L ử a
Hình trên đây là buổi tối đốt lò sưởi đầu tiên ngày 19/12/2013. Xin nói ngay là kể từ ngày đặt chân trên đất tạm dung Hoa Kỳ, tôi không có thói quen đốt lò sưởi. Những năm đầu tị nạn, thuê mướn appartment cho nên không có lò sưởi.
Sau khi ổn định công ăn việc làm, có nhà từ Fresno, San Diego, Orange…dường như tôi chỉ đốt lò sưởi chỉ đôi lần.
Năm nay, tôi quyết định thử đốt lò và "chơi với lửa" xem sao. Chính vì vậy tôi đã đốt liên tục mỗi đêm cho đến tối ngày 28/12 và hình ảnh cuối cùng đã bước sang rạng ngày 29.
Trong cuộc đốt lửa, người phó nhòm của tôi cũng phải làm việc suốt những đêm lửa cháy bập bùng. Hàng đêm, cô chụp khoảng vài mươi tấm hình, nhưng đặc biệt đêm cuối cùng, cô phải chụp hàng trăm tấm vì, trong suốt 9 ngày liền, tôi mới ưng ý với việc sắp xếp củi, ngọn lửa và những tia lửa bắn ra, và cuối cùng chiêm nghiệm được một vài điều sau nhiều đêm chơi với lửa.
Đối với những nhà lò sưởi có đường gas gắn sẳn thì việc đốt lò sưởi rất dễ dàng, chỉ việc sắp củi lên khung sắt và bật gas lên mà thôi. Nhưng với tôi, sau khi đi mua các bó củi lớn đường kính hàng một tấc, và không mua củi thông để châm mồi, cho nên việc đốt lò sưởi của tôi đói hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm.
Lúc đầu, tôi chỉ dùng giấy báo để làm mồi lửa và vào ngày thứ ba, dùng thêm dầu ăn tẩm lên các thanh gổ trước. Vì vậy lửa của tôi mỗi ngày có hình dạng khác nhau. Các hình dưới đây là những hình ảnh tiêu biểu cho những ngày tiếp theo từ 20/12 cho đến ngày cuối 28/12. Các hình trên đều không có "photoshop" tham dự vào ngoài bức hình đầu trang, chỉ dùng photoshop để xóa hình khung sắt dùng để kê củi.
Hình bên là hình ảnh ngọn lửa ngày 20, một ngày đặc biệt của riêng tôi và cô thợ ảnh của tôi. Ngọn lửa cháy ập xuống và các thanh củi đổ chúi vào nhau tạo ra một hình ảnh hỗn độn, không trật tự và thiếu mỹ thuật. Than cháy tràn lan ra phía ngoài, không nằm ở vị trí phía dưới của phần gỗ chưa cháy. Phải chăng khi đốt lửa lần nầy, tâm tôi thiếu tập trung vào việc "khơi lửa" và "giữ lửa" cho nên mới có cảnh tượng "lộn xộn" như trên?
Sang ngày kế tiếp, lửa và cách bài trí gỗ cũng không khá gì hơn. Ngọn lửa vẫn cháy vô trật tự không tạo ra một nét hay hình ảnh nào có vẻ hài hòa cả.
Ba ngày tiếp theo đó, nhờ có thêm "kỹ thuât tẩm dầu", lửa cháy mạnh hơn, ngọn lửa bùng lên, nhưng vẫn chưa cho thấy hình ảnh nào có thể gợi ra "ấn tượng" cho người đốt lửa, mặc dù các tia lửa bắt đầu …hướng thượng.
Tiếp theo, ngọn lửa cháy rực rỡ hơn. Lửa bốc cao, cho ra nhữngtia lửa tạo hình ảnh vương lên. Đó là ngọn lửa tôi ước mơ bùng lên một cách tình cờ trong đêm trước Giáng sinh.
Phải chăng đó là hình ảnh của một "sinh vật" được xuất hiện trên trần thế trong ngày nầy? (nói nhỏ, sinh vật đó là người viết, xuất hiện trên thế gian vào ngày 24/12).
Ngọn lửa ngày càng khởi sắc trong những ngày tiếp theo đó. Ánh lửa và sự sắp xếp của củi tạo ra những hình ảnh mỹ thuật hơn. Lúc tàn canh, củi và lửa tạo ra được nét hài hòa trong một hang động ấm cúng. Từng tia lửa bắn ra, điểm tô khung trời tối phía sau. Có thể nói trong những ngày đốt lửa sau cùng nầy, dạng lửa và củi gần như đồng nhứt với nhau: Hình hang đá và nét sâu thẩm của hang…làm cho tôi liên tưởng đến một cõi nào đó khó vói tới được hay thể hiện một sự bất lực của con người trước sự an bài của Trời Đất!
Và, ba hình cuối sau đây, than hồng rực rở làm nền của hang động. Tôi ngắm nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, người thợ chụp hình cũng phải mệt mõi vì tôi vì phải di chuyển nhiều trong một không gian hạn hẹp và khó khăn vì phải chìu theo yêu cầu của tôi. Nào là lên đèn, nào là chụp có flash, nào là chụp trong đêm để lấy ánh sáng tự nhiên…
Với nền than hồng, ngọn lửa dường như muốn thoát lên cao, nhưng bị che chắn bởi hai phần gổ chưa cháy tạo thánh một tam giác rất "ấn tượng". Phần thanh gổ đen phía trước, ta có thể hình dung một phần tối trong mỗi con người…và dĩ nhiên với thời gian, khi lửa soi rọi đến, phần "u mê" kia sẽ được rữa sạch.
Cho đến khi nào? Cho đến khi nào?
Ánh lửa càng về đêm càng cô đọng. Và sau một chuổi tia lửa cuối cùng lóe lên vòm trời riêng tư, lửa đã trở về trong trạng thái "tiềm ẩn" trong tam giác cuộc đời…
Tôi thấy được gì?
Tôi nghĩ gì trong thời điểm nầy?
Bức hình sau cùng dưới đây tạo cho tôi một vài suy nghĩ không giống ai:
- Mặc dù thanh gỗ chưa cháy hết sẽ được lửa soi sáng sau đó, nghĩa là phần tối sẽ lần lần được soi rọi; nhưng trong tôi có ý tưởng ngược lại, dường như với thời gian, tôi không còn nhìn thấy được tia lửa hy vọng nào cả!
- Thanh gỗ có thể tàn rụi vài giờ sau đó, để lại đống tro tàn…không đủ nóng để sưởi ấm không gian của căn phòng hẹp và ngoài trời lạnh 540F mang vào.
- Trong đống tro tàn bên trong lò sưởi tối nay, có còn sót lại một vài tia lửa nào không?
- Sức bật trong tôi không còn nữa để khơi dậy ngọn lửa vừa tắt. Niềm tin cũng vừa tàn lụn theo sự giã biệt của lửa.
Lửa đã bỏ tôi mà đi!
Lửa đi mà lửa không nói lời nào.
Sao lửa không nói?
Lửa đi mà cũng hà tiện không buồn nói cho tôi biết là làm thế nào để "khơi lửa" và "giữ lửa"!
Hay là trong tôi, lửa thanh niên ở tuổi 17, giờ đây cũng tàn lụn theo thời gian để trở thành một người bất lực trước nỗi đau của dân tộc?
Có phải là vận nước đã đến ngày tận diệt?
Hay là Hoa Ưu Đàm sẽ không bao giờ nở trên quê hương Việt Nam chăng?
Sau khi người phó nhòm của tôi đọc xong bài viết, cô phán như thế nầy: "Lửa tắt vì anh hết củi! Giản dị thế thôi. Chỉ cần chăm thêm củi thì lửa trong anh vẫn tiếp tục cuồn cuộn cháy rực". Tôi đã ngộ ra qua câu nói ngắn ngũi nầy.
Mai Thanh Truyết
Nhuận sắc 29-5-2017
The discovery of fire, or, more precisely, the controlled use of fire was, of necessity, one of the earliest of human discoveries. Fire's purposes are multiple, some of which are to add light and heat, to cook plants and animals, to clear forests for planting, to heat-treat stone for making stone tools, to burn clay for ceramic objects.
Fire is the rapid oxidation of a material in the exothermicchemical process of combustion, releasing heat, light, and various reaction products. Slower oxidative processes likerusting or digestion are not included by this definition.
The flame is the visible portion of the fire. If hot enough, the gases may become ionized to produce plasma. Depending on the substances alight, and any impurities outside, the color of the flame and the fire's intensity will be different.
Fire in its most common form can result in conflagration, which has the potential to cause physical damage through burning. The fire is an important process that affects ecological systems across the globe. The positive effects of fire include stimulating growth and maintaining various ecological systems.
The fire has been used by humans for cooking, generating heat, signaling, and propulsion purposes. The negative effects of fire include water contamination, soil erosion, atmospheric pollution and hazard to life and property.
No comments:
Post a Comment