Tuesday, March 16, 2021

 

Thưa Bà Con,

Những cuộc xuống đường của người dân Miến Điện hiện ngã sang một ngã rẽ khác vừa tích cực, vừa tiêu cực.

·       Tích cực là người dân hướng về “nguyên nhân gần xa” của cuốc đảo chánh của quôn đội. Đó là Trung Cộng. Vì thế họ chỉa mũi dùi vào các cơ sở , nhà máy của TC bằng một trong những biện pháp tối ưu của “chiến dịch bất tuân dân sự” của TS Gene Sharp. Đó là Đốt! Đốt! Đốt! Cho đến nay, đã có 37 nhà máy của TC đã bị đối. Chính điều nầy sẽ làm cho TC chùng chân và sẽ …chạy về Tàu;

·       Còn điểm tiêu cực là Phật giáo Miến Điện lại nghe lời khuyến dụ của phía đảo chánh tuyên truyền là sẽ cho mở chùa lại và tang ngân sách chính phủ trong việc giáo dục Phật học và tuyên truyền là chính sách của Bà Aung San Suu Kyi là khuyến khích tuổi trẻ Miến rời xa Phật giáo.

Nếu tình trạng trên vẫn còn tiếp tục dai dẵng thì cuộc lật đổ Quân phiệt Miến khó có cơ thành công và sẽ bị dập tắt. Chỉ hy vọng cho đến nay, ngọn đuốc của “183 người biểu tình đủ mọi lứa tuổi” sẽ làm tăng ý chí đuổi Tàu của người dân tăng nhanh làm suy sụp nên kinh tế tài chánh vốn mong manh của quân phiệt. Từ đó, quân đội bắt buộc phải ngồi xuống nói chuyện lại với người dân qua việc thả Bà Aung San Suu Kyi ra, chấm dứt giai đoạn quân phiệt và cũng chấm dứt luôn sự hiện diện của TC trên đất nước nầy.

Thiết nghĩ, thế giới nhứt là HK đang chờ và quan sát diễn tiến của những cuộc xuống đường. Hoa Kỳ hiện tại đang đối đầu với chính cuộc “nội chiến trong xã hội” chắc khó có thái độ dứt khoát tiếp tay gây áp lực với quân phiệt Miến được.

Người dân Miến đang ở trong tình trạng thiên thời, nhân hòa, nhưng địa “không lợi” vì sự lừng chùng của hành pháp HK trong lúc nầy. Rất tiếc!

***

Miến Điện: Dân trút giận vào Trung Quốc, giới sư sãi đứng ngoài

Khói đen bốc lên từ các nhà máy Trung Quốc bị phóng hỏa ở khu công nghiệp Hlaing Thar Yar gần Rangoon, Miến Điện ngày 14/03/2021. AP


Thụy My

Tâm lý thù ghét Trung Quốc, vốn sở hữu những lợi ích kinh tế vô cùng to lớn ở Miến Điện ngày càng gia tăng. Ít nhất hai nhà máy dệt may Trung Quốc gần Rangoon đã bị phóng hỏa, các cơ sở của Đài Loan đã phải treo lá cờ màu xanh đỏ của Đài Bắc để phân biệt với công ty Trung Quốc. Bắc Kinh nói rằng « 32 nhà máy Trung Quốc đã bị đốt », đòi bồi thường thiệt hại 37 triệu đô la.

Tại Miến Điện, con số người biểu tình thiệt mạng tiếp tục tăng lên, hôm Chủ nhật ít nhất 50 người, và theo tờ The Irrawady được Libération dẫn lại, là 73 người, chỉ bốn ngày sau khi Hội Đồng Bảo An lên án. Trong sáu tuần qua, ít nhất 183 người biểu tình đủ mọi lứa tuổi hoặc chỉ là người qua đường, đã bị thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương.

Bên cạnh đó, có 2.156 người bị bắt hoặc bị kết án, chỉ có 319 người được trả tự do. Hàng loạt trí thức, công chức đình công nay đã vào tù ; và theo lệnh thiết quân luật tại sáu quận của Rangoon sau ngày Chủ nhật đẫm máu vừa rồi, tất cả những ai bị ra trước tòa án quân sự sẽ bị ít nhất ba năm tù khổ sai, internet thường xuyên bị cắt. Bà Aung San Suu Kyi bị cáo buộc thêm tội danh nhận hối lộ 600.000 đô là và 11 ký vàng.

Tâm lý thù địch với Trung Quốc ngày càng tang


Dù bị đàn áp, cuộc biểu tình ngồi vẫn diễn ra hôm qua và thêm 15 nạn nhân. Nhà nghiên cứu Sophie Boisseau du Rocher nhấn mạnh đến lòng can đảm của người Miến Điện, họ đấu tranh để bảo vệ một mô hình dân chủ, đối kháng với mô hình độc đoán của Bắc Kinh, với một thiểu số quyết định thay cho đa số.

Tâm lý thù ghét Trung Quốc, vốn sở hữu những lợi ích kinh tế vô cùng to lớn ở Miến Điện và không lên án vụ đảo chính, ngày càng gia tăng. Ít nhất hai nhà máy dệt may có liên quan đến Trung Quốc và một nhà máy khác của Đài Loan tại khu công nghiệp Hlaing Thar Yar gần Rangoon đã bị phóng hỏa. Le Figaro cho biết các nhà máy Đài Loan đã phải treo lá cờ màu xanh đỏ của Đài Bắc để phân biệt với công ty Trung Quốc. Chính quyền Bắc Kinh nói rằng « 32 nhà máy Trung Quốc đã bị đốt », đòi bồi thường thiệt hại 37 triệu đô la và các thủ phạm phải bị trừng phạt. Hoàn Cầu Thời Báo tố cáo từ phương Tây, « người Hồng Kông ly khai » cho đến các tổ chức phi chính phủ.

Một nhà đấu tranh nhân quyền Miến Điện phẫn nộ cho rằng nếu Bắc Kinh thực sự lo cho lợi ích của mình thì phải lên án quân đội và có hành động nghiêm túc tại Liên Hiệp Quốc. Chuyên gia Du Rocher nói thêm, người biểu tình Miến Điện vẫn muốn Trung Quốc là đối tác kinh tế nhưng không phải là ông chủ ra lệnh như hiện nay. Khắp Đông Nam Á đều có tâm trạng chán ngán trước sự xâm nhập của Trung Quốc. Cuộc khủng hoảng Miến Điện sẽ là một thách thức cho Biden.

Phật giáo đứng bên lề phong trào phản kháng


Về phía Phật giáo, tuy một số sư sãi tham gia biểu tình, và một nhà sư đã bị cảnh sát bắn chết tại Mandalay thứ Bảy tuần trước, nhưng đa số ủng hộ tập đoàn quân sự. Ngược với cuộc « Cách mạng áo cà sa » trước đây, bối cảnh lần này rất khác. Giáo sư Ashley South, trường đại học Chiang Mai nhận định : « Năm 2007, các nhà sư đã khởi xướng phong trào vì dưới chế độ độc tài quân sự, không ai ngoài họ có thể làm được. Yếu tố thúc đẩy là kinh tế, người dân bình thường bị những thay đổi đe dọa đến nguồn lợi, không thể cúng dường ».

Giới chức sắc Phật giáo không thống nhất về chính trị, và một số kể cả người đứng đầu các chùa ủng hộ quân đội. Vài ngày trước đảo chính, đã có cuộc biểu tình của các nhà sư tại Rangoon và Naypidaw phản đối gian lận bầu cử. Sau cuộc đảo chính, tướng Min Aung Hlaing liên tục đi thăm, cúng dường các chùa lớn, tuyên bố sẽ cho mở cửa tất cả các chùa tại Miến Điện – từ nhiều tháng qua đóng cửa vì Covid.

Nhà nghiên cứu Khin Mar Mar Kyi, đại học Oxford cho biết một số nhà sư có liên quan đến quân đội cảm thấy bị đe dọa dưới thời bà Aung San Suu Kyi. Cho đến gần đây, người ta mặc nhiên coi rằng là người Miến Điện thì phải theo đạo Phật, và trường học thậm chí còn giảng dạy đức Phật là người Miến Điện. Nhưng vai trò thiểu số được tăng lên và giới trẻ ít quan tâm đến tôn giáo khiến một số nhà sư cho rằng chính quyền bà Suu Kyi không có khả năng bảo vệ « bản sắc Miến Điện » và « đặc thù Phật giáo ». Dự định giảm ngân sách bộ Tôn Giáo và các đại học Phật giáo càng củng cố niềm tin này.

Sự co cụm của các nhà sư đã nhường chỗ cho các cộng đồng tôn giáo khác, đi đầu là các tu sĩ Công giáo. Hình ảnh sơ Ann Rose Nu Tawng ở bang Kachin quỳ xuống trước cảnh sát hôm 09/03 xin bắn vào mình thay vì trẻ em, đã được truyền đi khắp thế giới ; giám mục Marco Tin Win của Mandalay ngay sau đảo chính đã đến ủng hộ người biểu tình. Tang lễ những thanh niên Hồi giáo ngã xuống dưới lằn đạn cảnh sát ở Rangoon mang lại hình ảnh hiếm thấy : người đạo Phật và đạo Hồi sát cánh bên nhau.








No comments:

Post a Comment