Thượng đỉnh COP21 – Rồi sao nữa?
Lời Hứa của Trung Cộng và Việt Nam
Thượng đỉnh COP 21 vừa đi qua một khúc quanh khi TT Donald Trump quyết định rút ra khỏi những kết ước với hiệp định nầy vào tháng 4 vừa qua, mặc dù TT Obama trước đó đã đóng góp 1 tỷ Mỹ kim ngay sau ký kết vào ngày 11/12/2015.
Chuyện gì sẽ xảy ra trong những ngày sắp tới?
1- Tất cả vì những lới hứa!
Cho đến nay, chỉ có 56 quốc gia – chịu trách nhiệm gần 70% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính – chính thức thông báo phần đóng góp. Mức đóng góp này được ghi nhận là không đủ để hạn chế mức tăng nhiệt độ không quá 2°C.
Cũng cần nên nhớ, trong kết ước Nghị định thư Kyoto năm 1997, các quốc gia đồng ý tiết giảm sự phóng thích khí carbonic vào môi trường cho năm 2012 là phải giảm thiểu 12% so với lượng khí thải vào năm 1995. Nhưng tiếc thay, chỉ có một vài quốc gia như Anh và Đức…thực hiện kết ước mà thôi!
Ngoại trưởng Pháp cảnh báo: Nếu không có các nỗ lực đặc biệt, nhiệt độ Trái đất hoàn toàn có thể tăng quá 4°C từ nay đến cuối thế kỷ. 2°C là mức tăng nhiệt độ cho phép nhân loại kiểm soát được các biến đổi khí hậu, nếu vượt quá mức này, các thảm họa thiên nhiên sẽ được xem là vượt quá khả năng đối phó.
• Lời hứa của quốc gia tổ chức Pháp trong vấn đề năng lượng, không khí và khí hậu như sau:"La loi de Transition énergétique franchit avec succès une nouvelle étape: La France exemplaire est en marche vers la COP21".
Hứa là sẽ:
- Giảm thiểu 40% phát thải khí nhà kinh (green house effects) cho đến năm 2030 so với năm 1990;
- Giảm xử dụng năng lượng hóa thạch (fossil energy) ở mức 30% vào năm 2030 so với năm 2012;
- Xử dụng năng lượng "sạch" chiếm 40% cho năng lượng điện vào năm 2030;
- Giảm thiểu việc xử dụng năng lượng xuống 50% vào năm 2050 so với năm 2012;
- Giảm thiểu 50 % lượng rác phế thài vào năm 2050 so với năm 2012;
Hứa cho nhiều, nhưng chẳng thấy…
Rồi cũng tiếp tục hứa!
• Là một quốc gia phát khí carbonic đứng hàng thứ tư trên thế giới, Ấn Độ vừa cam kết giảm bớt lượng thải khí CO2và phát triển năng lượng tái tạo, góp phần cải thiện môi trường. Ngày 01/10/2015, Ấn Độ trình lên LHQ một bản báo cáo với nội dung cam kết đẩy mạnh vai trò của các loại năng lượng tái tạo và giảm bớt lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Không đi sâu vào chi tiết, nhưng New Delhi hứa từ nay cho đến năm 2030 Ấn Độ sẽ cố gắng giảm 35% lượng khí thải carbonic so với thời điểm của hồi năm 2005. Ngoài ra New Delhi cũng thông báo phát triển năng lượng tái tạo để trong 15 năm nữa, năng lượng sạch bảo đảm đến 40% nhu cầu tiêu thụ của quốc gia Nam Á này.
Tỷ lệ năng lượng tái tạo trên được sử dụng tại Ấn Độ hiện chỉ là 12% theo thẩm định của tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu nâng tỷ lệ năng lượng sạch đang từ 12% lên thành 40%, Ấn Độ cần được quốc tế hỗ trợ cả về phương diện tài chính lẫn công nghệ. Tuy "hứa" như trên đây, nhưng Ấn Độ vẫn trách các quốc gia đã phát triển như sau:"Ấn Độ biện minh cho quan điểm của mình và đòi được quyền phát triển". Theo Le Monde, Ấn Độtrước hết bảo vệ quyền lợi riêng: "Ở một đất nước mà hàng trăm triệu hộ gia đình chưa có nhà vệ sinh, không có đủ điện nước để sinh hoạt, thì việc chống biến đổi khí hậu vẫn là một điều gì đó còn trừu tượng xa vời, một thứ xa xỉ phẩm mà người nghèo chưa dám nghĩ tới. Các nhà phân tích đơn cử một ví dụ minh họa cho sự đối chọi Nam-Bắc: người giàu muốn đóng tiền bảo hiểm nhà cửa, trong khi người nghèo bữa ăn chưa no, tiền đâu mà tính đến chuyện mua nhà.
Vì thế cho nên, để đạt được mục tiêu, hội nghị COP21 phải giải quyết đầu tiên hết một vấn đề: các nước giàu chịu chi bao nhiêu tiền và trong bao lâu, để khuyến khích giúp đỡ các nước nghèo (hay các quốc gia đang phát triển) nỗ lực chống biến đổi khí hậu. Hiện tại vẫn có hơn 300 triệu dân Ấn Độ không có điện và quốc gia đông dân này thường xuyên bị mất điện.
Phải chăng lại có thêm một lời hứa…Lèo nữa?
2- Lời hứa của TC
Hiện tại, Trung Cộng là quốc gia phát thải khí carbonic (CO2) lớn nhứt vào không khí vào khoảng 10 tỷ tấn, chiếm khoảng 21% lượng khí thải toàn cầu. Theo thống kê năm 2014, TC tiêu thụ 1.962,4 triệu tấn than, tức 50,6% tổng lượng than trên thế giới.
Qua hai dữ liệu trên, rõ ràng TC hiện là tác nhân gây ra hiện tượng hâm nóng toàn cầu và sẽ là nguyên nhân chính có thể làm trở ngại tiến trình thực hiện các "Lời hứa" của Thượng đỉnh COP21 là… cố gắng làm giảm thiểu sự gia tăng nhiệt độ trong không khí dưới 20C từ đây cho đến cuối năm 2100.
Bắc Kinh hứa là đến năm 2030 sẽ giảm khí thải 13% trong khi chuẩn bị cho Thượng đỉnh COP21. TC nhấn mạnh đến các biện pháp mới hoặc đang thực hiện, chứng tỏ quyết tâm của nước phát thải nhiều nhất trên thế giới sẽ đóng vai trò nghiêm chỉnh và «sẽ đưa thế giới đến một hiệp ước toàn cầu về khí hậu».
Như vậy mà … Ô nhiễm không khí bên ngoài nhà cửa làm chết khoảng 1,6 triệu dân chúng ở TC hàng năm , tức 4.400 người/ngày. Điều cần nhấn mạnh là, Hoa Kỳ phát thải khoảng 7 tỷ tấn CO2 trong năm 2014 và Trung Cộng, 10 tỷ; trong lúc đó, Mỹ sản xuất khoảng 22% sản phẩm toàn cầu, và Trung Cộng chỉ sản xuất 19% mà thôi.
Và cũng chưa đầy một năm sau lời hứa, TC đã tăng lượng than tiêu thụ từ 1.961,2 lên 1962,4 triệu tấn! Từ đó, chúng ta thấy rõ ràng là TC, một quốc gia cộng sản chưa bao giờ và sẽ không bao giờ giữ lời hứa trong mọi giao ước, hay giao kết với quốc tế và với chính người dân của họ.
Chúng ta lần lượt xem qua chương trình hạn chế sự hâm nóng toàn cầu của TC qua các dự án xử dụng năng lượng tái tạo.
Năng lượng tái tạo ở Trung Cộng
Các loại năng lượng tái tạo của TC được đan cử như sau: -Năng lượng sinh học (Biofuel) – Năng lượng sinh khối (Biomass) – Năng lượng địa nhiệt (Geothermal) – Thủy điện (Hydropower) – Năng lượng mặt trời (Solar energy) – Năng lương thủy triều (Tidal power) – Năng lượng song (Wave power) – Năng lượng gió (Wind power).
Vào năm 2013, TC là một quốc gia dẫn đầu thế giới qua việc sản xuất năng lượng tái tạo với 378 GW, chính là nhờ năng lượng thủy điện và gió. Bước qua năm 2014, cũng chính TC đi đầu qua việc xử dụng năng lượng gió, năng lượng mặt trời qua việc sản xuất các hệ thống biến điện từ ánh sáng (cell photovoltaic).
Từ đó cho thấy, mạng lưới năng lượng tái tạo của TC qua các công nghệ trên đã gia tăng nhanh hơn công nghệ năng lượng hóa thạch và năng lượng hạt nhân. Kể từ năm 2005, nhờ vào việc làm giảm giá thành và xuất cảng làm cho kỹ nghệ năng lượng mặt trời tăng lên gấp 100 hiện nay.
Quan điểm của TC là đặt trong tâm vào việc tăng gia sản xuất năng lượng tái tạo, và xem đó như một chính sách an toàn năng lượng cho quốc gia và cũng nhằm giảm thiểu sự phát thải khí carbonic qua việc xử dụng năng lượng hóa thạch do nguồn than và khí đốt v.v…Và TC hứa là vào năm 2020, sẽ tăng các hệ thống năng lượng tái tạo lên 20% (chỉ chiếm 11% vào năm 2015) trên tổng lượng năng lượng tiêu thụ trong nước.
Kể từ năm 2012, TC mới bắt đầu khơi mào việc gắn các thiết bị đo đạc phẩm chất không khí (air quality), và cho đến nay, chỉ có 400 thành phố, đa số là các thành phố cận duyên, có gắn thiết bị nầy. Điều nầy chứng tỏ rằng, những thành phố trên đã trở thành nơi ô nhiễm trầm trọng nhứt thế giới.
Trung Cộng năm 2014 đã có một bước tiến quan trọng khi ấn định mục tiêu giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ nay đến sau năm 2020. Bắc Kinh cam kết cho đến năm 2030 sẽ giảm 26% đến 28% so với năm 2005. Trong lời tuyên bố, Tập Cận Bình nhấn mạnh đến các biện pháp mới hoặc đã có, chứng tỏ nước phát thải nhiều nhất trên hành tinh đóng vai trò nghiêm chỉnh và «sẽ đưa thế giới đến một hiệp ước toàn cầu về khí hậu».
Qua các tin tức trên, câu kết luận cho "Lời hứa của Trung Cộng" là "Làm sao TC thực hiện được chỉ tiêu trên trong vòng chỉ 10 năm, để đáp ứng lời hứa với Thượng đỉnh COP21?"
3- Lời hứa của Việt Nam
Theo một số ước tính của nhiều chuyên gia nghiên cứu về ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu lên Việt Nam thì quốc gia nầy sẽ bị nhiều thiệt hại hơn các nơi khác, đặc biệt ở miền Nam Việt Nam.Theo dõi suốt 50 năm qua, nhiệt độ vùng nầy đã tăng lên từ 0,05 đến 0,200C, và mực nước biển đã tăng lân từ 2 đến 4cm cho mỗi 10 năm.
Hậu quả của những sự biến đổi khí hậu nầy sẽ chia Việt Nam thành 7 vùng có ảnh hưởng khí hậu thay đổi khác nhau từ Bắc chí Nam, đặc biêt ảnh hưởng đến nguồn nước và các lãnh vực kinh tế-xã hội khác như nông nghiệp, rừng, đánh bắt cá tôm, năng lượng, di chuyển và y tế.
Kể từ năm 2010 đến nay, Việt Nam nhận khoảng 1.3 tỷ USD tiền hỗ trợ của thế giới nhằm giúp giải quyết biến đổi khí hậu, cũng như "Việt Nam có chương trình ứng phó với Biến đổi khí hậu và làm việc hết sức nghiêm chỉnh theo đúng quy định của quốc tế" theo lời của một chuyên gia của Trung tâm Phát triển Cộng đồng Sinh thái.
Nhưng sự thật là, những dự án của quốc tế tài trợ cho việc đối ứng với sự biến đổi khí hậu ở Việt Nam có thực sự đến những địa phương có nhu cầu hay không đặc biệt là vùng ĐBS Cửu Long với tình trạng sạt lỡ, nước mặn lấn sâu vào đất liền, tình trạng khô cạn nguồn nước làm cho trên 1 triệu hecta đồng ruộng bị tiêu hủy trong mùa khô, v.v…
Nhiều phần ở đồng bằng sông Cửu Long bị hạn hán và nước mặn xâm lấn nghiêm trọng nhất trong gần 100 năm qua. Tin IANS ngày 19/2/2016 cho hay tình trạng này đã tàn phá nặng nề các vùng trồng lúa và cây ăn trái, các khu rừng, ảnh hưởng tới ngành nông nghiệp và chăn nuôi, cũng như gây ra nạn thiếu nước ngọt ở nhiều tỉnh thành phía Nam.
Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết hạn hán và nước mặn xâm lấn đã phá hỏng nhiều đồng lúa, thiệt hại trị giá khoảng 1.000 tỷ đồng Việt Nam.
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam dự báo ngoại trừ thành phố Cần Thơ và hai tỉnh An Giang, Đồng Tháp, tất cả các địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị nước mặn xâm lấn trong năm nay.
Tại Kiên Giang, dù tỉnh này đã đầu tư gần 20 tỷ đồng để đào hàng chục con đê nhỏ ngăn chặn, nhưng nước mặn vẫn lấn ruộng lúa, phá hủy hơn 30.000 ha. Bộ Nông nghiệp nói vùng đồng bằng sông Cửu Long cần nguồn ngân quỹ 4 tỷ đôla mới có thể đối phó hiệu quả với nạn hạn hán và nước mặn xâm lấn.
Vì sao?
Vì có rất nhiều dự án, nhằm mục đích để "Rất nhiều dự án hoàn toàn dành cho việc nâng cao năng lực cho cán bộ lãnh đạo, cho đội ngũ làm việc trung gian thì số tiền đó không thể đến với người dân được".
Và "Hỗ trợ trực tiếp cho cộng đồng còn nhỏ và cơ chế còn rất khó để người dân, những nhóm phi chính thức, những nhóm không có kiến thức để có thể xin viện trợ, xin hỗ trợ từ những quỹ này", lời của một Giám đốc trong chương trình hỗ trợ trên.
Cổ súy cho kế hoạch đẩy mạnh việc xử dụng năng lượng tái tạo, nhưng lại tiếp tục khai triển các dự án dùng năng lượng hóa thạch, như trường hợp của tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu…làm sao Việt Nam có thể giải quyết những "sự cố" do sự hâm nóng toàn cầu gậy ra.
Chúng ta hãy so sánh "lời hứa" của Việt Nam trong Thượng đỉnh COP21 là sẽ phát triển tăng việc xử dụng năng lượng tái tạo cho đến năm 2030 là 10% so với tổng số nhu cầu năng lượng trong nước. Và cam kết sẽ giảm 8% phát thải khí nhà kính vào năm 2020 - 2030, và con số này có thể đạt tới 25% nếu có sự hỗ trợ của quốc tế.
Nếu chúng ta nhìn sang hai quốc gia lân bang trong ASEAN là "Đến năm 2030, Thái Lan hay Philippines đang đặt ra mục tiêu tới 50%".
Trong lúc đó, nhiệm vụ và mục tiêu của viện trợ cho Việt Nam là giảm phát thải khí nhà kính qua việc giảm lượng xử dụng nguyên liệu hóa thạch và tăng dần lượng năng lượng tái tạo như địa nhiệt, năng lượng mặt trời, sóng biển…
Phải chăng, đây cũng là một nghịch lý khi Việt Nam ngữa tay nhận viện trợ?
Ở Việt Nam, những vùng miền núi hay hải đảo xa xôi hoàn toàn có thể sử dụng năng lượng tái tạo như gió và mặt trời…và đầu tư sẽ rẻ hơn rất nhiều so với đầu tư vào mạng lưới điện quốc gia mà dựa vào những nguồn năng lượng hóa thạch, nguyên nhân chính của sự phát thải khí nhà kính".
Theo một nghiên cứu được công bố trong Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2016 ở Davos, Việt Nam là một trong 10 quốc gia có tình trạng ô nhiễm không khí tồi tệ nhất. Kết quả về Không khí của Việt Nam xếp thứ 123 trong số 132 quốc gia được khảo sát.
Nguồn cung cấp nước của Việt Nam (ảnh hưởng lên với sức khoẻ con người) được xếp hạng 80 trong số 132 quốc gia khảo sát.
Trong giai đoạn 2011-2016, Việt Nam nhận khoảng 1.3 tỷ USD tiền hỗ trợ của quốc tế nhằm giúp giải quyết biến đổi khí hậu."Nhưng phải đặt ra câu hỏi là hiệu quả trực tiếp từ số tiền 1 tỷ đó đến với cộng đồng là bao nhiêu?
Rất nhiều dự án hoàn toàn dành cho việc nâng cao năng lực cho cán bộ lãnh đạo, cho đội ngũ làm việc trung gian thì số tiền đó không thể đến với người dân được. Hỗ trợ trực tiếp cho cộng đồng còn nhỏ và cơ chế còn rất khó để người dân, những nhóm phi chính thức, những nhóm không có kiến thức để có thể xin viện trợ, xin hỗ trợ từ những quỹ này.
Giáo sư Trương Quang Học từ Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường trả lời câu hỏi của BBC Tiếng Việt rằng: "Liệu có sự mâu thuẫn trong kế hoạch của Việt Nam khi vừa có kế hoạch xây các nhà máy nhiệt điện than lại vừa thực hiện tăng trưởng xanh?" ông Học nói, "Không có sự mâu thuẫn mà đây là quá trình vì từ trước đến nay chúng ta chủ yếu dùng nguyên liệu hóa thạch như than đá, dầu khí nên phát thải khí nhà kính. Giờ nhiệm vụ của chúng ta là giảm phát thải thì về nguyên tắc chúng ta giảm lượng sử dụng nguyên liệu hóa thạch và tăng dần lượng năng lượng tái tạo như địa nhiệt, năng lượng mặt trời, sóng biển... thì đây là cả một quá trình, cũng không nhanh, không dễ để có thể sử dụng có hiệu quả năng lượng tái tạo mới được." Nhưng trên thực tế, CSBV hành động ngược chiều bằng cách đão ngược lại là cho TC thiết lập nhanh chóng hệ thống nhiệt điện than từ Bắc chí Nam trong những năm gần đây. (Xem bài viết "Các dự án nhà máy nhiệt điện than ở Việt Nam" của người viết).
4- Thay lời kết
Quá muộn rồi. Mặc dù Việt Nam có rất nhiều chính sách như "tăng trưởng xanh của chính phủ", rồi rất nhiều ban ngành khác nhau cũng có kế hoạch hoạt động riêng cho mỗi ngành và đều có chỉ tiêu cụ thể. Nhưng tất cả chỉ trên bàn giấy mà thôi! Nhiều hoạt động cũng được thực hiện nhưng sự diễn tiến sau mỗi dự án hay mô hình thì hầu như không được tiếp tục hay công bố, vả tất cả biến thành những dự án treo hay dự án ma…nhưng chi phí đầu tư đã được tháo khóa từ trước đó rồi.
Một bình luận về hội nghị COP21, nhà báo tự do Phạm Cao Phong từ Paris cho rằng, như nước chủ nhà đã tuyên bố, "lúc này không phải là lúc hứa hẹn, mà phải tiến hành như thế nào"?
"Như đồng bằng sông Cửu Long, 50 năm nữa mà mất 500.000 hecta, tức là 250 nghìn sân vận động Mỹ Đình đi ra biển thì khủng khiếp thế nào?
Nhằm chia sẻ quan điểm trên, một cách tiếp cận khác về COP21 là:"Chúng ta đã cãi nhau nhiều quá rồi, qua 20 cái COP thì biến đổi khí hậu càng gia tăng. Hiện nay nồng độ khí carbonic trong không khí đã bước qua giới hạn 400mg/L. Chúng ta đã đến lúc không thể không giải quyết, mà nói như Pháp nói, là đã quá muộn."
Để kết luận cho bài viết nầy, nếu chúng ta nhìn lại sự đóng góp của Việt Nam cho Quỹ hỗ trợ cho các quốc gia đang phát triển nhằm hạn chế tiến trình hâm nóng toàn cầu dự kiến là 100 tỷ/năm cho đếm năm 2025.
Và Việt Nam hứa đóng góp 1 triệu mỹ kim!
Lời hứa của Trung Cộng như đã phân tích ở phần trên, cũng như lời hứa của Việt Nam, hai quốc gia cộng sản đang còn đang trong…"giấc mơ ngày" đến thiên đường xã hội chủ nghĩa sẽ đi về đâu?
Thượng đỉnh COP21 rồi đây sẽ đi về đâu?
Phải chăng là sẽ đi vào ngõ cụt dù Hoa Kỳ có tham gia kết ước hay không?
Và kết luận của người viết là…vũ như cẩn !
Mai Thanh Truyết
Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam – VEPS
Houston 1-8-2017
Phụ chú:
sonnhan • 3 hours ago
Các nước theo Mac-Lê, chúng chỉ quan tâm là thu tiền, còn việc khác thì nói cho vui.
Mỹ rút khỏi Paris là đúng vì Mỹ không phí tiền cúng cho Táu cẩu và các nước gây ô nhiễm.
Biến đổi khí hậu là do từ trường của trái đất thay đổi, không ai có thể chuyển đổi được.
Từ đó, trái đất chuyển cực và thay đổi quỹ đạo.
Công nghệ điện và điện tử đã lấy đi nhiều quậng nam châm. Đây cũng là một nguyên nhân làm phá hủy từ trường vốn có của trái đất.
Công nghiệp khai khoáng và nhiệt điện của các nước xã nghĩa sẽ làm trái đất ngày càng ô nhiễm và thời tiết sẽ trở nên khủng khiếp hơn.
SIG SAUER (SÁT CỘNG RỬA THÙ) • 6 hours ago
Khổ thế nói mãi, không nghe các bậc tiền bối đã nói gì à?
- Đừng nghe những gì cs nói, hãy nhìn những gì cs làm
- cs nói gì thì phải nghĩ ngược lại
- cs là loài cỏ dại mọc trên hoang tàn của chiến tranh, là loài trùng độc sinh sôi nảy nở trên rác rưởi của cuộc dời
- cs sinh ra từ đói nghèo và ngu dốt
- cs lớn lên trên sự dối trá và bạo lực
- cs chết đi trong sự khinh bỉ và nguyền rủa của toàn thể nhân loại
- 20t mà nghe theo cs là kẻ không có cái đầu(não)
- 40t mà không từ bỏ cs là kẻ không có trái tim
- cnxh có thể đem đến hạnh phúc cho một vài người, nhưng nó là địa ngục cho nhiều người khác
- Người cs làm cách mạng không phải để đem đến hạnh phúc cho người dân mà là người dân đem đến hạnh phúc, giàu có cho họ
- Khi thằng cs noi láo thì chúng ta phải đứng lên vạch mặt nó, nếu không thì hãy bỏ đi, không để nó có cơ hội nói láo
- cs chỉ làm cho người dân gian dối và hèn nhát
- Một người lương thiện thì không theo cs
- Một người theo cs thì không thể lương thiện
- Một người lương thiện đi theo cs thì chỉ có thể bị tâm thần, bưng bô 2 hàng
- cs không thể sửa chửa, cs chỉ có thể bị đào thải vỉnh viền
cs trên thế giới đã giết 100 triệu người, những kẻ bênh vực cs và đi theo cs là những kẻ u mê tăm tối, ăn bám chế độ, hoang tưởng và tâm thần, thằng tàu cộng và việt cộng là hai thằng đại gian manh và tiểu nhân hèn hạ, chúng không từ bất cứ thủ đoạn nào để sinh tồn, bọn vô hoc thức, vô đạo đức, vô liêm sỉ của một con người, chúng tàn bạo, độc ác, ích kỷ nhưng rất tham lam, thích cướp của người khác và sẵn sàng giết chính người thân nếu cướp của chúng, đối với cs không có thần thánh, cha mẹ, anh em, đồng chí nhưng chỉ có bản thân nó, kẻ tôn sùng cá nhân (hồ bả chó tự viết sách ca ngợi bản thân và có gần 100 tên giả mạo) chỉ có kẻ mưu mô và hiểm độc mới làm chuyện tiểu nhân và vô đạo đức như nó, những ai còn tin cs thì hãy suy nghĩ lại và tránh xa cái chủ nghĩa rác rưởi và vô nhân này, quay về với thế giới văn minh loài người.
Phóthườngdân • 7 hours ago
Theo http://news.zing.vn/o-nhiem...
"Về lượng bụi PM 2.5 trung bình năm 2016 ở TP.HCM là 28,23 µg/m3 (quy chuẩn là 25 µg/m3), trong khi tại Hà Nội chỉ số này lên tới 50,5 µg/m3, cao gấp đôi so với ngưỡng quy chuẩn của quốc gia và cao gấp 5 lần so với ngưỡng trung bình của WHO. Hà Nội đang đứng sau thủ đô New Delhi của Ấn Độ (124µg/m3), một trong những khu vực ô nhiễm không khí nặng trên thế giới."
Tin rằng CSVN nổ lực bảo vệ môi trường giống như tin gái đĩ già mồm.
HSTSVN • 8 hours ago
"Đừng nghe những gì cs nói, mà hãy xem những gì cs làm". Mà Tàu cộng, Việt cộng đều là cộng sản.
- Tàu cộng chỉ lo có mỗi một việc là bành trướng ra khắp thế giới bằng mọi thủ đoạn và chủ trương làm nhiễm độc cả thế giới, từ vụ thải khói nhà kính cho đến sản xuất thực phẩm và hàng tiêu dùng.
- Việt cộng thì đã bán nước cho Tàu rồi, nước đâu còn nữa mà nghĩ đến chuyện "bảo vệ môi trường" cho mất công cơ chứ, phải không, hậu duệ cờ máu Phúc Kiến?
Hồ Chó Má • 8 hours ago
Cho TC Ăn Bom Nguyên Tử?
Vi Anh
Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, hôm 27/7/2017 tại Úc, trả lời một học giả tham dự hội thảo hỏi ông liệu Ông sẽ tấn công Trung Quốc bằng vũ khí nguyên tử vào tuần tới hay không, nếu ông Trump ra lệnh. Đô đốc Swift đáp lại: "Câu trả lời là: có."
Cả chục năm sau khi TC trổi dậy, cả năm năm sau khi Mỹ chuyển trục quân sự về Á châu Thái bình dương, các giới chức thẩm quyền dân sự và quân sự hai bên Mỹ và TC đối thủ đáng gờm nhưng chưa khi nào có những lời lẽ nực mùi chiến tranh nguyên tử như vậy.
Bối cảnh của câu trả lời này làm cho các nhà quan sát càng lo ngại hơn về chiến tranh nguyên tử. TC coi Mỹ là "mối đe dọa với an ninh quốc gia" sau khi hai chiến đấu cơ nước này suýt va chạm với một máy bay trinh sát của Mỹ. Còn Mỹ thì Giám đốc CIA Mike Pompeo sau đó nói TC gây ra mối đe dọa với an ninh quốc gia Mỹ lớn hơn các nước thù địch khác, kể cả Nga và Iran. Còn CS Bắc Hàn, đồng chí, đồng minh của TC mới thử hoả tiễn liên lục địa ngay ngày Quốc Khánh của Mỹ, các chuyên viên Mỹ cho là có thế phóng tới tiểu bang Alaska. Và sau đó phóng nữa, chuyên viên ước tính có thể New York, Los Angeles, Chicago tức toàn lãnh thổ Mỹ. Chưa đủ, CS Bắc Hàn còn kêu gọi Mỹ quỳ gối xin lỗi Kim Jong-un.
Theo Hiến pháp Mỹ, Tổng thống Mỹ kiêm Tư lịnh tối cao Quân lực Mỹ là nhân vật có quyền sử dụng chiếc valy chứa các khoá vũ khí nguyên tử để ban hành lịnh phát động tấn công nguyên tử vào bất cứ kẻ thù nào trên thế giới. Bruce G. Blair, cựu Sĩ quan phụ trách hầm phóng tên lửa đạn đạo Minuteman của Mỹ, cho rằng sau khi ông Trump ra lệnh, quân đội Mỹ sẽ thực hiện đòn tấn công này chỉ trong 5 phút, nhắm vào các hầm ngầm chứa hoả tiễn đạn đạo xuyên lục địa của đối phương. Các tàu lặn mang hoả tiễn có đầu đạn nguyên tử của Mỹ sẽ nhận được mệnh lệnh chậm hơn một chút do đang hoạt động sâu trong lòng biển, nhưng họ vẫn có thể phóng hoả tiễn sau khi nhận lệnh khoảng 15 phút.
Đô đốc Swift nói khả năng tấn công nguyên tử vào TC trong một cuộc hội thảo do Đại học Quốc gia Úc tổ chức tiếp theo sau một cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Úc ngoài khơi bờ biển Úc. Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc lại cho tàu Hải quân Loại 815 lớp Dongdiao hoạt động do thám trong vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm của Úc một tàu đến vùng biển đông bắc Úc để thu thập thông tin theo dõi cuộc tập trận.
Báo USA Today, tờ báo phát hành khắp nước Mỹ nhận thấy các tuyên bố này được đưa ra giữa lúc diễn ra căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về chương trình nguyên tử của CS Bắc Hàn.
Và hồi đầu tháng Bảy, Tổng thống Trump gợi ý rằng Mỹ có thể không hợp tác với TC, một đồng minh của CS Bắc Hàn, để kềm chế tình hình căng thẳng nguyên tử đang leo thang với CS Bắc Hàn.
Đô đốc Scott Swift là giới chức cao cấp quân sự Mỹ từng nhiều lần lên tiếng khẳng định Hoa Kỳ không quay lưng lại với châu Á trong những năm tới. Ông cũng là người có thẩm quyền nhứt đối với vùng chiến thuật và quân lực Mỹ ở Á châu Thái bình dương. Ông đã hơn một lần tố giác Trung Quốc "đang làm thay đổi bối cảnh hoạt động" tại khu vực, muốn làm bá chủ ở Đông Á.
Cựu Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Đô đốc James A. Lyons đã về hưu, có một bài xã luận đăng trên tờ The Washington Times (Mỹ) vạch trần 'ý đồ' muốn làm bá chủ Á châu Thái bình dương của TQ. Ông nhắc lại TC cố ý bỉ mặt Tổng thống Mỹ Obama, coi thường Hoa kỳ để cho thiên hạ thấy sự xuống cấp của Mỹ và sư vượt trội của TQ. Kỳ họp thượng đỉnh G20 ngày 4-5 tháng 9, 2016 tại Trung Quốc, Bắc Kinh trải thảm đỏ, đưa cầu thang cuốn đến chuyên cơ để đón tiếp long trọng các lãnh đạo thế giới, ngoại trừ Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Khi ông Obama bước xuống chuyên cơ Air Force One tại sân bay thành phố Hàng Châu (Trung Quốc) mà không có thảm đỏ lẫn thang cuốn, một quan chức Trung Quốc còn quát tháo Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice và nhân viên Toà Bạch Ốc và đoàn báo chí Mỹ.
Đô đốc James A. Lyons nhận định "Thế giới nhìn nhận động thái này rõ ràng là do Trung Quốc lên kế hoạch từ trước. Thông điệp ở đây là Trung Quốc không tin rằng họ cần phải quỵ lụy hay thậm chí tôn trọng Mỹ", "Mặc dù Tổng thống Obama không muốn làm lớn chuyện vụ việc gây mất mặt này, nhưng ông ta nên nhớ rằng ông đang ở Trung Quốc, đại diện cho nước Mỹ và cũng là một lãnh đạo của thế giới tự do", ông Lyons viết.
Ông Lyons cho rằng trước cách đón tiếp như thế của Trung Quốc, lẽ ra Tổng thống Obama phải ra lệnh cho chuyên Air Force One cất cánh rời khỏi Trung Quốc ngay lập tức. "Nếu ông Obama làm như vậy, tôi chắc chắn rằng Trung Quốc sẽ phải triển khai cầu thang di động và trải thảm đỏ để đón tiếp nghiêm túc Tổng thống Mỹ".
Nhưng với TT Trump thì khác, Ông không tiếc lời chống đối TC thao túng tiền tệ, cướp việc làm của Mỹ. Ông còn điện thoại cho Tổng Thống Đài Loan, công nhiên coi thường nguyên tắc của TC bó buộc thế giới coi Đài Loan là một tỉnh. Thế mà Chủ Tịch Tập cận Bình lại hạ cố bay sang Mỹ viếng TT Trump. Ông Trump không tiếp tại Toà Bạch Ốc, biẻu tương chánh thức của chánh quyền Mỹ mà tiếp tại tư dinh của Ông ở Florida. Ông còn đá giò lái Chủ Tịch Bình sau bữa ăn, khều Ông Bình báo cho biết là hai chiến hạm Mỹ Mỹ đã phóng vào Syria mấy chục hoả tiễn Tomahauk, khiến Chủ Tịch Bình lặng người cả chục giây phải kêu thông dịch viên dịch lại cho đỡ mất mặt.
Ai chớ TT Trump nếu TC chơi xỏ như chơi TT Obama, TT Trump sẽ cho Air Force One cất cánh liền và sẽ trả đũa TC khó lường vì TT Trump là người báo chí Mỹ và quốc tế cho là nhân vật không thể đoán được Ông sẽ làm gì và nói gì.
Như trình bày ở trên, từ khi TC trổi dậy, muốn tranh thế hải thương với Mỹ. TC coi Biển Đông là cái ao nhà của TC, là nơi xuất phát Con Đường Tơ Lụa Trên Biển, là căn cứ cho cuộc chạy đua với Mỹ để TC trở thành cường quốc biển, cường quốc toàn cầu, thách thức Mỹ.
Mỹ cần phải bảo vệ và củng cố vị thế chiến lược ở khu vực này thông qua việc tăng cường hợp tác với các đồng minh, Nhựt, Hàn quốc, Philippines và một số đối tác như Thái Lan, Mã Lai, Nam dương, Singapore.
Vấn đề cần phải phân tích là liệu có xảy ra cảnh, một rừng hai cọp nói theo Trung hoa hay không. Nói cách khác, Mỹ và TC có đánh nhau không, như lần đầu vị Tư lịnh Lực Lượng Mỹ ở Thái Binh dương Đô Đốc Swift nói ngắn, gọn, chắc "Câu trả lời là: có" cho câu hỏi liệu một sẽ có cuộc tấn công Trung Quốc bằng vũ khí nguyên tử vào tuần tới hay không, nếu ông Trump ra lệnh.
Viên tướng cho thấy một cuộc xung đột giữa hai cường quốc hàng đầu Mỹ và TC khó tránh khỏi. TC càng ngày càng cạnh tranh với Mỹ để giành quyền lãnh đạo thế giới, có thể tự động dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự - theo dự báo của các chuyên gia. Graham Allison, Giáo sư trường đại học Havard viết rằng hai đại cường sẽ «hướng đến một cuộc chiến tranh, trừ phi họ có được quyết định khó khăn và đau đớn để ngăn trở». Theo Giáo sư Allison sưu khảo, các cuộc xung đột trong lịch sử giữa Athens và Sparta, giữa Anh, Mỹ và Đức trước hai Thế chiến, cứ mỗi lần cường quốc thống trị bị tranh giành vai trò đều xảy ra chiến tranh.
Không ai biết được liệu Trung Quốc có đi theo con đường này hay không, nhưng việc dồn sức để lấp đầy khoảng cách về quân sự với Hoa Kỳ đã gây ra nhiều lo ngại. Bắc Kinh muốn tăng ngân sách quốc phòng «khoảng 7%» cho năm 2017 để có thể «đẩy lùi ngoại xâm», trong khi tổng thống Donald Trump hứa hẹn «tăng cường sức mạnh» chưa từng thấy cho lực lượng Mỹ, qua việc tăng gần 10% ngân sách quốc phòng.
Còn nhà nghiên cứu Benoỵt de Tréglodé của Viện IRSEM nhận xét, mục tiêu của Trung Quốc là «đưa Đông Nam Á trở lại thành vùng ảnh hưởng truyền thống của Bắc Kinh, và như vậy về lâu về dài sẽ đẩy lùi Hoa Kỳ ra khỏi khu vực». Tương quan lực lượng đang trong quá trình đảo ngược.
Nhưng thực tế tình hình cho thấy chết sống gì Mỹ cũng phải bảo vệ quyền tự do hàng hải ở Á châu Thái bình dương. Ở miền Bắc, Mỹ con gần 100.000 quân trú đóng ở Nhựt và Nam Hàn, hai đồng minh thân thiết của Mỹ. Nếu TC khống chế Biển Đông coi như TC đã phong toả số quân Mỹ này, và coi như Mỹ mất con đường hàng hải huyết mạch 5000 tỷ Mỹ kim hàng hoá qua đây. Tự do hàng hải là quyền lợi cốt lõi tức quyền lợi quốc gia của Mỹ, ai chống đối, Mỹ sẽ bảo vệ bằng biện pháp quân sự. Vũ khí nguyên tử hai bên Mỹ, TC đều có. Trong chiến tranh, bom đạn tránh người chớ người khó tránh bom đạn. Bom nguyên tử, hoả tiễn nguyên tử ai cản đưọc khi có chiến tranh./.(VA)
Lâm Viên Hồ Chó Má • 7 hours ago
Một triết gia Tàu xưa từng nói: "Làm chính trị phải có cái nhìn trước về thế cuộc cả trăm năm". Cách đây 45 năm [1972], khi TT Nixon bước xuống phi trường Bắc Kinh để bắt tay Chu Ân Lai. Ông đâu có ngờ con chó mà ông cưng chiều nuôi dưỡng nay quay đầu cắn nước ông và cả nhân loại.
Đáng lẽ ra, người mà TT Nixon phải đồng tâm, tận lực, kề vai, sát cánh chính là chính quyền VNCH của miền nam VN. Giúp VNCH giữ gìn biển đảo thì ngày nay đâu có nổi hận biến đông như vậy. Thật là "Quả báo nhãn tiền". Kết quả của sự phản trắc mà HK đã làm với VNCH. Và tất cả những nước đã làm chứng cho HĐ Paris nhưng khi Bắc cộng vi phạm thì họ câm miệng. Nay, chắc họ cũng sáng mắt.
Giáo sư Trương Quang Học từ Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường trả lời câu hỏi của BBC Tiếng Việt rằng: "Liệu có sự mâu thuẫn trong kế hoạch của Việt Nam khi vừa có kế hoạch xây các nhà máy nhiệt điện than lại vừa thực hiện tăng trưởng xanh?" ông Học nói, "Không có sự mâu thuẫn mà đây là quá trình vì từ trước đến nay chúng ta chủ yếu dùng nguyên liệu hóa thạch như than đá, dầu khí nên phát thải khí nhà kính. Giờ nhiệm vụ của chúng ta là giảm phát thải thì về nguyên tắc chúng ta giảm lượng sử dụng nguyên liệu hóa thạch và tăng dần lượng năng lượng tái tạo như địa nhiệt, năng lượng mặt trời, sóng biển... thì đây là cả một quá trình, cũng không nhanh, không dễ để có thể sử dụng có hiệu quả năng lượng tái tạo mới được." Nhưng trên thực tế, CSBV hành động ngược chiều bằng cách đão ngược lại là cho TC thiết lập nhanh chóng hệ thống nhiệt điện than từ Bắc chí Nam trong những năm gần đây. (Xem bài viết "Các dự án nhà máy nhiệt điện than ở Việt Nam" của người viết).
No comments:
Post a Comment