VAI
TRÒ SỨ MỆNH CỦA KẺ SĨ TRÍ THỨC VÀ SĨ PHU THỜI ĐẠ
* CHU
TẤN
”...Giới
trí thức và sĩ phu thời đại cần hoà mình với quần chúng quốc dân để đại đoàn kết
quốc dân, kết sinh Dân Tộc...”
Thân tặng:
* T.S Nguyễn Anh Tuấn
* T.S Mai Thanh Truyết
* Nhà văn Việt Dương.
I - ĐẠI CƯƠNG
Trước tình hình đất nước hiện
nay, Công Đồng Việt Nam hải ngoại nói riêng và xã hội VN nói chung lâm vào tình
trạng chia rẽ phân hóa, khủng hoảng lãnh đạo... cũng như bế tắc về nhiều mặt?!
Nhiều người đã đăt câu hỏi: Giới trí thức VN có đóng đúng vai trò và có thực hiện
được trách nhiệm của mình không? Giới trí thức có còn giữ được “tinh thần Kẻ
Sĩ” ngày xưa hay không? Ưu và khuyết điểm của giới trí thức VN, cũng như vai
trò, sứ mạng của kẻ sĩ, trí thức và sĩ phu thời đại như thế nào? Chúng ta cùng
nhau tìm hiểu và trả lời các vấn nạn trên.
II- ĐỊNH NGHĨA CÁC DANH TỪ
A. Kẻ Sĩ:
Căn cứ theo Từ Điển: Sĩ là người
học trò. Người nghiên cứu học vấn (Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh trang 192)
Tuy nhiên đây chỉ là nghĩa gốc, nghĩa căn bản của danh từ. Chúng ta cần đặt chữ
Sĩ trong môi trường và ý hướng của nền giáo dục theo nho học của các thế kỷ trước
để hiểu chữ Sĩ hay “Kẻ Sĩ” một cách thấu đáo và sâu sắc hơn. Đành rằng Sĩ là
người học trò, song theo quan niệm của ông cha ta xưa: “Tiên học lễ, hậu học
văn” người học trò xưa trước khi trau dồi kiến thức (hiểu biết) phải “học Lễ” tức
học luân lý đạo đức-học “làm người” trước hết, tức là đặt cái học “Thành Nhân”
lên trên cái học “Thành Công” như trong thời đại chúng ta! Không những thế, các
tiên nho còn đưa ra các châm ngôn có tính cách khuôn vàng thước ngọc cho các “kẻ
Sĩ” mà tiêu biểu cho tinh thần kẻ sĩ là câu “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu
thiên hạ chi lạc nhi lac” (lo trước nỗi lo của thiên hạ và vui sau điều thiên hạ
vui”. Do trên chúng ta có thể rút ra một kết luận khá chân xác về Kẻ Sĩ là:
“Người có đạo đức + kiến thức
+ có lý tưởng + và trách nhiệm phụng sự tha nhân”. Thiếu một trong 4 yếu tố nói
trên, không phải là Kẻ Sĩ và càng không bao giờ có tinh thần “kẻ sĩ” cả!!! Lý
thuyết gia Lý Đông A đã khái quát, 4 đức tính hay 4 yếu tố nói trên trong 2 chức
năng chính của kẻ Sĩ là “Hướng Thượng” và “Hướng Tha”… Hướng thượng là hướng về
Trời về Đạo Đức Tâm linh. Còn “Hướng tha” là có lòng yêu người, yêu dân tộc,
yêu đồng bào và yêu nhân loại. Do trên nếu người trí thức hay “Kẻ Sĩ” nào mà
không biết sống “Hướng Thượng” cũng chẳng “Hướng tha” thì không xứng đáng là “kẻ
sĩ’ hay “người trí thức” vậy.
B. Trí Thức:
Theo Việt Nam tự điển của Lê
Văn Đức, tác gỉa đã đưa ra định nghĩa có tính chất phổ thông, “Trí thức”: là
người học giỏi, hiểu biết nhiều”. Nhưng nếu chỉ như vậy thôi thì định nghĩa về
người trí thức hoặc thiên về chuyên môn, hoặc thiên về lợi ích cá nhân và dĩ
nhiên là không đầy đủ so với định nghĩa về “Kẻ sĩ” bao gồm 4 yếu tố hay 2 chức
năng kể trên.
Theo Paul Alexandre Baran (một
kinh tế gia và cũng là một học giả nổi tiếng Hoa Kỳ) trong bài “Thế nào là người
trí thức”? (The Commitment of the intellectual) tác giả phát biểu về người trí
thức là người “lao động về trí óc” và ngoài yếu tố kiến thức ra, người trí thức
còn là người hội đủ có các yếu tố: (1) Trung lập về đạo đức (2) Khao khát chân
lý (3) Tôn trọng sự thật (4) trí thức, còn là người phê phán xã hội…. Qua nhận
định của Paul Alexandre Baran về người trí thức, chúng ta thấy định nghĩa này gần
như tương đương, tương đồng với định nghĩa về vai trò của “kẻ sĩ” theo quan niệm
của Đông phương và Việt Nam.
C. Sĩ Phu:
Theo Hán Việt từ điển của Đào
Duy Anh “sĩ phu chính nghĩa là người đàn ông, dùng nghĩa rộng là những người có
học thức trong một nước” (HVTĐ trang 193) hay theo Việt Nam tự điển của Lê văn
Đức- Lê Ngọc Trụ hiệu đính thì Sĩ phu: dt, Đàn ông//người tai mắt trong một xã
hội (TĐVN trang 1291)Vậy theo định nghĩa của cả hai ông Đào Duy Anh và Lê văn Đức
sĩ phu là người trí thức có tầm vóc quốc gia. Đây là định nghĩa phổ thông mà mọi
người chúng ta đều có thể chấp nhận được. Tuy nhiên theo thiển ý của chúng tôi
Sĩ Phu là người có công trình Lập Đức - Lập Công - hay Lập Ngôn - Nếu không đòi
hỏi cả “tam lập” thì ít nhất cũng đạt được “Nhất Lập” trong “Tam lập” nói trên,
mới xứng đáng là bậc Sĩ Phu.
III- TINH THẦN KẺ SĨ VÀ VAI
TRÒ TRÍ THỨC:
A. Trí thức dưới chế độ thực
dân Pháp:
Kể từ năm 1859 khi quân Pháp
đánh chiếm Gia Định, chính thức mở đầu việc xâm lược thực hiện chế độ Thực Dân
tại VN, thì Phong Trào Chống Thực Dân Pháp từ lớp Văn Thân quý tộc và Sĩ Phu bất
khuất được dân chúng hưởng ứng theo về, bừng bừng khí thế, tạo thành các cuộc
kháng chiến anh dũng trên khắp mọi miền đất nước. Miền Nam có Trương Công Định,
Thủ Khoa Huân, Nguyễn Trung Trực. Miền Trung có triều đình vua Hàm Nghi nổi lên
chống Pháp, Phan Đình Phùng lập chiến khu Cần Vương, tiếp đến là triều đình Duy
Tân chống Pháp có Thái Phiên, Trần Cao Vân lập lực lượng đấu tranh. Miền Bắc có
Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, rồi Việt Nam Quang Phục Hội và phong trào
Đông Du cũng nuôi hy vọng Cần Vương. Nhưng tất cả đều bị thất bại, trước võ khí
mới của thực dân. Các chiến khu dần dần bị phá vỡ, lãnh tụ hoặc bị tử tiết, hoặc
bị lưu đày hay thoát ra hải ngoại.
Công cuộc nổi dậy chống thực
dân Pháp bất thành, nhưng điều đáng nói là tinh thần Kẻ Sĩ, tinh thần Sĩ Phu đã
bừng sáng hơn bao giờ hết… Trong phạm vi bài này, chúng ta chỉ cần nêu lên tinh
thần Kẻ Sĩ của một số vị anh hùng như Nguyễn Trung Trực là tiêu biểu: Nguyễn
Trung Trực cầm đầu nghĩa quân chống Pháp từ tháng 6 năm 1861 tại Vũng Gù (Định
Tường) Ông di động luôn tại các tỉnh miền Đông, miền Tây Việt Nam và đã lập được
thành tích đốt tầu Esperence tại vàm Nhật Tảo và vàm Cỏ Đông làm cho thực dân
Pháp kinh hồn bạt vía
Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa
Kiếm bạc Kiên Giang khiếp qủy
thần
Kiếm bạc Kiên Giang khiếp qủy
thần
Kiếm bạc Kiên Giang khiếp qủy
thần
Tại miền Trung Phan Đình Phùng lập chiến khu,
và ngoài bắc Đề Thám được mênh danh là con hùm sám Yên Thế đã làm cho Thực dân
Pháp nhiều phen thất điên bát đảo…
Tiếp theo là các bậc sĩ phu
như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh khởi xướng phong trào Đông Du…và một người
thanh niên trẻ Nguyễn Thái Học trở thành Đảng Trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng,
(24-12-1927) ông chủ trương phát động cuộc khởi nghĩa ngày 10-2-1930 “không
thành công cũng thành nhân”. Khi cuộc khởi nghĩa thất bại, ông bị bắt và bị đưa
ra Hội đồng Đề Hình luận tôi, giữa hội đồng, can đảm nhận hết trách nhiệm. Ngày
17-6-1930 ông bị đưa lên đoạn đầu đài ở Yên Bái cùng với 12 đồng chí khác. Trước
khi lên đoạn đầu đài ông tuyên bố: “Nền độc lập dân tộc phải trả bằng máu” “Hoa
Tự Do phải tưới bằng máu”….
B. Trí Thức, Văn Nghệ Sĩ dưới
chế độ Cộng Sản:
Đảng CSVN do Hồ Chí Minh thành
lập với chủ trương lợi dụng lòng yêu nước, đưa ra chiêu bài “đánh đuổi thực dân
Pháp giành độc lập nước nhà” “Liên minh liên hiệp với các đảng phái quốc gia để
đánh đuổi thực dân Pháp” nhưng thực chất là cướp công kháng chiến của toàn dân,
giết hại các nhà lãnh tụ cách mạng cũng như các nhà trí thức thuộc phe Quốc Gia
như Lý Đông A, Trương Tử Anh. Nhượng Tống, Khái Hưng, v.v.. để độc quyền lãnh đạo
đất nước. Khi có chính quyền trong tay thì chủ trương “Trí phú địa hào đào tận
gốc trốc tận rễ” phát động phong trào đấu tố dã man trong cải cách ruộng đất
…(1946- 1954)
“Một phần không nhỏ trí thức
miền Nam ái quốc khác cũng bị cộng sản thủ tiêu như Bùi Quang Chiêu, Hồ văn
Ngà, Trần Quang Vinh, bác sĩ Hồ Vĩnh Ký và vợ là bác sĩ Nguyễn Thị Sương, Huỳnh
Phú Sổ, Lê Kim Ty, Hùynh Văn Phương, luật sư Lương Văn Giáo, nhà báo Diệp Văn Kỳ,
Lê văn Vững … không theo Việt Minh sớm muộn cũng bị thủ tiêu. Trịnh Hưng Ngẫu
trong một dịp gặp Trần Văn Giầu nói là ông ta có danh sách hơn 200 người cần thủ
tiêu, nhưng chưa thi hành kịp.
Ngay hàng ngũ CS tranh chấp giữa
xu hướng đệ tứ Trotsky và đệ tam Stalin cũng đưa đến các cuộc thanh toán nội
bô. Nhóm đệ tam gồm Trần Văn Giầu, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Tạo không thể chối
bỏ trách nhiệm về cái chết của những Tạ Thu Thâu, Trần Văn Thạch, Phan Văn Hùm…
Tàn bạo ở đây là cộng sản thủ tiêu cộng sản, thủ tiêu chính đồng chí của mình.
Hồi ký của Nguyễn kỳ Nam ghi “Ngoài sự bắt bớ của chính phủ, bọn Staliniens quyết
đồ sát Tạ Thu Thâu. Ấy là ở Paris mà bọn Staliniens mưu đồ sát hại Tạ Thu Thâu,
người bạn của chúng ta chỉ còn trông cậy ở chúng ta, hy vọng ở chúng ta”.
Ký tên: Daniel Guerin
Và về trường hợp Phan Văn Hùm:
“Hùm lên miền Đông gặp Dương Bạch Mai, nói với hắn rằng: “Trước chúng ta bất đồng
ý kiến về chính trị. Nay nước nhà đang cần đoàn kết chống thực dân, tôi tin rằng
anh sẽ bỏ qua việc cũ” Dương Bạch Mai không trả lời, nhưng lại chỉ cho Hùm vào
một phòng bên trái, tức là nói: “một vào không ra nữa được” người ta gọi là cửa
tử. Thật vậy, hai hôm sau, Phan văn Hùm bị thủ tiêu”.
Tài liệu chính thức của CS
cũng xác nhận điều đó qua sự lên án nhóm Trotsky là “phản cách mạng” và tuyên bố:
“Chính quyền nhân dân đã trừng phạt chúng để làm gương”. Chúng ở đây chỉ những
người theo Đệ Tứ quốc tế và trừng phạt là ám sát, thủ tiêu. Bản thân Ngô Đình
Diệm lẽ ra cũng bị thủ tiêu, sau khi từ chối không hợp tác với CS. Không biết
vì lý do gì, Hồ Chí Minh đã thả ông về. Sau này trong dịp nói chuyện với Hoàng
Tùng năm 1981, Stanley Karnow cho biết : “Xét tình thế lúc đó thả Diệm là một
điều sai lầm”
Nguyễn Văn Trấn, một người cộng
sản đệ tam được coi là “hung thần chợ Đệm” đã tố cáo chính quyền CS miền Bắc:
“Các ông đã ám hại biết bao nhiêu nhân tài miền Nam dù, Nguyễn Văn Trấn là cán
bộ thừa hành trong việc thủ tiêu, ám sát các nhà trí thức miền Nam, dù trong cuốn
hồi ký ông tránh nói đến vai trò của mình. Chủ trương tận dụng bạo lực để độc
bá chính trường đã làm trì trệ tiến trình giải thực và hao mòn tinh lực của dân
tộc bằng hành vi giết hại các nhà trí thức yêu nước thuộc đủ thành phần. (Trích
Hai Mươi năm Miền Nam 1955- 1975 của Nguyễn Văn Lục trang 86-88)
Ngay cả những nhà trí thức tin
tưởng và đi theo CS, cũng bị Đảng CSVN áp dụng chính sách “vắt chanh bỏ vỏ” hay
cô lập ruồng bỏ không chút thương tiếc như trường hợp Nguyễn Hữu Đang. Tiến Sĩ
Luật Sư Nguyễn Mạnh Tường, Triết gia Trần Đức Thảo (lớp trước) hay lớp sau này
như luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Truơng Như Tảng, bác sĩ Dương Quỳnh Hoa v.v..
Số phận những nhà trí thức văn
nghệ sĩ dưới chế độ CS, họ chỉ có hai con đường hoặc là sợ sệt, hèn hạ chạy
theo đương quyền, bẻ cong ngòi bút tâng bốc chế độ để hưởng bổng lộc mà chế độ
CS ban phát; hai là lên tiếng đòi cải tiến (Chưa dám chống đối) bầu không khí
Tư Do Dân Chủ như trường hợp của vụ án Nhân Văn Giai Phẩm tại miền Bắc (1956)
mà đã bị chế độ CS đàn áp thẳng tay, vô cùng tàn độc, thê thảm…
Nghiên cứu về vụ án Nhân Văn
Giai Phẩm, sử gia Trần Gia Phụng đã đi đến kết luận:
“Ngay từ đầu, báo Nhân Văn khẳng
định lập trường theo Đảng Lao Động, chứ không phải mở phong trào văn học hay
chính trị gì mới Những bài báo Nhân Văn Giai Phẩm nhằm xây dựng lại xã hội miền
Bắc bằng cách phê phán nền hành chánh quan liêu, tình trạng xã hội tệ hại sau vụ
cải cách ruông đất, và nhất là phản đối những trói buộc gắt gao đối với anh em
văn nghệ sĩ và trí thức trong thời bình. Họ đòi thực thi dân chủ, tôn trọng luật
pháp,và tự do sáng tác trong khuôn khổ chế độ CS. Những phản kháng này ôn hòa
chỉ giới hạn trong phạm vi báo chí văn chương vì chỉ nhắm vào những vấn đề có
tính cách quản lý, xã hội và văn hóa, chứ không liên quan đến chủ trương hay ý
thức hệ chính trị. Đôi khi những bài viết khá gay gắt, nhưng hoàn toàn không
manh nha một hành động bạo loạn nào. Có thể giới văn nghệ sĩ và trí thức lúc
đó, vẫn còn giữ lòng tin vào lý thuyết cộng sản, hứa hẹn một xã hội không còn bất
công, không có cảnh người bóc lột người nên mới lên tiếng sửa đổi và xây dựng
xã hội mới. Dầu sao họ đã tỏ ra hết sức can đảm khi dấn thân phản kháng và đòi
hỏi cởi trói văn nghệ. Biết rằng đàn áp tù đầy đang chờ đón họ, nhưng họ vẫn
cưong quyết cùng nhau lên tiếng. Một điểm son đáng qúy là dù đã bị đầy đọa một
thời gian dài, đến tận cùng nỗi thống khổ của kiếp nhân sinh, nhiều người vẫn
giữ khí tiết, lòng can đảm và óc sáng tạo cho dến cuối đời. Họ đã sống đúng như
Phùng Quán đã viết:
Tôi muốn làm nhà văn chân thật
Chân thật trọn đời
Đường mật công danh không làm
ngọt được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi
ngã
Bút giấy tôi ai cướp dật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn trên
đá
(Trăm Hoa đua nở trên đất Bắc
–HVC trang 121)
Những phản kháng của nhóm Nhân
Văn Giai Phẩm thách đố tính lãnh đạo độc tài độc tôn của guồng máy cai trị của
Đảng LĐ, đã đụng phải vách tường nhân sự quan liêu, tham quyền cố vị. Sau thời
gian đầu tìm hiểu tình hình, đảng này đã vũ lộng quyền uy, triệt tiêu ngay tức
khắc, mọi phản kháng từ mọi phía.Để giữ sự ổn cố chính trị, tuyệt đối ở Bắc Việt,
nhằm tiến hành chiến tranh xâm lăng miền Nam , đảng LĐ đã ngụy tạo vụ án gián
điệp, xét xử những người can đảm đến độ liều lĩnh như Thụy An, Nguyễn Hữu Đang,
Trần Thiếu Bảo. Đảng này quyết gây khiếp đảm đối với giới trí thức và văn nghệ
sĩ, như họ đã từng làm khiếp đảm giới nông dân, bằng cải cách ruộng đất.”
(trích Án tích Cộng Sản Việt Nam trang 205-206 của Trần Gia Phụng)
C. Những nhà Trí Thức miền Nam
dưới chế độ Đệ Nhất Cộng Hoà:
Trong biến cố 1954, hiệp định
Genève chia đôi đất nước, chí sĩ Ngô Đình Diệm đã về nước chấp chánh, trong mấy
năm đầu, ông đã dẹp tan các giáo phái, ổn định được tình thế, cũng như đã định
cư thành công gần một triệu người dân bắc Việt di cư vào Nam nên uy tín của tổng
thống Diệm đã lên rất cao như môt vị cứu tinh dân tộc. Nhưng từ năm 1958 trở về
sau uy tín của nên đệ nhất cộng hòa đã ngày môt suy giảm.
“Theo ghi nhận của một nhân vật
chính trường quen thuộc Bùi Diễm, tại nơi ông dạy tư, trường Phan Sao Nam từ hiệu
trưởng đến giáo sư đều bất mãn. Giờ giải lao giáo sư phần đông thuộc các đảng
phái Duy Dân, Đại Việt Quốc Dân Đảng tụ tập quanh chén trà chỉ trích chính phủ,
thời điểm đó, nhiều trí thức dấn thân tham gia đảng phái chọn việc giảng dạy tại
các trường tư thục như giai đoạn chờ thời, chuẩn bị hành động khi cơ hội đến.
Vào thời gian này cuộc sống
người dân đã có nhiều cải tiến. Về giáo dục, các trường tiểu học, trung học được
thành lập từ cấp tỉnh đến quận. Về y tế, mỗi tỉnh đều có trạm y tế và nhà
thương. Vấn đề đào tạo giáo viên, y tá cán sự y tế, giáo sư được đẩy mạnh, các
trường đại học, kỹ thuật, hành chánh, các trường võ bị mỗi năm đã đào tạo một số
lượng chuyên viên, sĩ quan đáp ứng đủ nhu cầu.
Thành quả này đã tạo ra một lớp
trí thức trẻ thành thị tiếp nhận các trào lưu tư tưởng tây phương, như chủ
nghĩa hiện sinh, thậm chí cả chủ nghĩa cộng sản do khung cảnh học đường khoáng
đạt. Họ cũng tiếp nhận với nhiều dòng văn hóa, văn học ngoại quốc do không khí
sinh hoạt tự do nên tương đối có một trình độ nhận thức cao và nhạy bén với các
vấn đề chính trị từ thực chất của chế độ đến thân phận con người tại các nước
nhược tiểu. Lớp trí thức trẻ này về sau đã trở thành thành phần chủ lực trong
các phong trào đòi hỏi dân chủ cũng như trong biến cố Phật giáo 1963.
Tình trạng bất mãn thực sự
công khai vào ngày 26 tháng 4 năm 1960 với sự kiện 18 nhân sĩ trí thức tiêu biểu
của miền Nam họp tại khách sạn Caravelle phổ biến bản tuyên ngôn gửi Tổng Thống
Ngô Đình Diệm, ký tên trên bản tuyên ngôn gồm các nhân vật Trần Văn Văn, Phan
Khắc Sửu, Nhất Linh - Nguyễn Tường Tam, Trần Văn Hương, Nguyễn Lưu Viên, Huỳnh
Kim Hữu, Phan Huy Quát, Trần Văn Lý, Nguyễn Tiến Hỷ, Trần Văn Đỗ, Lê ngọc Trấn,
Lê Quang Luật, Lương Trọng Tường, Nguyễn Tăng Nguyên, Phạm Hữu Chương, Trần Văn
Tuyên, Tạ Chương Phùng, Trần Lê Chất và linh mục Hồ Văn Vui là đại diện cho nhiều
thành phần trí thức của cả 3 miền Nam Trung Bắc, của các tôn giáo, các khuynh
hướng chính trị khác nhau và có nhiều người từng cộng tác với chính quyền như
Lê Quang Luật, Nguyễn Tăng Nguyên, Trần Văn Đỗ v.v.. Do đó có tên nhóm
Caravelle và sau thường được nhắc như môt kháng thư đòi hỏi Tổng Thống Diệm từ
chức.
Dù hành động của nhóm
Caravelle bị đánh giá là quá yếu, nhưng vẫn biểu hiện ý thức dấn thân của giới
trí thức miền Nam, trí thức không còn đứng bên lề để đàm tiếu hay bàn luận
xuông mà đã quyết định nhập cuộc với các yêu cầu cụ thể đặt ra cho ngưòi lãnh đạo
đất nước, trong tinh thần sẵn sàng chia xẻ trách nhiệm. Đáng kể hơn nữa là đã
có sự nôí kết giữa một tập thể tuy không đông đảo, nhưng vẫn cho thấy một bước
tiến rời xa tình trạng đánh lẻ của cá nhân, từng kéo dài qua nhiều năm
tháng.Tuy nhiên việc công bố lá thư cũng cho thấy trong lãnh vực đấu tranh, giới
trí thức miền Nam chưa vượt khỏi tầm nhìn chật hẹp và lạc hướng vốn có.
Nhóm Caravelle dấn thân tranh
đấu vơí ý lo toan cho cuộc sống con người, nhưng những nhân vật trí thức tiêu
biểu của miền Nam lại gần như gạt hết mọi thành phần dân chúng sang một bên lề,
coi đó là những người ngoại cuộc. Vì vậy hành động đấu tranh không gây được ảnh
hưởng, không thu hút nổi sự hỗ trợ, thậm chí còn bị phê phán là hành vi tranh
giành quyền lợi cá nhân, phe phái.
Việc lựa chọn địa điểm sang trọng
để họp báo và giới hạn đối tượng vào một thiểu số chọn lọc dựa trên tiêu chuẩn
học vị và địa vị xã hội đã là lý do chủ yếu cô lập hóa những người dấn thân
tranh đấu và mức hiệu quả đóng góp của trí thức giới vào công cuộc chung đã
không thể như mong muốn dù hết thẩy đều mang nặng nhiệt tình.
Từ đây một thực cảnh đã hiện đến
với không ít người là quay cuồng giữa cơn lốc che mờ lối thoát. Nhiệt tình phụng
sự luôn nhắc nhở phải dấn thân nhưng vốn liếng kinh nghiệm đấu tranh hạn chế
không thể thoát khỏi cảnh bó tay (Trích Hai mươi Năm miền Nam 1955- 1975 –tác
giả Nguyễn văn Lục trang 89-93).
IV- NHỮNG ƯU VÀ KHUYẾT ĐIỂM CỦA
GIỚI TRÍ THỨC VIỆT NAM:
A. Ưu Điểm:
Đẳng cấp Sĩ (xưa) và trí thức (nay) thuộc thành phần lao
động trí óc nên có cuộc sống an nhàn và thường có địa vị tốt và cao trong xã hội.
Giới trí thức được coi là Nguyên Khí của Quốc Gia
Kẻ Sĩ hay giới trí thức là những người tiên tri, tiên giác,
là tinh hoa cua Dân Tộc là lương tâm con người, và thời đại.
Thường được quần chúng nhân dân nể vì kính trọng.
Chế độ chính trị tốt (Vương đạo)
luôn luôn kính hiền đãi Sĩ, trọng dụng kẻ sĩ, trí thức, sĩ phu, chỉ có chế độ độc
tài mới sợ trí thức, canh chừng trí thức và đàn áp trí thức mà thôi.
B. Khuyết Điểm:
Thiếu tinh thần mạo hiểm, thiếu óc sáng tạo.
Đa phần giớí trí thức còn mang “tâm lý nho quan” “thích
làm lãnh tụ …”
Thiếu hay “lười nghiên cứu” các nền văn hóa văn minh trên
thế giới đến nơi đến chốn.
Chưa đi sâu vào “Tâm Đạo” nên chưa vượt được mình và cũng
do dó chưa có sáng tạo lớn.
Thiếu Viễn kiến vể Văn Hóa - Tôn Giáo - Chính Trị trên tầm
vóc thế giới.
Chưa thấm nhuần triết lý “Tri- hành-Sống hợp nhất “nên có
lý tưởng” mà “thiếu thực dụng”.
Còn nặng về “cái ta” thiếu tinh thần hoà hợp chưa “get
along” được với tập thể trí thức
Thiếu óc Tổ chức – chưa sáng tạo ra một hay nhiều quan niệm
tổ chức Đảng Phái kiểu mới và Liên Minh kiểu mới thích hợp với nển triết Lý
Nhân Chủ Toàn Triển, và Nhân Chủ Toàn Cầu.
Chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của Quần chúng nên chưa
biết hoà mình vào quần chúng.
Chưa đi sâu vào Đạo Sống Dân Tộc và Hồn Tính Dân Tộc.
Chưa thực sự phản tỉnh thâm uyên, chưa Đại Thức Tỉnh để
vượt mình.
Chưa (chuẩn bị) Tập Đại Thành Văn Hoá Việt Nam - Văn Hoá
Đông Phưong và Tây Phương.
IV- SỨ MỆNH, VAI TRÒ CỦA KẺ
SĨ, TRÍ THỨC, SĨ PHU THỜI ĐẠI
A. Bài Học Lịch Sử
Kinh qua 3 giai doan lịch sử:
Thời kỳ Pháp Thuộc, Chế dô CS 1954-2010; và Việt Nam Cộng Hòa (1955-1975) chúng
ta thấy tinh thần Kẻ Sĩ, vai trò và sứ mệnh của giới trí thức sĩ phu như thế
nào? Giới trí thức có làm tròn trách nhiệm của mình không? Tại sao?
Để trả lời vấn nạn trên đây
.Căn cứ vào thực tế lịch sử, chúng ta có thể tóm tắt vào mấy điểm sau đây:
Một là: Tinh Thần kẻ Sĩ
(xưa) hay tinh thần của giới trí thức (nay) vẫn còn, vẫn kiên cường bất khuất
trước bạo lực, và vẫn bền bỉ đấu tranh, chống độc tài áp bức, đòi tư do độc lâp
cho đất nước, đòi Nhân Quyền Dân Chủ Tư Do cho toàn thể nhân dân Việt Nam
Hai là: Tuy tinh thần kẻ sĩ vẫn còn, tinh thần giới trí thức vẫn
cao, nhưng giới trí thức đã không đóng nổi vai trò dẫn đạo lịch sử, dẫn đạo cho
chính trị mà còn bị các thế lực chính trị bá đạo độc tài đẩy giới trí thức sang
bên lề lịch sử, thậm chí giới trí thức còn trở thành “nạn nhân” của lịch sử (Số
trí thức bị CS và các chế độ độc tài quân phiệt cầm tù giết hại hay thủ tiêu rất
nhiều là những bằng chứng xác thực chứng minh cho nhân định này.)
Ba là: Khi vai trò của kẻ sĩ hay giới
trí thức bị thực tế lịch sử phủ nhận thì đương nhiên giới trí thức đã không làm
tròn trách nhiệm hay sứ mệnh cứu dân cứu nước của mình. Nói khác đi giới trí thức
đã thất bại không chu toàn được trách nhiệm hay sứ mạng của mình đối với quốc
dân.
Bốn là: Vì sao giới trí thức nói riêng
và phe quốc gia nói chung, bị thất bại trước tà quyền Cộng sản? Về phương diện
chủ quan, Ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện đã thay chúng ta trả lời câu hỏi này:
Vì ấu trĩ thờ ơ u tối Vì muốn
an thân vì tiếc máu xương Cả nước đã thu về một mối Một mối hận thù một mối đau
thương
Năm là: Về phương diện khách quan, giới
trí thức nói riêng và các đảng phái quốc gia nói chung, đã thất bại trước tà
quyền CS hay các chế độ độc tài quân phiệt vì các lý do sau:
Thiếu chủ đạo Văn Hóa-Chưa phát huy được Nhân Chủ Đạo,
Chưa thấy rõ tầm quan trọng giữa Văn Hóa - Tôn Giáo và
Chính Trị tác động vào thời đại như thế nào.
Chưa nắm được tinh hoa của nền Dân chủ Tây Phương đã được
triển khai và thành tựu rực rỡ nhất tại Hoa kỳ.
Chưa vận động được THẾ QUỐC TẾ hậu thuẫn và có lợi nhất
cho công cuộc đấu tranh giành tư do dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.
Chưa phát huy được Dân Tộc Tính và Dân Tộc Đạo.
Thiếu triết lý và quan niệm TỔ CHƯC mới.
Chưa vận động được Đại Đoàn kết toàn dân thành một sức mạnh
Tổng Hợp.
B. Vai trò, Sứ mệnh Mới của giới
Trí Thức, Sĩ Phu Thời đại:
Giới Trí Thức, Sĩ Phu Thời Đại
thấm nhuần Đạo Tâm sẽ thắp sáng được ngọn Lửa Thiêng Nhân Chủ Toàn Dân và Nhân
Chủ Toàn Cầu. (Đây là chìa khoá mở tất cả các cánh cửa thời đại.)
Giới trí thức sĩ phu thời đại
cần nắm vững tinh hoa của nền Dân Chủ Hoa Kỳ để hình thành những nguyên lý và
nguyên tắc căn bản phục hưng, kiến thiết đất nước.
Giới trí thức,
sĩ phu thời đại khi đã thấm nhuần Việt tính, Đạo Sống Dân Tộc sẽ phát huy và
sáng tạo ra những bảng giá trị mới, đưa đất nước đến giầu mạnh và làm Vinh
Quang Việt Nam.
Giới trí thức sĩ
phu thời đại cần thâm cứu, chuẩn bị tinh thần cho cuộc Đại Hòa Điệu Văn hóa
Đông Phương- Văn Hóa Việt Nam- và Văn Hóa Tây Phương.
Hơn bao giờ hết,
giới trí thức, sĩ phu thời đại cần có viễn kiến Văn Hóa Tôn Giáo Chính Trị toàn
cầu mới khai phóng đưọc lịch sử và thoát ra khỏi mê cung của thời cuộc.
Giới trí thức,
sĩ phu thời đại cần phản tỉnh thâm uyên, (chữ dùng của nhà Văn hóa Lý Đông A) và
đại phản tỉnh để tự vượt chính mình.
Giới trí thức sĩ
phu thời đại cần có quan niệm tổ chức mới thích hợp với thời đại mới, & kỷ
nguyên Nhân Chủ toàn cầu.
Giới trí thức và
sĩ phu thời đại cần hoà mình với quần chúng quốc dân để đại đoàn kết quốc dân,
kết sinh Dân Tộc.
Giới trí thức và sĩ phu thời đại với sứ mệnh: Cứu Quốc+
Kiến Quốc, Hướng Thượng và Hướng Tha cùng thắt giải Đồng Tâm.
* Chu Tấn
No comments:
Post a Comment