Saturday, September 23, 2017

Thành quả giáo dục xã hội chủ nghĩa

Reposted from danlambaovn.blogspot.com

Thành quả giáo dục xã hội chủ nghĩa













Mai Thanh Truyết (Danlambao) - Bài viết thể hiện hồi ức những ngày ngay sau 30-4-1975. Sau hơn 42 năm qua, những người thuộc lữ đoàn 30-4 lần lượt “phản quốc” chạy sang Mỹ, Pháp, Canada... Một số ít ỏi tiếp tục làm “thân bọt bèo” cho chế độ. Còn lại, người viết biết được một người còn “ngoa ngoe” làm kiểng “câu chuyện Hoàng Sa-Trường Sa”, và một làm “lính kín trí thức” đi đi về về Sài Gòn - Boston. Và thành quả giáo dục xã hội chủ nghĩa ngày hôm nay qua hai hình ảnh ngày khai trường ở phần kết của bài viết. 

Vào thời điểm ngay sau ngày 30/4/1975, tâm trạng người dân hoang mang cực độ. Nhà nhà e dè mỗi khi tiếp xúc hay trao đổi với những người hàng xóm thân thuộc trước kia. Không khí xóm giềng thân mật không còn ứng hợp với câu “bà con xa không bằng láng giềng gần” nữa, đối lại bằng những cặp mắt nghi ngờ, e sợ, nhất là khi thấy bóng dáng một người quen thuộc nhưng trên cánh tay có mang một băng vải đỏ. Đó là hình ảnh tiêu biểu nhất cho những ngày đầu gọi là “cách mạng”.

Chúng tôi, một nhóm giáo chức của trường Đại học Sư phạm Sài Gòn gồm GS Nguyễn Văn Trường, GS Lý Công Cẩn, GS Lê Trọng Vinh (qua đời 1977), GS Trần Kim Nở, GS Trần Văn Tấn (qua đời 2015), và người viết (đã ở khu cư xá 57 Tự Đức từ mấy ngày trước 30/4), đang ngồi với nhau để bàn thảo xem phải hành động như thế nào, trình diện ra sao, vì hôm đó chỉ là ngày thứ hai của “cách mạng”, tức thứ năm ngày 1/5/1975.

Tình cờ GS Nguyễn Hoàng Duyên, một thành viên của Ban Hóa học của trường lái Honda đến. Tôi đề nghị với các GS huynh trưởng để tôi cùng Duyên lên trường xem xét tình hình trước.

Hai anh em đèo nhau trên chiếc Honda dame, mỗi người một tâm trạng bất an, nhưng vẫn không lộ ra. Khi vào khỏi cổng trường, không khí hoàn toàn khác, không còn một không khí quen thuộc như ngày nào. Một cảm giác nặng trĩu nơi tôi khi nhìn thấy một Giảng nghiệm viên thuộc Ban Vạn vật mang băng vải đỏ nơi cánh tay, chận chúng tôi lại, và hỏi với nét mặt lạnh lùng: "Hai anh vào ghi tên trình diện đi".

Bước vào một phòng thí nghiệm hóa học, tôi lại thấy anh Nguyễn Minh Hòa (sau 30/4 được ”xếp” vào vị trí Trưởng khoa Hóa ĐH Sư phạm “Tp HCM” thay thế chỗ của người viết trước ngày đó, vì “người” đã từng tuyên bố là nhờ cách mạng mà vợ tôi mới… mang thai được và tôi có con nối dòng(!). Đã về hưu hiện tại), một giảng nghiệm viên của tôi, cũng mang băng đỏ trên cánh tay hỏi tôi bằng một giọng lạnh lùng, không còn kính trọng như những ngày trước đó. Dĩ nhiên là tôi ghi tên và bước ra ngoài.

Đi lần đến văn phòng Phó Khoa trưởng, cửa mở toang, tôi thấy Ngô Phàn, một sinh viên Ban Lý hóa của trường đã chạy vào bưng hai năm về trước. Phàn hỏi tôi, trên tay cầm khẩu súng lục nhỏ của GS LCC: “Anh có gặp Ô C. không?” Tôi đáp: “GS LCC sẽ vào trình diện sáng nay”.

Quan sát chung quanh sân trường, tôi chỉ thấy vài chị “nhà quê” quấn khăn rằn trên cổ, vẻ mặt thể hiện nét thỏa mãn của kẻ chiến thắng bước qua lại, chỉ chõ các “anh” đeo băng đỏ mà trước đó chỉ vài ngày là những giáo sư của VHCH. Ngoài ra, không thấy bóng dáng của một “cán bộ” hay “bộ đội” từ miền Bắc nào cả. 

Sau đó, Duyên và tôi đi về báo cho các GS đang chờ đợi ở cư xá Tự Đức. Mọi người lên trường trình diện ngay sau khi được chúng tôi thông báo.

1. Một thời không quên

Một tháng sau, mọi sự đi dần vào ổn định, nghĩa là mọi thủ tục kiểm soát, kiểm tra đã hoàn tất, số giáo sư của trường được chia ra làm hai nhóm rõ rệt: 

1- Các giáo sư đeo băng đỏ trong những ngày đầu trở thành các Tổ trưởng và Tổ phó học tập trong đó Tôn Nữ Thị Ninh là một Tổ trưởng sáng giá nhất, và 

2- Số giáo sư còn lại chiếm đa số là Tổ viên.

Chúng tôi bắt đầu chương trình “học tập” tại chỗ với mỗi tổ khoảng trên dưới 20 người, trong đó, ngoài Tổ trưởng, Tổ phó còn có một GS hướng dẫn học tập mới vào từ miền Bắc. Nơi trường Sư phạm, các “giáo sư” đó đến từ trường ĐHSP Vinh, trong đó, “một cháu ngoan của Bác” tên Trần Thanh Đạm làm Hiệu trưởng, “GS” Cao Minh Thì làm Hiệu phó, “GS” Nguyễn Văn Châu và một số “GS” khác như Yến, Thoa…và một số khác tôi không còn nhớ tên. Tuy nhiên, một người Trưởng ban tổ chức mà tôi không bao giờ quên được, đó là Bảy Được, một công an chánh gốc, mà sau này đã hỏi cung tôi cùng với một sĩ quan cấp tá công an là chồng của giáo sư Yến nói trên.

Dĩ nhiên những buổi học tập trên có tính chất giáo điều, diễn ra trong tẻ lạnh vì thái độ bất hợp tác của đa số giáo sư, ngoài những câu hỏi cò mồi của “đám giáo sư đeo băng đỏ”. Tuy nhiên cũng có những giây phút sôi nổi vì các câu hỏi “móc lò” của một số GS trẻ như Duyên và Tuấn làm cho “đám ba mươi” cứng họng, vì họ làm sao có khả năng giải đáp được trong khi chứa trong đầu một tâm thức nô lệ!

Một kỷ niệm tôi còn nhớ đến hôm nay sau 42 năm là buổi đúc kết học tập. Tổ trưởng của tôi là một tiến sĩ cũng tốt nghiệp bên Pháp và là Phó ban Hóa học thời VNCH tên Nguyễn Thị Phương. Trong suốt thời gian “học tập”, Cô Phương thường đi bên cạnh một “nồng cốt” thực sự, có tên Bùi Trân Phượng, con một giáo sư Việt Văn bên Đại học Văn khoa. Cô nầy luôn luôn mặc áo bà ba và quần lãnh đen và cũng “bắt chước” túi xách cán bộ sau lưng, luôn quấn trên cổ một khăn rằn. 

Cô nầy luôn luôn “bên cạnh” “anh” Ba Trực của thành ủy mỗi lần đi họp Tổ của Hội trí thức yêu nước Tp HCM có trụ sở chiếm của Cư xá Phục Hưng cũ đường Nguyễn Thông (Tôi không “có” vào Hội nầy, chỉ “bị bắt buộc” đi họp vì các buổi họp nằm trong chương trình của giao đoạn “học tập chánh trị”). Trong thời gian nầy, Phượng còn là sinh viên, nhưng ở thời điểm hiện tại, Phượng là một “tiến sĩ” làm việc giữa Sài Gòn và Boston…

Tôi được xướng danh đọc bài bài đúc kết học tập đầu tiên. Vì đã chuẩn bị trước, tôi đã nhờ người học trò “ruột” hiện ở Vancouver soạn thảo, ghi lại tất cả những lời “Bác Hồ dạy” “Bác Tôn dạy” cùng các phát biểu của “Chú Duẫn” v.v… Tất cả được học trò tôi đúc kết, ráp nối trên 30 trang giấy…

Và trong suốt buổi đúc kết, tôi là cây đinh trong đó. Tôi đã chiếm hết giờ dành cho Tổ để đúc kết. Do đó, sau khi thảo luận bài đúc kết, vì đã hết giờ cho nên các đồng nghiệp còn lại của tôi được ra về khoan khoái vì đã tránh được nói lên những điều ngược với lòng mình…

Trong suốt những ngày tháng gọi là “học tập”, thỉnh thoảng cũng có những cán bộ cao cấp từ ngoài Bắc vào như Cù Huy Cân, Xuân Diệu, và nhiều người khác… giảng dạy về “thiên đường cộng sản”. 

Một hôm, tại giảng đường của Đại học Khoa học có sức chứa gần 500 người, nhà thơ tình lãng mạn “ngày xưa” Xuân Diệu đăng đàn. Có thể nói, chưa bao giờ tôi có thể hình dung được một cán bộ cao cấp của cộng sản, từng giữ chức Thứ trưởng Văn hóa Bắc Việt có những thái độ và cung cách thiếu văn hóa như thế.

Ông Xuân Diệu, với cái áo sơ mi bỏ ngoài, mang đôi dép lẹp xẹp, vai mang cái bị da cán bộ… chễm chệ ngồi trên cao… tự do phát ngôn. Bên cạnh đó hai chai bia Con Cọp BGI 75cc và một ly lớn. Vừa uống, vừa nói, tay chân “huênh hoang” với luận điệu của kẻ chiến thắng…

Và những câu nói ngày hôm đó là bài học… đầu tiên của tôi sau “cách mạng” như tựa đề của bài viết này và hình ảnh cây cổ thụ minh họa.

Ông ta nói cái gì?

Xin thưa,

Ông ta chê chế độ Việt Nam Cộng Hòa, đặc biệt là giới trí thức miền Nam, giới giáo sư đại học… và ví tất cả như những cây cổ thụ sum suê cành lá… nhưng không có rễ. (Xin các giáo sư có mặt ngày hôm đó, hiện đang ở hải ngoại làm chứng giùm cho tôi, kẻo tôi bị nói oan là bêu xấu chế độ ưu việt bằng triệu lần tư bản).

2. Một thời để nhớ lại và sẽ không bao giờ quên

Sau 42 năm, nghiệm lại câu nói năm xưa“thương cha thương một, thương ông thương mười” của Tố Hữu, người bạn của Xuân Diệu, lòng tôi chùng xuống và cảm thương cho một người lớn lên trong “cách mạng”, được “cách mạng” nuôi dưỡng… cho nên mới có ý so sánh đầy ‘biện chứng” trên.

Bốn mươi hai năm qua, bây giờ cả thế giới mới thực sự thấy rõ hình ảnh Việt Nam ngày nay, hình ảnh nầy đã chứng minh rành rành qua một đất nước tan hoang từ xã hội băng hoại cho đến đạo đức suy đồi, trong đó giáo dục thể hiện tất cả những gì tồi tệ nhất như thầy trò, cô trò… có thể trao thân vì những đổi chác cho một kỳ thi, hay một mãnh bằng, chưa kể những tệ hại khác không cần phải nêu ra đây. Có thể nói, trong lịch sử giáo dục Việt Nam chưa có thời đại nào đưa đến sự đảo lộn luân thường đạo lý như giai đoạn hiện tại của Đất và Nước hôm nay.

Bài học đầu tiên của Xuân Diệu 42 năm về trước về cây cổ thụ cần phải được xem xét lại. 

Kết luận của bài tản mạn nầy cần phải nói cho rốt ráo là “Cây cổ thụ xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện tại là một cây chết khô, không hoa, không lá, không rễ, và thân cây đã mục nát, thậm chí mối và mọt cũng không còn gì có thể gậm nhấm được”.

Và sau hơn 42 năm, hệ thống giáo dục của CSVN đã biến học sinh thành một công cụ cho đảng như suy nghĩ của Phạm Đình Trọng: “Học trò thay vì thích thú mặc bộ đồ mới đón năm học mới như đứa trẻ xênh xang áo mới đón ngày tết lại phải mặc đồng phục đồ lính, đội mũ lính, mang vẻ mặt xung trận, đi ắc ê một, hai, tập những bước đi đầu tiên của rô bốt công cụ, của bầy đàn, muôn người như một, không có cá nhân, không còn cá tính...” trong ngày khai trường cho niên học mới.

Và một tương phản khác của ngày khai trường năm nay 2017 ở một miền núi trên cao nguyên Việt Nam với hình ảnh học trò ngồi chồm hổm trên đôi chân đất trong “lớp học - sân trường lầy lội” dưới trời mưa lâm râm!

Kỷ niệm 11/09/2001 - Ngày “Ô nhục đầu tiên” sau 1975


Phụ chú từ http://danlambaovn.blogspot.com

Avatar


Lấy việc trẻ con ghét ngày khai giảng, ghét việc phải mặc đồng phục đến trường bắt đầu năm học mới để nói giáo dục Việt Nam thất bại thì thực sự quá chủ quan. Học sinh ở đâu mà chả thích nghỉ, không thích đi học? Giáo dục VN vẫn đang đào tạo được rất nhiều nhân tài đó như, dù chất lượng và csvc của các trường học, đại học còn khá nhiều hạn chế


    • Avatar

       

      Bắt nguồn từ đảng cs, bọn cầm đầu ngụy quyền hà nội. Kế tiếp giáo dục lơ là, ngân sách giáo dục cũng bị cắt xén.
      Cô giáo bị bắt làm đĩ công khai cho mấy thằng tỉnh, huyện ủy, lên tới trung ương.
      • Avatar


        Bài hay lắm, đọc muốn khóc cho đất nước mình xúi xẻo bị lủ dốt nát , học giả bằng mua, học một năm lên 3 lớp , làm sao đủ kiến thức mà Lảnh đạo đất nước. Cho nên
        giáo dục cũng thế thôi ( ngày tựu trường mà bắt hs đội nón cối ) ngủ oi là ngu


          • Avatar

             

            Cái gọi là "nền giáo dục" của VÔ THẦN, của QUỶ SỨ thì hỏi có gì tốt đẹp ngoài dối trá, phá hoại, hủy diệt?!


              • Avatar


                The pictures depict 1000 words.
                Thumbnail

                Thumbnail
                Kính cảm ơn Chú Mai Thanh Truyết. Đọc những gì Chú kể lại mà đắng lòng cho giới trí thức Miền Nam. Trước 1975, nói gì đến các Giáo sư (thứ thiệt), chỉ là Cô giáo dạy lớp tư cũng đủ làm học trò "chọc trời khuấy nước" tụi cháu kính sợ, không phải vì họ dữ dằn mà nghiêm khắc với lòng bao dung cùng trách nhiệm thật đáng kính trọng.
                Còn nhớ có lần cháu đâm bạn học bằng cây viết chấm mực (ngòi bút lá tre). Cháu bị phạt quỳ gối mấy tiếng đồng hồ cho đến khi tan học. Giờ tan lớp cháu vẫn phải quỳ, khi các bạn về hết, Cô ôm cháu vào lòng và nói "Con đừng làm như vậy và phải xin lỗi bạn". Từ đó cháu bớt cà chớn với bạn học, bớt thôi chớ tới giờ này cháu vẫn muốn chọc làng, phá xóm cho đời vui.
                Sau 1975, cháu vẫn kính trọng những người "đứng lớp" vì hình ảnh người Cô giáo rươm rướm nước mắt khi bắt thằng học trò quỳ mấy tiếng đồng hồ. Tiếc thay đó chỉ còn là kỷ niệm của một thời cắp sách. Với "trí thức" ngày nay trong chế độ cộng sản. Nhìn những người như giáo $ư Tương Lai - Nguyễn Phước Tương, nghe đứa trẻ nói "giáo dục VN đã thối nát" cháu chỉ biết kêu trời.
                Bụi đời Trần Văn Trụi
                Giáo dục của thiên đường XHCN thì vô kể! Nhưng điển hình trước cho các bạn thấy: 2 cha con Nông đứt Mạch và Nông đứt Túi tranh nhau một con mắm! Mẹ giết con để lấy tiền phúng điếu trả nợ! Ông nội và cha lấy con gái ruột và cháu nội! Nữ sinh đánh nhau lột đồ! Nam sinh trộm cướp sì ke v.v... và v.v... Muốn dứt điểm các tên nạn chỉ còn cách giải thể đảng CS
                Tệ nạn (không phải tên nạn).

                Đai-Nam  17 hours ago
                Sau đây là thành quả của XHCN:
                Là làm mất biển đông, mất TSHS, bán mất 12,000 KM2 đât biên giới, mất 300, 000 KM2 rừng phía Bắc, và mất hàng trăm ngàn mẫu đất đất nội địa phải bán cho Tàu. Tàu cộng di cư vào VN hơn 2 triệu người. Tàu xây China town cư ngụ. Thứ 2 là gây ra tham nhũng, hối lộ nhất thế giới, không nước nào bằng.
                Mang chủ nghĩa CS cai trị độc tài mà người thế giớ nghe CS đâu là sợ kinh hoàng. Cái chũ nghĩa mà tự xưng là lãnh đạo rồi cai trị người dân từ đời nầy sang đời khác biến người dân nô lệ bọn CS nầy muôn năm.
                Vi phạm nhân quyền hơn đời thực dân, đế quốc phong kiến. Chúng muốn bắt ai chúng bắt, muốn giết ai chúng giết không ai dám làm gì chúng. Kiện thưa ra LHQ cũng chẳng làm gì được chúng. Chúng thực hiện bần cùng hóa người dân không cho người dân bất cứ có cái quyền nào cả. Quyền kinh doanh, cũng không được vì nhà nước nắm hết nền kinh tế. Quyền bầu cử cũng không có, quyền tự do báo chí hay tự do tôn giào cái nầy thì hoàn toan không có. quyền ngôn luận lại càng có miệng ăn nhưng không có miệng nói. Kêu than đòi hỏi thì chúng buộc cho cái tội chống phà CS (nhà nước). Nhất là chúng ghép cái tội chưởi tổ quốc, dân tộc. Chúng buộc cái tội phản động là chúng bỏ tù hoặc chúng tự tiện chúng giết mỗi khi chúng bắt tới đồn côn an là chúng đánh cho tới chết kêu trời không thấu v.v...
                Đai-Nam  hai xe ôm  16 hours ago
                China Town =thành phố Tàu
                Một thành phố Tàu mà xây trên nước VN mà chính phủ VN không cai trị, không kiểm soát được, không đánh thuế buôn bán, người ta gọi là thành phố Tàu trên nước VN. Thành phố Bà Nà, và vùng quận 3 Đả nẳng họ xây China Town, có một Thiếu tướng côn an Cs vào hỏi giấy và KS nhưng người Tàu ngụ tại đây không cho vào. Thiếu tướng nầy chuồi nước mắt ra đi, có lẽ vì vậy mà người ta bảo thành phố Tàu tự trị trên đất nước VN. Tô giới thường người ta dùng như đường biên giới giữa hai nước, có phải vậy không quý zị, nếu không đúng chỉ vẽ giùm.

                Giáo sư Truyết "Đi học tập", tôi "Đi Tù".
                TÔI ĐI TÙ
                Lần đầu tiên mang thân tù tội
                Ngày xưa ở tù là điều ô nhục trọng đại. Tuy nhiên phải làm điều tội lỗi nặng nề như trộm cướp, giết người thì mới ở tù.
                Ngày nay dưới chề độ VC, ở tù là thường sự. Chỉ cần buồn lòng nhậu say, về nhà la lối vợ con là có thể được các “nhà cai trị mới” gởi đi học tập cải tạo. Mà không phải chỉ học tập, lao động năm mười bữa, nửa tháng thôi. Do thủ tục giấy tờ nhiêu khê, phần thì chữ nghĩa các quan làng mới cũng lem nhem, nên có khi ở tù cả năm, trường hợp chỉ vì say rượu la ó trong nhà. Đến nỗi ngày nay trong phim ảnh họ cũng có cảnh cha mẹ la rầy con cái không được, bèn đe dọa gởi đi cải tạo.
                Nhà tù đầu tiên
                Khoảng đầu tháng 6/75, nhà cầm quyền “Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam” ra thông cáo quy định việc học tập cải tạo: Thời hạn học tập dành cho sĩ quan cấp úy và tương đương là 15 ngày. Cấp tá và tương đương là một tháng. Mỗi người phải đem theo 12 ngàn tiền ăn. Ai không có tiền thì mang theo gạo, trị giá tương đương. Ngày trình diện đầu tiên là 25 tháng 6 năm 1975.
                Nhà tôi bàn bạc, đi sớm về sớm, lại đầu mùa, mưa ít, đở cảm lạnh. Vậy là ngày kể trên tôi vào trình diện “đi học tập” từ trường Trung học Ngô Quyền. Lúc ấy vào khoảng 2 giờ chiều, trời mưa lất phất. Trong phòng hàng mấy chục anh em mà không khí hoàn toàn im lặng. Ai nấy đều lo âu trong lòng. Tôi men lại góc phòng nằm tạm trên băng ghế học trò, cố dỗ giấc ngủ để lấy sức đi đường, ắt hẳn là xa. Không gian vắng lặng nhưng không sao ngủ được vì trong lòng vẫn bồn chồn. Thời gian dài lê thê. Tuy nhiên rồi cũng đến lúc lên đường. Lúc ấy vào khoảng 5, 6 giờ chiều. Trời bỗng đổ mưa nặng hạt. Đang loay hoay lo che chắn chiếc ba lô cho khỏi ướt thì đã thấy xe quẹo vào cổng trại: Trung tâm cải Huấn Tân Hiệp.
                Đêm đầu tiên trong tù thật là não nuột. Ngoài trời mưa tí tách. Trong phòng tất cả đều thao thức nhưng câm lặng. Hầu hết anh em đều là người địa phương nên có điều chua xót: vốn là người chức quyền địa phương, ít nhiều danh giá, nay ra thân tù tội, mà lại ở trong tù ngay chính tại quê nhà. Hơn nữa, từ khám tới nhà chỉ cách nhau hơn cây số, mà lúc này xa cách nghìn trùng. Nằm buồn nghĩ vẩn vơ, chợt lặng lẽ mỉm cười trong bóng tối. Nghĩ lại mình có nhiều duyên nợ với khám đường nầy.
                Từ năm 1965, khi còn là Trưởng ty Nội An tôi đã có lần vào thăm khám nầy. Trước cảnh tù tội của một số sĩ quan trẻ, tuy là VC nằm vùng thuộc chủ trương “luồn sâu, leo cao” của địch, nhưng tình cảnh cũng đáng thương. Khi nghe họ trình bày nỗi vất vả trong tù, anh viên chức trẻ còn mang chất thư sinh, lòng cảm thấy rưng rưng. Thế mà ngày nay, bản thân vào tù, chỉ nghe viên Trưởng trại, vốn là Trung Úy nằm vùng bị giam ở đây, nay chỉ huy trại nầy, thốt ra toàn những lời thù hằn nhục mạ thôi.
                Mùa hè năm 73, một cơn mưa bão gây ngập lụt trại nầy. Khi tình hình trở nên nguy hiểm, đe dọa sinh mạng cả ngàn tù nhân, tôi đã tự mình lái xe trong mưa bão vào lúc nửa đêm, đến xem xét tại chỗ tìm cách giải cứu. Cuối cùng ông Tỉnh trưởng đã liều lĩnh cho lệnh phá sập bức tường cuối trại cho nước rút đi, cứu sống hơn ngàn sinh mạng vừa tù nhân, vừa gia đình binh sĩ kẹt lại trong trại.
                Mùa thu năm 74, để chuẩn bị chiến trường đánh chiếm Phước Long mấy tháng sau đó, VC mở nhiều đợt pháo kích vào phi trường Biên Hòa nhằm tiêu hao tiềm lực của SD3 Không quân. Trong một đợt pháo kích, bất đồ một trái hoả tiễn 122 ly rơi trúng ngay một phòng giam các “đồng chí” của họ, sát thương toàn bộ nhân số trong phòng. Trước mấy chục đống máu thịt bầy nhầy gọi là thi thể, mà trại lại không có ngân khoản chôn cất, tôi đành ra lệnh bất hợp pháp cho xã Tỉnh lỵ xuất công nho lo chôn cất.
                Những ngày cận 30-4, nhà thầu không chịu cung cấp thực phẩm trả bằng ngân khố phiếu, đòi phải trả tiền mặt. Không đành lòng để cho tù nhân chết đói, tôi lại liều ký chi phiếu khống, tức là không có chứng từ chứng minh, để rút tiền mặt mua thực phẩm cho họ.
                Nằm trong tù ôn lại dĩ vãng thấy ở đây mình đã từng gieo nhân lành, nay cớ sao gặt qủa dữ. Nhân quả bất đồng chăng? Thật ra về sau mới biết được, là “được” vào trại nầy quả nhiên là điều lành, bởi vì ở đây giữa thành phố, lại chỗ giam đông người, nên đỡ bớt rất nhiều nguy cơ kèm kẹp khảo tra cũng như nạn thủ tiêu dấm dúi. Nghĩ thật cám cảnh ơn Trời Phật!
                Chiếc còng số 8 đầu tiên
                Trong đời tù tội, lần đầu tiên nếm mùi chiếc còng số 8, thì trớ trêu thay lại được mang vào tay ngay chính tại quê nhà Bình Dương.
                Tháng 8 năm 76, 35 anh em biệt giam thuộc trại Nhà Đỏ được lùa lên xe vận tải bít bùng chở đi. Trên xe ai nấy đều hoang mang không biết số phận đi về đâu. Vốn là người địa phương, tôi biết rõ địa điểm thủ tiêu ghê rợn: Truông Bồng Bông. Nó nằm trên quãng đường từ Phú Giáo về Bình Dương. Nay thấy xe chạy về hướng ấy nên lòng càng sợ hãi. Lúc xe ngừng lại, cố nhổm người nhìn ra. Thật là hú vía: cổng khám đường Bình Dương. Tuy nhiên tôi vẫn còn băn khoăn tại sao không vào hẳn mà lại đậu phía ngoài cổng. Chợt thấy mấy chú CA khuân ra một thùng carton. Thùng mở ra: toàn còng số 8 Smith B Wesson mới tinh. Mấy chú CA hô to: Nào từng cặp 2 người, đưa tay ra. Tôi và Đại úy Lợi CSQG liền đưa tay ra. Vậy là rắc một cái, trên tay đã mang còng gọn ơ. Lại nghe tiếng quát nạt, nhìn lại thấy hai anh H và Đ co rúm người lùi lại trong góc xe. Chú CA sấn lại giằng tay ra, rắc một cái là xong, miệng lầm bầm: chỉ bấy nhiêu mà cũng sợ. Buồn cười là hai anh nầy chẳng những gốc “phú lít” mà một người lại có tên là “Cọp”, ngươi kia là “Lớn”, đã từng quen thuộc với cặp số 8 nầy, thế mà nay sợ hãi. Vừa còng xong, ông “Cọp” thì mặt mày tái ngắt, ông “Lớn” thì nước mắt chảy dài.
                Phần tôi cũng chua xót lắm, vì không ngờ trong đời có ngày ở tù, lại nếm mùi còng trói đầu tiên ngay tại quê nhà. Hơn nữa, nhớ lại ngày nào, khi còn bé theo bạn vào chơi đùa trước sân khám đường nầy. Nay tuổi gần 40, thân tù tội mang còng cũng tại chỗ nầy.
                Về sau, nếm đủ mùi còng trói thì mới biết dẫu sao chiếc còng Mỹ vẫn nhẹ nhàng, tiện lợi hơn loại dây xích chó hoặc chiếc cùm sắt do thợ rèn XHCN sản xuất nhiều. Bởi vì loại dây xích chó thì nó miết vào cườm tay vừa tê, vừa đau đớn. Còn chiếc cùm sắt thì vừa nặng, vừa kềnh càng, lại thêm cạnh xù xì rỉ sét, lỡ cứa đứt tay bị phong đòn gánh như chơi.
                Vừa rồi ở Mỹ nầy, có việc vào bệnh viện, bất ngờ bắt gặp một nữ cảnh sát dẫn giải một phạm nhân đi khám bệnh. Anh nầy chắc thuộc loại nguy hiểm nên trên tay là đôi còng lại thêm một sợi dây xích nhỏ nhằm hạn chế hoạt động của đôi tay. Dưới chân đèo thêm cặp còng rời có buộc dây xích đủ để bước đi. Vậy mà anh nầy vẫn thản nhiên kháo chuyện với người bạn đồng tù được cho ra làm tạp dịch gần đó.
                Thế mới biết ở đâu thân tù tội cũng chịu cùm trói nặng nề. Có khác chăng, ở đây bệnh nhẹ cũng được đi bệnh viện. Còn ở bên kia thường là tù nhân chết trước khi được đi bệnh viện. Mà có được đưa đi thì phần chết vẫn nhiều hơn phần sống, bởi vì bệnh viện không có đủ thuốc cho dân thường thì lấy đâu cấp cho tù.
                Vậy đành tự an ủi:
                Bắt phong trần, phải phong trần
                Cho thanh cao mới được phần thanh cao
                Nguyễn Nhơn
                lưu vong hành  Nguyễn  14 hours ago
                Ông Nguyễn Nhơn ơi,
                Tôi biết có nhiều người gieo nhân lành, những trẻ thơ vô tội... mà bọn việt cộng giết họ thảm khốc. vô nhân tính! Đôi lúc nghĩ rằng công lý đã không mà thiên lý cũng chẳng còn thì nản lòng lắm!
                Nhưng nhớ đến tội ác bọn việt cộng đã gây ra cho người thân, bạn bè, đồng bào thì nổi giận sôi trào!
                Thời gian lặng trôi, hoàng hôn dần xuống, thân xác héo mòn, tinh thần mỏi mệt, nhân số hao hụt nhưng nhìn lại chúng tôi rất tự hào vì đã làm được những gì trong khả năng để không phải xấu hổ với gia đình, dòng họ, bạn bè, đồng bào.
                Đôi lần ghé qua D.C được ông Nguyễn Ngọc Bích cùng bà Hợi tiếp đón hay vợ chồng bà Lễ mời cơm rồi khi tạm ở "am" của ông Phan Vỹ. Nay, họ, người còn kẻ mất, nghĩ mà quặn lòng!
                Thôi xin kính ông sức khỏe, tinh thần minh mẫn mà vạch trần những trò bĩ ổi của bọn bợm bãi cho người dân được rõ.
                Kính

                1.Một chi tiết về Tôn Nữ Thị Ninh mà có thể ít người biết đến. Sau 30/4/75, các "lão thành cách mạng" từ Bắc vào Nam, đã tiết lộ một điều là TNTN có quan hệ "mật thiết" với Xuân Thủy, trưởng phái đoàn CSVN tại bàn đàm phán Hiệp Định Ba Lê 1973. Nếu không có cái gốc XT chống lưng, thì TNTN đã không thể là ĐS lưu động CSVN tại Âu Châu sau nầy.
                2.TNTN là người đã tuyên bố một câu trịch thượng và xấc xược khi Mỹ và Liên Âu phê phán CSVN vi phạm Nhân Quyền, đàn áp và khủng bố các nhà đấu tranh cho tự do dân chủ và Nhân Quyền trong nước rằng, "Trong gia đình chúng tôi có những đứa con cháu hổn láo, bướng bĩnh, thì để chứng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dỉ nhiên là theo cách chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có gỏ cửa mà đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi".

                Câu tuyên bố của Tôn Nữ thị Ninh sặc mùi khủng bố và... ngu xuẩn đại ngu xuẩn không biết bà có ăn học không. Bà lấy quyền gì để "dạy" dân bớt hỗn láo bướng bỉnh. Bà lấy gì để che con mắt hàng xóm nhìn vào "gia đình" bà. Người dân không phải là CON của bà. Người dân lịch sự gọi bà là "con mẹ"... câu nói này để dành khắc vào mộ của "con mẹ" theo tui là xứng đáng...
              • Avatar


            • Nền giáo dục xã nghĩa nó sản sinh ra những trí thức như thế?
              Thumbnail



             

            Cũng nhờ nhà sản phỏng dái Miền Nam mới biết được có loại 'bia phải kèm mồi' mới uống được? Hình như 2 thằng đầu bạc là Nguyễn Trọng Vĩnh và giáo sư Tai Ương?
            Thumbnail

            Thumbnail
            Avatar


            Tôn Nữ Thị Ninh, tên ĂCQGTMCS...
            Thumbnail


            • Xem video này sao mê sống ở thời VNCH quá.

            • Thời VNCH:
              1) Từ ngày bắt đầu đi học cho đến ngày ra trường không phải đóng 1 đồng xu.
              2) Cuối năm, học giỏi (hạng 1-5), thì được lãnh thưởng các học phẩm & sách vở cho năm sau.
              3) Nếu học giỏi, được cấp học bổng cho du học.
              4) Bệnh viện chẳng phải đóng bệnh phí đồng nào.
              Ở xứ Mỹ:
              1) Lớp 1-12, không phải đóng học phí. Lên ĐH phải đóng học phí, đi làm trả lại bá thở luôn. Tuy nhiên cũng có scholarship nếu học giỏi.
              2) Cuối năm không có phát thưởng cho người học giỏi.
              3) Du học thì hoàn toàn tự túc.
              4) Bệnh viện thì phải mua insurance. Trả tiền bác sĩ & bệnh viện muốn sạch túi.
              Ở VN hiện nay:
              1) Bắt đầu bước đến trường ( bắt đầu từ lớp lá, lớp cây gì đó ) là phải đóng học phí suốt đến khi nào không còn đến trường nửa thì thôi. Lại còn phải đi học thêm các lớp thầy cô dạy nửa chứ, tức nhiên là phải đóng tiền.
              2) Cuối năm không có phát phần thưởng, nếu có thì là những tấm ảnh của thèng tội đồ của dân tộc Việt chết khô ở nhà xí Ba Đình.
              3) Du học là hoàn toàn tự túc.
              4) Bệnh viện: Không ứng trước tiền thì không được vào & không được chửa trị.
              Tổng kết lại: Sống ở thời VNCH là sướng nhất.
              Giáo dục: Bao giờ được như… xưa?

              Thì ra con mẹ TÔN NỮ THỊ NINH đã là một tên cơ hội cộng sản từ lúc mới phỏng dái 30/4/1975.
              Cảm ơn giáo sư Mai Thanh Truyết đã cho dân ngu miền Bắc biết sự thật:
              "1. Một thời không quên
              Một tháng sau, mọi sự đi dần vào ổn định, nghĩa là mọi thủ tục kiểm soát, kiểm tra đã hoàn tất, số giáo sư của trường được chia ra làm hai nhóm rõ rệt:
              1- Các giáo sư đeo băng đỏ trong những ngày đầu trở thành các Tổ trưởng và Tổ phó học tập trong đó Tôn Nữ Thị Ninh là một Tổ trưởng sáng giá nhất, và
              2- Số giáo sư còn lại chiếm đa số là Tổ viên."
              Chả trách sau này, TÔN NỮ THỊ NINH nó được nâng đỡ đến độ được đi làm đại sứ ở châu Âu, về nước ăn tục nói phét như thánh phán, bênh vực độc tài toàn trị để được hưởng bổng lộc của đảng cướp csVN.
              Thế mà trước đây, khối người cứ tưởng con mẹ này là Việt kiều yêu nước ở Châu Âu có cảm tình với chế độ cs mà về nước phục vụ cs.

              Hai Lúa  an hour ago
              (Trích: "Còn lại, người viết biết được một người còn “ngoa ngoe” làm kiểng “câu chuyện Hoàng Sa-Trường Sa”, và một làm “lính kín trí thức” đi đi về về Sài Gòn - Boston". Hết trích).
              Đọc kỹ bài viết, tôi đoán:
              - Người “lính kín trí thức” đi đi về về Sài Gòn - Boston" tôi đoán là TS Bùi Trân Phượng, người đã bị cách chức Hiệu Trưởng trường ĐH Hoa Sen, Sài Gòn. Không biết có đúng không?
              - Còn "một người còn ngo ngoe” làm kiểng “câu chuyện Hoàng Sa-Trường Sa” thì tôi đoán không ra. Bà con nào biết, làm ơn nói giùm, (cái này rất tế nhị, tôi không dám hỏi tác giả). Xin cảm ơn.

              ·        Bài viết của tác giả Mai Thanh Truyết như một cuốn phim rất sống động, gợi lại cho những "giáo viên lưu dung" những kỷ niệm đắng cay! Xin cám ơn tác giả.

              ·       
              • Avatar
                 
                Nhưng khi đ và nn vẹm chúng tôi ‘đói’ giấy xanh của Mẽo thì quý vị có nghĩa vụ ‘giúp’ chúng tôi! Nói có sách, mách có chứng:
                Hà Nội, 20/09/2017: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị World Bank tìm nguồn tài trợ không hoàn lại cho VN!
                “Để hỗ trợ các cơ quan, địa phương có thể tiếp cận nguồn vốn ưu đãi trong thời gian vừa tốt nghiệp vốn IDA, Thủ tướng đề nghị WB tìm kiếm nguồn vốn tài trợ cho Việt Nam các khoản không hoàn lại để giảm tối đa làm chi phí vay vốn, tăng thành tố ưu đãi của các khoản vay.”
                Nguồn: http://tuoitre.vn/thu-tuong...
                  • Avatar
                     
                    Thumbnail



                    No comments:

                    Post a Comment