Thưa
Bà Con,
THân
chuyển đến Bà Con bài viết của Nhà văn Nhà thơ Quốc đội Hải Triều Lê Khắc Anh Hào.
Anh cũng là Bạch DIện Thư Sinh tác giả bài viết dưới đây, đã đăng trên Nguyệt
san Việt Nam, Vancouver, Canada.
Đặc
biệt, vẫn còn rất nhiều tên tuổi những người có liên quan, đồng chí đồng rận với
Huỳnh Tấn Mẫm vẫn còn sống ở Việt Nam và
hải ngoại và còn tiếp tục hoạt động cho chế độ CSBV, Bà Con cần chú ý để nhận
diện và thông báo cho cộng đồng biết mặt, biết tên những người đã từng phản bội
dân tộc và tiếp tục gây ra tội ác.
***
Trùm sinh viên tranh đấu Huỳnh Tấn
Mẫm:
Quả chanh bị vắt cho hết nước.
Bạch
Diện Thư Sinh tức Nhà văn Nhà Thơ Quân đội Hải Triều
...Trong số những sinh viên VC hoạt động tranh đấu thời đó, Huỳnh Tấn Mẫm là khuôn mặt nổi bật nhất.
Phong trào sinh viên học
sinh (Sinh viên học sinh) tranh đấu do Thành đoàn Cộng Sản lãnh đạo tại Miền
Nam (phân biệt với phong trào sinh viên tranh đấu ngoài Huế và Đà Nẵng được chỉ
đạo do một tổ chức khác của CS) bùng lên khá sôi nổi từ khoảng 1966 tới 1972.
Cũng như tất cả các tổ chức do CS lãnh đạo lúc đó, Phong trào Sinh viên học sinh tranh đấu có 2 mặt: nổi và chìm. Mặt chìm là mặt hoạt động bí mật, hầu hết do các đảng viên đảm trách. Họ chính là bộ phận lãnh đạo các hoạt động mặt nổị Mặt nổi là mặt hoạt động công khai, hợp pháp. Mặt nổi bao gồm những đảng viên, đoàn viên chưa bị lộ diện. Họ núp dưới nhãn hiệu Sinh viên học sinh thuần túy để hoạt động tranh đấụ Họ vận động và lợi dụng lòng nhiệt thành của 'quần chúng tốt' (1) và của các Sinh viên học sinh hăng say, hiếu động để gây nên những phong trào, những cuộc đấu tranh.
Có thể nói, trong số những sinh viên VC hoạt động tranh đấu công khai, hợp pháp thời đó, Huỳnh Tấn Mẫm là khuôn mặt nổi bật nhất.
Mẫm đã được kết nạp vào đảng CS, nhưng khôn khéo núp dưới nhãn hiệu một sinh viên Y khoa thuần túy để hoạt đô.ng. Có lúc Mẫm nắm tới 3 chức vụ hàng đầu trong các tổ chức sinh viên. Chẳng những Mẫm trở thành lãnh tụ phong trào Sinh viên học sinh tranh đấu nổi đình đám trong nước mà còn được cả một số phong trào sinh viên phản chiến bên Âu Mỹ đề cao.
* Thời học sinh
Mẫm sinh 1942 tại Gia Định. Cha mất sớm, có 4 chị, một em trai út. Theo một bài viết của Ngành Mai trên Trang nhà Cải lương Việt Nam thì 'Huỳnh Tấn Mẫm khoảng tuổi Thanh Nga, sinh quán tại ấp Sơn Cang, thuộc xã Tân Sơn Nhì, tỉnh Gia Định và địa danh hành chánh này về sau không còn trên bản đồ, do nằm trong vòng đai phi trường Tân Sơn Nhứt. Năm 1950 Pháp mở rộng phi trường Tân Sơn Nhứt, giải tỏa toàn bộ ấp Sơn Cang và gia đình Huỳnh Tấn Mẫm bắt buộc phải dời về ấp Tân Trụ, cùng xã Tân Sơn Nhì, bên ngoài vòng rào phi trường, cạnh Quốc Lộ 1 đường đi Gò Dầu Hạ, Tây Ninh'(2).
Thông cảm hoàn cảnh nghèo khó của gia đình Mẫm, Thầy Đội Chiêu (Chín Chiêu) là thầy giáo mở trường tư ở ấp Tân Trụ, chẳng những cho Mẫm học miễn phí suốt thời tiểu học, lại còn dậy cho Mẫm diễn kịch cải lương. Mẫm đuợc thủ vai chính trong ban kịch cải lương của thầy đội Chiêu và đóng rất xuất sắc, nhất là vai Đinh Bộ Lĩnh trong vở Cờ Lau Tập Trận. Đoàn hát tài tử trẻ của thầy đội Chiêu diễn nổi tiếng khắp nơi, từ ngoại ô vào tới nội thành Sài Gòn. Bà bầu Thơ của đoàn Thanh Minh đã từng tới tận nhà để thuyết phục bà Thơm, má của Mẫm, cho anh ta gia nhập đoàn cải lương, nhưng bà Thơm dứt khoát hướng con đi theo đường học vấn, nếu không, có lẽ anh ta đã trở thành kép cải lương tên tuổi (3).
Xong tiểu học, Mẫm thi đậu vào trường Trung học Petrus Ký (nay là Lê Hồng Phong).
Năm 1963, Mẫm đậu Tú tài toàn phần và trúng tuyển kì thi vào Đại học Y khoa Sài Gòn. Mẫm học khá cho nên được Bộ Y tế cấp học bổng.
* Được kết nạp
1958, lên 15 tuổi, đang học lớp Đệ ngũ (lớp 8) trường Pétrus Ký, Mẫm được kết nạp vào tổ chức bí mật do Nguyễn Văn Chí (Sáu Chí) cầm đầụ Tại đây, Mẫm từng được giao công tác rải truyền đơn chống chính phủ và năm 1960 được kết nạp vào Hội Liên hiệp Thanh niên Giải phóng Sài Gòn-Gia Đinh.
Vì đã được kết nạp vào tổ chức của CS nên thời kì xáo trộn 1963, Mẫm luôn luôn có mặt và hành động táo bạo trong hầu hết các cuộc biểu tình chống chính quyền và đã từng bị bắt. Do quá trình tranh đấu, năm 1965, Mẫm được kết nạp vào Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mang.
Ngày 19 tháng 6 năm 1965, nội các chiến tranh Nguyễn Cao Kỳ ra mắt, không có tay chân thân tín nào của TT. Thích Trí Quang được mời vào nội các khiến ông bất mãn và muốn làm đảo chánh. Nhưng lần này ông không được phía Hoa Kỳ ủng hộ như hồi 1963 nữa. Ông trở về Huế, chuẩn bị gây cuộc bạo loạn miền Trung bắt đầu từ khoảng tháng 2 năm 1966. Bạo loạn miền Trung cũng được một số thành phần tiếp tay hưởng ứng ngay tại Thủ đô Sài Gòn. Cho tới giai đoạn này các phần tử Sinh viên học sinh do Thành Đoàn lãnh đạo chưa nắm được các tổ chức công khai tại các phân khoa đại học và Tổng hội Sinh viên Saigon, nhưng nhân có cuộc đấu tranh của Phật giáo do phe Ấn Quang lãnh đạo, Thành Đoàn CS mau chóng chớp thời cơ, chỉ thị cho các Sinh viên học sinh thuộc tổ chức của họ phải tìm cách len lỏi trà trộn vào mọi hoạt động chống chính quyền, quậy phá làm cho tình hình nát bấy ra bao nhiêu hay bấy nhiêụ Một trong những cuộc biểu tình chống chính phủ 'đàn áp Phật giáó phát xuất từ trường Đại học Y khoa, (lúc ấy còn ở số 28 Trần Quý Cáp, nay là Bảo tàng chứng tích chiến tranh, đường Võ Văn Tần, Quận 3). Trên đường tuần hành, Mẫm và Nguyễn Tấn Á hành động hung hãn nổi bật, khiến cho nhân viên công lực phải chấm định làm đối tượng hàng đầụ Đương nhiên Mẫm và Á đã bị bắt cùng với một số đối tượng đi tiên phong khác như Hồng Khắc Kim Mai, Tôn nữ Quỳnh Trân, Phạm Đình Vy...(Nguyễn Tấn Á là học sinh cầm đầu nhóm tranh đấu bạo động thuộc trường Trung học kĩ thuật Cao Thắng. Tiếp nối vị trí của Á sau này là Lê Văn Nuôi ).
Trong giai đoạn này, chính quyền chưa nắm đủ yếu tố buộc tội bọn này, cho nên chỉ sau một thời gian ngắn, tất cả đều được thả ra.
Do những thành tích tham gia tích cực các cuộc biểu tình tranh đấu, ngày 03 tháng 02 năm 1966, Mẫm được kết nạp làm đảng viên Đảng Nhân Dân Cách Mạng VN (Đảng Cộng Sản) do Nguyễn Ngọc Phương và Phan Đình Dinh (tức Chín Kế, thuộc Đoàn ủy Sinh viên Khu Sài Gòn - Gia Định) giới thiệụ Nghi thức kết nạp đơn giản với cờ Đảng (cờ đỏ búa liềm) được diễn ra tại nhà người chị của Mẫm ở Bà Quẹo, xã Tân Sơn Nhì, quận Tân Bình do chính Phan Đình Dinh (Chín Kế) chủ trì (4).
Sau khi được kết nạp Đảng,
Mẫm càng hoạt động tích cực hơn. Trong cuộc bầu cử ngày 20 tháng 12 năm 1968,
liên danh Nguyễn Đình Mai (Chủ tịch) và Huỳnh Tấn Mẫm (Phó Ngoại vụ) đắc cử Ban
đại diện (Bđd.) sinh viên Đại học Y khoa Sài Gòn.
*
Thời hoạt động sôi nổi
Nắm những chức vụ sinh viên hợp pháp
Huỳnh Tấn Mẫm đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ do Thành Đoàn giao phó.
Do xẩy ra cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân 1968 của Cộng Sản, cuộc bầu cử Bđd. Sinh viên Saigon niên khoá 1968- 69 bị trì hoãn 6 tháng, mãi tới ngày 02 tháng 8 năm 1969 mới tổ chức được. Trong cuộc bầu cử này, liên danh Nguyễn Văn Qùy (Chủ tịch Ban đd. Sinh viên Nông Lâm Súc) đắc cử Bđd. Tổng hội Sinh viên Saigon, đánh bại liên danh Đoàn Kỉnh (Chủ tịch Bđd. Sinh viên Khoa học). Liên đanh đắc cử gồm có 7 thành viên thì 4 là cán bộ Thành Đoàn. Đó là: Chủ tịch Nguyễn Văn Qùy (Chủ tịch Trung tâm Quốc gia Nông nghiệp, còn gọi là Nông Lâm Súc), Phó Nội vụ Huỳnh Tấn Mẫm (Phó Chủ tịch Bđd. sinh viên Y khoa), Phó Tổng thư kí Nguyễn Hoàng Trúc (Chủ tịch Bđd. Sinh viên Cao đẳng Thú y và Chăn nuôi thuộc Trung tâm Quốc gia Nông nghiệp), Thủ qũy Nguyễn Thị Yến (Phó Chủ tịch Bđd. sinh viên Văn khoa). Ba thành viên khác là Phó chủ tịch ngoại vụ Đoàn Văn Toại (Phó Chủ tịch Bđd. sinh viên Dược khoa), Tổng thư kí Nguyễn Văn Thắng (Chủ tịch Bđd. sinh viên Sư phạm), Phó chủ tịch kế hoạch Nguyễn Khắc Dõ (Chủ tịch Bđd. sinh viên Cao đẳng Công chánh/Trung tâm Kĩ thuật Phú Thọ). Tổng hội Sinh viên Saigon còn có 7 Ủy viên thì Thành Đoàn nắm được Ủy viên văn nghệ (Nguyễn Văn Sanh), Ủy viên báo chí-phát thanh (Tô Thị Thủy) và Ủy viên liên lạc (Nguyễn Tuấn Kiệt).
Hai tháng sau, chủ tịch Nguyễn Văn Qùy tốt nghiệp và ra trường nên Huỳnh Tấn Mẫm lên làm quyền Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Saigon.
Cùng thời gian ấy, Mẫm còn được bầu vào chức Chủ Tịch sinh viên Đại học xá Minh Mạng (nay là ký túc xá Ngô Gia Tự). Với chức Chủ tịch Bđd. sinh viên cư xá Minh Mạng, Mẫm tìm cách đưa về đây những sinh viên đã là Đảng viên, Đoàn viên, những sinh viên thân Cộng, khuynh tả hoặc là những sinh viên nghèo, gia đình ở xa để dễ dụ dỗ hoạt động chống chính phủ.
Từ đây, Mẫm nắm được những chức vụ hợp pháp công khai và qua trung gian của Dương Văn Đầy (Bảy Không, Đảng viên từ tháng 9/1966) và Trần Thị Ngọc Hảo (Tư Tín), Mẫm nhận chỉ thị của Thành Đoàn phải dấn thân tích cực, lèo lái tập thể sinh viên Sài Gòn tham gia vào nhiều hình thức đấu tranh chống chính quyền, phá rối hậu phương.
* Phong trào Hát
Cho Đồng Bào Tôi Nghe
Nhóm chuyên sáng tác của phong trào gồm có: Tôn Thất Lập, Miên Đức Thắng, La Hữu Vang, Nguyễn Văn Sanh, Nguyễn Tuấn Kiệt, Trương Quốc Khánh, Trần Long Ẩn, Trần Xuân Tiến, Trương Thìn...
Những bài ca quen thuộc như: Hát Cho Dân Tôi Nghe, Hát Trong Tù (Tôn Thất Lập), Dậy Mà Đi (Nguyễn Xuân Tân cũng chính là Tôn Thất Lập), Tự Nguyện (Trương Quốc Khánh) Hát Từ Đồng Hoang (Miên Đức Thắng), Non Nước Tôi (Nguyễn Văn Sanh)...
Đêm văn nghệ Hát Cho Đồng Bào Tôi Nghe tổ chức tại Trung tâm Quốc gia Nông nghiệp (Nông Lâm Súc) ngày 27 tháng 12 năm 1969 dẫn tới quá khích, có nguy cơ bùng nổ bạo loạn cho nên lực lượng Cảnh sát Quận I phải can thiệp, bắt một số những phần tử chủ chốt, trong đó có Huỳnh Tấn Mẫm, Trần Thị Lan...Nhưng tất cả chỉ bị tạm giam một thời gian ngắn rồi lại thả ra.
* Vụ mồng 10 tháng 3
Khoảng thời gian này, phía công lực đã bắt nhiều sinh viên là cán bộ Thành Đoàn, khai thác được nhiều tang chứng, như Dương Văn Đầy (6), Đỗ Hữu Bút, Nguyễn Ngọc Phương và người yêu của Phương là Cao Thị Quế Hương... Rồi đến lượt Mẫm bị bắt tại Đại học xá Minh Mạng sáng ngày 10 tháng 3 năm 1970.
Lập tức bên ngoài các Sinh viên học sinh tranh đấu, các dân biểu, giáo sư, trí thức và báo chí đối lập, thiên tả hoặc thân Cộng mở nhiều đợt biểu tình, tuyệt thực đòi thả sinh viên Huỳnh Tấn Mẫm và các sinh viên bị bắt. Đây là đợt bắt giữ được các thành phần tranh đấu mệnh danh là 'Vụ mồng 10 tháng 3'.
Phía sinh viên, ngày 29/3/1970, Hội đồng đại diện Sinh viên Saigon lập ra Ủy ban tranh đấu chống đàn áp Sinh viên học sinh do sinh viên Đoàn Kỉnh (Chủ tịch Bđd. sinh viên Khoa học) làm chủ tịch và 4 ủy viên là Nguyễn Văn Lang (Phó chủ tịch Bđd. Sinh viên Y khoa), Đoàn Văn Tân (Luật), Đoàn Văn Toại (Phó chủ tịch ngoại vụ Tổng hội), Hạ Đình Nguyên (Chủ tịch Bđd. Sinh viên Văn khoa) và Nguyễn Đình Mai (Chủ tịch Ban đd. sinh viên Y khoa) làm phát ngôn viên Ủy ban.
Ngoài ra, Ủy ban Giáo chức và Phụ huynh chống đàn áp Sinh viên học sinh cũng được thành lập do Gs. Lý Chánh Trung làm chủ tịch bao gồm một số tu sĩ, trí thức, giáo chức và dân biểu đối lập hoặc thân Cô.ng.
Những nhóm tranh đấu kể trên được sự hỗ trợ tích cực của các tờ báo Tin Sáng, Tia Sáng, Điện Tín, Đuốc Nhà Nam với những tên tuổi như Nguyễn Ngọc Lan, Lý Chánh Trung, Hồ Ngọc Nhuận, Hồ Ngọc Cứ, Nguyễn Văn Binh, Kiều Mộng Thu...đã làm cho cái 'Vụ mồng 10 tháng 3' năm 1970 trở nên có tiếng vang tại Sài Gòn và được giới phản chiến ngoài nước làm ồn ào lên.
Ngày 20 tháng 4 năm 1970, tòa Quân sự Mặt trận đem ra xử 21 sinh viên tranh đấụ Tới ngày 24 tháng 4 năm 1970, tòa phóng thích 10 đối tượng: Cao Thị Quế Hương, Đỗ Hữu Bút, Võ Ba, Trương Hồng Liên, Võ Thị Tố Nga, Trương Thị Kim Liên, Hồ Nghĩa, Đoàn Chiến Thắng, Lưu Hoàng Thao, và Lê Anh.
Và phiên tòa ngày13 tháng 6 năm 1970 lại thả ra 6 đối tượng, gồm có Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Thành Yến, Đỗ Hữu Ứng, Phùng Hữu Trân, Dương Văn Đầy và Trầm Khiêm (Hai Lâm). Đầy và Khiêm là Đoàn ủy Sinh viên thuộc Thành Đoàn. Còn giữ lại 5 đối tượng là: Nguyễn Ngọc Phương (Bí thư Đoàn ủy Sinh viên), Nguyễn Tấn Tài, Nguyễn Thanh Công, Lê Văn Hoa và Nguyễn Văn Sơn.
Được thả về, Mẫm học năm thứ năm Y khoa, đồng thời tiếp tục tranh đấu.
*
Chống Chương trình Quân sự Học đường
'Đại hội SV Thế giới kỳ Í ngày 11 tháng 7 năm 1970 tại Trung tâm Quốc gia Nông nghiệp
Thời điểm này, phong trào chống chiến tranh VN ở HK và một số nước khác bùng lên khá sôi nổị Sinh viên phản chiến người Mỹ tên là Charles Palmer cùng vài sinh viên phản chiến Âu châu và Úc châu hẹn nhau 'du lịch' tới Sài Gòn. Mẫm đi gặp các sinh viên ngoại quốc này và bàn tính với họ về việc tổ chức 'Đại hội SV Thế giới kì Ídự định tổ chức tại Trung tâm Quốc gia Nông nghiệp (Nông Lâm Súc). Tối hôm trước 'đại hộí, tất cả tụ họp tại Chùa Ấn Quang để chuẩn bị cho 'đại hộí khai diễn vào sáng hôm sau, ngày11 tháng 7 năm 1970. Trên bàn chủ tọa của 'đại hộí có Nguyễn Văn Qùy (cựu Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Saigon), Huỳnh Tấn Mẫm (quyền Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Saigon), học sinh Lê Văn Nuôi (Chủ tịch Tổng Đoàn Học Sinh SG), Nguyễn Thị Yến (Thủ quỹ Tổng hội Sinh viên Saigon), Phạm Văn Xinh (Chủ tịch Tổng hội SV Cần Thơ). Mẫm đọc diễn văn khai mạc chống leo thang chiến tranh, đòi Mỹ rút quân, đòi Nixon thôi ủng hộ TT Thiệu, đòi hòa hợp hòa giải dân tộc. Sau đó, hô khẩu hiệu 'đả đảo Nixon', 'đả đảo chiến tranh xâm lược Mỹ', 'hòa bình cho Việt Nam'. Bên ngoài, 6 toán biểu tình đã sẵn sàng cuộc tuần hành cầm đầu bởi Nguyễn Hoàng Trúc, Hạ Đình Nguyên (Văn khoa), Trương Tấn Nghiệp, Nguyễn Văn Thắng (Sư phạm), Lâm Thành Qúy và Nguyễn Xuân Hàm (7). Mẫm và Charles Palmer đi đầu cùng giơ cao con chim bồ câu trắng. Theo sau là 2 sinh viên nước ngoài khiêng một cỗ quan tài đỏ ghi 2 câu thơ của Tố Hữu: 'căm thù lại giục căm thù, Máu kêu trả máu, đầu kêu trả đầú. Đoàn người mang các biểu ngữ 'stop war', 'peace now' và hát bài Dậy Mà Đi (Nguyễn Xuân Tân) và những bài ca đấu tranh (8). Đoàn tuần hành chia 2 ngả tiến về tòa đại sứ Mỹ để trao cho Đại sứ Bunker bản tuyên bố của 'đại hộí. Nhưng các cánh biểu tình nhanh chóng bị nhân viên công lực dẹp tan ngay trên đường Thống Nhất ngang hông Trường Dược (nay là Lê Duẩn) và trên đường Hồng Thập Tự gần Ty CSQG Quận I (nay là Nguyễn Thị Minh Khai) để vãn hồi trật tự đường phố Thủ độ Huỳnh Tấn Mẫm trốn thoát. Các sinh viên ngoại quốc bị tống xuất ngay ra khỏi nước.
Tiếp tục chống quân sự học đường
30 tháng 8 năm 1970, lại
tổ chức chống Quân sự Học đường tại Trung tâm Quốc gia Nông nghiệp: Cảnh sát ập
tới giải tỏa cuộc tụ họp và bắt đi một số. Sau khi lập xong hồ sơ, tất cả đưọc
thả chỉ giữ lại 3 đối tượng là Huỳnh Tấn Mẫm, Trần Hoài (Đại học Huế) và
Lê Văn Nuôi (học sinh Cao Thắng).
Đắc cử Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn niên khoá 1969-70
Ngày 15 tháng 10 năm 1970, liên danh Huỳnh Tấn Mẫm thắng liên danh Phạm Hào Quang (Chủ tịch Ban đd. Sinh viên Khoa học) trong kì bầu cử Ban Đại diện Tổng hội Sinh viên Saigon niên khoá 1969 - 1970. Liên danh thắng cử Huỳnh Tấn Mẫm còn có Phó chủ tịch nội vụ Phạm Trọng Hàm (Chủ tịch Bđd. Sinh viên Nha khoa), Phó ngoại vụ Trần Văn Dương (Phó Chủ tịch Ban đd. sinh viên Sư phạm), Phó kế hoạch Lưu Văn Tánh (Chủ tịch Ban đd. Sinh viên Cao đẳng Điện học), Tổng thư kí Nguyễn Hoàng Trúc (Chủ tịch Cao đẳng Thú y), Phó Tổng thư kí Nguyễn Văn Thắng (Tổng thư kí Bđd. Sinh viên Khoa học), Thủ qũy Nguyễn Thị Yến (Phó Chủ tịch Ban đd. Sinh viên Văn khoa).
* Chiến dịch đốt xe Mỹ
Viện cớ để trả đũa vụ học sinh Nguyễn Văn Minh bị lính Mỹ bắn chết ở Qui Nhơn, ngày 07 tháng 12 năm 1970, Ủy Ban Đòi Quyền Sống Đồng Bào thuộc Tổng Hội Sinh viên Saigon sách động chiến dịch đốt xe Mỹ tại Sài Gòn - Gia Đi.nh. Chủ nhiệm chiến dịch đốt xe Mỹ là Nguyễn Xuân Thượng (Chủ tịch Bđd. Sinh viên Đại học xá Minh Mạng niên khoá 1970 - 1971. Sau 30/4/75 Thượng làm Phó Giám đốc Công Ty Ăn uống Quận Bình Thạnh), kế nhiệm Nguyễn Xuân Thượng là Võ Thị Bạch Tuyết (sau 30/4/75, Tuyết làm Giám đốc nông trường Đỗ Hòa ở Duyên Hải, rồi Giám đốc Sở Thương binh Xã hội Tp. HCM, về hưu năm 2005). Chiến dịch còn có những tay chủ chốt như Lâm Thành Quí (Phó Chủ nhiệm hành động), Ngô Thanh Thủy (Tư Thanh, Thủ qũy), Phan Nguyệt Quờn (Ba Liễu, ủy viên tổ chức).
Sát hại sinh viên
Lê Khắc Sinh Nhật và tổ chức 'má’ Tổng hội Sinh viên Việt Nam
Ngày 20 tháng 6 năm 1971,
Liên danh Lý Bửu Lâm (Chủ tịch Ban đd. Sinh viên Kiến trúc) thắng cuộc bầu cử
Ban Đại diện Tổng hội Sinh viên Saigon niên khoá 1970 - 1971tổ chức tại Trung
tâm Quốc gia Nông nghiệp (Nông Lâm Súc), giành lại Tổng hội Sinh viên Saigon từ
tay các sinh viên VC. Giới sinh viên Sài Gòn và những người quan tâm còn nhớ Tổng
hội Sinh viên Sài Gòn đã bị cán bộ của Thành Đoàn CS khống chế qua 4 nhiệm kì,
kể từ nhiệm kì của Hồ Hữu Nhựt 1966-1967, rồi Nguyễn Đăng Trừng 1967-1968, Nguyễn
Văn Qùy 1968-1969 và Huỳnh Tấn Mẫm 1969-1970. Sau khi biết kết quả kiểm phiếu
nghiêng về liên danh Lý Bửu Lâm, bọn sinh viên VC dở ngay bản tính côn đồ,
chúng nhảy lên bục đá đổ thùng phiếu và ẩu đả hỗn loạn gây thương tích cho sinh
viên Võ Duy Thưởng (cựu Chủ tịch Ban đd. Sinh viên Luật khoa).
Hai là Thành Đoàn chỉ thị Huỳnh Tấn Mẫm tập họp một số sinh viên tại trụ sở Tổng vụ Thanh niên Phật tử số 294 đường Công Lý vào ngày 28 tháng 7 năm 1971 để bầu ra một tổ chức chưa bao giờ có. Đó là 'Tổng hội Sinh viên Việt Nam', gồm có Chủ tịch Huỳnh Tấn Mẫm, Tổng Thư kí Nguyễn Thị Yến, Phó Chủ tịch ngoại vụ Lê Văn Thuyên (Chủ tịch Tổng hội sinh viên Huế), Phó Chủ tịch nội vụ Phạm Văn Xinh (Chủ tịch Tổng hội sinh viên Cần Thơ). Tổng hội Sinh viên Việt Nam là một tổ chức mạ Chỉ có những kẻ nặn ra nó công nhận nó. Trên thực tế, tổ chức này không đại diện cho ai vì lúc đó Huỳnh Tấn Mẫm không còn tư cách pháp nhân để đại diện cho tập thể sinh viên Sài Gòn. Sinh viên Lý Bửu Lâm mới là Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Saigon từ cuộc bầu cử ngày 20 tháng 6 năm 1971.
Huỳnh Tấn Mẫm 'tranh thủ' Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ
Đánh giá có sự rạn nứt và
tranh chấp quyền lực trầm trọng giữa ông Thiệu và ông Kỳ, đầu tháng 9/1971,
Thành Đoàn chỉ đạo Mẫm phải tìm cách 'tranh thủ' ông Kỳ. Với sự môi giới của
dân biểu thân Cộng Hồ Ngọc Nhuận, ông Kỳ chịu tiếp kiến phái đoàn Huỳnh Tấn Mẫm.
Hai bên đều muốn lợi dụng nhaụ Ông Kỳ muốn dùng lực lượng của bọn Mẫm để phá
ông Thiệu, cho nên đã hứa cho bọn họ mượn Dinh Quốc Khách của Phó Tổng thống để
làm trụ sở vì trụ sở Tổng hội Sinh viên Saigon tại số 207 Hồng Bàng đã bị phong
tỏạ Sau cuộc yết kiến đó 2 ngày, để phô trương lực lượng với Kỳ, bọn Sinh viên
học sinh tranh đấu đã tổ chức một cuộc xuống đường đánh nhau với Cảnh sát Dã
chiến ngay trên đường Cường Để. Nguyễn Cao Kỳ bay trực thăng tới quan sát và
ngay hôm sau ông đã ra lệnh giao Dinh Quốc khách số 4 Tú Xương với đầy đủ văn
phòng phẩm, xe cộ và cả lựu đạn MK3 cho bọn Huỳnh Tấn Mẫm để chúng phá cuộc bầu
cử tổng thống (10). Có trụ sở an toàn và đầy đủ phương tiện và vũ khí, bọn Mẫm
đã tổ chức được một số cuộc biểu tình chống phá cuộc bầu cử tổng thống, làm rối
loạn đường phố ở một số khu vực. Việc làm tắc trách của ông Kỳ và bộ hạ khoét
sâu thêm hố chia rẽ giữa các cấp lãnh đạo quốc gia và tiếp tay cho bọn svhv VC
phá rối trị an. (Mời đọc thêm chi tiết về việc Huỳnh Tấn Mẫm 'tranh thủ' Nguyễn
Cao Kỳ trong bài Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ, Đại tướng Dương Văn Minh và Sinh
viên VC Huỳnh Tấn Mẫm của Bạch Diện Thư Sinh).
Cơ quan trách nhiệm nhận
thấy không thể để cho Mẫm tiếp tục cầm đầu phá rối trị an thêm nữạ Đã đến lúc
phải vô hiệu hoá vai trò của Mẫm. Cho nên cuối tháng 9 năm đó, khi từ khách sạn
Caravelle trở về Trụ sở Tổng vụ Thanh niên Phật tử số 294 đường Công Lý (nay là
Nam Kỳ Khởi Nghĩa), Mẫm bị Cảnh lực bao vây, nhưng đã được Phó Tổng thống Nguyễn
Cao Kỳ phái người giải thoát và sau đó y lại được Tướng Dương Văn Minh cho sĩ
quan tùy viên là Thiếu tá Trịnh Bá Lộc tới đón về ẩn náu 6 tháng trời tại tư
dinh của ông, tức Dinh Hoa Lan (11).
Ngày 05/01/1972, sau cuộc
họp ở Đại học Y khoa, Mẫm được Nguyễn Văn Lang (Phó Chủ tịch Ban đd. Sinh viên
Y khoa) chở về Đại học xá Minh Mang, tới ngang cổng Bệnh viện Hồng Bàng (nay là
Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch) thì Mẫm bị bắt.
* Mẫm tiếp tục là tù nhân của chính đồng chí mình
Theo luật pháp VNCH, không thể giữ một nghi can lâu được nếu không có bằng chứng, cho nên bọn sinh viên VC bảo nhau bất cứ giá nào cũng không nhận, không khai điều gì có liên quan tới Cộng Sản thì chắc chắn sẽ được xét thả ra.
Tới năm 1971, phong trào
Sinh viên học sinh tranh đấu do Thành Đoàn Cộng Sản lãnh đạo đã quậy phá 'tưng
bừng'tại Thủ đô Sài Gòn, nhưng chỉ sau 2 vụ ám sát sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật
ngày 28 tháng 6 năm 1971 và Gs.Nguyễn Văn Bông ngày 10 tháng 11 năm 1971 do bọn
Biệt động thành T4 (Ban An ninh/Trung Ương cục) thi hành thì Tướng Nguyễn Khắc
Bình (Đặc ủy trưởng Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo và Tư lệnh Cảnh sát Quốc
gia) mới quyết tâm đối phó với mặt trận trí vận nói chung và mặt trận tại đại học
nói riêng. Trọng trách giao cho Ban A 17 thuộc Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo,
nhiệm vụ là ổn định đại học, đặt dưới quyền của ông Nguyễn Thành Long (hỗn danh
Long Quắn), một cấp chỉ huy kiệt xuất. Đây là một quyết định sáng suốt cùa Tướng
Nguyễn Khắc Bình.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Thành Đoàn cho ra nhiều tài liệu khoe khoang thành tích phá phách hậu phương VNCH hồi trước 1975, nhưng họ phải công nhận đã bị đánh bạị Chẳng hạn trong cuốn Trui Rèn Trong Lửa Đỏ, trang 186, tác giả bài 'Lửa trong tim Lửa trên đường phố' là Hàng Chức Nguyên đã viết: '...bởi vì từ năm 1972, địch đã ra tay khủng bố, càn quét, hòng đè bẹp các phong trào đấu tranh. Hầu hết những trụ sở tập họp công khai của thanh niên , sinh viên học sinh đều bị chúng phá hủy hoặc chiếm đóng...Tình hình im ắng, căng thẳng, không một cuộc đấu tranh công khai lớn nhỏ nào nổ ra được...'
Một sinh viên VC dù kiên quyết áp dụng công thức 'nhất lí, nhì lì, tam suy, tứ tử' (cố mà cãi lý hoặc phản cung, cãi lý không xong thì dở chiêu lì đòn, lì không được thì giả đò bệnh hoặc tự làm cho ra bệnh để được đi bệnh viện, cuối cùng, giả làm như chết đến nơi, cũng là để được đi bệnh viện, đi bệnh viện mới có nhiều cơ hội đào thoát) nhưng do đồng bọn khai báo về y thì chính quyền vẫn có bằng chứng để giam giữ đối tượng VC ấy và Ủy Ban An ninh Đô Thành (gồm đại diện Ông Đô trưởng, đại diện Ông Chưởng lý và đại diện Tổng Giám đốc Cảnh sát Đô thành) không thể thả y ra như lúc trước được nữa.
Huỳnh Tấn Mẫm bị giam giữ lần sau cùng này nằm trong trường hợp ấy.
Theo tiến trình thi hành
Hiệp định Paris 27 tháng 01 năm 1973, ngày 20 tháng 02 năm 1974, Mẫm được đưa
lên Lộc Ninh trao trả cho phía VC, nhưng vì còn muốn lợi dụng Mẫm ở thế hợp
pháp cho nên phía VC nêu lý do Mẫm là sinh viên không phải là tù binh và yêu cầu
trả Mẫm về gia đình. Mặc dù không muốn, nhưng không dám cưỡng lệnh cấp trên, Mẫm
cũng đành miễn cưỡng đòi trả y về gia đình theo điều 8c và 21 của Hiệp Định
Paris. Sự việc này chứng tỏ Mẫm như một quả chanh mà cấp chỉ đạo của y muốn vắt
cho hết nước. Mẫm căy đắng phải chấp nhận tiếp tục ngồi tù do chính các đồng
chí của mình. Trong cuốn Huỳnh Tấn Mẫm Một Đời Sôi Nổi của Diệu Ân, Mục Đồng Đội
Nói Về Anh, trang 247, Ngô Đa đã viết: Anh Mẫm có tâm sự với tôi: 'Năm 1974, thực
hiện Hiệp Định Paris về trao trả tù binh, thật lòng mình muốn trao trả về Lộc
Ninh, về 'phe tá cho sớm để được thoát cảnh địa ngục trần gian, thoát những trận
đòn tra khảo tàn khốc không thể tưởng tượng nổi...Nhưng do yêu cầu của tổ chức
lúc bấy giờ, với tư cách là lãnh tụ phong trào sinh viên học sinh đấu tranh
công khai, tôi phải đòi địch trả tự do cho tôi về với gia đình tại Sài Gòn'
(12).
Mẫm ở đây tới tháng 4 năm 1975, tình hình biến chuyển mạnh, quân đội VNCH đang di tản. Viên sĩ quan phụ trách Mẫm một mình dùng ghe đưa Mẫm vào Nam. Qua các bót Cảnh sát Long Hải, Vũng Tầu, Gò Công, Chợ Gạo, Long An, Tổng Nha, không chỗ nào chịu nhận Mẫm. Cuối cùng viên sĩ quan áp tải phải đưa Mẫm tới một bót Cảnh Sát gần Thảo Cầm viên để ngủ qua đêm. Sáng hôm sau, ngày 29 tháng 4 năm 1975, Thủ tướng hai ngày Vũ Văn Mẫu tuyên bố người tù chính trị đầu tiên được thả là Huỳnh Tấn Mẫm. Khoảng 10 giờ sáng, chuẩn tướng Cảnh sát Bùi Văn Nhu đích thân chở Mẫm tới Dinh Hoa Lan giao cho Thiếu tá Trịnh Bá Lộc (trợ lý văn phòng của ông Dương Văn Minh). Tại đây Mẫm yêu cầu Lý Quí Chung (tân Bộ trưởng Thông tin trong chính phủ Vũ Văn Mẫu) sắp xếp cho y được lên tiếng trên đài truyền hình Sài Gòn vào tối 29 tháng 4 năm 1975. Mẫm ngỏ lời cám ơn những người đã ủng hộ y và yêu cầu thả hết tù chính trị, yêu cầu đồng bào đừng nghe lời 'kẻ xấú mà di tản ra nước ngoàị Trong buổi phát hình sáng 30 tháng 4 năm 1975, Mẫm lặp lại như tối hôm trước và thêm vào lời kêu gọi Sinh viên học sinh, các nhân sĩ, trí thức và các 'ba má' phong trào tham dự buổi họp mặt lúc 9 giờ sáng 01/5/1975 tại Trụ sở Tổng hội Sinh viên số 4 Duy Tân (nay là Phạm Ngọc Thạch). Khoảng 10 giờ 45 sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, Huỳnh Tấn Mẫm cùng với Nguyễn Hữu Thái, Lê Văn Nuôi đeo băng đỏ có mặt tại Đài phát thanh Sài Gòn vào giờ phút lịch sử khi Dương Văn Minh đọc văn kiện đầu hàng (13).
(Bài viết dài, có thêm đoạn
sau 30/4/1975, người chuyển thiết nghĩ không cần thiết phải đăng lại).
No comments:
Post a Comment