habeas Corpus, cho phép chính quyền của ông có toàn quyền bắt giữ tất
cả tù nhân chiến tranh, gián điệp, hay những kẻ nội gián tiếp tay cho kẻ thù,
cũng như áp dụng đối với mọi tầng lớp trong xã hội, kể cả những người chăn ngựa.
Tuy nhiên, khi Tổng thống
Lincoln áp đặt thiết quân luật, ông đã bị thách thức bởi các thẩm phán tại Tối
cao Pháp viện, khi Tòa án ra phán quyết tại Ex parte Milligan, 71 US 2 [1866] rằng,
việc Tổng thống thiết quân luật bằng cách đình chỉ Habeas Corpus là vi hiến.
Sự việc này khởi nguồn từ một
“vụ án” khi quân đội bắt giữ, truy tố và kết án tử hình một người đàn ông tên
là Lambdin P. Milligan. Một tòa án quân sự được thành lập dưới quyền của Tổng
thống Lincoln đã buộc tội ông ta trợ giúp quân đội Liên minh miền Nam.
Các luật sư của bị cáo Lambdin
P. Milligan đã dựa trên luật Habeas Corpus, cho rằng việc tòa án quân sự xét xử
trong khi tòa án dân sự vẫn tiếp tục thụ lý vụ án là hành động vi hiến. Họ lập
luận rằng, bị cáo Milligan không phục vụ trong quân đội Mỹ, không phải là tù
nhân chiến tranh, và cũng không sống trong khu vực đang có các cuộc nổi dậy chống
lại chính phủ liên bang, nên quân đội Mỹ không có thẩm quyền bắt giữ, xét xử và
kết án ông ta.
Tối cao Pháp viện đã ra phán
quyết rằng, chỉ có Quốc hội mới có thể đình chỉ Habeas Corpus, và dân thường
không thể bị xét xử ở tòa án quân sự, ngay cả trong thời chiến. (2)
Phán quyết của Tối cao Pháp viện
trong vụ kiện này cũng tương đồng với phán quyết của Tối cao Pháp viện cách đó
5 năm, khi ấy vào năm 1861, Tòa án về cơ bản đã ủng hộ phán quyết của Thẩm phán
Roger Taney khi ông ta phản đối Tổng thống Lincoln đình chỉ Habeas Corpus. Vì sự
nguy cấp an ninh quốc gia, Tổng thống Lincoln đã ban hành thiết quân luật vào
ngày 27/4/1861.
Ngày 25/5/1861, nghị sĩ John
Merryman tại nghị viện tiểu bang Maryland đã bị bắt giữ vì tội cản trở quân đội
Liên bang miền Bắc hành quân từ Baltimore đến Washington trong cuộc Nội chiến.
Ông ta đã bị các sĩ quan quân đội Liên bang miền Bắc giam giữ tại Pháo đài
McHenry.
***
Ngày 25/5/1861, nghị sĩ John
Merryman tại nghị viện tiểu bang Maryland đã bị bắt giữ vì nỗ lực cản trở quân
đội Liên bang miền Bắc hành quân từ Baltimore đến Washington trong cuộc Nội chiến.
(Wikipedia)
Luật sư của John Merryman đã
ngay lập tức đệ đơn lên Tòa án Liên bang phản đối các cáo buộc, và yêu cầu Tòa
áp dụng lệnh Habeas Corpus. Tuy nhiên, Tổng thống Lincoln vẫn quyết định đình
chỉ Habeas Corpus, và vị tướng tư lệnh tại Pháo đài McHenry cũng từ chối trao
trả John Merryman cho chính quyền miền Nam.
Chánh án Tối cao Pháp viện khi
ấy là Roger Taney đã ban hành phán quyết rằng, Tổng thống Lincoln không có quyền
đình chỉ Habeas Corpus và sắc lệnh hành pháp này của Tổng thống là vi hiến. Tuy
nhiên, cả Tổng thống Lincoln và Quân đội Liên bang miền Bắc đã phớt lờ phán quyết
trên của Chánh án Roger Taney, đã không trả lời, kháng nghị, và cũng không ra lệnh
phóng thích John Merryman. Bản thân Quốc hội Mỹ cũng không chống lại quyết định
này của Tổng thống Lincoln.
Trong bài phát biểu vào ngày
4/7/1861, Tổng thống Lincoln đã tỏ ra thách thức Tối cao Pháp viện, và khẳng định
rằng ông cần phải đình chỉ Habeas Corpus để dập tắt các cuộc nổi dậy ở miền
Nam. Tổng thống Abraham Lincoln cũng thừa nhận rằng, việc ông “đơn phương” đình
chỉ Habeas Corpus trong Nội chiến đã gây tranh cãi về mặt Hiến pháp, nhưng là
quyết định cần thiết để áp dụng bảo vệ tính toàn vẹn của Liên bang” (3)
Tổng thống
Abraham Lincoln thừa nhận rằng việc ông “đơn phương đình chỉ Habeas Corpus
trong Nội chiến đã gây tranh cãi về mặt Hiến pháp, nhưng là cần thiết để áp dụng
để bảo toàn Liên bang”. (Getty)
No comments:
Post a Comment