Wednesday, October 4, 2017

Sự Suy Thoái Môi Trường Toàn Cầu:
Dấu Ấn Sinh Thái

 


Sự suy thoái môi trường là sự xấu đi của môi trường thông qua sự cạn kiệt các nguồn tài tài nguyên thiên nhiên như:
•         Không khí, nước và đất;
•         Sự phá hủy các hệ sinh thái;
•         Sự phá hủy sinh cảnh (habitat);
•         Sự tuyệt chủng của động vật hoang dã; và ô nhiễm...

 
Khi môi trường sống tự nhiên bị hủy hoại hoặc tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, môi trường bị suy thoái. Ngày nay, chúng ta đã chứng kiến sự suy thoái môi trường trên thế giới ngày nay đang diễn ra dưới hai dạng, hoặc do thiên nhiên, hoặc do con người. Thiên nhiên qua thiên tai như hạn hán, lụt lội, động đất, sóng thần v.v…(Những thiên tai kể trên cũng có con người dự phần gián tiếp vào nữa, cho nên có thể gọi là thiên-nhân-tai!). Tuy nhiên, những tác động trên chỉ là một sự suy thoái có tầm ngắn hạn và sẽ được con người điều chỉnh lại ngay sau đó. Còn sự suy thoái có nguyên nhân là con người sẽ làm cho môi trường chung ngày càng xấu đi và đang tiếp tục diễn ra hàng ngày, cũng như chưa có chỉ dấu nào báo hiệu cho thấy tình trạng trên sẽ chấm dứt.

Đó là những sự kiện xảy ra trên khắp quả địa cầu hàng ngày. Nó có tính liên tục và chiều hướng tệ hại hơn theo thời gian, mặc dù hiện tại trên thế giới có vô số cơ quan NGO và LHQ cố gắng cổ súy và kêu gọi bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững.

Từ việc phá rừng đến việc khai thác quá độ đất đai, nguồn nước, tài nguyên thiên nhiên, tất cả là cội nguồn cốt lõi cho sự suy thoái môi trường. Tuy nhiên có một yếu tố quan trọng góp phần vào sự suy thoái trên cần nên mổ xẻ. Đó là sự gia tăng dân số toàn cầu. Hai quan điểm khác biệt dựa theo hai hướng suy nghĩ đối cực của con người:

•         Suy nghĩ của nhóm bảo thủ hay "đóng" (conservative) và
•         Suy nghĩ của những người theo khuynh hướng tự do hay "mở" (liberal).

Thông thường, đối với người mang định hướng "đóng" (closed-minded), một khi có một hay nhiều ý kiến khác biệt với quan điểm của mình, phần đông những người theo định hướng nầy thường bảo vệ quan điểm của mình hơn là lắng nghe và tiếp nhận cách nhìn khác nghiêm chỉnh hơn. Sự định hướng đóng đó (closed-mindedness) thường xảy ra cho người thuộc nhóm bảo thủ. Chủ nghĩa bảo thủ theo quan niệm cố hữu, đều có khuynh hướng giữ mọi sự, mọi việc tự nhiên đã có sẳn, đã xảy ra từ lâu đời. Do đó, những người theo chủ nghĩa nầy luôn bảo vệ những điều mà họ tin tưởng trên căn bản là đúng.

Ngược lại, đối với những người thuộc nhóm "mở" cho rằng sự định hướng đóng là một điều kiện không tự nhiên (un-natural) trong việc nhận định mọi sự việc trên thế giới. Do đó, những người theo khuynh hướng mở thường dễ chấp nhận những khác biệt về ý kiến, tư tưởng, và việc chấp nhận ấy xảy ra một cách tự nhiên, không cần một cố gắng nào khác để lắng nghe những khác biệt ý kiến đó. Và, đi xa hơn nữa, những người theo khuynh hướng mở luôn cổ động và tin tưởng từ những ý kiến khác biệt trên, từ đó sẽ chuyển tải những điền kiện và phương cách giải quyết tốt hơn cho cuộc sống.

 
Nhưng tiếc thay, quan niệm mở cho đến hôm nay, đối với đa số người tự nhận là có khuynh hướng mở, lại bị gò bó trong hình thức của một loại khuynh hướng đóng hay còn gọi là "mở chính trị" (politically correct) đối với nhiều vấn đề lớn trên quả địa cầu nầy. Và một trong những vấn đề lớn đó là nạn suy thoái môi trường.

1-    Chúng ta thấy được gì?

Từ hai suy nghĩ trên, chúng ta thấy rõ ràng rằng, cả hai khuynh hướng đóng và mở đều có những nhược điểm và thường đi đến những cực đoan khó hàn gắn, tạm gọi là cực tả hay cực hữu trước tình trạng suy thoái môi trường toàn cầu và sự gia tăng dân số.
Thế giới hiện tại chứa khoảng 7,2 tỷ con người. Vấn đề môi trường hiện nay được đặt ra là ảnh hưởng tương tác của sự gia tăng dân số và sinh khối toàn cầu. Trên căn bản, vấn đề cũng được suy diễn một cách khác biệt như:

•         Khuynh hướng đóng vẫn luôn luôn cho rằng sinh khối toàn cầu sẽ tự nhiên điều tiết để thích ứng với sự gia tăng dân số (trời sinh voi sinh cỏ);
•         Ngược laị, khuynh hướng mở qua những nhà môi trường mở quy trách nhiệm vào con người trong việc suy thoái của môi trường chung.
2-    Nhưng, dựa theo tiêu chuẩn nào để kết luận là địa cầu đã chứa quá đông người rồi?   
Chúng ta thử hình dung một giả thiết sau đây: mời gọi tất cả dân chúng trên thế giới từ già, trẻ, bé, lớn, đàn ông, đàn bà, trẻ con, tổng cộng 7,2 tỷ người tham dự Hội nghị toàn cầu trên cùng một địa điểm. Giả sử mỗi cá nhân có được một diện tích là 35m2 dùng cho bàn làm việc và tham khảo, dụng cụ cùng tài liệu cá nhân cho Hội nghị. Kết quả là địa điểm cần thiết cần có không lớn hơn tiểu bang nhỏ bé Kansas của Hoa kỳ cũng có thể được dùng cho Hội nghị trong điều kiện trên.

3-    Từ đây, một câu hỏi khác biệt được đặt thêm ra là, nếu số lượng con người trên trái đất không là một vấn nạn cho sự suy thoái môi trường, thì những gì khác đã xảy ra cho quả địa cầu nầy?

Có nhiều yếu tố khác đưa ra để trả lời hay bình giảng câu hỏi trên, tựu trung có ba yếu tố chính yếu tương đối ảnh hưởng nhiều đến sự suy thoái môi trường. Đó là: 1- Mật độ dân chúng phân bổ trên địa cầu; 2- Vấn đề chính trị; 3- Sự lưạ chọn cá nhân.

a-    Mật độ dân số và điều kiện chính trị

Nếu tính về mật độ dân số, mật độ ở Bangladesh tương đương với mật độ dân số ở Fresno, California (1.266 người/Km2 so với 1.500 ở Fresno – Thống kê 2017). Tuy nhiên điều kiện sống của dân chúng ở hai nơi hoàn toàn khác biệt nhau.

Như vậy vấn đề nằm ở nơi đâu?

Tại sao lại có nhận định rằng con người ở Bangladesh chen nhau mà sống vì nạn nhân mãn, còn ở Fresno thì không? Chưa nói đến mật độ dân chúng ở Singapore (18.645 người/Km2) còn cao hơn ở Bangladesh nhiều!

Chính vì điều kiện thiên nhiên và không khí chính trị làm cho hai nhóm dân có đời sống khác biệt dù có cùng chung một mật độ dân số, hay diện tích đất sống trên đầu người giống nhau. Điều kiện thiên nhiên như đất đai, khí hậu không thích hợp và không cho phép người dân ở Bangldesh có một đời sống tương đương như ở Fresno. Tuy nhiên điều kiện thiên nhiên chưa phải là một yếu tố quyết định. Như điều kiện thiên nhiên ở Phoenix, Arizona, Nevada, New Mexico còn khắc nghiệt hơn ở Bangladesh nhiều, tại sao con người ở đây vẫn có đời sống thoải mái hơn?

Do đó chính điều kiện kinh tế và chính trị mới dự phần chính và ảnh hưởng lớn lên cuộc sống của con người.

b-   Sự lựa chọn cá nhân
 
Có thể xem yếu tố nầy là quan trọng nhất trong vấn đề suy thoái môi trường trên thế giới. Chỉ cần một ý kiến rồ dại của một người, như bật một que diêm quẹt, có thể tàn phá hàng trăm ngàn mẫu rừng trong mùa khô. Hay một sự chọn lựa lầm lẫn của một nhóm người trong chính sách phát triển của Việt Nam đã làm băng hoại tòan cõi đất nước trong suốt trên 42 năm qua.
Do đó và sau cùng, yếu tố cá nhân có thể được nhìn dưới một nhản quan khác và đây là nhân tố quyết định tất cả. Từ đó, một nhân tố mới ra đời; đó là dấu ấn sinh thái - ecological footprint.

Theo định nghĩa, "Dấu ấn Sinh tháilà chỉ số đo đạt lượng đất và nước sản xuất sinh học (biologically productive land) tương ứng cho một người, một thành phố, một quốc gia, một khu vực hay toàn thể nhân loại sử dụng nguồn đất trên để tạo ra các nguồn tài nguyên để tiêu thụ và để hấp thụ chất thải phát sinh ra do công nghệ hiện đại tạo ra.

Qua cuộc nghiên cứu về dấu ấn sinh thái của Raven và Berg vào năm 2004, "giã sử mỗi người đang sống trên thế giới có cùng một nhu cầu và điều kiện sống như một người Mỹ trung bình, thì trái đất phải phình ra gấp 5 lần mới có đủ điều kiện phục vụ cho 6,5 (thời 2004) tỷ nhân khẩu".

Điều đó có nghĩa là dấu ấn sinh thái của từng dân tộc khác nhau trong điều kiện của mỗi quốc gia. Cũng theo sự tính toán của Raven và Berg, thì dấu ấn sinh thái của người Mỹ cao gấp 10 lần dấu ấn sinh thái của một người Ấn, dựa theo những điều kiện sống, môi trường, điều kiện khách quan và chủ quan của hai dân tộc.

4-    Thay lời kết

Do đó để kết luận, tầm nhìn tích cực cho môi trường chung là làm thế nào để tìm một giải pháp tốt nhất cho những vấn nạn môi trường xảy ra trên thế giới. Sự quy kết theo quan điểm đóng hay mở sẽ không giải quyết vấn đề mà nhiều khi có thể làm cho vấn đề trở nên trầm trọng thêm mà thôi.

Và việc làm tốt môi trường chỉ có thể tiến hành nhuần nhuyễn và mau chóng nếu hai khuynh hướng bảo thủ và tư do chịu kết hợp và hành xử chung với nhau. Mỗi khuynh hướng riêng rẽ cần phải:

·         Định danh rõ ràng những thử thách môi trường qua sự thoái hóa của hệ sinh thái cả về phẩm lẫn lượng;
·         Thiết lập những biện pháp ưu tiên cho việc cải sữa và hạn chế thiệt hại;
·         Và sau cùng, thực hiện những đề án thực tiễn giải quyết theo phương cách tối ưu.

Muốn làm được những việc giải quyết vấn nạn môi trường tòan cầu cần phải có những khối óc "tự do độc đáo" (liberal genuine) hay "mở thông minh" đến từ hai khuynh hướng bảo thủ và tự do.

Tiến trình tòan cầu hóa hiện đang được thực hiện bằng những khối óc "mở thông minh" dựa trên phương hướng giải quyết chung có lợi cho toàn cầu, mà không dựa theo những kết luận của khuynh hướng "xanh" và cũng không chọn lựa theo cung cách hành xử qua tầm nhìn của những nhà hoặc nhóm phát triển đặt quyền lợi lên trên tất cả. Đây là một giải pháp trung dung giữa hai khuynh hướng bảo thủ và khuynh hướng mở!

Nói như vậy, cơn bão Harvey và Irma xảy ra cho Texas và Florida vừa qua là do hậu quả của tiến trình toàn cầu hóa (kinh tế) hay là do quyết định cá nhân (lãnh đạo của quốc gia) trong việc phát triển xã hội?

Còn vị trí "dấu ấn sinh thái" của Việt Nam thì sao? 

Những người có trách nhiệm ở Việt Nam chẳng những không có não trạng của khuynh hướng đóng, hay chỉ để cho thiên nhiên tự điều tiết và giải quyết vấn đề suy thoái môi trường, cũng nhưkhông có những suy tư mở để nhìn trọn vẹn vấn đề hơn nữa.

Tệ hại hơn nữa là, chính vì phát triển xã hội không có kế hoạch ngắn hạn hay dài hạn, thậm chí không đủ khả năng để cân bằng với việc bảo vệ môi trường, mà ngày hôm nay, sau gần 30 năm "mở cửa", Đất và Nước hiện tại là một bãi rác khổng lồ, nước mặt, nước ngầm hoàn toàn bị nhiễm độc. Đó là kết quả của "chữ vàng" và "bốn tốt" do Thái thú biết nói tiếng Việt hiến dâng cho Tàu Cộng để bảo vệ sự tồn tại của Đảng!

Vì vậy, làm sao họ có thể động não để giải quyết vấn đề?

Do đó, sẽ không bao giờ có thể xuất hiện được những khối óc mở thông minh như đã trình bày trên của hai khuynh hướng, ít nhất trong khoảng thời gian ngay sau sự áp đặt của đảng CSBV sau Đại hội XII. 

Môi trường Việt Nam ngày càng đi vào bế tắc là lẽ tất nhiên.

Mai Thanh Truyết
Hi Bo v Môi trường – VEPS
Mùa bão tháng 9-2017


Phụ lục:

Phóthườngdân • 7 hours ago
Trở lại với thảm họa Formosa hồi 2016, nhà cầm quyền nhận 500 triệu USD để bồi thường mà đến nay có nhiều nơi, người dân còn chưa nhận được hoặc nhận được chẳng thỏa đáng so với những mất mát quá to lớn.
Chưa hết, Bộ Tài Môi chẳng đưa ra một kế hoạch làm sạch biển, cứ phó mặc cho thiên nhiên tự làm sạch. Nguy hại nhất là tầng trầm tích bên dưới vẫn còn đầy kim loại nặng, khó lòng mà khắc phục.
Vậy mà hồi tháng 7/2017 Bộ Tài Môi lại vừa thông tin về việc cho phép Formosa lấn gần 300 ha biển để chôn hàng chục triệu mét khối xỉ thải không hòa tan được trong nước, vậy thì coi như bức tử cả bờ biển VN.
Trọng lú • 7 hours ago
Tác giả Mai Thanh Truyết nói đúng lắm. Vậy thì, để tàn phá đất nước VN, đảng chúng tôi sẽ tiếp tục tàn phá môi trường. Nhất định duy trì nhà máy Formosa và những nhà máy nhiệt điện mà TQ đang điều hành. Tôi sẽ cho lập thêm những nhà máy giấy, nhà máy thép ven biển. Đồng thời tăng tốc việc phá rừng v.v và v.v.
Cưa • an hour ago
Giặc Tàu tràn qua chúng thả khói độc ngập trờôi đất Việt , chúng cướp biển Đông, chúng giết biển bốn tỉnh miền trung, chúng xâm lăng cao nguyên và rừng biên giới chúng xâm lăng biên cương và biễn đão .
Bọn việt cộng bao nhiêu đời tổng bí thư là bầy bán nước
Bần cố nông hồ chí minh BUÔN DÂN ĐƯA DÂN VÀO VÒNG NÔ LỆ
dưới lá cờ đỏ lòm như máu dân Việt Nam bị giết bị xâm lăng
Chúng cướp ruộng đất của dân dưới những chiêu bài yêu nước bằng những âm mưu khũng bố
Nào CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT , NHÂN VĂN GIAI PHẪM , ĐÁNH TƯ BẢN MẠI SẢN , ĐÁNH TIỂU TƯ SẢN , ĐỔI TIỀN , BẮT CHỒNG VÀO TÙ , CƯỚP VỢ ĐÀY CON ,gIẾT DÂN TRONG TẾT MẬU THÂN , PHÁO KÍCH ĐẶT MÌN , GIẬT SẬP CẦU , ĐẮP MÔ ,ĐÊM VỀ BẮT CHẶT ĐẦU CẮT CỔ ,TRÓI TAY CHÂN BỎ BAO BỐ THẢ TRÔI SÔNG ,CHÔN SỐNG ,BẰNG TẤT CẢ NHỮNG CỰC HÌNH DÃ MAN TÀN ÁC HIỂM ĐỘC .
CHÚNG ĐÃ GIẾT DÂN ĐI LÊN XÁC DÂN LÀM THÀNH CHIẾN THẮNG
Hận thù đã xây cao như núi máu xương, thù sâu như biển như lòng dân đang chôn sâu dấu kín tận cùng chờ ngày báo thù rửa hận
Thù nhà nợ nước dân Việt Nam phải trả .bọn việt cộng phải bị tru di - TAM TỘC
Trên đường phố dưới thôn quê trên rừng sâu ngoài biển rộng
khắp năm châu bốn biển người về dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ tung bay
Trong gío trong nắng trong mưa trong trời đất Việt
Ngọn cờ tam quyền phân lập phất phới phất phới với lòng dân hoan ca với tình dân trao gởi một niềm tiṇ dựng nước giữ nước Việt NAM.TRƯỜNG TỒN .Những bước chân dân dẫm xuống là những căm hờn thù hận ,trong mắt dân ngút ngàn uất nghẹn trong tim dân là thù nhà nợ nước phải trao phải trả .Tiếng dân hét lên tiếng dân kêu khóc đã hóa thành những ngôn từ đã đão đã đão đả đảo việt cộng bần cố nông hồ chí minh trộm cướp xâm lăng nô lệ thế gian .


Thanh Pham • an hour ago
Để mất nước Là Một Trọng Tội!

Từ ngày có nó đến hôm nay
Nước ta sản sanh ra quái thai
Cáo Hồ và bầy đàn hậu duệ
Sẵn sàng làm chó săn tay sai!

Tội phá nát giang san gấm vóc
Cắt đất giao giặc, tội phản quốc
Tội hèn hạ sợ hãi làm thinh
Tội ấu trĩ bưng bô ngu ngốc!

Hồ và bầy đàn, tội phản quốc
Văn nghệ sĩ ấu trĩ bưng bô
Bọn ăn no trửng mỡ ngu ngốc
Bọn con buôn lý tài ham đô!

Khoa bảng trí thức tội trùm chăn
"Đục nước béo cò" bọn đại Hán
Ngàn năm một thuở mộng xâm lăng
Chống lưng bọn Formosa Vũng Áng!

Còn lại đại bộ phận dân tộc
Trong và ngoài nước coi như không
Không nghe - không thấy - không cần biết
Tương lai đất nước còn gì mong?!

Xem ra chúng ta đều có tội
Cộng sản tội mọi rợ phản bội
Đa số chúng ta tội làm thinh
Để mất nước Là Một Trọng Tội!

Nông Dân Nam Bộ

Lâm Viên • 3 hours ago
Khỉ Trường sơn thì đâu biết gì về môi trường .Và chúng cũng không cần biết . Chúng chỉ biết đảng, quyền và tiền .Nói chuyện môi trường với bọn chúng , thật là " Đàn gảy tai trâu".
Không lẽ, dân mình chỉ thích được người ngu cai trị!



No comments:

Post a Comment