Hủy Diệt
Trái Đất Là Một Tội Ác
Theo định
nghĩa, từ ngữ “Ecocide” (/ˈēkōˌsīd,ˈekōˌsīd/) là hủy hoại môi trường
tự nhiên do hành động cố ý hoặc cẩu thả của con người. Ecocide được hình sự hóa
hoạt động của con người vi phạm các nguyên tắc công bằng và cân bằng môi trường,
như gây tổn hại hoặc phá hủy đáng kể các hệ sinh thái hoặc bằng cách gây hại
cho môi trường.
Ecocide - nghĩa đen có nghĩa
là “giết chết môi trường” - là
một ý tưởng có vẻ là một ý tưởng rất tiến bộ và các nhà vận động đều tuyên bố
và yêu cầu trừng phạt những người phá
hủy môi trường thế giới tự nhiên.
1- Lịch sử
của phong trào Ecocide
Thuật ngữ ecocide lần đầu tiên
xuất hiện trong ý thức công chúng vào năm 1972, khi Olof Palme, thủ tướng
Thụy Điển, xử dụng thuật ngữ này tại một hội nghị về môi trường của LHQ ở
Stockholm để mô tả những thiệt hại về môi trường do Chiến tranh Việt Nam gây
ra. Tại hội nghị, một công ước về các chất hủy diệt môi trường đã được đề
xuất nhưng không bao giờ được thông qua.
Ý tưởng này lại nổi lên vào những
năm 1990 khi International
Criminal Court – ICC - Tòa án Hình sự Quốc tế thường trực đầu tiên
được thành lập trên thế giới. Với tư cách là tòa án cuối cùng, ICC được thành lập
không phải để thay thế các tòa án quốc gia mà nhằm bổ túc cho các tòa án đó, tạo
ra một tòa án toàn cầu sẽ xét xử những tội ác nghiêm trọng nhất
mà cộng đồng quốc tế quan tâm. Khi các luật sư họp nhau vào năm 1998 để soạn thảo
Quy chế Rome, văn bản thành lập của ICC, đã có một đạo luật được đưa vào quy định tội phạm hủy hoại môi trường.
Nhưng
luật không bao giờ ra đời. Philippe Sands, người đã tham gia soạn
thảo phần mở đầu của Quy chế Rome vào năm 1998. Điều này bắt đầu thay đổi vào
năm 2017 khi Polly Higgins, một luật sư người Anh, khởi động chiến dịch Stop
Ecocide cùng với nhà hoạt động môi trường Jojo Mehta Higgins,
người đã bán ngôi nhà của mình vào năm 2010 để gây quỹ chống lại sự tàn phá môi
trường, đã viết một cuốn sách rất có ảnh hưởng tên Eradicating Ecocide, một tài liệu bao gồm
những điều luật đề nghị cho các cuộc tranh luận pháp lý trong các vụ kiện tụng
sau nầy…
Sau ba năm và liên tục cho đến
nay, một Hội đồng chuyên gia gồm các luật sư hình sự quốc tế đang soạn
thảo một định nghĩa về ecocide. Mehta nói trong vui mừng: “Sáu tháng trước,
chúng tôi chưa bao giờ tin rằng mình đang ở đâu bây giờ”.
Những người ủng hộ môi trường
tin rằng một “ Bộ luật diệt trừ sinh thái” tại ICC sẽ mang tính đột phá. Mặc dù
một số nước có luật quốc gia riêng về tác hại môi trường, nhưng không có luật
hình sự quốc tế nào quy định rõ ràng các hình phạt đối với các cá nhân chịu
trách nhiệm về việc hủy hoại môi trường. Nếu được thông qua, các chuyên
gia cho rằng có ba lĩnh vực chính mà bộ luật hủy diệt môi trường sẽ tạo ra sự
khác biệt:
·
Đầu tiên là tác động mang
tính biểu tượng của việc ICC nâng mức độ
tàn phá môi trường lên ngang với tội ác diệt chủng. Mehta lập luận rằng nỗi sợ
bị dán nhãn là tội phạm diệt chủng sinh thái có thể tạo ra động lực cho các nhà
lãnh đạo hành xử có trách nhiệm hơn;
·
Lãnh vực thứ hai mà luật này
có thể tạo ra sự khác biệt là bằng cách thiết lập một tiền lệ pháp lý, tạo
ra một hiệu ứng tổng hợp trong đó luật quốc tế có thể thúc đẩy những thay đổi
trong luật hình sự quốc gia, khi các quốc gia tìm cách báo hiệu cam kết môi trường
của họ với những người khác. Luật ICC đã ảnh hưởng đến các chính sách quốc gia
trước đây: một số quốc gia, bao gồm cả Đức và Hà Lan, đã áp dụng luật quốc gia
hình sự hóa các tội ác của ICC;
·
Cách thứ ba mà bộ luật hủy diệt
môi trường và hệ sinh thái có thể hữu ích là truy tố các tội phạm về môi trường
nằm ngoài khu vực tài phán quốc gia. Điều này đặc biệt hữu ích ở
các quốc gia nghèo hơn, nơi các rào cản pháp lý gây khó khăn cho việc quy trách
nhiệm cho các công ty nước ngoài. Bassey nói, một bộ luật trên sẽ tạo ra một đấu
trường trong đó các cộng đồng bị thiệt thòi ở các quốc gia như Nigeria có tiếng
nói chống lại các tác nhân gây ô nhiễm, quyền lực. Ông nói: “Hầu hết sự tàn phá hệ sinh thái
này đang xảy ra ở những cộng đồng không có tiếng nói.
Tuy
nhiên, những đề nghị hợp tình hợp lý trên vẫn còn một chặng đường dài phía trước.
Mặc dù các luật sư dự kiến sẽ hoàn thành dự thảo luật vào cuối mùa xuân năm
2020, nhưng thực tế cho thấy, sẽ mất ít nhất 3 đến 5 năm trước khi luật có thể
được thông qua. Soạn
thảo luật chỉ là bước đầu tiên trong nhiều bước:
·
1-
Một quốc gia thành viên cần xuất trình điều luật của mỗi nước với ICC;
·
2-
Tại thời điểm đó, 50% quốc gia trong ICC cần phải thông qua;
·
3- Các
quốc gia sau đó sẽ cần phải triệu tập lần nữa để tranh luận sau cùng về định
nghĩa chính xác của luật;
·
4-
Và sau cùng, Luật được chính thức thông qua và phê chuẩn.
Nhưng nếu được thông qua, một
đạo luật về chất hủy diệt môi trường và hệ sinh thái sẽ là một bộ luật duy nhất
trong lịch sử của ICC, không chỉ vì nó sẽ bảo vệ mà còn vì những người mà nó có
thể theo đuổi để truy tố những vi phạm dù là người đứng đầu các quốc gia và tập
đoàn gây ô nhiễm lớn. Đây chính là mục đích mà ICC muốn nhắm đến những trung
tâm quyền lực hầu như bất khả xâm phạm cho đến ngày hôm nay.
2- Những
gì được coi là tác nhân hủy diệt sinh thái?
Bassey tự tin rằng nhiều hành
vi vi phạm môi trường tồi tệ nhất trên thế giới - chẳng hạn như việc Chevron
gây ô nhiễm ở vùng Amazon của Ecuador vào những năm 1990 có thể đã được ngăn chặn
nếu có luật diệt trừ sinh thái. Ông nói: “Nếu chúng ta có luật hủy diệt sinh
thái, thì không ai cho phép điều này tiếp diễn. Về lý thuyết, điều đó có thể
đúng. Nhưng trên thực tế, phần lớn phụ thuộc vào cách định nghĩa về các thuật
ngữ khác nhau.
Sands, đồng chủ tịch của ban soạn thảo luật, lo
ngại rằng luật cho những gì được coi là "tác nhân hủy diệt sinh thái"
có thể được đặt quá cao. Kết quả là hầu hết các phiên tòa xét xử tội ác diệt chủng do ICC xét xử đều
không kết thúc với một bản án có tội vì nghĩa vụ chứng minh quá cao.
Sands lo lắng rằng sai lầm tương tự có thể xảy ra với định nghĩa về hủy diệt
sinh thái! Ông nói: “Sẽ không bao giờ có thể chứng minh rằng ai đó có ý định
phá hủy môi trường trên quy mô lớn. "Nếu chúng tôi đặt mức này quá
cao, chúng tôi sẽ không bắt được bất kỳ ai."
Mặt khác, nếu mức này được đặt
quá thấp - nếu luật về các chất hủy diệt sinh thái bao gồm quá nhiều để được
phân loại nhằm đưa đến kết luận là hành vi bị cáo buộc là hủy hoại môi trường
và có liên quan đến quá nhiều người và nhóm người, hoặc tổ chức. Đây là việc là hết sức nhạy cảm vì mỗi khi đi
đến kết luận về một hóa chất “diệt chủng” nào, nó có thể làm mất đi sự ủng hộ của
các tác nhân liên quan đến như chính phủ hay các tập đoàn liên quốc gia v.v…
Vì vậy, các luật sư soạn thảo định nghĩa không muốn đưa ra ý kiến của họ
về điều gì, cụ thể là “mức thấp” “mức cao” sẽ như thế nào vì lo ngại rằng làm
như vậy sẽ có nguy cơ gây rủi ro cho khả năng vận động cho một đạo luật mạnh mẽ
hơn.
Sau cùng, các luật sư làm việc
về luật Ecocide nhận thức sâu sắc về những hạn chế này. Sands nói: “Đừng có
nhìn chằm chằm vào các khuôn khổ pháp lý quốc tế của chúng tôi ở cấp độ quốc tế.
Hãy thực tế." Ông nói, việc
nắm bắt các thủ phạm hủy hoại môi trường để giải trình, cuối cùng rồi cũng phải
được thực hiện ở cấp quốc gia. Tuy nhiên, luật hình sự quốc tế có thể là một
công cụ xúc tác suy nghĩ và giúp thiết lập tiền lệ. Mặc dù chỉ có bốn người bị
kết án tại ICC kể từ khi tổ chức này bắt đầu xét xử các vụ án từ năm 2002 cho đến
nay, sự ra đời của luật ICC đã ảnh hưởng đến chính sách quốc gia thông qua các
chuẩn mực và tiền lệ mà ICC đã giúp tạo ra. Những người ủng hộ ecocide tin rằng
luật có thể làm thêm điều gì đó tương tự trong tương lai.
Cuối cùng, nhà hoạt động môi
trường Mehta kết luận: “Chúng tôi biết một bộ luật sẽ không
thay đổi mọi thứ. Nhưng nếu không có những thứ như thế này, thật khó để biết
các mục tiêu về môi trường này sẽ được đáp ứng như thế nào.”
3- Quyển
sách Eradicating Ecocide ra đời
Pauline Helène
"Polly" Higgins sinh ngày 4 tháng 7 năm 1968,
và mất ngày 21 tháng 4 năm 2019. là một luật sư, tác giả và nhà vận động hành
lang môi trường người Scotland,
được Jonathan Watts mô tả trong cáo phó của cô ấy trên tờ The Guardian là,
"một trong những nhân vật truyền cảm hứng nhất trong chuyển động
xanh”. Cô đã rời bỏ sự nghiệp luật sư của mình để tập trung vào vận động
bảo vệ môi trường, và không thành công trong việc vận động Ủy ban Luật LHQ
công nhận Ecocide là một tội phạm quốc tế cho đến nay. Higgins đã viết
ba cuốn sách, bao gồm Eradicating Ecocide, và bắt đầu nhóm Những người bảo vệ
Trái đất qua cuốn Earth is Our Business” để gây quỹ hỗ trợ chính nghĩa.
Higgins được sinh trưởng và
thiếu thời ở Blanefield ngay phía nam của Highland Boundary Fault dưới chân đồi
Campsie ở Scotland. Cha cô là một nhà khí tượng học trong Chiến tranh thế giới
thứ hai và mẹ cô là một nghệ sĩ. Sự cam kết của gia đình đối với các vấn đề về
khí hậu xanh đã ảnh hưởng đến những năm đầu của cô. Sau khi theo học trường
Dòng Tên Glasgow St Aloysius 'College (1986), cô đã hoàn thành bằng cấp đại học
đầu tiên của mình tại Đại học Aberdeen (1990) và cũng đã nhận được Bằng Tốt
nghiệp Hạng Nhất ở Đại học Utrecht và bằng Sau Đại học ở Đại học Glasgow
(1991).
Trong những năm đại học, cô đã
cộng tác với Friedensreich Hundertwasser, một nghệ sĩ và nhà hoạt
động môi trường đến từ Áo. Sau đó, họ đến Vienna, nơi cô bị ảnh hưởng bởi phong
trào sinh thái châu Âu. Năm 2013, cô lấy bằng Tiến sĩ Honoris Causa từ Trường
Kinh doanh Lausanne, Thụy Sĩ.
Năm
2006, Polly Higgins quyết định bắt đầu một
kế hoạch nhằm thay đổi một vấn đề dai dẳng của ICC về “ecocide” trong luật quốc
tế, cho ra mắt cuốn sách “Eradicating Ecocide” - Chấm dứt hủy
hoại sinh thái, vận động ủy ban luật của LHQ, tổ chức các phiên tòa giả
và thành lập một quỹ ủy thác cho “Những người bảo vệ Trái đất” –
Earth Protectors. Mặc dù luật vẫn chưa được công nhận, sức ép càng tăng lên do
cuộc khủng hoảng khí hậu đang diễn ra và ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy
các công ty lớn đã vận động chống lại các chính sách có thể bảo vệ con người khỏi
ô nhiễm và các tác hại môi trường khác.
Sách cung cấp một cái nhìn tổng
thể và toàn diện về những gì cần phải làm để ngăn chặn Ecocide. Đây là cuốn sách cung cấp một
khuôn mẫu về việc thiết lập các điều luật áp dụng cho các quốc gia thực hiện,
áp dụng như nhau cho các cộng đồng nhỏ hơn hoặc các vùng lục địa có điềi kiện
thổ nhưỡng và địa lý khác nhau.
Năm 2017, luật sư Higgins phát
động chiến dịch mang tên “Stop Ecocide”, khiến cả thế giới chú ý
và càng thêm thúc đẩy việc hoàn tất các điều luật về tôi hủy diệt mội trường của
ICC. Đức Giáo hoàng Francis đã công khai gọi hủy hoại môi trường là tội
ác.
4- Chúng
ta thấy gì?
Thấy rất rõ là “hủy diệt” Trái đất là một tội ác. Nó cần được
truy tố.
Một công cụ pháp lý như vậy có
thể là một công cụ mạnh mẽ cho các nhà bảo tồn, các nhà hoạt động chống lại sự
thay đổi khí hậu đang cố gắng ngăn chặn ô nhiễm không khí và nguồn nước, và những
hệ lụy. Nhưng cho đến hôm nay, các đề nghị trước đó về những điều trên được đưa
vào quy chế Rome về tội ác quốc tế chống lại loài người nhưng đã bị bãi bỏ vào
năm 1996.
Mười năm ba trước Higgins bắt
đầu hồi sinh ý tưởng tuyệt vời qua cuốn sách “Eradicating Ecocide”. Cô vận động
Ủy ban Luật của LHQ, tổ chức các phiên tòa giả (mock trials) và thành lập một
quỹ ủy thác cho “những người bảo vệ Trái đất”. Mặc dù luật vẫn chưa được công
nhận, nhưng đây cũng là một tiếng vang lớn, đánh động tâm lý của những người
làm luật ở ICC.
Tiếp
theo đó, Cô cho ra đời cuốn sách “Earth is Our Business” Ủng hộ một
hình thức lãnh đạo mới đặt sức khỏe và hạnh phúc của con người và hành tinh lên
hàng đầu, cuốn sách này nhằm khởi xướng luật “Trái
đất mới, một khuôn khổ cho phát triển bền vững và quản lý môi trường quốc tế”.
Vì Cô lập luận rằng hành tinh không phải là nơi bảo tồn độc quyền của các giám
đốc điều hành của các tập đoàn hàng đầu thế giới. Quyển sách còn minh họa cách
luật pháp có thể làm chất xúc tác trong việc thay
đổi thái độ xem thường Trái đất như một thứ được sở hữu và buôn bán vì lợi nhuận
của một nhóm qyền lợi.
Chính vì những lý do trên, đứng
trước nguy cơ hủy diệt trái đất hiện tại, Pauline Helène
"Polly" Higgins xứng đáng được giải Nobel Hòa Bình vì thực sự
tranh đấu cho công cuộc bảo vệ môi trường tránh hiễm hoạ thế giới bị hủy diệt
cũng như tạo ra một tiền đề cho ICC thiết lập những điều luật về tội diệt chủng
do sự hủy diệt môi trường.
Và Giải Nobel Hòa Bình cấp cho
Cô lần nầy sẽ lấy lại uy tín và uy thế của Ủy ban Chấm giài sau khi phân phát
cho Cựu PTT Al Gore, một người chì “sách valise đi đây đi đó quan sát và viết
quyển sách An Inconvenient Truth năm 2006”, và cho Cựu TT Obama khi vừa “chập
chững làm nhiệm vụ Tổng thống trong năm đầu tiên, và sau hai năm chưa thông thạo
“nghề” Thượng nghị sĩ”, năm 2009!
Mai Thanh Truyết
Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam
Vào Xuân - 2021
No comments:
Post a Comment