Wednesday, December 20, 2023

 

Trải nghiệm sau 27 năm trong lãnh vực Quản lý Phế thải

và Sự Hâm nóng Toàn cầu

 

   Sau 27 năm làm việc, người viết nhận thấy cho đến hôm nay, tất cả phế thải do con người tạo ra chưa hề được giải quyết một cách rốt ráo như:

PHẾ THẢI à Phải làm “HẾT” PHẾ THẢI



Mà chỉ giải quyết “nửa chừng” như dưới đây:

Phế thải – Thanh lọc – Tạo ra Phế thải mới ít độc hại hơn!

·       Phế thải gia cư à Ra thẳng bãi phế thải – Landfill

·       Phế thải độc hại à Cho vô lò thiêu đốt – Incineration

·       Phế thải độc hại à Cô lập thành khối – Micro and Macro-encapsulation

·       Phế thải hạch nhân à Nhốt trong hầm kín (Hoa Kỳ) – Ultra-macro-encapsulation

·       Phế thải hạch nhân à Nhốt dưới đại dương (Nga)


·       Phế thải y tế à Thiêu đốt hay dùng lại – Incineration and Recycling



·       Vân vân…

Trong lúc đó, “Sự Thay đổi Khí hậu – The Climate Change” vẫn đang còn là một giả thuyết tranh cãi giữa các nhà làm khoa học và chính trị dựa theo những “kết luận” căn cứ theo các mô hình toán – model lập trình từ những dữ kiện thời tiết trong vài chục năm, thậm chí xa nhứt là trăm năm.

 

Xin thưa, chu kỳ tự nhiên Ấm – Lạnh của Trái đất là khoảng 10-11 thế kỷ. Gần đây nhứt, có thể kể dấu mốc là cuộc di cư của giống dân Viking từ Iceland xuôi Nam chấm dứt chu kỳ Ấm của trái đất trước đó vào cuối thế kỷ thứ 7. Trước đó, người Viking ở Iceland sống được nhờ trồng củ quả và trồng cỏ, chăn nuôi…

Sau đó, bắt đầu chu kỳ Lạnh. Việc đóng băng tăng dần ở Bắc cực và Nam cực.

Và vào thế kỳ 20 trở đi…lại bắt đầu chu kỳ Ấm…

Đó là sự vận hành của chu kỳ tuần hoàn trong thiên nhiên.

Khảo sát sự biến thiên nhiệt độ trên mặt đất trong vài chục năm/trăm năm không thể nào đưa đến kết luận CHÍNH XÁC được.

***

Qua nội dung những tin tức và các thông điệp của xã hội dân sự trong suốt tám năm qua, sau Thượng đỉnh COP21 tại Paris năm 2015, và sau Thượng đỉnh COP28 tại Dubai, Các Tiểu Vương Quốc Á Rập vào tháng 11, 2023, chúng ta thấy gì?

·       Phải chăng, có một cái gì không ổn trong vấn đề ràng buộc và tính áp đặt trong Thỏa thuận COP21?

·       Phải chăng, trong tâm khảm của 196 đại diện cho 196 quốc gia đi phó hội Thượng đỉnh COP21 có lấn cấn một “cái gì” (cho tình trạng riêng của mỗi nước), để rồi, khi Thỏa thuận được đúc kết trong “gượng ép” mà vẫn phải gọi là “Thỏa thuận lịch sử” hay “Thỏa thuận bước ngoặt”?

Có phải 196 đại diện tuy đồng sàng nhưng dị mộng?



Theo thống kê, chúng ta đều biết, trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2010, sự tăng trưởng của khí thải nhà kính tăng nhanh hơn trong giai đoạn 1980 đến 1990. Và hiện tượng trái đất nóng nhứt so với quá khứ xảy ra vào năm 2014, và nhiệt độ không khí tăng lên trung bình ở mặt đất cho thập niên nầy là 0,90C, cao hơn sự tăng nhiệt độ từ thập niên 1880 trở đi.

Vì vậy, với điều kiện công nghệ hiện có và văn minh hiện tại, cũng như suy nghĩ của những nhà hoạch định chính sách trên toàn cầu, thiết nghĩ, cần phải chuyển hướng và sáng tạo một phương cách mới trong việc hạn chế sự hâm nóng toàn cầu, mà ngày hôm nay, được định nghĩa lại là “Sự biến đổi khí hậu – The climate change”.

Phải chăng lãnh đạo các quốc gia trên thế giới đã đồng  ý trên những kết ước không thực tế trên phương diện thực hiện, thiếu nhiều căn bản pháp lý cũng như khoa học trong việc kết luận về vấn đề thay đổi khí hậu, và chịu ảnh hưởng và áp lực chính trị của nhiều hệ thống quyền lực hữu hình như Trung Cộng và vô hình như Nhóm Globalists đang khuynh đảo thế giới, nhứt là ở Hoa Kỳ hiện tại?



Trên thế giới hiện nay có hai khuynh hướng khoa học có tỷ lệ ngang ngửa, hoàn toàn trái ngược trong việc giải trình hiện tượng “thay đổi khí hậu toàn cầu” nầy:

* Khuynh hướng thứ nhứt cho rằng: Trái đất chuyển vận theo chu kỳ Ấm – Lạnh tự nhiên. Khi dân Viking bắt đầu di cư về hướng Nam và định cư ở các quốc gia Bắc Âu, và Ireland cuối thế kỷ thứ 7 vì…chu kỳ Lạnh đã bắt đầu vì đất đã bị đóng băng không còn thích hợp cho việc trồng trọt và chăn nuôi. Và thế kỷ 20, phải chăng thời điểm nầy là buổi bình minh của chu kỳ Ấm?

* Khuynh hướng thứ hai nhứt định: Trái đất nóng lên là do sự phát thải khí Carbonic do kỹ nghệ và nhu cầu phát triển của nhân loại. Hạn chế bớt việc phát thải khí CO2 tức là hạn chế được sự hâm nóng toàn cầu. Theo ước tính của IPCC, từ nay cho đến năm 2038, toàn cầu chỉ có thể phát thải tối đa 1.000 tỷ tấn khí Carbonic vào khí quyển mà thôi. Trong quá khứ 140 năm về trước, có 1.900 tỷ tấn CO2 đã bao phủ bầu khí quyển của chúng ta rồi, căn cứ vào nghiên cứu của Khoa Vật lý, Đại học Oxford, Anh.

Nhưng dù sao đi nữa, dù có khuynh hướng nào đi nữa, chúng ta vẫn nhận thấy việc phát thải khí CO2 vào không khí là một trong nhiều nguyên nhân khác nữa làm cho bầu khí quyển “nóng” lên trong hiện tại, và mỗi quốc gia (và chúng ta) đều có trách nhiệm liên đới.

Vì vậy, cần phải động não nhiều hơn nữa về những phương pháp hạn chế (vì không thể nào chấm dứt được) việc phát thải trên:

         Tiền: Thay đổi công nghệ sạch, cần đầu tư nguồn vốn vào nghiên cứu cũng như chấp nhận chậm phát triển trong giai đoạn chuyển tiếp;

         Chấm dứt hẳn việc xử dụng năng lượng hóa thạch: Điều nầy không dễ vì, nếu lấy Hoa Kỳ làm thí dụ, lượng than đá của xứ nầy còn đủ dùng cho 250 năm nữa, Mỹ không thể chấm dứt việc dùng than trong một sớm một chiều được, nhưng kỹ nghệ nầy đã được thay thế bằng phương pháp “hóa khí” – “gasification” than đá trước khi biến thành điện năng, giảm hơn 90% việc phát thải khí CO2 so với phương pháp cổ điển bằng cách đốt than đá trực tiếp;

         Việc áp dụng các loại năng lượng tái tạo (renewable energies) cũng cần phải cân nhắc lại vì, năng lượng tái tạo như thủy điện sẽ không phát thải khí nhà kính, nhưng lại hủy hoại hệ sinh thái toàn vùng. Chính vì vậy mà Ngày Môi trường Thế giới năm 2021 cổ súy cho việc phục hoạt hệ sinh thái toàn cầu;

         VIệc cải tiến công nghệ thực phẩm và lương thực để thích ứng với điều kiện khí hậu khắc nghiệt hơn nữa trong tương lai nhằm giảm thiểu nguồn nước tiêu thụ cũng như phân bón và các hóa chất bảo vệ thực vật. Cân bằng nguồn lương thực động vật và thực vật sẽ là một tác động không nhỏ trong việc giảm thiểu việc phát thải khí Carbonic;

Phải chăng, đã đến lúc chúng ta cần phải xét lại thói quen và cung cách ăn uống của chúng ta nhứt là đối với những người sống trong những quốc gia có nguồn lương thực dồi dào và ăn quá nhiều “thịt” như ở Hoa Kỳ?



         Một gợi ý khác nữa là, nếu chúng ta không giảm thiểu được nguồn phát thải khí CO2 vào bầu khí quyển do điều kiện đặc thù của từng quốc gia, một giải pháp khác được nêu ra là “làm nguội trái đất bằng cách đưa vào bầu khí quyển một lớp mây muối tinh thể - Salt crystal clouds…để ngăn chặn bớt tia sáng mặt trời do hiện tượng phản chiếu gây ra. Đây là một ý tưởng độc đáo của một số khoa học gia ở Trung tâm Colorado Springs, CO nghiên cứu về neo-energie (năng lượng tương lai). Từ đó, trái đất sẽ bớt…nóng lên!

Chừng ấy suy nghĩ thiết nghĩ cũng quá đủ cho các lãnh đạo toàn cầu và những nhà khoa học có viễn kiến của nhân loại suy gẫm.

Còn riêng đối với mỗi người trong chúng ta, với tư cách của một người dân toàn cầu, ý thức bảo vệ môi trường cần phải phát xuất từ trong TIM và hành động do Ý CHÍ, chứ không qua …LỜI NÓI!

Qua kết quả của các thương thảo trong Thượng đỉnh COP28 vừa qua ở Dubai, chúng ta thấy rõ ràng là sau nhiều ngày thương lượng chậm chạp và khó khăn, các nước trên toàn thế giới nỗ lực tìm kiếm một đồng thuận để chống lại tốt hơn hiện tượng biến đổi khí hậu theo khuôn khổ thỏa thuận Paris 2015. Ngay từ đầu, Chủ tịch Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của LHQ năm 2023 COP28, tuyên bố ngày 3/12 là:”việc giảm dần mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch sẽ cản trở sự phát triển bền vững và kéo loài người quay trở lại thời kỳ Đồ đá cũ.   Ông cho rằng “không có cơ sở khoa học” nào cho thấy rằng việc cắt giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch theo từng giai đoạn sẽ giảm nhiệt độ toàn cầu. VÀ kết luận trong bảng đúc kết, tất cả cuối cùng rồi cũng …lững lơ Vũ Như Cẩn sau 13 ngày phó hội với 190 nguyên thủ quốc gia cùng trên 97.000 dự khán trong suốt thời gian nhóm họp.

COP28 đã đưa ra một dự thảo thảm hại nói về việc xử dụng các công nghệ vô lý để thu giữ carbon dioxide để các quốc gia dầu mỏ và ngành công nghiệp dầu mỏ có thể tiếp tục đốt nhiên liệu hóa thạch. “Dầu bền vững” “Sustainable oil”… thật là một trò đùa. Những gì chúng ta phải làm không thể thực hiện được nếu có sự tham gia của các nước dầu mỏ rõ ràng đã chọn sai mặt của lịch sử. COP28 này sẽ chấm dứt mọi khả năng đàm phán với các quốc gia dầu mỏ.

Vì vậy, xin được kết luận là:” Năn nỉ những nhà làm chính trị có dự mưu, những nhà làm khoa theo theo chiều hướng của quyền lực “ngầm” cần nên nghĩ lại và tập trung vào việc giải quyết một cách rốt ráo việc quản lý phế thải cho toàn cầu. Nên nhớ, hiện tại có một bãi rác nổi khổng lồ lớn hơn 2,5 diện tích tiểu bang Texas ở Thái Bình Dương giữa Hawaii và San Francisco.”

MONG ĐƯỢC LẮNG NGHE!

Mai Thanh Truyết

Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam – VEPS

Noel - 2023

 

 

 

 

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment