Hoa sen
Tiếp tục Câu chuyện Hoa Sen
Hai đứa trẻ trong hình là hai đóa hoa sen "đời", lớn lên trong bùn XHCN...
Chúng có thể khuyết tật ở trí tuệ và tâm linh?
Sau khi gửi bài viết "Sen Người-Sen Ta" cho một người bạn vong niên đọc, anh gửi lại cho người viết một bài viết khác có tựa đề "Bạch Mã Phi Mã" với lời mào đầu như sau:
"Ở tuổi tam thập, tôi tiếp cận với câu 'Con ngựa trắng không phải là con ngựa.' Hán Việt nói gọn hơn: 'Bạch mã phi mã.' Đó là câu nói của Công Tôn Long, khi ông qua một cửa ải, bị quân lính chận bảo ông phải xuống ngựa. Ông bảo: 'Bạch mã phi mã.' Con ngựa của Ông là con ngựa trắng. Vì ngựa trắng thì không là ngựa, nên ông không xuống ngựa".
Thế nhưng gần đây, nhớ lại thời trung niên, gần hai thập niên sống với những người quân tử thời hiện đại. 'ăn chỉ gần no, mặc chỉ gần đủ ấm', tôi mới ngộ ra cái nghĩa của 'con ngựa trắng không phải là ngựa".
Thì ra cái thời trung niên ấy của anh là thời xã hội chủ nghĩa –xã-nghĩa— sau 30 tháng tư, 1975, ở Sàigỏn. Anh xem xã-nghĩa là một tổ chức tôn giáo, như Thiên Chúa Giáo thời Torquémada, thế kỷ thứ 15, ở Tây Ban Nha. Anh gọi đó là Hội-Thánh-Đỏ, và các tông đồ là thánh. Anh bảo: Họ "là thánh vì họ luôn nói đúng, cái gì của họ cũng đúng. Những gì khác lời phán của họ là sai; ai nói khác là lạc đạo". Người lạc đạo, tuy không bị thiêu sống, nhưng tù mọt gong, có thể chết trong tù, và con cháu tam đại bị đài ải, tận cùng kham khổ.
Anh bảo: 'Sống với họ, phải bán linh hồn cho họ'. Cho nên, người trong xã hội các thánh chỉ có xác người mà hồn thì đã dâng cho các thánh. Vậy người-thánh không là người: chỉ có xác mà không hồn, hoặc là xác người mà hồn thánh vì nghĩ theo thánh, hành sự theo thánh. Thánh không là người, vì chỉ biết có Hội Thánh. Con người thì có đúng có sai. Thánh chỉ biết đúng. Cho nên, thánh không hiểu tình người, không có tình người. Người-thánh cũng vì vậy mà không là người. Tương tự như vậy, anh suy ra 'ngựa-trắng không là ngựa.'
Thì ra, những cái phi-lý vô cùng--như 'bạch mã phi mã', người-thánh không là người-thế mà thật có trong đời. Có những cái vô đạo vô cùng mà là đạo: Hội Thánh Đỏ, Đức Quốc Xã, Phát Xít Mussoloni và Franco, các Vương Triều Con Trời Toàn Trị (hôn quân hay minh quân), các vị giáo chủ, tiên tri, thế thiên hành đạo, mà lịch sử nhân loại ghi là: nạn nhân thây chất thành núi, nước mắt chảy thành sông. Gút lại, hình như anh chỉ muốn nói có điều nầy: Độc tài toàn trị--vương triều, độc-đảng-độc-quyền—tai hại hơn bất cứ một bệnh dịch nào trong lịch sử loài người.
Chuyện của anh không liên quan gì đến câu chuyện hoa sen của tôi.
Thế nhưng bổng nhiên tôi nhớ lại một lời của Hòa thượng Thupten Ngodrup:
"Hoa sen là đóa hoa đẹp nhứt, các cánh hoa mở ra từng cánh. Tuy nhiên, hoa chỉ lớn lên trong bùn. Để được tăng trưởng và thành tựu trí huệ, trước hết bạn phải có bùn - những chướng ngại của đời sống và hệ lụy thương đau... Bùn nói lên nền tảng chung trong đó mọi người cùng san sẻ, cho dù dưới bất cứ hoàn cảnh nào trong đời sống ... Cho dù chúng ta có tất cả hay không có gì hết, tất cả chúng ta cùng đối mặt với cùng những cản ngại như: sự buồn tẽ, sự mất mát, bịnh tật, sự chết dần và sau cùng sự chết. Nếu chúng ta phấn đấu để có thêm được trí huệ, thêm được lòng nhân, thêm lòng từ bi, chúng ta phải có chủ tâm lớn lên như hoa sen và phải mở từng cánh hoa một."
Thêm một bài hát về Sen và Bùn mà tôi có ý muốn để nguyênbản, không phỏng dịch:
"I am a lotus, you are a lotus, Jesus a lotus, the Guru a lotus, the dearest golden poodle a lotus, all floating on one still pond ofsolitude, equally radiant, inseparable, entangled, with pale green stems undulating from the same luscious mud.
I never hear the breeze whisper, "This one is the Master, that one is the Savior." I just hear a breath rippling over the waters, singing over the pond, "How beautiful you are! And you! This one has blossomed, that one is next! How beautiful!"
"Tôi mở tâm để nhận tất cả những gì đến với tôi hôm nay".Đây có phải là một trong những triết lý của Phật giáo? Tôi không biết, nhưng tôi cảm nhận như vậy. Trong Phật giáo, hoa sen nở ra tượng trưng cho một trái tim rộng mở. Hoa sen nở trên mặt nước, nối dài bằng cuống sen dài và rễ sen chìm trong lòng bùn dưới đáy sâu tượng trưng cho "cái đẹp" và "ánh sáng" chìm trong tăm tối. Những ngón tay mở rộng cho ta hình dung được hoa sen với từng cánh sen mở lớn ra, cho ta hình dung một sự nối tiếp về nguồn cội, và cũng cho ta nhớ lại suối nguồn tươi mát của sự sẵn sàng chào đón cuộc sống bằng một trái tim rộng mở.
"Tôi mở tâm để nhận tất cả những gì đến với tôi hôm nay".Đây có phải là một trong những triết lý của Phật giáo? Tôi không biết, nhưng tôi cảm nhận như vậy. Trong Phật giáo, hoa sen nở ra tượng trưng cho một trái tim rộng mở. Hoa sen nở trên mặt nước, nối dài bằng cuống sen dài và rễ sen chìm trong lòng bùn dưới đáy sâu tượng trưng cho "cái đẹp" và "ánh sáng" chìm trong tăm tối. Những ngón tay mở rộng cho ta hình dung được hoa sen với từng cánh sen mở lớn ra, cho ta hình dung một sự nối tiếp về nguồn cội, và cũng cho ta nhớ lại suối nguồn tươi mát của sự sẵn sàng chào đón cuộc sống bằng một trái tim rộng mở.
'Bùn-những chướng ngại của đời sống và hệ lụy thương đau' là cần thiết cho 'sự tăng trưởng và thành tựu trí tuệ'.
Cần thiềt nhưng không hẳn đã đủ. Đủ hay không là tùy mỗi cá thể, có hiểu được hay không rằng 'chướng ngại và đau thương - buồn tẻ, mất mát, bệnh tật, lão hóa và sự chết' là đương nhiên, trong cuộc sống. Chạy trời không khỏi nắng, muốn trốn cũng không được.
Sanh, lão, bệnh, tử, ái, biệt ly...ai ai rồi cũng phải đối mặt.
Sanh, lão, bệnh, tử, ái, biệt ly...ai ai rồi cũng phải đối mặt.
Luật vô thường không bỏ quên ai.
Vậy, sống là ý thức vô thường, chấp nhận thách đố, giáp mặt với chướng ngại và thương đau. Nói chướng ngại và thương đau là chỉ thấy mặt trái của chiếc huy chương.
Chướng ngại và thuận cảnh, thương đau và hạnh phúc, nghĩ cho cùng là hai mặt của một đồng xu. Nhất thiết không trốn chạy, nếu là vấn đề của mình, liên quan mật thiết với trách nhiệm bản thân, với cuộc sống của tự thân. Có trốn chạy thì vấn đề vẫn nguyên vẹn hoặc trở nên phức tạp hơn, khó khăn hơn, bi đát hơn mà thôi.
Nói cách khác là: trọn vẹn với cuộc sống. ..
Nhờ vậy mà hiểu được sự đời, 'có thêm được trí huệ, thêm được lòng nhân, thêm lòng từ bi'. Thế nên, 'phải có chủ tâmlớn lên như hoa sen và phải mở từng cánh hoa một.'
Nói thì dễ. Nhưng nghĩ lại:
Có những chướng ngại khách quan, nhưng khắc nghiệt, đẩy con người vào ngõ cụt. buộc con người cùng đường, tuyệt vọng.
Đó là phải sống dưới một chế độ độc tài toàn trị trong thời đại của sự bùng nổ thông tin, của giao lưu văn hóa, của sự giải phóng con người , của sự thèm khát và ý thức tự do. Những giá trị như: -vật chất, -trí tuệ,và -cả tâm linh không ngừng giao lưu và theo đó sự đổi thay này càng nhanh.
Hiểu như vậy, ý thức rõ như vậy, nhưng lại bi chế độ làm mọi cách để nhốt con người vào một xã hội kín. Kiểm sóat 'báo đài' …, kiểm tra 'đăng ký internet với tên thật '…
Tôi đã sống những năm tháng dài…thiên thu, với các thánh xã-nghĩa. Và thuở ấy, lời của Hòa thượng Thupten Ngodrupchưa đến với tôi, có thể vì chiếc lồng sắt ma quái của Hội Thánh Đỏ Việt Nam, cũng có thể vì chưa đủ duyên lành.
Nghĩ lại, thuở ấy, nếu đọc lời của Hòa Thượng, có lẻ tôi cũng xem như pha, như không có, vô duyên, lạt như nước trà thiu. Hoặc giả như tôi có được bài thơ sau đây mà một người bạn vừa email cho tôi:
Không có thứ ta muốn,
Không muốn thứ ta có,
Không có thứ ta thích,
Cũng không thích thứ ta có.
Thế nhưng ta vẫn sống và yêu.
Đó là cuộc sống...
Thì tôi nghĩ đó là một lời châm chọc, làm cho rối thêm, đau thêm, đẩy con người tôi thêm vào tuyệt địa:
Đông đảo bạn bè tôi, hầu hết những người lo cho sự an sinh của gia đình tôi đều đi cải tạo, nói rằng mười ngày, nói rằng một tháng nhưng thật sự là tù không bản án, không qui định ngày về. Đa số họ là những thanh niên, trẻ, trẻ lắm. Phải trẻ mới chịu nổi phong sương, những thử thách của chiến trường. Tôi nghĩ đến những cặp vợ chồng trẻ, vì xa nhau, không biết ngày về, mà gẩy gánh. Tôi nghĩ đến những bà vợ, hai ba con, buôn dọc theo đường từ Hậu Giang đến tận miền núi Bắc Việt để thăm nuôi chồng. Rồi đến 1978 Nhà Nước bắt đầu tổ chức cho vượt biên. Trong bạn bè tôi, 10 người đi, chết hay mất tích ở biển 5 người.
Chưa hết, ỏ miền Bắc, nhà nhà là gia đình tử sĩ. Lần đầu tiên sau 1975, sau trận bảo đầu tiên ở miền Bắc, miền Nam tổ chức cứu trợ, các chức sắc miền Nam, ngở rằng có trợ cấp cho mọi nạn nhân; nhưng rồi, nghe đâu chỉ giới hạn cứu trợ gia đình tử sĩ.
Ở miền Nam, thì cái tuổi 18-45, hầu hết, đều vào trại cải tạo, vì đó là cái tuổi nhập ngũ, hoặc là biệt phái về làm công chức hành chánh các cấp, vì nhu cầu công vụ, thì dụ các giáo sư trung học.
Cái sinh lực dồi dào nhất, trong tuổi năng động nhất của hai miền nẳm tê liệt trong trại cải tạo.
Thêm đó là chế độ bao cấp: người dân làm, tạo lúa gạo của cải, rồi nạp cho cán bộ--'ngồi mát, ăn bát vàng'; rồi nhà nước ban phát lại cho mọi người. Ở Sàigòn, 13.5 kg gạo pha sạn, thóc, tấm, cho mỗi người,… Hậu quả, 1979 bắt đấu ăn độn: bo-bo, khoai lan, khoai mì.
Chỉ sáu tháng sau khi được 'giải phóng', ở chợ Phú Nhuận, một anh chạy xích lô oan oan chỉ cái cột đèn điện và nói: 'cái cột đèn nầy, nếu nó có cằng có chân nó cũng đi từ lâu.' Tôi thầm lo ngại cho anh xích lô của tôi.
Lúc bấy giờ, tôi chỉ nghĩ làm sao để thoát khỏi gong cùm đỏ, không phải trở thành 'người-thánh'.
Hôm nay, trên đất Mỹ, tôi mừng được đọc lời của Hòa Thượng và bài thơ bạn tôi gỏi qua email. Tôi mừng Hòa Thượng đã thấy hiểu rằng chướng ngại là cơ duyên cho sự tôi luyện tâm và tánh, cho sự tiến bộ bản thân, và theo đó là sự tiến bộ của loài người. Mừng rằng lời của Hòa Thượng được phổ biến rộng rải, nhờ đó mà tôi được thọ lãnh. Tôi cũng mừng bạn tôi bắt gặp một cái nhìn tích cục về cuộc sống, và đã chia sớt với tôi. Có lắm cái mà ta không bằng lòng, thế nhưng 'vẫn sống và yêu đời'
Sen phát triển từ bùn, bùn của môi trường tự nhiên, đủ sinh khí cho sen, cho triệu triệu hoa đua nở, muôn màu muôn vẻ, chứ không phải là bùn-xã-nghĩa mà buộc hoa chỉ có thể nở một màu mà thôi : màu máu.
Ở xứ tôi, máu và nước mắt dân lành vô tội đã đổ suốt ba thập niên cho chủ nghĩa 'anh hùng cách mạng'?
Chưa đủ.
Phải tiếp tục đổ để nhắc nhở-- cho dân lành, cho cán bộ, đảng viên các cấp, cho những ai nghĩ khác, làm khác đường lối xã-nghĩa (dù là xã nghĩa lai căn) cho dân lành-rằng lạc đạo có thể là tử hình hoặc với lòng 'khoan dung xã-nghĩa' thì cũng tù mọt gông và tam đại, ba đời, cùng khổ.
Sen mà sống trong bùn-xã-nghĩa, sen chết non.
Con người mà được dưỡng nuôi bằng môi-trường-máu, môi trường văn-hóa-đỏ, con người có thể không chết, nhưng thực sự 'đói cho đến chết'. Không chỉ thiếu cái ăn cái mặc, mà còn đói thông tin, nghèo trí tuệ, tinh thần lụn bại. Nếu may mắn không thiếu thốn vật chất, thì gầy mòn còi cọc ở tình người, kiệt quệ ở trí tuệ. (vì được dạy chỉ có vật chất, phấn đấu cho danh và lợi, phấn đấu để trở thành 'đại gia', vì trí óc phải nhai đi nhai lại những chân lý mà lãnh đạo nhổ ra cho và bị buộc phải nhai lại)
Môi trường văn-hóa-đỏ, nói theo thời, là văn-hóa-thánh, thánh trong cái nghĩa là giam hảm con người trong một lồng kín, cho ăn bằng bùn-xã-nghĩa, chì có thể làm nghèo trí tuệ và tâm linh.
Thế nên mới sinh ra những luật lệ quái đảng như sau:
1- Đóng thuế đẻ (tức là ai vào "xưởng đẻ" phải đóng thuế, một sắc thuế chưa có nước nào thực hiện, chỉ có ở Việt Nam xã-nghĩa là có sắc thuế đẻ);
2- Dạy tiếng Tàu tại trường tiểu học. Đây là cách "mười năm trồng cây, trăm năm trồng người" được đảng cộng sản thi hành, dạy tiếng Tàu từ bậc tiểu học để sau nầy lớn lên gắn bó với Trung Cộng, chuẩn bị đưa cả nước sát nhập vào đất Tàu;
3- Người chết phải chôn sau 48 tiếng. Chết là phải chôn trong vòng 48 giờ. Thế nhưng, hồ chí minh chết từ ngày 2-9-1969, xác vẫn còn nằm trong lăng ở Hà Nội, cán bộ lãnh đạo phải làm gương, nhưng đảng chỉ bắt dân làm, nhưng họ thì không bao giờ làm theo những gì mà họ qui định; 'đừng tin những gì cộng sản nói, hãy nhìn kỷ những gì cộng sản làm'.
4- Xe phải do chính chủ nhân lái, người khác như con cái, gia đình, bạn bè có bằng lái hợp pháp cũng bị phạt. Đây là thứ luật giao thông rừng, chưa thấy ở các nước khác như Hoa Kỳ, Âu Châu…ai có bằng lái là có quyền lái bất cứ xe nào do ai làm chủ, không thành vấn đề;
5- Phải đăng ký tên thật khi lên internet. Để hù dọa những người may mắn có internet, nhắc nhở rằng đảng luôn theo dỏi, theo sát các emails qua lại ?
6- Đám ma không quá 7 vòng hoa. Nhưng đám của 'đại gia' hay của các 'thượng thủ', đại lão' đỏ thì bao nhiêu cũng được.
7- Con bất hiếu cha mẹ bị phạt 20 triệu đồng Việt Nam. Tội bất hiếu bị phạt 20 triệu, nhưng không ghi rõ thế nào là bất hiếu?
8- Cấm mua bán nhà đất, ô tô bằng tiền mặt. Mua bán nhà, xe là quyền tự do, ai có tiền thì mua, nhưng giới có tiền và vàng thì mua dể dàng, trả ngay…biện pháp nầy nói là nhằm ngăn ngừa tham nhũng, nhưng càng nhiều biện pháp, càng thêm tham nhũng. Thế nên luật nầy chỉ dành cho người dân ngây thơ, còn cán bộ có trả tiền mặt, xài tiền giả cũng không ai dám đụng đến;
9- Phạt tới 20 triệu nếu tiết lộ giới tính thai nhi. Điệu nầy các bác sĩ, phòng thí nghiệm bị mất mất hết khách hàng, luật nầy quá kỳ cục, chả lẽ phụ nữ mang thai, chồng, thân nhân không có quyền biết giới tính bào thai?
10- Đề nghị "còn trinh tiết mới được thi hoa hậu". Ở Việt Nam, chỉ cấn tốn 10 đô la, là gái chơi bời được bác sĩ vá màng trinh, các hoa hậu đừng lo, khoa học tiên tiến giúp cho. Nhưng ban giám khảo có biết ai mất trinh, ai còn trinh mà cấm?
11- Công an được phép bắn người cản trờ thi hành công vụ. Luật nầy dành cho công an 'môn bài' bắn người, tức là có license to kill;
12- Phụ nữ 33 tuổi trở lên không được phép mang thai. Điều nầy gái phải có chồng sớm để đẻ sớm, đẻ trước năm 33 tuổi.
13- Có con ngoài giá thú phải xin phép lãnh đạo. Chắc chắn là Lê Khả Phiêu, Trương Tấn Sang và nhiều cán bộ khác…phải xin phép lãnh đạo để nhìn nhận con rơi, luật mới nầy nếu hồi tố, thì hồ chí minh phải công bố bao nhiêu con rơi, nhưng tiếc là hắn chỉ còn là xác ướp. (trích một số "kiểu" văn hóa Việt Nam của Bùi Lý Hồng trên internet).
14- Còn nhớ, ngay sau khi chiếm miền Bắc xong, các hợp tác xã được dựng ra và được "lệnh trên" bắt phải xúc tiến chiến dịch thu gom Phân Bắc (cứt người) được bà con thời đó gọi là "nợ cứt" (Owing human waste), mỗi gia đình một tháng phải đóng đủ mười cân, nếu không đóng đủ thì bị cắt gạo. Thật là một chiến dịch có một không hai trong xã hội loài người.
Kết luận:
Sen trong bùn-xã-nghĩa, sen chết.
Người trong văn-hóa-xã-nghĩa mà không chết thì còi.
Như vậy thì…chin mươi mấy triệu người con Việt đều…CÒI!
Và, các Thánh đỏ, cho dù đã có "khi mê bùn vẫn là bùn, ngộ ra mới biết trong bùn có sen", nhưng một khi đã có văn hóa thánh đỏ sẽ ngàn đời không bao giờ ngộ được, vì làm sao thấy sen trong bùn được trong khi Tâm, Khẩu, Ý chỉ mơ thấy, nói đến, và nghĩ đến quyền lực, tài sản, gái đẹp v.v…
Họ chỉ thấy "khi mê sen vẫn là sen, ngộ ra chỉ thấy sen là con sen".
Xin mượn bốn câu thơ kết thúc cho bài Bình về quyển Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh để làm kết luận cho bài viết "Tiếp tục câu chuyện hoa sen":
Cô vọng ngôn chi cô thính chi.
Đậu bằng qua giá vũ như ti.
Liệu ưng yếm tác nhân gian ngữ,
Ái thính thu phần quỷ xướng thi!
Bản Diễn Nôm của Cụ Đào Trinh Nhất:
"Nói láo" mà chơi, nghe láo chơi
Dàn dưa lún phún hạt mưa rơi
Chuyện đời đã chán không buồn nhắc
Thơ thẩn nghe ma kể mấy lời.'
Mai Thanh Truyết
Viết trong Vô Thường 2017
No comments:
Post a Comment