Thursday, February 6, 2025
Nếu Bộ Giáo dục Liên bang bị dẹp bỏ!
Sắc lịnh hành pháp của TT Trump cách đây vài ngày công bố sẽ đóng cửa (dismantle) Bộ Giáo dục Liên bang vì hai lý do chính yếu: - Tinh giản nhân viên liên bang vối đã kồng kềnh (?), - Và giảm bớt gang nặng tài chánh của liên bang.
Nếu làm được điều trên, chính phủ liên bang sẽ:
• Tiết kiệm được 238 tỷ cho ngân sách năm 2025. Bộ Giáo dục có 4.100 nhân viên toàn thời gian. Hơn 1000 nhân viên tại Bộ Giáo dục được trả hơn 160.000 đô la một năm. 90 nhân viên kiếm được hơn 200.000 đô la một năm, gấp bốn lần mức lương trung bình của một giáo viên.
• Bộ Giáo dục liên bang đang làm gì? Không làm gì cả, ngoài các lệnh tạp nhạp như dạy sinh lý cho học sinh mẫu giáo, phát tán sách khiêu dâm, cho Nam được phép dùng cầu tiêu nữ, để bao cao su hay băng vệ sinh trong nhà cầu Nam.. Dẹp bộ giáo dục liên bang, giao chuyện quản lý giáo dục cho bộ giáo dục tiểu bang là điều hợp lý.
1- Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Bộ GDLB bị dẹp bỏ?
Nếu có một sắc lệnh hành pháp nhằm dẹp bỏ Bộ Giáo dục Liên bang (U.S. Department of Education), điều nầy sẽ là một bước đi gây tranh cãi lớn, với nhiều tác động quan trọng đến hệ thống giáo dục Mỹ.
1.1- Lợi ích có thể có:
Tăng quyền tự chủ cho tiểu bang và địa phương: Một số người cho rằng giáo dục nên do các tiểu bang và địa phương quyết định, vì họ hiểu rõ nhu cầu của cộng đồng tại mỗi địa phương hơn là chính phủ liên bang.
Giảm chi phí hành chính: Việc cắt giảm một cơ quan liên bang có thể giúp tiết kiệm ngân sách và giảm bớt quan liêu.
Giảm sự can thiệp của chính phủ liên bang: Một số người tin rằng chính phủ liên bang áp đặt quá nhiều quy định và tiêu chuẩn cứng ngắt, gây khó khăn cho các trường học địa phương.
1.2- Những vấn đề tiềm ẩn:
Gây hỗn loạn trong hệ thống giáo dục: Bộ Giáo dục liên bang đóng vai trò trong việc điều phối chính sách, hỗ trợ tài chính, và bảo đảm phẩm chất giáo dục. Nếu bị loại bỏ đột ngột, nhiều chương trình có thể bị ảnh hưởng.
Giảm ngân sách cho các trường học nghèo: Bộ Giáo dục liên bang cấp nhiều khoản tài trợ cho các trường học có thu nhập thấp, học sinh khuyết tật, và chương trình hỗ trợ sinh viên. Nếu bị dẹp bỏ, ai sẽ đảm trách các nguồn tài trợ này tiếp tục được phân bổ hợp lý, điều mà các học khu hay chính phủ tiểu bang hay địa phương kho cáng đáng được.
Thiếu tiêu chuẩn thống nhứt quốc gia: Quan trọng hơn hết, Hiện tại, Bộ GDLB giúp duy trì một số tiêu chuẩn chung toàn quốc, ví dụ như bảo vệ quyền lợi sinh viên hoặc yêu cầu trách nhiệm giải trình từ các trường học. Nếu quyền lực hoàn toàn thuộc về các tiểu bang, phẩm chất giáo dục sẽ rất phức tạp khó tạo sự đồng nhứt vì điều kiện xã hội ở mỗi địa phương hay tiểu bang khác nhau về giàu-nghèo. sắc tộc và văn hóa dị biệt v.v…
Tóm lại, việc dẹp bỏ Bộ Giáo dục liên bang có thể làm tăng quyền tự quản của các tiểu bang, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ gây mất cân bằng giáo dục và giảm hỗ trợ cho những nhóm học sinh yếu thế, những con em đến từ các quốc gia khác trên thế giới không cùng một ngôn ngữ. Nếu có một lệnh như vậy, điều quan trọng là phải có một kế hoạch thay thế rõ ràng để bảo đảm giáo dục không bị gián đoạn và quyền lợi của học sinh vẫn được bảo vệ.
Tổng thống Donald Trump đang soạn thảo một sắc lệnh hành pháp nhằm giải thể Bộ Giáo dục Liên bang. Kế hoạch này bao gồm hai giai đoạn:
• Yêu cầu Bộ trưởng Giáo dục lập kế hoạch giảm nhân sự thông qua các biện pháp hành pháp.
• Thúc đẩy Quốc hội thông qua dự luật chính thức giải thể Bộ Giáo dục, vì việc đóng cửa hoàn toàn cơ quan này cần có sự chấp thuận của Quốc hội.
Tuy nhiên, việc giải thể Bộ Giáo dục liên bang sẽ gặp nhiều thách thức, do cần phải có sự đồng thuận từ Quốc hội và có thể đối mặt với sự phản đối từ các tiểu ban quốc hội liên quan trong lĩnh vực giáo dục.
2- Hệ quả trước mắt và lâu dài lên giáo dục Mỹ sẽ như thế nào?
Nếu Bộ Giáo dục Liên bang bị dẹp bỏ, hệ quả đối với hệ thống giáo dục Mỹ sẽ diễn ra theo hai giai đoạn, trước mắt và lâu dài.
2.1- Hệ quả trước mắt
Gián đoạn ngân sách và hỗ trợ tài chính từ liên bang: Bộ GDLB cung cấp hàng chục tỷ USD tài trợ cho các trường học, đặc biệt là các trường có tỷ lệ học sinh có thu nhập thấp. Các chương trình hỗ trợ sinh viên, như Pell Grants hay các khoản vay liên bang, có thể bị trì hoãn hoặc mất đi nếu không có kế hoạch thay thế rõ ràng.
Mất điều phối giáo dục cấp liên bang: Hiện tại, Bộ Giáo dục đảm nhận vai trò giám sát chính sách và tiêu chuẩn giáo dục toàn quốc. Nếu bị giải thể, mỗi bang sẽ có quyền tự quyết, có thể dẫn đến sự hỗn loạn tạm thời khi các bang tìm cách quản lý giáo dục theo cách riêng. Các chương trình liên bang như hỗ trợ giáo viên, chương trình giáo dục đặc biệt (IDEA), và các sáng kiến giáo dục STEM có thể bị ngừng hoặc giảm hiệu lực vì không có ngân sách của liên bang.
Tác động đến học sinh khuyết tật và các nhóm học sinh yếu kém: Luật giáo dục đặc biệt (IDEA) và Đạo luật Không để học sinh nào bị bỏ lại phía sau (NCLB) phụ thuộc phần lớn vào sự giám sát của Bộ GDLB. Nếu không có sự điều phối từ liên bang, quyền lợi của học sinh khuyết tật, học sinh da màu, và học sinh có hoàn cảnh khó khăn có thể bị đe dọa khi các bang có cách tiếp cận khác nhau đối với các nhóm này.
2.2- Hệ quả lâu dài
Phẩm chất giáo dục sẽ không đồng đều giữa các tiểu bang: Nếu không có tiêu chuẩn liên bang, các bang có thể tự quyết định nội dung giảng dạy, tiêu chuẩn đánh giá và yêu cầu tốt nghiệp. Điều này có thể dẫn đến sự phân hóa lớn trong phẩm chất giáo dục giữa các tiểu bang giàu và nghèo, làm trầm trọng hơn vấn đề bất bình đẳng giáo dục trên toàn quốc.
Giảm khả năng tiếp cận giáo dục đại học: Hệ thống hỗ trợ tài chính sinh viên có thể bị thu hẹp hoặc chuyển sang mô hình tư nhân, khiến học phí đại học tăng cao hơn và làm giảm cơ hội tiếp cận của sinh viên có thu nhập thấp. Nhiều trường đại học phụ thuộc vào tài trợ liên bang để duy trì học bổng và chương trình hỗ trợ sinh viên. Nếu mất đi nguồn này, chi phí học tập sẽ tăng vọt làm cho sĩ số sinh viên giảm. Từ đó, đại học mất d8i nguồn tài chánh để điều hành và mời gọi những giao sư có tầm vóc để giảng dạy và làm tăng uy tín của trường.
Ảnh hưởng đến nghiên cứu và phát triển giáo dục: Bộ Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc tài trợ nghiên cứu giáo dục và phát triển phương pháp giảng dạy mới. Việc loại bỏ cơ quan này có thể làm giảm nguồn tài chánh cho nghiên cứu giáo dục, ảnh hưởng đến khả năng đổi mới và nâng cao phẩm chất dạy học trên toàn quốc.
Ảnh hưởng đến vị thế giáo dục Mỹ trên thế giới: Mỹ hiện đang dẫn đầu về giáo dục đại học, nhưng nếu hệ thống K-12 trở nên kém đồng nhất và kém trình độ, thế hệ sinh viên tương lai có thể không còn đủ sức cạnh tranh với các nước khác. Điều đó có thể khiến Mỹ sẽ bị thụt lùi trong các lĩnh vực về phát kiến và công nghệ so với các quốc gia như TC, Đức, hay Nhựt!
3- Quan điểm của người viết
Nếu Bộ Giáo dục liên bang bị dẹp bỏ mà không có kế hoạch thay thế phù hợp, hệ thống giáo dục Mỹ sẽ đối mặt với tình trạng hỗn loạn trước mắt và suy giảm chất lượng lâu dài, đặc biệt đối với học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và sinh viên đại học. Tuy nhiên, nếu các tiểu bang có thể tự điều hành hiệu quả và tìm ra nguồn ngân sách thay thế, một số khu vực có thể hưởng lợi từ quyền tự chủ lớn hơn.
Do đó, quyết định loại bỏ Bộ GDLB là một quyết định cần phải cân nhắc hết sức kỷ lưỡng.
Một quyết định “trung dung” là chính phủ liên bang cần nên điều nghiên nhiều chi tiết và dữ kiện hơn nữa như việc cải tổ gánh nặng hành chính của Bộ Giáo dục Liên bang cần một chiến lược toàn diện để giảm thiểu bộ máy quan liêu, tăng cường hiệu quả hoạt động và tập trung nhiều hơn vào việc hỗ trợ giáo dục có phẩm chất cao.
Dưới đây là một số biện pháp mà chính phủ liên bang có thể thực hiện:
Đơn giản hóa thủ tục và quy định: Cắt giảm các quy định phức tạp, không cần thiết đối với trường học, giáo viên và sinh viên. Hợp lý hóa các nhu cầu về báo cáo để giảm gánh nặng hành chính cho các cơ sở giáo dục trung ương và địa phương.
Trao quyền nhiều hơn cho tiểu bang và địa phương: Chuyển giao một số trách nhiệm của Bộ GDLB cho các tiểu bang, các ty giáo dục (school district), và trường học, giúp họ tự chủ hơn trong việc quản lý giáo dục. Chánh phủ cần điều nghiên việc cung cấp tài trợ theo kiểu khối (block grants) thay vì tài trợ theo chương trình, giúp các địa phương linh hoạt sử dụng nguồn lực. Chính điều nầy sẽ làm giảm bớt nhân viên/chuyên viên trong việc điều hợp.
Tối ưu hóa quy trình cấp học bổng và hỗ trợ tài chính: Đơn giản hóa quy trình đăng ký FAFSA (Free Application for Federal Student Aid) để sinh viên dễ tiếp cận hơn. Tinh giản số lượng chương trình hỗ trợ chồng chéo lẫn nhau nhằm tập trung vào các quỹ tài trợ thực tế, hợp lý và có hiệu quả hơn.
Ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu suất: Áp dụng AI và tự động hóa để thanh lý hồ sơ nhanh hơn, giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của nhân viên giáo dục. Cộng thêm việc khai triển các khung giảng dạy trên Zoom hay mạng trực tuyến giúp giáo viên, phụ huynh và sinh viên truy cập giáo trình hay trực tiếp hấp thụ từ giảng viên dễ dàng hơn.
Cải tổ cơ cấu nhân sự và ngân sách: Cần tái cấu trúc bộ máy nhân sự để giảm số lượng vị trí hành chính không cần thiết cũng như cắt giảm các chương trình kém hiệu quả để tập trung ngân sách vào cải thiện phẩm chất giáo dục.
Đối với các trường tư lập: Vì chủ trương của Hoa Kỳ là giáo dục tự trị, cho nên viêc xen vào giáo án, giáo trình, cũng như chương trình học ở mỗi nơi là một vấn đề cấm kỵ. Nhưng khi nhìn lại xã hội Mỹ trong vòng 10 năm trở lại đây, nhứt là trong giới sinh viên đã được “nhồi nhét” vào nhiều tư tường quá “tiến bộ”(?) khiến cho con đường giáo dục Mỹ hiện tại đã đi nhiều bước quá xa vì những khuynh hướng của giảng viên thiên về chính trị, tôn giáo, giới tính quá tự do đôi khi làm mất tính nhân bản của
đời thường”, đi đến không tưởng, không ứng hợp với khoa học và thực tế.
Xin đề nghị chính phủ liên bang động não nhằm giảm bớt hay chấm dứt những hiện tượng trên hầu tái lập quy củ của Đại học nhưng không vi phạm chủ trương … tự trị đại học
Tất cả việc cải tổ đề nghị trên không chỉ giúp giảm gánh nặng hành chính mà còn nâng cao hiệu quả của hệ thống giáo dục liên bang, tạo ra môi trường học tập tốt hơn cho học sinh, sinh viên và giảng viên, và nhứt là xây dựng lại một xã hội nhân bản ở Hoa Kỳ.
Mai Thanh Truyết
Cựu Giảng sư, Trưởng ban Hóa học
Đại học Sư Phạm Saigon trước 1975
Houston 6/2/2025
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment