Giáo dục: Phân biệt con Người
Miền Bắc và Miền Nam
Xin được bắt đầu…
Xin bắt đầu bằng một vài tính
cách đặc thù của người Hà Nội bây giờ lượm lặt trên mạng. Dù là văn chương bình
dân nhưng thể hiện rõ nét văn hóa Hà Nội
sau ¾ thế kỷ cuồng nhiệt trong giáo dục xã hội chủ nghĩa.
”Bạn có thể chưa biết về Hà Nội...
- Nếu bạn đi ăn phở sáng ở Hà Nội mà
chưa thấy chanh, ớt, tỏi... mà gọi chủ quán lấy cho thì bạn không phải người ở
đây.
- Nếu bạn đi uống cafe mà xin thêm hai
lần nước lọc thì coi chừng, bạn có thể phải trả tiền nước lọc hoặc họ nói... Bọn
em chỉ bán chai Lavie...
Nếu bạn chỉ uống cafe mà ngồi lâu quá cũng gây
khó chịu cho chủ quán.
- Nếu bạn vào các chợ đầu giờ sáng, chỉ
hỏi giá hay xem xong đi thì coi chừng, vía bị đốt sau đó.
- Nếu bạn đi tàu hay xe car về Hà Nội,
gần tới bến mà không đeo kính đen và bão... vợ anh đang chờ rồi, thì bạn sẽ bị
chỉ vào mặt... Thằng áo NO U kia của tao, và lôi rách cái áo lên xe ôm.
Văn hóa Hà Nội không như
Saigon.”
***
Cũng xin nói ngay rằng “Người
miền Bắc” trong bài viết chỉ nói đến người ở miền Bắc sau năm 1954 ở miền Bắc và
người miền Bắc chiến thắng sau năm 1975 ở cả nước. Xin cho tôi giữ riêng tất cả
lòng quý mến đối với người miền Bắc trước 1954, một huyết thống thật sự của dân
tộc Việt.
Vì sao phải tách bạch hai loại
người miền Bắc?
Ví trước 1954, dân số Việt Nam
gồm: - Người Việt Nam chiếm độ 85% trên tổng dân số, - Người thiểu số gồm 54 giống
dân sống ở miền thượng du, cao nguyên Trung Việt, và vài vùng ở Nam Việt chiếm
khoảng 15% dân số.
Còn sau 1975, dân số Việt Nam
được chia ra làm 2 phần: - Người Kinh và người dân tộc theo sự phân biệt chánh
thức của nhà cầm quyền hiện tại.
Vậy người Kinh là dân tộc nào,
có phải là Việt Nam không?
Và người “dân tộc” cũng thuộc
dân tộc nào?
Có phải gọi người Việt là
“Kinh” để nhập nhằng với giống người thiểu số “King” có độ 2 triệu sống rải rác
dọc theo biên giới Việt – Trung từ Lào Cai chạy dài đến tận Quảng Châu…để rồi từ
đó nhập nhằng nói rằng đất nước Việt Nam là …một tỉnh phía Nam của Trung Cộng
mà thôi!
Thật “bất cập” (dùng để thay
thế chữ “hèn”) cho một chế độ chỉ vì quyền lực và quyền lợi mà manh tâm BÁN NƯỚC
cho Tàu Cộng!
Cũng xin được nói thêm là người
viết đã từng là Giảng sư – Associate-Professor, Trường ban Hóa học – Dean of
Chemistry Department của Đại học Sư Phạm Sài Gòn bị loại ra khỏi ban giảng huấn
của trường sau 6 tháng “học tập chính trị” dưới thời Quân quản của CSBV. Biết
được tin nầy là do sự rò rỉ của các “đồng nghiệp” “giáo gian nồng cốt” chỉ vì
đương sự có tính “quần chúng”, một đại kỵ của chế độ được liệt kê như sau:
• Hướng dẫn sinh viên đi ủy lạo gia đình các học sinh bị Việt Cộng pháo kích thảm sát tại Cai Lậy một ngày sau đó 10/3/1974; (MTT- Người thứ 6 từ trái qua).
• Là thành viên trong Ban Tổ
chức Đại hội Thể thao sinh viên Đô thành do Trung tá Nguyễn Văn Bảnh, Phó Đô
trưởng Sài Gòn làm Trưởng ban vào tháng 4, 1974;
• Hướng dẫn sinh viên tham gia
và sinh hoạt với sinh viên các đại học bạn;
• Độc đáo hơn nữa là tổ chức
“buổi tẩy uế” hai khu vệ sinh của ĐH Sư Phạm, huy động giáo sư và sinh viên làm
sạch nơi tiểu tiện bằng acid;
• Và sau cùng, CSBV
nghi ngờ sự “ở lại” không di tản nhằm gây hại cho “cách mạng” vì đương sự có điều
kiện để ra đi?
Tất cả điều trên làm cho người
viết phải chịu nhiều…đắng cay trong thời gian còn kẹt lại ở Việt Nam cho đến
khi được thoát ra đi bằng…”Ô đi ghe” cuối năm 1982.
Cũng cần nói thêm nữa là khi
nhìn bản đồ phân phối cán bộ đảng viên trên 64 tỉnh thành từ Bắc chí Nam, chúng
ta nhận thấy lượng cán bộ đảng viên cao hơn gấp đôi ở Đàng Ngoài so với Đàng
Trong. Hơn nữa, số cán bộ đảng viên ở các tỉnh phía Bắc có tỷ lệ đảng
viên trên 50% so với phía Nam.
Từ đó cho chúng ta thấy được
gì?
Phải chăng, dù đất nước đã được thống nhứt về mặt địa lý hơn 48 năm qua, nhưng số người quản lý của những kẻ “đi trị” lấn áp số người “bị trị”, để rồi đất nước vẫn còn bàng bạc chia đôi qua chiếc cầu Hiền Lương “ảo”.
Bây giờ xin tiếp tục…
Xin được trích dẫn suy nghĩ của
một GS TS trưởng thành trong “chiếc nôi” CSBV. Khi được BBC phỏng vấn, GS TS
Trần Ngọc Vương, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: “Giáo dục xưa nay
là một trong những lĩnh vực chịu sự chi phối của chính trị. Thực ra nền giáo dục
nào, ở đâu cũng là vậy thôi. Chính trị vẫn cứ đặt ra những mục tiêu, những đích
đến và đòi hỏi mọi nền giáo dục phải phục vụ cho nó. Nền giáo dục của miền Nam
từ năm 1954 đến năm 1975 có những thành tựu rất quan trọng và cần được tổng kết
một cách thực sự nghiêm túc. Tôi cũng có quen biết những trí thức được trưởng
thành trong giai đoạn đó. Một số khá đông trong lứa tuổi của tôi lẫn lớn hơn một
chút từ miền Nam cũng là sản phẩm của nền giáo dục của miền Nam cũ, nhiều người
trong số họ rất xuất sắc.”
Về Mục tiêu giáo dục
Nói về sự khác biệt giữa hai nền
giáo dục Bắc – Nam, không gì rõ nét nhứt là so sánh hai mục tiêu giáo dục. Trước
hết, xin nói về giáo dục miền Bắc với mục tiêu hiện tại:
“Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
cs Nguyễn Kim Sơn tuyên bố về:”Chiến lược phát triển giáo dục
Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045” qua “Mục tiêu đến năm 2030
của giáo dục là phát triển toàn diện con người Việt Nam” và phát huy tối đa tiềm
năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, làm nền tảng cho mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh và hạnh phúc. Đồng thời,
xây dựng hệ thống giáo dục mở, phục vụ học tập suốt đời, công bằng và bình đẳng,
theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế.
Tầm nhìn đến năm 2045 là xây dựng nền giáo dục Việt Nam hiện đại, kế thừa các
giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn minh nhân loại, xây dựng
đất nước phồn vinh và hạnh phúc. Giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của
khu vực vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.”
“Mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo
người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến
thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức
khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”
Các “mục tiêu” chung chung
trên cũng đã từng nói từ năm 1954 cũng không khác gì tuyên bố nói trên…Và có thể
nói dứt khoát gần 79 năm qua, hệ thống giáo dục
miền Bắc và cả nước sau 1975 vẫn như cũ nếu không nói là ngày càng đi thụt lùi,
thoái hóa hơn và sau cùng đưa đất nước vào cõi chết!.
Nếu nói về miền Nam, mục tiêu
giáo dục đã được ghi ngắn gọn trong Hiến pháp của Đệ I và Đệ II Cộng hòa Việt
Nam như sau:
Vào năm 1958, một Đại Hội nghị
giáo dục toàn quốc (miền Nam từ vỹ tuyến 17 trở vào) đã nghiên cứu và chấp nhận
3 nguyên tắc căn bản định hướng cho nền giáo dục Việt Nam là nhân bản, dân tộc,
khai phóng. Xin trích:
• “Nền giáo dục Việt Nam phải là một nền
giáo dục nhân bản, tôn trọng giá trị thiêng liêng của con người, lấy chính con
người làm cứu cánh, và như vậy nhằm mục đích phát triển toàn diện con người;
• Nền giáo dục Việt Nam phải là một nền
giáo dục dân tộc, tôn trọng giá trị truyền thống, mật thiết liên quan đến những
cảnh huống sinh hoạt như gia đình, nghề nghiệp, đất nước và bảo đảm hữu hiệu
cho sự sinh tồn và phát triển của quốc gia;
• Nền giáo dục việt Nam phải có tính
cách khai phóng, tôn trọng tinh thần khoa học, phát huy tinh thần dân chủ xã hội,
thâu thái tinh hoa các nền văn hóa thế giới.”
Đến năm 1970, thêm một nguyên
tắc khác được đem vào làm chuẩn cho nền giáo dục miền Nam. Đó là lấy sự tôn trọng
tinh thần khoa học, như các quốc gia tân tiến trên thế giới, làm nền tảng cho mọi
sự tiến bộ giáo dục tại Việt Nam.
Từ đó, giáo dục miền Nam đã có
những bước đi vững chắc trên nền tảng của Nhân bản - Dân tộc
- Khai phóng - Khoa học. Đây chính là kim chỉ nam làm cho nền
giáo dục miền Nam liên tục tiến bộ nâng cao phẩm chất giáo dục quốc gia, và tạo
điều kiện cho học sinh, sinh viên miền Nam trở thành những thành viên ưu tú của
đất nước trong suốt thời kỳ 1958-1975.
Vì vậy, chúng ta dễ dàng nhận
định và so sánh tình trạng giáo dục Bắc - Nam như dưới đây:
• Giáo dục nông thôn trước năm
1975, trình độ trung bình của thanh niên vùng Đồng bằng Sông Cửu Long từ 14 đến
25 tuổi là lớp 7.5 theo thông kế của UNESCO. Cũng trong thời điểm nầy, trình độ
của lớp tuổi trên ở Đồng bằng sông Hồng là 5.5. Đến năm 2020 theo thống kê của
UNESCO. tình trạng trên đã bị đảo ngược, trình độ ở ĐBSCL là 5.0 và ĐBSH là
7.0.
Phải chăng đây là một chính
sách san bằng và triệt hạ miền Nam?
Trường học, ngoài việc thiếu
thốn phòng ốc, tài liệu học tập ngoài các sách giáo khoa từ
chương và một chiều hoàn toàn hạn chế tinh thần suy nghĩ độc lập và sáng tạo của
học sinh, thậm chí không có nơi cho học sinh tiểu tiện. Học sinh phải
nhịn tiểu, nhịn tiêu…tạo thành một hiện tượng trường ốc có một không hai trên
thế giới.
Về nước uống cho học sinh hầu
như không được để ý đến, học sinh phải nhịn khát. Nhiều nơi được các nhà thiện
nguyện ngoại quốc và người Việt tị nạn giúp đỡ các bình lọc nước…nhưng các bình
lọc nầy chỉ hiện diện ở trường học một thời gian ngắn rồi biến mất về nhà của…cán
bộ. Do đó, việc làm cấp bách cho Việt Nam tương lai là phải đặt trọng tâm vào
việc kiến tạo lại hệ thống giáo dục miền ĐBSCL đồng thời với việc cải thiện hệ
thống y tế công cộng của vựa lúa rất quan trọng này của cả nước.
Bây giờ nhìn vào xã hội hiện tại,
chúng ta có thể hình dung một cách rõ ràng, qua báo chí cs, trên các mạng lưới,
hình ảnh thày gạ dâm trò để nâng điểm cao hay cho biết đề thi, cảnh học sinh lớp
9 dở trò dâm ô với nhau trong khi cô giáo đang giảng dạy trên bảng, và hàng vạn
tệ nạn khác xảy ra hàng ngày trên khắp các nẻo đường Việt Nam từ thành thị đến
thôn quê.
Xã hội Việt Nam
hiện nay ngày càng băng hoại và chính hình ảnh nầy đã và đang đánh dấu buổi
hoàng hôn của chế độ CS Bắc Việt.
Do đó, một Việt Nam DÂN CHỦ
PHÁP TRỊ tương lai cần phải có một nền giáo dục đặt nặng vào các mục tiêu sau:
• Giúp cho thanh niên thu thập
được nền văn hóa phổ thông, đồng thời chuẩn bị cho họ bước vào các ngành chuyên
môn ở bậc đại học và kỹ thuật;
• Khuyến khích việc học ngoại
ngữ, chú trọng đến việc sinh hoạt hiệu đoàn để học sinh quen sống tập thể, có
tinh thần tháo vát, biết giúp ích mọi người, đồng thời rèn luyện những đức tính
cần thiết cho đời sống thực tế của một công dân tương lai;
• Đặc biệt chú ý đến vấn đề sức
khỏe của học sinh và phát động phong trào thể dục thể thao toàn quốc, nhằm thực
hiện mục tiêu “Một tinh thần minh mẫn trong một thân thể tráng kiện;”
• Và nhứt là đề cao môn đạo đức
học và công dân giáo dục hầu tạo dựng một tầng lớp thanh niên ưu tú về khoa học,
đạo đức, và ý thức công dân để kiến thiết quốc gia.
Nếu áp dụng CHÍNH SÁCH QUỐC GIA GIÁO DỤC miền Nam trước 1975 được sáng
suốt thi hành, trên nền tảng Nhân bản-Dân tộc-Khai phóng-Khoa học, để thay đổi
toàn bộ hệ thống giáo dục băng hoại của chế độ hiện hành, thiết tưởng một Việt
Nam trong tương lai sẽ thoát khỏi sự thụt lùi chỉ trong một vài thập niên hậu Cộng
sản.
Bây giờ, hãy thử so sánh từng điểm của nền giáo dục trước năm 1975 với hiện trạng “giáo dục” ngày hôm nay, dưới chế độ CSBV, chúng ta thấy gì?
* Nhân bản: Nhân bản thời
xã hội chủ nghĩa là tự do đàn áp, tra tấn và “cướp ngày”;
* Dân tộc: Dân tộc trong
nghĩa Hán tộc đại đồng, chữ Tàu phải nằm trong chương trình giáo dục phổ thông;
* Khai phóng: còn có nghĩa là
khai thông biên giới và chỉ tiếp cận với một văn minh duy nhứt là văn minh của
Hán tộc;
* Và Khoa học: là khai thác, tận
dụng tối đa sức lao động của người dân để cung phụng cho lý tưởng “đại đồng” của
chủ nghĩa, tức là toàn đảng cùng giàu cùng hưởng thụ.
Vậy
chính sách giáo dục quốc gia của VNCH thời trước 1975 khác xa HOÀN TOÀN giai đoạn
giáo dục của xã hội chủ nghĩa hôm nay về căn bản và kết quả!
Xin được trích đoạn một số suy nghĩ của tác giả Vương Trí Nhàn, một nhân sĩ miền Bắc hiện tại qua bài viết với 4844 chữ qua tựa đề: ”Mấy cảm nhận về sự khác biệt giữa giáo dục miền Nam và giáo dục miền Bắc” trong tạp chí Nghiên cứu và Phát triển năm 2014 tại Hà Nội số 7 và 8 với chuyên đề GIÁO DỤC MIỀN NAM VIỆT NAM 1954- 1975 (GDMN) như sau:
“Tôi vốn là người làm nghề nghiên cứu
văn học.Trong cái nghề thuộc loại công tác tư tưởng này, những năm trước 1975,
tôi chỉ được phép đọc các sách báo miền Bắc, còn sách vở miền Nam bị coi như thứ
quốc cấm. Có điều, không phải chỉ là sự tò mò, mà chính lương tâm nghề nghiệp
buộc tôi không thể bằng lòng với cách làm như vậy. Tôi cho rằng, muốn hiểu cặn
kẽ văn học hiện đại, phải hiểu văn học cổ điển; muốn hiểu văn học Việt Nam phải
hiểu văn học thế giới. Thế thì để hiểu văn học miền Bắc làm sao lại lảng tránh
việc nghiên cứu văn học miền Nam được.”
Đối với giáo dục cũng vậy. Từ sau
30-4-75, tôi (tác giả bài viết trên) vẫn sống ở Hà Nội. Sự tiếp xúc với giáo dục
miền Nam (dưới đây viết là GDMN), chỉ dừng ở mức sơ sài bề ngoài. Tuy nhiên, do
việc tìm hiểu chính nền giáo dục miền Bắc (GDMB) ở tôi lâu nay kéo dài trong bế
tắc, trong khoảng mươi năm gần đây tôi tìm thấy ở GDMN một điểm đối chiếu.
Lúc cảm nhận được phần nào sự khác biệt
giữa hai nền giáo dục Bắc-Nam 1954-1975 cũng là lúc tôi hiểu thêm về nền giáo dục
mà từ đó tôi lớn lên và nay tìm cách xét đoán. Tôi không chỉ muốn nêu một số đặc
điểm mà còn muốn xếp loại nền giáo dục tôi đã hấp thụ. Đó là sự KHÁC BIỆT NGAY
TỪ HOÀN CẢNH HÌNH THÀNH.
Chỗ
khác nhau giữa GDMN và GDMB xuất phát trước tiên từ hoàn cảnh xã hội mỗi nền
giáo dục đó được đặt vào, từ đó mà nó lớn lên là cái điểm đích mà nó hướng tới
phục vụ.
…Cái mà ta gọi là giáo dục miền Bắc
chỉ là sự kéo dài của lối phát triển giáo dục trong chiến tranh. Giáo dục chiến
tranh, do đó, luôn luôn là một nền giáo dục dở dang chắp vá, mà lại vẫn phải
khoác cho mình cái chức danh lớn lao của một nền giáo dục mới mẻ, cách mạng.
Phương châm ở đây là làm lấy được, tức
là chưa đủ điều kiện, nhưng thấy cần, vẫn cứ làm - rồi để yên lòng nhau, sẽ viện
ra đủ lý lẽ để chống chế, để lấp liếm và xa hơn nữa, sẵn sàng tự ca tụng. Trên
danh nghĩa đại học VN cũng có những người gọi là giáo sư hay tiến sĩ đấy, nhưng
đó là ta phong với nhau để làm việc, chứ thực tế thấp hơn hẳn chuẩn mực quốc tế
“một cái đầu”. Trong khi đó, như vừa dẫn ở trên, tính dân tộc được các nhà GDMN
hiểu là phải hướng về một thứ dân tộc hiện đại.Về tính nhân bản. Trên giấy tờ
văn bản, chẳng bao giờ giới văn hóa giáo dục miền Bắc phủ nhận tính nhân bản,
tuy là trong thực tế người ta rất ngại nói tới. Còn cách giải thích về nhân bản
của các nhà giáo miền Nam ngược hẳn. Theo tôi hiểu, nó gần với cách hiểu của phạm
trù này ở các xã hội hiện đại.”
Khi
bàn về mục đích giáo dục, Nguyễn Hòa Lạc
(người trích chú thích: NHL là GS Đại học Sư Phạm Sài Gòn trước 1975) viết:”Mục
đích tối thượng của giáo dục là làm thế nào giúp con người đạt được nhân cách,
các bản ngã đích thực của mình, hầu có thể
sống trọn kiếp nhân sinh […]
nghĩa là giúp họ thể hiện được con người
của mình trong ý nghĩa “con người là một
hiện hữu tại thế, một hữu thể có lý trí
và tự do, vừa suy tư vừa hành động”.
Với GDMB, nói
dân tộc là để từ chối khai phóng. Còn với GDMN, chính là cần khai phóng thì mới
giải quyết vấn đề dân tộc một cách triệt để.
Nhìn theo cách nào thì khai
phóng mà các nhà giáo dục ở Sài Gòn đã nói cũng bao hàm một ý nghĩa mà GDMB
không thể chấp nhận được. Thậm chí phải nói là GDMB đã làm ngược lại.
Hẳn là không xa sự thật lắm nếu
kết luận trong khi giáo dục thế giới và GDMN là khai phóng thì GDMB là khép kín.
Trong khi GDMB chỉ hướng tới các mục đích trước mắt, một tinh thần thiển cận
sát mặt đất, thì tinh thần khai phóng mà GDMN muốn xây dựng bao giờ cũng giúp
cho người ta hướng tới tương lai.
GDMN nhằm vào những mục đích
như thế mà GDMB thì không.”
Xin hỏi, có mấy ai trong địa
khối cán bộ cộng sản miền Bắc hiện nay có những suy nghĩ xác thật và can đảm
như suy nghĩ của tác giả Vương Trí Nhàn?
Thay lời kết
Viết đến đây, nếu bạn hỏi tôi,
làm thế nào để phân biệt được người miền Bắc và miền Nam nói chung?
Tôi xin thưa rằng:”Tôi sẽ góp
ý về sự khác biệt giữa người miền Bắc hiện tại và người miền Nam. Con người miền Bắc “thực sự” trong ký ức của tôi vẫn là người Hà Nội
trước 1954. Đó là những người thanh lịch trong cả nam và nữ với giọng nói nhẹ
nhàng và chuẩn xác, cử chỉ từ tốn nhưng không dấu vẻ lịch lãm, ngôn từ văn hoa
đôi khi hơi bác học! Còn người Bắc bây giờ thì qua các phân tích kể
trên thiết nghĩ không cần phải bàn thêm, vì trong lãnh vực giáo dục đã thể hiện
tất cả cá tính đặc thù và đầy tương phản của hai miền rồi.”
Đặc biệt, bạn sẽ nhận diện
ngay “Ai là ai?”
• Các chữ “Dạ” hay “Dạ thưa”
nói lên một nền văn hóa Đàng Trong từ thôn quê đến thị thành, từ người nông dân
chất phác đến người có “ăn học đàng quàng”. Phải chăng đó là tổng hợp di truyền
nhiều đời của “người Bắc xưa”, Chiêm Thành, Chàm, Thổ Chân Lạp, Miên v.v… tạo
nên văn hóa miền Nam độc đáo nầy.
• Đối lại, từ trong quán ăn,
hay trong bất cứ mẫu đối thoại nào mà bạn nghe đến chữ
“…éo”, tức nhiên bạn sẽ biết
ngay các “đối thoại viên” đó đến từ văn hóa của Đàng Ngoài! Phải chăng văn hóa
trên thể hiện sự “tổng hợp nhuần nhuyễn” của hai nền văn hóa vô tổ quốc Trung Cộng
và CS Bắc Việt tạo nên một loại văn hóa …vô giáo dục nhứt ở hành tinh nầy?
Chỉ cần một thí dụ đơn giản
trên bạn đã phân biệt một cách rạch ròi giữa hai miền đất nước hiện nay rồi.
Với hai tâm cảm hoàn toàn khác
nhau, từ dáng người, từ cách diễn đạt ngôn từ, từ phương cách ứng xử của kẻ thắng
cuộc, làm sao có thể có được một đối thoại mang đậm tình dân tộc được!
Làm sao thể hiện được tinh thần
“Nhiều
điều phủ lấy giá gương – Người trong một nước phải thương nhau cùng” được”!
Chính điều trên thể hiện bàng bạc qua sự kiện “thâu tóm” tất cả tài nguyên miền
Nam dồn về miền Bắc qua việc “tóm gọn” 83% tổng sản lượng hàng năm của Sài Gòn
vào ngân sách của Hà Nội do chính thống kê của CSBV công bố vào năm 2020!
Để kết luận, người viết xin
đan cử một câu chuyện xưa và là nạn nhân tại chỗ trong một buổi “học tập chính
trị” dành cho giáo sự đại học vào tháng 8 năm 1975:
“Một hôm, tại giảng đường II của
Đại học Khoa học Sài Gòn có sức chứa gần 500 người, nhà thơ tình lãng mạn “ngày
xưa” Xuân
Diệu đăng đàn. Có thể nói, chưa bao giờ tôi có thể hình dung được một
cán bộ cao cấp của cộng sản, từng giữ chức Thứ trưởng Văn hóa Bắc Việt có những
thái độ và cung cách thiếu văn hóa như thế.
Ông Xuân Diệu, với cái áo sơ
mi bỏ ngoài, mang đôi dép lẹp xẹp, vai mang cái bị da cán bộ…chễm chệ ngồi trên
cao…tự do phát ngôn. Bên cạnh đó hai chai bia Con Cọp BGI 750cc và một ly lớn.
Vừa uống, vừa nói, tay chân “quênh quoang” với luận điệu của kẻ chiến thắng, thỉnh
thoảng lấy tay chùi bọt bia hai bên mép.
Và những câu nói ngày hôm đó
là bài học …đầu tiên của tôi sau “cách mạng” 30/4.
Ông ta nói gì?
Xin thưa,
Ông ta chê chế độ Việt Nam Cộng Hòa, đặc
biệt là giới trí thức miền Nam, giới giáo sư đại học…và ví tất cả như những cây
cổ thụ xum xuê cành là…nhưng không có rễ. (Xin các giáo sư có mặt
ngày hôm đó, hiện đang ở hải ngoại làm chứng dùm cho tôi, kẻo tôi bị nói oan là
bêu xấu chế độ ưu việt hơn triệu lần tư bản).
Sau 48 năm, nghiệm lại câu nói năm xưa của một thi sĩ “thương cha thương một, thương ông thương mười” của Tố Hữu, người bạn của Xuân Diệu, lòng tôi chùng xuống và cảm thương cho một người lớn lên trong “cái nôi cách mạng”, được “cách mạng” nuôi dưỡng… cho nên mới có ý so sánh đầy ‘biện chứng” trên. Trí thức “cách mạng” miền Bắc có khác gì những cây chùm gởi len lõi quấn chung quanh cây đại thụ Mác Lê đã chết khô từ năm 1991!
Bốn mươi tám năm qua, bây giờ cả thế giới mới thực sự thấy rõ hình ảnh Việt Nam ngày nay, hình ảnh nầy đã chứng minh rành rành qua một đất nước tan hoang từ xã hội băng hoại cho đến đạo đức suy đồi, trong đó giáo dục thể hiện tất cả những gì tồi tệ nhứt như thầy trò, cô trò…có thể trao thân vì những đổi chác cho một kỳ thi, hay một mảnh bằng, chưa kể những tệ hại khác không cần phải nêu ra đây.
Có thể nói trong lịch sử giáo dục Việt Nam, chưa có thời
đại nào đưa đến sự đảo lộn luân thường đạo lý như giai đoạn hiện tại của Đất và
Nước như ngày nay.
Bài học đầu tiên của Xuân Diệu
48 năm về trước ví về cây cổ thụ cần phải được xem xét lại.
Câu kết luận của bài tản mạn nầy
cần phải nói cho rốt ráo là “Cây cổ thụ xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện tại là một cây
chết khô, không hoa, không lá, không rễ, và thân cây đã mục nát, thậm chí mối mọt
cũng không còn gì có thể gặm nhấm được”.
Mai
Thanh Truyết
Nhuận
sắc – Tết Giáp Thìn - 2024
No comments:
Post a Comment