Monday, January 1, 2024

 

Từ Nghị trình Biến đổi khí hậu Agenda 2030 đến

Lệnh Điều hành Agenda 30/30

 



Lệnh điều hành 30/30 là gì?

Vào Thứ Bảy, ngày 27 tháng 1 năm 2021, Tổng thống Joe Biden đã ký một Sắc lệnh Hành pháp với tiêu đề “Báo cáo Bảo tồn và Khôi phục Nước Mỹ Tươi đẹp” hay còn gọi là Lệnh Điều hành 30/30 sẽ giúp khôi phục sự cân bằng trên đất và nước công cộng, tạo việc làm và đưa ra con đường để điều chỉnh việc quản lý đất và nước công cộng của Hoa Kỳ với các mục tiêu về khí hậu, bảo tồn và năng lượng sạch của Hoa Kỳ.



Sắc lệnh sẽ chỉ đạo Bộ Nội vụ vạch ra các bước để tạm dừng việc cho thuê dầu và khí đốt tự nhiên mới trên đất công và vùng biển ngoài khơi, đồng thời với việc đánh giá toàn diện chương trình dầu khí liên bang để đạt được cam kết của Tổng thống nhằm bảo tồn ít nhất 30% mỗi chương trình. đất và nước của chúng ta vào năm 2030, theo khuyến nghị của các nhà khoa học, nhằm bảo vệ sức khỏe, nguồn cung cấp thực phẩm, đa dạng sinh học và sự thịnh vượng của mọi cộng đồng.

Các hành động chính sẽ là:

• Tạm dừng cho thuế dầu khí mới;

• Tạo việc làm bằng cách đầu tư vào năng lượng tái tạo và phục hồi;

• Bảo tồn 30% đất đai và đại dương của Mỹ vào năm 2030. 

Tất cả những hành động trên đều nhằm mục đích ứng phó với thỏa thuận được 196 nguyên thủ quốc gia ký kết trong Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu tại Hội nghị các bên – COP 21 tại Paris năm 2015. Và TT Joe Biden đặt mục tiêu hành động để duy trì cam kết khôi phục sự cân bằng trên Đất và Nước công cộng, Đầu tư vào tương lai năng lượng sạch.

Phát triển bền vững được chia thành ba trụ cột chính là xã hội, kinh tế và môi trường. Ba trụ cột này tác động lẫn nhau nên nếu một trụ cột nào đó được cải thiện thì sẽ tác động tích cực đến hai trụ cột còn lại. Tuy nhiên, nếu một trong các trụ cột không thể phát triển bền vững sẽ có tác động tiêu cực đến hai trụ cột còn lại.

Xã hội: Khía cạnh xã hội chủ yếu liên quan đến các vấn đề xã hội như hòa bình và an toàn, hệ thống chăm sóc sức khỏe, bất bình đẳng giàu nghèo và hệ thống pháp luật nhằm ngăn ngừa các vấn đề như chiến tranh, bệnh tật hoặc xung đột sắc tộc.

• Kinh tế: Khía cạnh kinh tế chủ yếu liên quan đến việc liệu môi trường, lao động và các quyền của cộng đồng địa phương có bị ảnh hưởng trong quá trình theo đuổi tăng trưởng kinh tế hay không. Điều này nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững đồng thời đáp ứng nhu cầu của người dân và duy trì tiến bộ.



Môi trường: Khía cạnh môi trường chủ yếu liên quan đến phát thải khí nhà kính, tài nguyên nước và bảo tồn môi trường tự nhiên. Điều này nhằm giảm thiểu tốc độ biến đổi khí hậu và đảm bảo rằng mọi người đều có thể tận hưởng nước sạch và môi trường tự nhiên đáng sống.

17 Mục tiêu Phát triển Bền vững là: - Không nghèo - Không đói - Sức khỏe tốt và hạnh phúc - Giáo dục phẩm chất - Bình đẳng giới tính - Nước sạch và vệ sinh - Năng lượng sạch và giá cả phải chăng - Việc làm ổn định và tăng trưởng kinh tế - Công nghiệp, đổi mới và cơ sở hạ tầng - Giảm bất bình đẳng - Thành phố và cộng đồng bền vững - Tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm - Hành động vì khí hậu - Cuộc sống dưới nước - Cuộc sống trên đất liền - Hòa bình, công lý và thể chế vững mạnh - Hợp tác vì các mục tiêu.

***

Bắt đầu câu chuyện…

·       Giả sử hiện tượng nóng lên toàn cầu do việc phóng thích khí carbonic từ năng lượng hóa thạch là có thật.

·       Giả sử những mục tiêu cao cả mà Chương trình nghị sự 2030 tại COP 21 năm 2015 đề ra và được chính quyền Biden thực hiện đang được tất cả các quốc gia trên thế giới tiến hành và thông qua.

Liệu thế giới này có trở thành thiên đường trên trái đất không?

Câu trả lời thẳng thừng của tôi là KHÔNG!

Rất đơn giản! Bởi không ai, không một quốc già nào có thể đạt được bất kỳ mục tiêu nào trong 17 mục tiêu cao cả và thời thượng trên.

Những lý do là…

17 mục tiêu liên quan đến ba trụ cột chính là Con người, Thịnh vượng, Hành tinh, mục tiêu thứ 16 thúc đẩy xã hội hòa bình và mục tiêu cuối cùng thứ 17 là quan hệ đối tác toàn cầu vì phát triển bền vững.

Con người: Mục tiêu 1,2 chấm dứt Nghèo, Đói. Mục tiêu 3,4 để đảm bảo cuộc sống lành mạnh và giáo dục chất lượng toàn diện và công bằng. Mục tiêu 5 đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái. TẤT CẢ các mục tiêu trên đều KHÔNG THỂ đạt được. Chấm dứt.

Thịnh vượng: Mục tiêu 7 dành để đảm bảo khả năng tiếp cận năng lượng hiện đại, đáng tin cậy, bền vững và giá cả phải chăng cho tất cả mọi người. Mục tiêu 8 nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện và bền vững, tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm bền vững cho tất cả mọi người. Mục tiêu 9 về xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng phục hồi, thúc đẩy công nghiệp hóa toàn diện và bền vững và đổi mới rừng. Mục tiêu 10 về giảm bất bình đẳng trong và giữa các quốc gia. Và Mục tiêu 11 để làm cho các thành phố và khu định cư của con người trở nên toàn diện, an toàn, kiên cường và bền vững. Những mục tiêu kể trên chỉ là lý thuyết, hoàn toàn không có khả năng và diều kiện tài chính để thực hiện.

Hành tinh: Mục tiêu 12 dự trữ để đảm bảo mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững. Mục tiêu 13 về thực hiện hành động khẩn cấp để chống lại biến đổi khí hậu và các tác động của nó. Mục tiêu 14 về bảo tồn và xử dụng bền vững đại dương, biển và tài nguyên biển để phát triển bền vững. Mục tiêu 15 nói về bảo vệ, khôi phục và thúc đẩy việc xử dụng bền vững các hệ sinh thái trên cạn. Hoàn toàn ảo tưởng!

Đặc biệt, nếu chúng ta chú ý hơn nữa đến Mục tiêu 1 và 2, những mục tiêu này ngay từ đầu trông có vẻ rất cao quý là một hành động nhân ái của con người, nhưng trên thực tế, chúng đã gửi đi một thông điệp mạnh mẽ về “Chấm dứt sự nghèo đói dưới mọi hình thức ở khắp mọi nơi” và “Chấm dứt nạn đói”, “Đạt được an ninh lương thực và cải thiện dinh dưỡng”, tất cả chính là mục tiêu ưu tiên nhứt của Globalists Group, trong đó họ tập trung vào việc giảm tỷ lệ dân số trên toàn cầu.

Chúng ta còn nhớ Bill Gates đã từng công bố là “thế giới hiện tại đông người quá, cần phải tái lập một trật tự mới”. Trong một cuộc nói chuyện ở diễn đàn Event 201, Bill Gates đã khẳng quyết:“Thế giới ngày nay có 6,8 tỷ người. Con số đó lên tới khoảng chín tỷ. Bây giờ, nếu chúng ta thực hiện một công việc thực sự tuyệt vời đối với các loại thuốc chủng ngừa mới, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ về sức khỏe sinh sản, chúng ta có thể hạ thấp [dân số thế giới], có lẽ là 10 hoặc 15%.”  


Về COP28 vừa qua

Trong tình hình hiện tại, kết luận của COP 28 ở Dubai không bao gồm bất kỳ đề cập nào đến việc loại bỏ nhiên liệu hóa thạch và chỉ đề cập ngắn gọn đến “việc cắt giảm (năng lượng hóa thạch) công bằng, có trật tự và bình đẳng,



Sự phản đối hoàn toàn của Ả Rập Saudi, với tư cách là thành viên nổi bật nhất của OPEC, đối với việc ký kết bất kỳ điều gì có chứa những từ “năng lượng hóa thạch”, với sự đồng lõa của Al Jaber của UAE với tư cách là Chủ tịch COP 28 năm nay, đã đưa ra một dự thảo mỉa mai, giống như Al Gore đã bình luận là “của các nước dầu hỏa, do các nước dầu hỏa và vì các nước dầu hỏa”.

Tại sao có sự khác biệt trong bảy năm làm việc với nhau từ sau COP 21

 

Trong khoảng thời gian này, các quốc gia thành viên đã gặp hàng năm kể từ khi đồng ý 17 mục tiêu xác định các điểm chính của thỏa thuận và bất đồng từ COP 21. Mặc dù đã chuẩn bị trước như vậy, nhưng vẫn còn 916 khu vực và quan điểm bất đồng trước khi nhóm họp đã được đúc kết trong một văn bản gồm 25.325 chữ.

Tất cả các nước đều hứa sẽ đạt mục tiêu phát thải đề ra "càng sớm càng tốt", nghĩa là giảm thiểu hay ngưng hẳn số lượng carbonic phát thải tại một số thời điểm giữa năm 2050 và 2100.

Nhưng, theo đa số các nhà khoa học ước tính điều này phải xảy ra vào năm 2070 là chậm nhất. Nhưng đó chỉ là một giả thuyết mà thôi. Nhưng thật không may, không ai trong số các cam kết đưa ra tại hội nghị được/bị ràng buộc pháp lý rõ ràng. Liên Hiệp Quốc đang hy vọng rằng áp lực thay vào đó sẽ làm cho các nước theo dõi, mặc dù không có hình phạt pháp lý nào đối với các quốc gia không thể đáp ứng thỏa thuận. 

Các quốc gia nhỏ và quốc gia đang phát triển thấy đây là một câu hỏi liệu họ sẽ nhận được sự trợ giúp đặc biệt từ các quốc gia giàu khi bị thiên tai do sự thay đổi khí hậu gây nên hay không?

Có lẽ chính vì vậy mà tạp chí Economist, ngay trong số 19/12-2015 đến 1/12016 đã nêu ra hai đề tựa: "Hopelessness and Determination" và "Green light: What to expect after the deal that exceeded expectations" - Vô vọng và Quyết tâm" và "Đèn xanh: Điều gì sẽ xảy ra sau thỏa thuận vượt quá sự mong đợi".

Như vậy rõ ràng là, ngay cả những quốc gia nêu ra nguyên nhân và hậu quả của sự thay đổi khí hậu cũng như đề xướng những hành động cần có của cá nhân, quốc gia v.v…để giải quyết vấn đề đặt ra, dư luận khắp thế giới vẫn đặt nghi vấn cho những hành động trong tương lai, ngay từ khi mối quan tâm đã được khơi dậy từ Thượng đỉnh Rio de Janeiro từ năm 1992!

Những hoài nghi về biến đổi khí hậu

a-    Phản đối của dân sống ở các hải đảo

Triển vọng khơi dậy sự hoài nghi trong các đại biểu của các nước đang phát triển ở Paris, hầu hết vẫn tin rằng bất kỳ thỏa thuận nào đạt được sẽ chỉ là sự lập lại những lời hứa không được thực hiện vốn đã thấy tại các cuộc họp thượng đỉnh trước đây về khí hậu mà thôi.

Ông Tony De Brum, ngoại trưởng Quần đảo Marshall, đã họp với các thành viên của đảng Cộng hòa tại Quốc hội Hoa Kỳ, và cho biết họ đã nói với ông rằng, "Đừng quá tin chắc vào những gì sẽ có được ở Paris bởi vì chúng tôi không chắc nó sẽ khởi động  trong nước."

Đặc biệt là các hải đảo, nạn nhân chính của hiện tượng biến đổi khí hậu. Trên thế giới có tổng cộng 44 đảo quốc. Tuy chỉ chiếm có 1% dân số toàn cầu, và là những quốc gia nghèo nhất, nhưng tiếng nói của những quốc gia này đang đè nặng lên các cuộc thương lượng.

Libération trong bài phóng sự cho biết, các đảo quốc nhỏ không đồng tình với mức hạn chế tăng nhiệt độ ở 2°C mà phải là ở mức 1,5°C. Đại diện đảo Maurice cho rằng: « Không phải chính các đảo quốc làm biến đổi khí hậu, mà chính họ mới là nạn nhân, đang gánh chịu hậu quả của hiện tượng này. Các quốc gia gây ô nhiễm phải hiểu là chúng tôi cần một cách giải quyết khác khác và đặc biệt hơn».

b-   Hoa Kỳ chia rẽ

Thỏa thuận về khí hậu toàn cầu đang phân chia hai luồng ý kiến trái chiều mang tính đảng phái ở thủ đô của Mỹ. Ngay sau khi kết thúc COP21, TT Barack Obama hân hoan phát biểu ngay sau khi thỏa thuận được công bố:"Thỏa thuận này sẽ có nghĩa là ít ô nhiễm khí carbonic hơn là đe dọa tới hành tinh của chúng ta, và thêm nhiều công ăn việc làm và tăng trưởng kinh tế hơn được thúc đẩy bởi đầu tư vào carbon thấp", 

Nhưng những nghị sĩ thuộc Đảng Dân chủ trong Quốc hội đã ồ ạt lên Twitter ca ngợi thỏa thuận này. Thế nhưng những nghị sĩ Đảng Cộng hòa thì khác, họ đã tuyên bố phản đối ngay cả trước khi đạt được thỏa thuận trên.

"Tổng thống Obama đã hứa sẽ cắt giảm mạnh sản lượng năng lượng của Mỹ," Thượng nghị sĩ Cộng hòa John Barrasso phát biểu:"Người dân Mỹ chống đối gửi tiền tới nguồn quỹ khí hậu bất chính của Liên Hiệp Quốc." Cũng cần nên nhớ, Obama ngay sau khi chấm dứt Thượng đỉnh COP21 đã đóng góp 1 tỷ US$ vào Quỹ LHQ.

Trong một thông cáo, lãnh đạo khối Đa số Thượng viện Mitch McConnell chỉ trích thoả thuận là "không thể thành tựu được" và "dựa trên một kế hoạch năng lượng nội địa mà có phần chắc là bất hợp pháp, đã bị một nửa các bang khởi kiện để đình chỉ, và đã bị Quốc hội bỏ phiếu bác bỏ."

c- Ấn Độ đòi công bằng

Thủ tướng Ấn độ Narendra Modi đã đòi điều mà ông gọi là ''Công lý về Khí hậu''.

Sau quá trình công nghiệp hóa trong những thế kỷ vừa qua, các nước giàu có trách nhiệm lớn trong việc phát thải các loại khí gây hâm nóng trái đất. Các nước giàu giờ đây khó thể nào áp đặt các nước đang phát triển phải kềm hãm tăng trưởng của họ, để giúp chống biến đổi khí hậu.

Ấn Độ biện minh cho quan điểm của mình và đòi được quyền phát triển. New Delhi chỉ cam kết nhân lên gấp 20 lần mức sản xuất năng lượng mặt trời, và dùng 40% năng lượng sạch để sản xuất điện lực từ đây cho tới năm 2030. Theo Le Monde, Ấn Độ trước hết bảo vệ quyền lợi riêng: “Ở một đất nước mà hàng trăm triệu gia đình chưa có nhà vệ sinh, không có đủ điện nước để sinh hoạt, thì việc chống biến đổi khí hậu vẫn là một điều gì đó còn trừu tượng xa vời, một thứ xa xỉ phẩm mà người nghèo chưa dám nghĩ tới”.

Hiện tại, Ấn Độ vẫn còn xử dụng than đá và dầu là nguồn điện năng chính cho quốc gia nầy, chiếm 71%. Làm sao quốc gia nầy thực hiện được lời hứa là cho đến năm 2022 (dự trù trong Agenda 2023), sẽ tăng nguồn năng lượng mặt trời lên 100GW, trong lúc hiện tại, Ấn Độ chỉ sản xuất được 5GW cho nguồn năng lượng nầy mà thôi!

d- Việt Nam lại đi ăn mày

Sau 13 ngày hội họp, cùng  với sự thoả thuận chung giữa Việt Nam và các quốc gia tài trợ, Việt Nam được cho vay 15,50 tỷ Mỹ kim với mức lời phải chăng, và sẽ được phân phối trong vòng 3-5 năm tới để đẩy mạnh việc xử dụng năng lượng xanh, và giảm lượng sử dụng than đá. CSVN còn đưa ra kế hoạch là sẽ đẩy mạnh để giảm lượng than đá dùng từ 31% (trong năm 2020) xuống còn 20% trong năm 2030. Sự thật là, hiện nay Việt Nam vẫn đang thực hiện dự án xây cất 10 nhà máy than nhiệt điện cho đến năm 2040. Như vậy, lời hứa của Việt Nam và sự trợ giúp của LHQ hoàn toàn tương phản!

Thay lời kết

Chủ tịch Thượng đỉnh COP 28, Ông Sultan Ahmed Al Jaber tuyên bố:”Không có khoa học nào hoặc không có kịch bản nào nói rằng việc loại bỏ nhiên liệu hóa thạch là điều sẽ đạt được mức 1,5°C.” Ông cho biết thêm:”Động thái này sẽ không cho phép phát triển kinh tế xã hội bền vững, trừ khi chúng ta muốn đưa thế giới trở lại thời kỳ đồ đá.”



Chính quyền Biden đã đưa ra hai tuyên bố tại hội nghị COP28 diễn ra  ở Dubai mà họ cho rằng sẽ cứu trái đất khỏi nạn biến đổi khí hậu.

Các chính sách này không có khả năng thay đổi nhiệt độ quả địa cầu dù chỉ một phần mười độ, nhưng chúng có thể phá hủy nền kinh tế công nghiệp của Hoa Kỳ ở Thế Kỷ 21 như chúng ta đã biết.

·       Đầu tiên, Nhóm Biden tuyên bố sẽ ngừng xây tất cả các nhà máy phát điện mới chạy bằng than đá ở Hoa Kỳ. Điều này xảy ra ngay sau khi cơ quan Bảo Vệ Môi Trường của Tổng Thống Biden cho biết năm nay cơ quan này sẽ áp đặt các quy định mới về khí thải của nhà máy phát điện mà các nhà máy chạy bằng than đá hầu như không thể tuân thủ. Điểm mấu chốt của chính quyền Biden là “Không Còn Than Đá Nữa. Dứt khoát”!

·       Phó Tổng Thống Kamala Harris đã công bố các quy định mới vào ngày hôm sau nhằm “giảm mạnh lượng khí mê-tan từ ngành dầu khí tự nhiên”.C

·       Chính quyền Biden gọi khí methane là “chất siêu ô nhiễm” mà họ muốn loại bỏ vì nó “mạnh hơn nhiều lần so với carbon dioxide”. Nhưng methane thực chất chỉ là một loại hydrocarbon có nguồn gốc từ khí tự nhiên. Việc loại bỏ khí methane trên thực tế là lệnh cấm đối với các nhà máy điện dùng khí tự nhiên.

·       Cựu Phó TT Al Gore, người từng đoạt giải Oscar qua quyển sách “An inconvenient truth” năm 2009, trong đó đã từng dự báo là:”Vào năm 2015, thành phố New Orleans sẽ …chìm dưới nước biển”. Bạn có tin nhà “tiên tri không có bằng cấp” nầy không? Al Gore đã đưa ra cảnh báo nghiêm khắc về hậu quả tiềm ẩn của biến đổi khí hậu, cho thấy việc không hành động có thể dẫn đến việc phải di dời tới một tỷ người. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây trên CNN ngày 26/12/2023, Gore đã vẽ ra một bức tranh về một tương lai nơi “những người tị nạn khí hậu” bị buộc phải vượt qua biên giới quốc tế do thảm họa môi trường, dẫn đến sự gia tăng “chủ nghĩa độc tài và độc tài dân túy”. Biến đổi khí hậu có thể khiến hàng tỷ người mất nhà, đe dọa khả năng quản trị toàn cầu. Đây là phần nham hiểm nhất của câu chuyện này mà không ai trong chính quyền Biden nói cho bạn nghe: “Việc xóa bỏ các nhà máy phát điện chạy bằng than đá và khí đốt tự nhiên sẽ tàn phá mạng lưới điện của Hoa Kỳ.

Như vậy, những quy định trên đây, nếu được thực hiện, sẽ gây ra tình trạng mất điện và mất điện luân phiên trên khắp đất nước, giống như những gì chúng ta đã thấy ở California. Đây là bước khởi đầu của một nước Mỹ với các chính sách triệt để chống xử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Cái gì sẽ bù đắp cho lượng điện năng bị mất, đặc biệt là khi nhu cầu về lưới điện sẽ tăng lên gấp bội trong những năm tới vì phe nhóm "xanh" muốn toàn bộ mạng lưới ô tô và xe tải được cung cấp năng lượng bằng cách sạc điện từ lưới điện?

Nói cách khác, chính quyền Biden muốn tăng gấp đôi nhu cầu về mạng lưới điện, đồng thời muốn đóng cửa hơn một nửa nguồn điện của quốc gia, là những nguồn năng lượng đáng tin cậy nhất! (Tỷ lệ năng lượng hóa thạch ở Mỹ chiếm 60% tổng sản lượng điện năng toàn quốc. Báo cáo của Viện Năng lượng Anh (EI) cho thấy nhiên liệu hóa thạch chiếm 82% tổng mức tiêu thụ năng lượng của thế giới năm 2022).

Phải làm điều gì đó!



Các nhóm biến đổi khí hậu chen chúc ở Dubai vừa qua, cùng với hơn 190 nguyên thủ quốc gia và 97.000 dự thính viên trong suốt 13 ngày nhóm họp, được lặp đi lặp lại bởi các chính trị gia “đà điểu vùi đầu trong cát” như John Kerry, ông này đã ngoan ngoãn khuyến cáo rằng người Mỹ sẽ phải giới hạn đi máy bay, đặc biệt là bay ra nước ngoài, phải ít phụ thuộc vào xe hơi, và nên thay vào đó bằng phương tiện công cộng hoặc xe đạp. Còn các ông chủ lớn có quyền dùng máy bay riêng đi đây đi đó khắp nơi.

Hơn 2.100 học giả trong nhiều lãnh vực khác nhau đến từ hơn 80 quốc gia đã nêu lên tuyên bố "một phát biểu đạo đức và chính trị" (a moral and political statement) để các nhà lãnh đạo toàn cầu suy gẫm. Cần phải kể đến vài trong số những người ký tên là những học giả nổi tiếng và được nhiều người biết đến bao gồm triết học và ngôn ngữ học Noam Chomsky (MIT); nhà khoa học thực tiễn Stephan Lewandowski (Đại học Bristol); nhà khoa học khí hậu Michael E Mann (PSU); nhà văn và nhà môi trường Bill McKibben (Middlebury College); nhà sử học và khoa học gia Naomi Oreskes (Harvard); và triết học đạo đức Peter Singer (Princeton).

Robert Watson, cựu chủ tịch Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu, than thở: “Các quốc gia cần tăng gấp đôi và gấp ba cam kết giảm thiểu vào năm 2030 để phù hợp với mục tiêu Paris. Trời ạ, điều này nghe giống như một hiệp ước mà chúng ta chắc chắn nên tham gia và cần phải thanh toán các hóa đơn.

Rốt ráo ra, chúng ta cần nhận biết rằng, vấn đề thay đổi khí hậu toàn cầu không phải là một vấn đề thuần túy môi trường là còn là nhiều vấn đề đạo đức và đạo lý nữa.

Thay vì chạy theo những “giả thuyết” không có chứng minh khoa học vững chắc, chúng ta cần nhìn vào thực tế của vấn đề, nhìn về từ phía sau, những võ đoán của cái gọi là những nhà khoa học có định hướng. Và một hướng đi mới trước biến đổi khí hậu, chúng ta cần giải quyết nhiều vấn đề đó là:

         Làm cách nào để sống được trong một bầu trời có lượng khí nhà kính cao?

         Làm cách nào để phát triển nông phẩm trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt như hạn hán hay ẩm ướt, nóng bức hay lạnh lẽo?

         Làm cách nào để bảo vệ nguồn protein trong thiên nhiên như gia súc trên đất, trong không khí, và thủy sản trong nước trong các điều kiện trên?



Và, nếu lãnh đạo các quốc gia đã phát triển không mở đường, chính dân chúng sẽ tự vạch đường mà đi.

Sau cùng, câu hỏi được đặt ra là từ nay cho đến năm 2030, Hành pháp Biden có khả năng thực hiện và hoàn tất bất cứ mục tiêu nào trong 17 muc tiêu đề ra trong Agenda 30/30 hay không?

Hay đó chỉ là một hình thức “bẩy xập” để chiếm hữu 30% đất và biển của người dân, một hình thức truất hữu giống như các chế độ xã hội chủ nghĩa?

Mai Thanh Truyết

Un Chameau qui passe

Houston December 24, 2023

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment