Sunday, January 31, 2021

 

Thưa Bà Con,

Hôm nay, xin chuyển lên cho Bà Con đọc Phần III, phần cuối của lọat bài về “Vận Hội Mới Cho Toàn Cầu”. Thân mời Bà Con góp ý để cùng nhau chia xẻ vấn đề của đất nước. Xin cám ơn.

***

Vận Hội Mới Cho Toàn Cầu

Lời nói đầu:

         Tại sao chủ nghĩa Tư bàn – kinh tế thị trường thất bại?  Tạo ra khoảng cách giàu nghèo ngày càng cách xa ra…

         Tại sao chủ nghĩa Xã hội – kinh tế chỉ huy thất bại?  Thành hình do bốc lột, độc quyền, chiếm đoạt nhằm đào tạo một lớp tư bản mới. Người dân ngày càng bị đè nén vì áp lực kinh tế tài chánh, tình thần, và nghèo hơn nữa với gần 600 triệu dân sống từ mức dưới 1,25US$ - 5:00US$/ngày.

         Một Chủ nghĩa dung hòa trong tương lai, một trật tự chính trị - kinh tế - văn hóa mới nhằm ổn định trật tự xã hội rất cần thiết cho tương lai toàn cầu.

         Việt Nam hiện đang nằm trong thế chiến lược của tòan cầu hóa và nằm trong gọng kềm Tư bản – Xã hội cần phải vượt thoát, cần chuyển hóa chủ nghĩa xã hội theo định hướng kinh tế thị trường thành một chủ nghĩa dân tộc qua những nét văn hoá đặc thù của dân tộc.

Phần III - Việt Nam giữa hai gọng kềm Mỹ - Trung

Một quốc gia mảnh mai hình chữ S nằm trên hải lộ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương  qua nhiều thế kỷ đã thu hút sự chú ý của các cường quốc đang tranh giành ảnh hưởng kinh tế và chính trị trong khu vực. Đường bờ biển dài khoảng 3.400 km tất nhiên là một tiếp nối cho tuyến đường vận chuyển hàng hóa trên biển nhộn nhịp nhất thế giới. Đó là Việt Nam, có chung đường biên giới trên đất liền dài 1.281 km với Trung Cộng qua chin tỉnh địa đầu. Quốc gia sau nầy là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, với thương mại hàng hóa song phương đạt 117,6 tỷ đô la trong 11 tháng năm 2020, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Khi ngành sản xuất phát triển, nhập cảng từ TC, tăng 50% từ năm 2014 đến năm 2019. Đối lại, Hoa Kỳ là thị trường xuất cảng hàng hóa đơn lẻ lớn nhất của Việt Nam, với doanh thu 49 tỷ đô la trong chín tháng tính đến tháng 11, 2020.

Ngay từ đầu trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, Việt Nam đã được định hình là một trong số ít những nước được coi là chiến thắng trên thế giới. Các khoản đầu tư đổ vào và các sản phẩm được vận chuyển ra khỏi các bến cảng vô cùng bận rộn với số lượng ngày càng tăng. Tuy nhiên, khoản tiền thưởng và tính dụng nầy có những hậu quả không lường trước được:

·       Thặng dư thương mại ngày càng tăng với Hoa Kỳ khiến Việt Nam phải chịu các loại thuế quan mà chính quyền Trump đã áp đặt lên TC.

·       Dòng chảy trùng lặp của các sản phẩm xuất xứ từ TC như nhôm và gỗ dán, được chuyển hướng về phía nam qua biên giới và dán nhãn giả "Sản xuất tại Việt Nam" để tránh thuế của Hoa Kỳ, đang tiếp tục căng thẳng quan hệ của Hà Nội với Washington.

·       Ngược lại, cán cân thương mại âm so với TC khiến cho Việt Nam ngày càng thâm thụt ngân sách quốc gia và ngày càng lệ thuộc vào TC nhiều hơn nữa, nhứt là nguyên vật liệu sản xuất.

Như vậy, vài câu hỏi được đặt ra là:

·       Việt Nam ngày nay có phải là nước cộng sản hay không?

Trả lời rằng: Có và Không. Không là vì Việt Nam đã mở cửa và giao thương với thế giới bên ngoài. Và Có là vì tất cả các cơ quan của chính phủ Việt Nam đều do Đảng Cộng sản kiểm soát. Hầu hết những người được chính phủ bổ nhiệm là thành viên của đảng.

·       Mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Cộng hiện nay như thế nào?

Ngày nay, TC là thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của TC trong ASEAN và là đối tác thương mại lớn thứ 8 nói chung. Thương mại hai chiều đạt 106,7 tỷ USD vào năm 2018, gấp 3.300 lần so với năm 1991.

·       Việt Nam có thích Hoa Kỳ không?

Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, một cuộc khảo sát vào năm 2015, 40 năm sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, cho thấy 76% người Việt Nam có quan điểm “thuận lợi” về Hoa Kỳ, con số này thậm chí còn cao hơn 89% ở “những người có học vấn cao hơn. Đó là một trong những tỷ lệ phần trăm cao nhất so với bất kỳ quốc gia nào được đưa vào cuộc thăm dò.

1.    Việt Nam giữa hai ngã đường

Khả năng đi dây kinh tế của Việt Nam giữa các đối cực như TC và Tây phương trong quá khư đã đưa đất nước từ nghèo đói sau chiến tranh đến thành công qua kinh tế toàn cầu. Việc mở nhà máy của Intel Corp., LG Electronics Inc., Samsung Inc. v.v… và các công ty đa quốc gia khác đã biến quốc gia này trở thành một trung tâm sản xuất quan trọng, giúp tạo ra một tầng lớp trung lưu gia tăng. Nền kinh tế Việt Nam đã mở rộng với tốc độ trung bình hàng năm là 6,6% kể từ năm 2000, thúc đẩy thu nhập trung bình hàng năm lên gần US$ 2.600 từ khoảng US$ 400.

2.    Với Trung Cộng

Đối với TC, chỉ vì kết quả nghiên cứu của PEW về tình cảm của dân Việt đối với Mỹ, từ đó, cường quốc đối kháng/đối đầu là TC đã tỏ vẻ thái độ khác đối với Việt Nam so với những năm trước đó. Một thái độ lạnh lùng và đôi khi biến thành thù địch trong hiện tại.  Ngày nay, có thể nói hầu như hàng ngày, cuộc khẩu chiến liên tục giữa TC và Việt Nam  diễn ra gay gắt về đường biên giới lãnh thổ và lãnh hải tức Biển Đông, đặt Việt Nam vào tình thế nguy hiểm qua cung cách trả đủa kinh tế của TC và các quốc gia lệ thuộc TC như Lào và Cambodia, láng giềng của Việt Nam.

TC qua Tập Cận Bình luôn luôn nhìn Việt Nam theo nhận định của Ký giả Dominic Ziegler viết trên The Economist ngày 17/11/2020 như sau:” Một mặt, nhiều người trong khu vực (Đông Nam Á) đang dè chừng với sứ mệnh mà Chủ tịch TC Tập Cận Bình đề ra, đó là giành lại vị trí trung tâm ở khu vực Đông Á vốn đã bị phương Tây và Nhật Bản phế truất vào thế kỷ 19 và 20. Tham vọng này không chỉ thể hiện ở việc TC đang hung hăng thách thức các tuyên bố chủ quyền hàng hải và lãnh thổ của Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam ở Biển Đông.”

Quan hệ TC - Việt Nam đang xấu đi do các hành động khiêu khích của Bắc Kinh, và Hà Nội đã có chỉ dấu báo hiệu một sự thay đổi liên minh với Mỹ có thể xảy ra. Mặc dù vậy, Việt Nam có thực sự đi theo và kết ước với liên mới được hay không, còn phụ thuộc vào kết quả của Đại hội Đảng thứ XIII sẽ diễn ra vào ngày 25/1/2021 đến 2/2/2021 tới đây.  Và sự dằn co nầy khiến cho Việt Nam hiện đang bị một sức ép rất lớn và bị cuốn hút vào cuộc chiến giữa hai đại cường.

Trong cuốn bạch thư về quốc phòng mới vừa công bố vào tháng 12/2020, lần đầu tiên sau 10 năm, Việt Nam đã bắt đầu phát đi tín hiệu rằng nước này có thể từ bỏ chiến lược chính sách đối ngoại lâu dài là “bảo hộ rủi ro” (strategy of hedging) giữa các cường quốc như TC và Hoa Kỳ và di chuyển dứt khoát hơn vào quỹ đạo của Washington. Những tài liệu này nhìn chung chứa đầy những biệt ngữ khó hiểu (turgid jarson), nhưng dù sao, tài liệu nầy lại cho biết một cách thẳng thừng và bất thường là cảnh cáo TC về hậu quả của việc đẩy mạnh hành vi gây hấn với Việt Nam ở Biển Đông.

3.    Với Hoa Kỳ

Trước tình thế căng thẳng giữa Việt Nam và TC, dĩ nhiên, Washington sẽ hoan nghênh một động thái như vậy với vòng tay rộng mở. Mỹ và Việt Nam đã xây dựng quan hệ chiến lược chặt chẽ và các quan chức Ngũ Giác Đài coi Hà Nội là một trong những đối tác quân sự mới nổi quan trọng nhất của Mỹ. Ký giả Prashanth Parameswaran của tu6n báo The Diplomat đã lưu ý, Việt Nam là “một trong những quốc gia có năng lực quân sự mạnh nhứt ở Đông Nam Á”.

Mối quan hệ song phương càng trở nên quan trọng hơn đối với Washington khi các nước khác trong khu vực xích lại gần TC hơn. Dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte, Philippines, một đồng minh trong hiệp ước của Hoa Kỳ lâu năm, nhưng trong suốt bốn năm qua, tiếp tục xoay trục về phía Bắc Kinh. Chính điều nầy làm tăng thêm yếu tố gắn bó với Việt Nam của Mỹ hơn nữa vì vị trí chiến lược của Việt Nam ở Biển Đông, thủy lộ của 40% hàng hóa chuyển vận trên thế giới.

Các nhà hoạch định quốc phòng ở Washington “dường như” tưởng tượng Hà Nội sẽ không đóng một vai trò nào dù là “cỏn con” trong chính sách đối ngoại của Mỹ ở châu Á, hoặc điều mà chính quyền Trump đã gọi là “Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương”. Điển hình như vai trò có thể bao gồm nhiều chuyến ghé thăm các hải cảng Việt Nam, các gói viện trợ quốc phòng lớn hơn của Mỹ và có thể Việt Nam thậm chí tham gia Đối thoại An ninh Tứ giác, một liên minh an ninh lỏng lẻo mà Hoa Kỳ duy trì với Nhật Bản, Úc và Ấn Độ. Báo cáo quốc phòng mới nhứt vào tháng 12 vừa qua của Việt Nam tuyên bố rằng các tàu hải quân nước ngoài được chào đón đến thăm các hải cảng của Việt Nam, một tín hiệu tốt cho Hoa Kỳ cũng như các cường quốc hải quân khác như Ấn Độ.

Chúng ta hãy nhận xét báo cáo “U.S. Strategic Framework for The Indo-Pacific của Ủy ban An ninh Quốc gia – National Security Commission vừa mới được giải mật, cho thấy tên Việt Nam chỉ được nhắc đến một lần thôi ở vào trang kế chót cùng với Singapore, Malaysia và Indonesia khác với một “câu thòng” là “làm sâu đậm hơn mối liên hệ”. Điều nầy, có thể chứng tỏ là Mỹ không có một chính sách cụ thể gì mấy về mối tương quan giữa Việt Cộng và Trung Cộng. Trong tài liệu này, vai trò của Việt Nam thấp hơn cả các tiểu quốc hải đảo Thái Bình Dương nữa. Trong lúc đó Thái Lan và Philippines, và Taiwan được Mỹ xem như là một đồng minh chiến lược trong báo cáo như hình dưới đây:

Mặt khác, Hà Nội vẫn giữ thái độ dè chừng với TC, vì cũng phải xem xét sự thất bại về ngoại giao và kinh tế của việc liên kết chặt chẽ hơn với Washington. Việt Nam đã từng duy trì mối liên kết kinh tế gắn bó với TC trong một thời gian dài, cho nên, việc xoay trục qua hướng Mỹ có thể làm cho các nhà đầu tư TC sợ hãi và rút lui khỏi Việt Nam!

Và quan trọng hơn cả, Việt Nam vẫn còn nghi ngờ việc Hoa Kỳ sẽ đến giúp để bảo vệ Việt Nam nếu một cuộc xung đột lớn nổ ra ở Biển Đông hay không?

Thêm một câu hỏi nữa là người Mỹ và chánh phủ Hoa Kỳ nghĩ gì về Việt Nam và vị trí chiến lược của Việt Nam ở Thái Bình Dương?

Xin mời đọc nhận định của GS Nguyễn Chữ trích trong quyển sách của tác giả dưới tựa đề “Một góc nhìn về Chiến tranh Mậu dịch Mỹ - Trung và Hệ quả đến Việt Nam” (sẽ xuất bản 2021) về suy nghĩ của TT Nixon năm 1967, như sau:” Trong quá trình giải thích quan điểm của mình, “với tư cách là một công dân” Mỹ, ông Richard M. Nixon đã đưa ra các nhận định sau đây:

·       Thứ nhất, có dấu hiệu cho thấy sự hoài nghi của tất cả các chủ  thuyết hay giáo điều cũ vì chúng đã trói buộc nhiều tư duy và chính phủ; do đó, các chính quyền không cộng sản tại Á Châu đang tìm giải pháp có thể giải quyết vấn đề thay vì giải pháp phù hợp với các chủ thuyết hay giáo điều định trước. Và hầu hết các chính quyền này nhận thức một nguy hiểm chung và biết nguồn góc của nó là từ Bắc Kinh.

·       Thứ hai, một trong các hành động nổi bật nhất ngay sau đệ nhị thế chiến là các đế quốc đã trả độc lập cho các thuộc địa và các khẩu hiệu mà các quốc gia mới được độc lập dùng để đổ lỗi cho các đế quốc cho những khó khăn và trở ngại của quốc gia đã không còn được giới trẻ chấp nhận như thế hệ cha ông của họ trong những ngày tháng sau đó. Bởi vì họ không biết hay gặp một “đế quốc” nào trong cuộc đời của họ, cho nên các khẩu hiệu này không thuyết phục được họ, và giới trẻ còn cho đây là một luận cứ chạy tội hay trốn trách nhiệm đối với những khó khăn hiện tại trong xã hội. Do đó, nếu không hài lòng với những gì họ cảm nhận, họ sẽ quy trách nhiệm cho các lãnh đạo hiện thời.

·       Thứ ba, “con người,” trong ý nghĩa rộng nhất là “dân tộc”, đã trở thành tập thể để được phục vụ chứ không phải để sử dụng.

·       Thứ tư, không phải cơ cấu của tất cả chính quyền không cộng sản tại Á Châu, được tổ chức theo, hay phù hợp hoặc thích nghi với, thể chế dân chủ lập pháp với ba quyền phân định, thật ra thì họ rất khác biệt với thể chế này. Hơn nữa, Mỹ phải hiểu rằng hệ thống chính trị vô cùng phức tạp và vô cùng tiến bộ mà phương Tây phải mất nhiều thế kỷ để triển khai và hoàn chỉnh có thể không là một thể chế tối ưu cho các quốc gia, với văn hóa và truyền thống rất khác biệt, và đang ở giai đoạn phôi thai trong quá trình phát triển của họ. Ông Nixon cho rằng vấn đề quan trọng ở đây là các chính phủ đang thực thi những chính sách theo kế hoạch, có ý thức, và cân nhắc để mang đến tự do, giàu mạnh; gia tăng sự chọn lựa, và bao gồm nhiều cá nhân và tổ chức vào quá trình điều hành quốc gia.

Và sau cùng, Ông và Mao Trạch Đông, đưa đến Thông cáo chung Thượng Hải (the Shanghai Communiqué) đã được công bố vào  ngày 28 tháng 2 năm 1972 tại Thượng Hải”. Sau đó, Nixon thậm chí còn đề cập đến Ấn Độ là một thành viên có thể của một liên minh khu vực chống TC. Rõ rang là vào năm 1972, TT Nixon đã hình dung được chiến lược bao vây TC bằng trục Ấn Độ - Thái Bình Dương ngày nôm nay, 2021.

Thấy được quan điểm của Hoa Kỳ, thử hỏi, Việt Nam với một tâm cảm như trên, liệu có hành động theo ngôn ngữ cứng rắn mà các nhà chiến lược quốc phòng đưa ra hay không?

Điều nầy còn phụ thuộc vào ba yếu tố: - Việc ai sẽ lên nắm quyền lãnh đạo đảng CSBV vào năm 2021, - Chính sách mới của chính quyền Biden, - Và những xáo trộn nội tại của xã hội Tàu có thể làm cho Tập Cận Bình chuyển hướng hay bị “hất cẳng”?.

4.    Thái độ cứng rắn của Hoa Kỳ đối với Trung Cộng hiện tại

Người viết xin trích một thông báo của Ban Điều Hành thuộc Nhóm Vận động gồm trên 150 Hội đoàn tôn giáo, chính trị, khoa học, các cá nhân, nhiều tổ chức vô vị lợi (NGO) từ khắp nơi trên thế giới… tố cáo “Trung Cộng là nguyên nhân gây ra tội ác diệt chủng cho nhân loại” vừa tung ra dưới đây:

Congressional-Executive Commission on China - Ủy Ban Hành Pháp-Lập Pháp về Trung Quốc là một ủy ban kết hợp giữa Thượng Viện, Hạ Viện và Nội Các Chính Phủ Hoa Kỳ về Trung Cộng. Được thành lập từ năm 2001, Ủy Ban ra báo cáo thường niên cho Tổng Thống và Quốc Hội về các vấn đề liên quan đến Trung Cộng. Bản báo cáo năm nay, nguyên văn 373 trang và tóm lược 32 trang (đính kèm), kết luận: “Chinese government is committing crimes against humanity and possibly genocide” - Chính phủ Trung Quốc đang phạm tội ác chống nhân loại và có thể là diệt chủng. Ủy Ban kêu gọi Chính Quyền và Quốc Hội đưa ra quyết định chính thức về việc có tội ác diệt chủng hay không. Những tội ác chống nhân loại của Trung Cộng liên quan đến Việt Nam trong bản báo cáo được liệt kê dưới đây:

Trang 15: “Phụ nữ và trẻ em gái bị buôn bán ở Trung Quốc với mục đích cưỡng bức hôn nhân và bóc lột tình dục. Quốc gia xuất xứ của họ bao gồm Việt Nam.”

Trang 142: Việt Nam Chuyển phụ nữ mang thai qua biên giới sang Trung Quốc để bán trẻ em sơ sinh.”

Trang 177: Ủy Ban cũng “Quan sát việc buôn người từ … Việt Nam qua Trung Quốc vì mục đích cưỡng bức lao động.”

Trang 226: “Vào tháng 4 năm 2020, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Hoa Kỳ đã sử dụng phân tích vệ tinh để phát hiện ra rằng các con đập của Trung Quốc đang chặn dòng chảy của sông Mekong và gây ra hạn hán ở các nước hạ lưu như Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam; phản hồi chính thức của chính phủ Trung Quốc được báo cáo là kết luận này là ‘không hợp lý’.”

Từ đây, chúng ta thấy thêm một khía cạnh độc ác của nhà cầm quyền TC.

5.    Việt Nam giữa hai gọng kềm Mỹ - Trung

Việt Nam đặc biệt rất dễ bị ảnh hưởng bởi rủi ro về địa chính trị do phụ thuộc vào thương mại một khi có xung đột giữa hai cường quốc đối cực Mỹ - Trung. Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, xuất cảng của Việt Nam gần như chiếm 100% tổng sản lượng quốc gia (GDP), khiến nước này đương nhiên trở thành một trong những quốc gia hoàn toàn phụ thuộc vào thương mại nhất trên thế giới.

Nhưng tất cả có thể thay đổi nếu Việt Nam bị lôi kéo vào cuộc chiến thương mại hoặc trở nên thù địch với TC. Scott Rozelle, nhà kinh tế của Đại học Stanford, cho biết một khi một nền kinh tế đang phát triển bắt đầu mất chỗ đứng, thì rất khó để phục hồi. Ông nói: “Bất kỳ sự sụt giảm đột ngột và liên tục nào về tốc độ tăng trưởng của nó đều có thể ngăn chặn đà tăng trưởng của nó.” Đó là một nhược điểm lớn nhứt của Việt Nam vì không có một nội lực kinh tế quốc dân nào khác ngoài ngoại thương!

Đối với TC, bất chấp những khúc mắc và trắc trở trong mối liên quan với Việt Nam, TC vẫn yêu cầu Hà Nội bảo đảm rằng họ vẫn nằm trong quỹ đạo ảnh hưởng của Bắc Kinh và thúc đẩy thương mại và đầu tư ở Việt Nam. Lãnh đạo Đảng Cộng sản hai nước thường xuyên hội đàm trong lãnh vực nầy.

Ngược lại, đối với Hoa Kỳ, họ cho tàu chiến đến thăm các quốc gia Đông Nam Á để tham gia các hoạt động chung với Hải quân Việt Nam. Năm 2018, tàu sân bay USS Carl Vinson đã ghé thăm Đà Nẵng. Vào tháng 11, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper thông báo Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho Việt Nam nhiều tàu cảnh sát biển - Coast Guard cutter. Các quan chức quân sự và ngoại giao khác của Mỹ thường xuyên tới Hà Nội. Năm 2016, Tổng thống Obama đã dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương của Hoa Kỳ cho Việt Nam. Washington tiếp tục hỗ trợ nhiều dịch vụ dân sự và quân sự khác cho đến ngày nay.

Trong lúc đó, Hà Nội cố gắng chứng tỏ sự trung lập của chính mình vì còn dè chừng TC. Ông Phạm Quang Vinh, cựu đại sứ Việt Nam tại Mỹ, cho biết: “Chúng tôi không muốn lựa chọn bên nào. như chuyến thăm năm 2017 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Nhà Trắng Trump. "Cách phòng thủ tốt nhất của chúng tôi là có quan hệ tốt với cả hai cường quốc lớn".

Vì vậy, Việt Nam cần phải đi dây bằng cách nhằm giữ vững mối giao kết quan hệ đồng đều với cả Mỹ và TC, mỗi khi một quan chức cấp cao của Việt Nam thăm Washington, họ hầu như luôn đến thăm Bắc Kinh.

Có thể nói điều đáng sợ nhứt của Việt Nam hiện tại là sẽ xảy ra một vài cuộc đụng độ bất ngờ giữa TC và Mỹ trên Biển Đông vì một lý do gì đó. Điều nầy, có thể bẻ gảy chiến lược đu dây của Việt Nam, và làm mất đi sự cân bằng sức mạnh giữa hai gọng kềm Mỹ - Trung; từ đó, Việt Nam sẽ hụt hẫng và không biết sẽ phải đi về đâu?

Tóm lại, cho đến giờ phút nầy, Việt Nam vẫn còn do dự trong quyết định chọn lựa thái độ dứt khoát trước hai đại cường. Đây là một chọn lực hết sức nguy hiểm trong tình trạng nước Mỹ hiện tại, một quốc gia đang đối diện với cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội trầm trọng.

Sự do dự trong lựa chọn hướng đi là đúng, nhưng yếu tố thời gian không cho phép Việt Nam “đứng hai hàng” lâu hơn nữa vì cơn đột biến chính trị - quân sự trên thế giới có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ngay từ giờ phút nầy!

6.    Thay lời kết: Con đường phải đi

Xây dựng một quốc gia không phải chỉ cần tạo ra một chánh phủ với ba ngành phân lập như Hành pháp - Lập pháp - Tư pháp với Cảnh sát để giữ trị an, Quân đội để giữ gìn an ninh bờ cõi v.v…Một quốc gia như vậy sẽ là một quốc gia không có “hồn nước”, “hồn dân tộc”. Điều nầy đã được chứng minh qua lịch sử cận đại. Hoa Kỳ nhân danh tự do, áp đặt và xây dựng “tiền chế” bao nhiêu chánh phủ cho nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng rốt cuộc chỉ tạo ra thêm nhiều xáo trộn cho chính quốc gia mà Hoa Kỳ đã …tạo dựng!

Cũng giống như nước “Tàu” qua nhiều triều đại khác nhau suốt bốn ngàn năm qua đã cai trị Việt Nam trên 1.000 năm với việc trực tiếp cai trị, hoặc dựng lên một “ông vua” bù nhìn…Rốt cuộc vẫn không thể chiếm giữ vĩnh viễn được Việt Nam.

Và ngay chính người CSBV, trong suốt 75 năm qua ở Bắc Việt và 45 năm ở Nam Việt cũng đã cai trị đất nước và dân tộc Việt bằng sức mạnh, bằng đàn áp, bằng bóp nghẹt sức sống của người dân, xóa bỏ căn tính căn bản của tộc Việt là ‘gia đình’; vì vậy, họ thất bại và bị cả dân tộc ruồng bỏ, bất hợp tác. Có chăng, dân tộc hiện tại dưới cặp mắt của CSBV chì bao gồm Bộ Chính trị, Trung Ương đảng cùng năm triệu đảng viên của họ!

Từ những thất bại trong việc tạo dựng hay cai trị một quốc gia liệt kê trên cho chúng ta thấy rõ rằng:

Việc cai trị một dân tộc bằng sức mạnh, bằng vũ lực, đi ngược lại “bản sắc dân tộc, văn hóa dân tộc” của quốc gia bị cai trị, chắc chắn sẽ đi đến thất bại mà thôi!

Vì vậy:

Xây dựng một quốc gia không chỉ dừng lại ở các khái niệm trên, mà còn cần phải có tầm nhìn rộng hơn nữa. Việc cần phải lưu tâm là tổng hợp tất cả nét độc đáo của dân tộc sống chung trong quốc gia từ yếu tố cấu tạo ra gia đình và xã hội, bản sắc riêng của từng dân tộc, và cấu trúc văn hóa, ngôn ngữ, và lịch sử dân tộc. Đó là những yếu tố đặc thù, là căn tính của một dân tộc (national identity) tạo ra sự gắn kết mọi người dân và là những điều không thể bị áp đặt từ một quốc gia khác.

Trong trường hợp Việt Nam qua sự cai trị của người “Tàu” trong suốt chiều dài lịch sử, có một yếu tố lớn khác tác động đến việc kiến tạo căn tính quốc gia là “chứng lãng quên lịch sử” - “historical amnesia”. Sở dĩ, dân tộc Việt còn tồn tại cho đến ngày nay vì vẫn còn nhớ ‘hoài’ ngàn năm nô lệ từ một “tội ác lịch sử” – original crime do người “Tàu” gây nên, vì vậy mới tồn tại được!

Qua những suy nghĩ trên, việc chọn lựa hướng đi cho tương lai Việt Nam không thể bỏ qua yếu tố căn tính dân tộc nầy.

Người Cộng sản Bắc Việt cần lưu ý hai điều dưới đây:

·       Hướng theo Tàu: Tương lai sẽ là một chư hầu của TC trước mắt. Tên nước Việt Nam sẽ không còn.

·       Hướng theo Mỹ: Cánh cửa dân chủ - tự do mở rộng, sự hiện diện của CSBV sẽ không tồn tại nữa. Việt Nam minh châu Trời Đông xuất hiện!

Chỉ còn con đường duy nhứt là tự chủ và độc lập dân tộc và trở về với căn tính dân tộc.

Muốn làm được vậy, cần phải:

-       Chối bỏ tâm thức nô lệ Tàu đã in sâu trong trí não của người CS BV.

-       Xóa đi tư tưởng và định kiến “khôn lõi” cho rằng người Mỹ rất dễ bị gạt.

Một khi vết tích của hai luồng tư tưởng trên được xóa sạch, người CSBV có thể từ đó nhận thức đượcbản lai diện mục” của một dân tộc nhân hậu, ôn nhu trước mọi tình huống, cư xử với nhau với tình đồng loại, đồng chủng, không phân biệt “chỉ có sĩ phu Bắc Hà mới biết lý luận” như tuyên bố của NP Trọng.

Có được như vậy, con đường tự chủ và độc lập dân tộc sẽ hé mở báo hiệu một tương lai rực rỡ cho dân tộc Việt như dưới triều đại Đinh Lê Lý Trần.

Hỡi những người cộng sản Việt.

Chủ nghĩa cộng sản không tưởng đã cáo chung rồi.

 

Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, một chuỗi từ ngữ mơ hồ, ngay cả những người đẻ (Bộ Chính trị) ra chữ nghĩa trên cũng không thể nào lý giải được. Vì vậy khi áp dụng, đã biến một quốc gia với mức xuất cảng gạo từ 6 - 7 triệu tấn/năm thành ra một nước đói gạo, phải nhập cảng 800.000 tấn từ Ấn Độ (12/2020).

Dân tôc Việt đã phải chịu quá nhiều tai ương hơn 75 năm ở miền Bắc và 45 năm ở miền Nam.

Đã đến lúc phải ngưng bàn tay vấy máu lại đi, hỡi người cộng sản Bắc Việt.

Nếu không, cảnh Trời tru, Đất diệt sẽ triệt hạ người cộng sản cuối cùng trên quê hương Việt Nam!

Chỉ còn con đường duy nhứt phải chọn là:” Việt Nam trong gọng kềm Tư bản – Xã hội cần phải vượt thoát, cần xóa bỏ chủ nghĩa xã hội theo định hướng kinh tế thị trường thành một chủ nghĩa dân tộc qua những nét văn hoá, phong tục đặc thù, và trở về với căn tính dân tộc nguyên thủy của con dân Việt tộc”.

Mai Thanh Truyết

Viết trong niềm tin – Cuối năm Giáp Tý – 1/2021

 




 















Friday, January 29, 2021

 

Thưa Bà Con,

Cuối năm Canh Tý, đọc lại bài viết của tác giả Đỗ Thành thấy nhớ Saigon và ấm lòng giữa mùa đông xa quê hương.

Vậy mà, cũng còn rất nhiều người “biếm nhẽ” là dân Saigon hay…chia rẻ Bắc Kỳ - Nam Kỳ! Còn Ông CT học lớp 10 phán:”Chỉ có sĩ phu Bắc Hà mới biết “Ný Nuận” thì …im re!!!

***

Người Sè Goòng Giờ Ở Đâu?

Đỗ Thành

Cũng tình trạng giống như Hà Nội, sau 1954, số người xưa cũ Hà Nội lãng phai dần. Vì lý do này hay lý do khác, thời thế thế thời, nên đã có biết bao thay đổi xảy ra.

Tuy đường phố Hà Nội vẫn như cũ, thậm chí các bảng hiệu đắp xi măng chưa kịp tẩy xóa hết, nhưng chắc chắn những con người đã từng sinh sống và làm ăn ở đó không còn trụ lại nhiều.

Hà Nội vẫn còn làng nhàng những ký ức ngày trước, có thể người ta đôi khi còn nhắc đến cà phê Nhân ở phố Cầu Gỗ, gánh phở Tư Lùn ngoài rào trường Nguyễn Trãi, hay hàng bánh tôm bà Béo ở Bờ Hồ, song đích thực tìm lại được những người đó hẳn là quá khó.

Sè Goòng cũng không tránh được sự nhốn nháo do thời cuộc đẩy đưa. Những ngày cuối tháng Tư 75, người Sè Goòng thất sắc, ào ào rủ nhau chạy loanh quanh. Người lên Lăng Cha Cả, kẻ vào Tân Sơn Nhất, anh chạy ra Bạch Đằng, chị vào trong Tân Cảng, đông, rất đông, thi nhau leo rào vào khuôn viên tòa Đại sứ Mỹ ở Thống Nhất. Lúc ấy chưa hẳn tất cả nắm rõ sự tình đầu đuôi, nhưng ai cũng cố tìm cho mình, cho gia đình một sinh lộ mà không biết vì sao nữa.

Để rồi những phút cuối cùng đám đông ê chề thất vọng vì không sao leo lên được một chiếc trực thăng, một con tàu lớn hay nhỏ, một khoang phi cơ, đành ngơ ngác quay về, coi như chịu trận. Kết thúc cuộc chiến tranh, đầy đường của cải vứt tràn. Chẳng ai buồn nhặt, hốt, vì tất cả xem như không còn giá trị đích thực.

Lềnh khênh vứt khắp nơi nào là quần áo trận, giày, vũ khí, va ly Samsonite, xe Honda, Vespa, xe đạp, thậm chí cả ô tô, vì chủ nhân đã bỏ đi đâu đó, hay ê chề chẳng còn muốn vác về lại nhà. Trải qua nhiều tháng năm tiếp theo, người Sè Goòng tự ên tìm cho mình một phương cách đi khỏi thành phố.

Người trở lại quê, người dấm dúi sắm thuê thuyền vượt biển, hay bị chuyển về sống các vùng kinh tế mới. Người cũ Sè Goòng thưa thớt dần, có người ra đi biền biệt 40 năm, có người lâu thật lâu không thấy quay về thành phố, để rồi chẳng một ai biết rõ hiện giờ họ ở nơi đâu?

Thản hoặc đôi khi bất chợt có người từ đâu đến hỏi thăm về một cư dân nào đó đã sống ở phố này, nhà này, thì cũng ít ai biết để cung cấp một vài tin tức cỏn con. Đại để chỉ kháo với nhau "hình như nhà ấy dọn đi rồi", hay tỏ ra không biết gì cả.

Bây giờ, nếu có một người Sè Goòng nào đã lâu không về thăm lại thành phố chắc sẽ ngạc nhiên và lạ lẫm biết bao. Bởi vì Sè Goòng thật sự thay đổi hoàn toàn khác. Phố xá rộng ra, nhà cửa cao lên, cầu treo cầu vượt nhằng nhịt, đường cao tốc tràn đầy, thậm chí các tên đường cũng nghe lạ hoắc.

Đối với khách, giờ muốn hỏi thăm hẻm ông Cọp, hay đường này đường kia mang tên ngày trước, có khi sẽ phải đón nhận sự hờ hững, vì những người tuy mang tiếng là cư dân thành phố hiện giờ, nhưng họ không nghe, không biết vì họ hoàn toàn là người mới đến sau 75.

Hiện người ta đã quen với những tên Trần Đình Xu, Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, Võ Văn Tần để đâu còn nhớ đến có một thời đó là đường Trương Minh Giảng, Trần Quí Cáp, Hiền Vương v.v... Thậm chí, nếu người ở thành phố cũ giờ có muốn tìm lại những nơi thân quen, xưa đã gửi gấm nhiều kỷ niệm thì cũng khó, hay không còn thấy lại được. Bến đò Thủ Thiêm, thương xá Tax, hành lang Eden, hiệu sách Xuân Thu, nhà sách Vĩnh Bảo, nhà hàng Brodard, Pagode, chợ Vườn Chuối, chợ Cầu Kho, chợ Thiếc, tất cả đều phế mất, đổi tên, hay quên bẵng, còn nói chi những cái tên nghe thân yêu như Cây Mai, Da bà Bầu, Cây Quéo thì lại càng bặt vô âm tín.

Có người đặt câu hỏi vậy thì người Sè Goòng giờ ở đâu? Lớp họ đã ra đi khắp các phương trời, hoặc gửi thân nơi biển cả, sau những lần "đường đi không đến", hoặc là họ gặp nạn bị cướp, hiếp và bắt mất tích từ những năm nảo năm nào từ bọn hải tặc, để giờ không còn rõ họ sống chết ra sao.

Một số trải năm tháng cơ cực tuổi đời đã phủi tay từ giã trần gian trở về với cát bụi, yên nghỉ giấc thiên thu, hay vẫn còn nán sống nơi những miền nào đó ngay trên đất nước. Có người chợt một hôm nào được hỏi "hồi xưa ở Saigon, anh/chị làm gì, sống ra sao thì cũng nghe người ấy thờ ơ, dường như mình không phải là người Sè Goòng cũ".

Nước phèn, đồng ruộng, dầm mưa giãi nắng đã làm cho bao sắc nét của Saigon biến đi. Tóc trở nên cứng còng, da đen nhẻm và tay chân nhiều vết chai cứng. Đối với họ, chắc Saigon là một dư âm xa tít tắp, dù họ còn đang sống ngay trên quê hương mình mà vẫn thấy lạc lõng làm sao.

Nhiều người cũng quên mất xuất xứ, bởi vì cuộc sống "ngày bán mặt cho đất, tối bán mặt cho trời", rồi trải qua bao phũ phàng sóng gió, chính họ cũng đánh rơi cái căn cước sống một thời ở Sè Goòng đi và chỉ còn mang máng thấy hình như mình đã bị gạc ra ngoài sổ sách của nơi cũ.

Thản hoặc có một hôm nào bất chợt được làm một chuyến trở lại chốn trước kia, họ cũng sẽ ngơ ngẩn tự hỏi có phải đây là Sè Goòng cũ chăng! Tôi thuộc vào hàng ngũ một trong những người như thế.

Theo trí nhớ và hiểu biết của tôi, dân nước tôi đã có đến 3 lần sống chuyển vùng, suốt từ thế kỷ 20 đến giờ. Đầu tiên là những người được nhà nước Phú Lang Sa gọi mời đi "tân thế giới". Họ được tuyển mộ làm phu cho các đồn điền cao su do người Pháp mới mở khắp miền Đông Nam Bộ.

Có người tham gia một mình, có người đem theo cả vợ con, có ngưởi rủ rê nhau cả làng, cả họ vào sống chung cho có tình đông hương, đồng khói. Bố tôi là một trong những người được mộ đi khai phá, cạo mủ ở nơi đồn điền mới lập đó.

Dần dần những địa danh Xa Cam, Xa Cát, Bù Đăng, Bù Đốp, Hớn Quản, Bà Rá, Lộc Ninh, Quản Lợi kéo dài thành một chuỗi liên hoàn tài sản và nguồn lợi khổng lồ cho những quan tham gia việc mở đường đi lập nghiệp bày ra.

Những người phu như thế có thể sẽ lưu cữu mãn đời với cái nghề bạc bẽo, bán thân cho sốt rét ngã nước, chết dấm chết dúi và bị lãng quên đi. Một số lanh tay lẹ chân, có óc tháo vát, thông minh, khéo léo thì nhẫn nhục làm, tích cóp dần đồng ra đồng vào và thoát ra về Sè Goòng đổi đời sống kiểu khác.

Dần dần họ thành những hạt giống, ăn nên làm ra, đầu tư vào một số ngành nghề : guốc mộc, chạm trỗ, đồ gỗ, buôn bán để gây cơ sở và lôi kéo bà con, quen biết, người làng vào sinh sống đông thêm cho có bè có bạn. Có những khu phố rặc toàn người Bắc, như quanh quanh các con đường gần chợ Bến Thành, họ sống với nghề kim chỉ, rao mời tơ lụa Hà Đông, sản xuất bánh kẹo, bán hàng ăn, chụp ảnh, cũng để lại được ít tiếng tăm và sự tin cậy.

Cũng từ những bước đầu tiên đó, họ lập hội tương tế để cưu mang nhau, hoặc để tựu họp vào các ngày lễ truyền thống của làng, chia sẻ với nhau niềm vui nỗi buồn nơi đất mới. Họ lấy tên làng làm danh xưng của hội, hoặc họ lấy tên miền để gọi cho hội có vẻ bề thế hơn. Có một dạo người ta nghe các tên như Giác Quang tương tế, Bắc Việt tương tế, Phù Lưu Tương Tế, Vũ Bản Tương Tế (hay cái tên riêng biệt Nhà sách Vĩnh Bảo chẳng hạn).

Đến khi người Pháp thua trận Điện Biên Phủ phải rút đi, Hiệp ước Geneva chấp thuận chia đất nước thành 2 miền, chờ 2 năm sau sẽ có tổng tuyển cử thì lại một phen nhốn nháo di cư. Người Hà Nội có 300 ngày để chọn lựa nơi sinh sống của mình.

Tiếng là tự do chọn lựa muốn ở đâu thì ở, nhưng khi có bóng dáng chính trị đổ xô vào thì chuyện đi hay ở không dễ dàng như ta tưởng. Càng gần ngày hết hạn thì con đường 5 càng có những trạm kiểm soát gắt gao. Người ta dùng tình cảm ràng buộc nhau, hoặc ve vãn, hoặc gây khó khăn để hạn chế bớt số người gánh gồng rủ rê nhau tếch.

Những chuyến tàu há mồm, những chuyến vận tải cơ bay dồn dập, người ta choàng cho sự kiện đó cái tên "di cư 54", hẳn nhiên cũng không khỏi bị kèm theo hay đánh giá mỉa mai, như chỉ có tứ Công mới bỏ quê hương đất nước như thế. Người ta gói gọn 4 Công để ám chỉ: Công giáo, Công An, Công chức và Công nợ.

Ai nói cứ nói, ai dèm cứ dèm, nhưng một đi là cứ đi. Có người cũng vì tiếc căn nhà mới tậu hay còn thân nhân đau ốm thì ở lại, cứ tự nhiên. Lại một lần Sè Goòng giang tay ra đón, thu vén nơi ăn chốn ở, điều tiết việc ổn định gia cư. Những địa danh mới được đặt ra như Cái Sắn, Hố Nai, Tầm Vu, Gia Kiệm hoặc những cái tên kèm một loạt chữ Tân đứng đầu (Tân Bùi, Tân Hà, Tân Phát v.v...)

Bẵng đi 20 năm trôi theo nhau, chiến tranh vẫn ùng oàng, nhưng vết thương dần dần kín, tuy cái sẹo thì không sao xóa được. Người Sè Goòng hào hiệp, bao dung, khó giúp nhau lấy thảo. Những ngày đầu còn rải rác khích bác, cà khịa nhau, chọc trêu nhau kiểu "Bắc Kỳ dzốn, ăn rau muống...", thế nhưng chẳng mấy chốc đã hòa tan vào nhau đến đỗi lằn ranh ngăn cách tự dưng bị lu mờ.

Người Sè Goòng chính thống không còn hiềm khich mà thậm chí người mới nhập cư cũng thấy mình bị loãng ra và loáng thoáng hình dáng Sè Goòng đã ngự trị trong người lúc nào chả biết nữa. Có người cũng đã tập dẻo giọng trêu đùa nhau : cô Hai, chèn ui, cô ngộ chi ngộ ác, giờ mà nghe cô câu dzọng cổ, chắc tui uên mất đường dzìa, cô ui!

Có thể từ bản chất dễ dãi, ít câu mâu và sẵn lòng giúp đỡ, nên người Sè Goòng chủ động chóng xóa đi bờ vực ngăn cách giữa người Nam và Bắc Kỳ.

Cuộc di cư hàng triệu người có làm xáo trộn phần nào cuộc sống yên ả của miền Đồng Nai, Bến Nghé, bước đầu cũng có xảy ra dăm ba cuộc xô xát cỏn con, thế nhưng vốn tính mau hòa hợp, lằn ranh trên tự nhiên khép gần lại và xóa bỏ hồi nào không hay.

Thậm chí những gia đinh định cư nơi Tân Mai, Cái Sắn, Dốc Mơ, Tầm Vu lần lần còn được chính bà con sở tại cưu mang, giúp dựng lên những căn nhà, hay chỉ vẽ cho đường đi nước bước trong việc mưu sinh, hoặc phục hồi các nghề truyền thống.

Một dạo, loại chiếu Bát Tràng, gỗ Vụ Bản hay bánh gai Hàng Than cũng đã chen chân vào sinh hoạt ẩm thực và đời sống của miền Nam. Những cánh đồng cò bay thẳng cánh lần lần xóa đi những lằn ranh chia cách và mặc nhiên trở thành tình nghĩa đồng bào thương yêu và lo lắng cho nhau.

Đất lành chim đậu, cái nắng Sè Goòng làm nhạt phai chuyện nói móc, xỏ xiên nhau, cơn mưa sông Tiền sông Hậu làm phai đi giọng nói cưng cứng miền ngoài. Sự tiếp xúc tự nhiên làm cho tình làng nghĩa xóm tự ên kết tụ, lòng người miền Nam hào phóng vốn dĩ đã quen.

Người Bắc Kỳ hết còn lạ về nghĩa cử truyền thống miền Nam, nhà nào ở miệt vườn cũng đều đặt sẵn cái khạp chứa nước và cái gáo dừa có cán ở đầu hè để trưa nắng bạn làm đồng ngoài kia từ ruộng bước lên có ngay hớp nước uống vô dễ thấy mát ngọt mà tan đi nỗi mệt nhọc.

Sinh hoạt hằng ngày khiến cho người hai miền càng ngày càng sát lại gần hơn, chẳng mấy chốc sự ghẹo trêu nhau bị mất đi hồi nào cũng chẳng biết. Rồi tình cảm nảy sinh, gió mát trăng thanh, những bữa nhậu, những câu hò, vọng cổ làm cho ruột gan nhau thấm đậm tình người.

Cuộc di cư hàng triệu người một sớm một chiều bỗng tan đi chớp nhoáng. Đã có những cuộc tình đẹp thiệt đẹp nảy sinh, trai Bắc chọn gái Nam vì các cô hiền từ, ngoan, biết chiều chồng, giỏi bếp núc, và có giọng hò, thả câu lý, ca vọng cổ mượt mà hết xảy. Ngược lại anh trai Nam chọn chị Bắc vì cái nết hay làm, chịu đựng, hy sinh, sẵn sàng gánh vác công lênh nhà chồng như chính nhà mình.

Chả thế mà chiều chiều đã có những chiếu rượu dưới gốc cây ô môi để nghe các cô em Nam Bộ rỉ rả câu tình lang lả lướt, và khối anh Bắc cũng mon men học bằng được món luyến láy của cách nói lối để vào câu Vọng Cổ Dạ Lang hay Vọng Cổ Hoài Lang rất ngọt ngào.

Ai dám cả quyết lòng mình không rung động khi nghe các nường thỏ thẻ gọi mời: anh Hai ui, có mệt dzô nghỉ chút cho phẻ, gồi đi típ. Và giữa bộn bề của cuộc sống, ai chẳng sẽ chùng lòng khi nghe câu lửng của cô em: nếu có thương nhau, anh dzìa thưa cha thưa mẹ, đừng để em mỏi mòn chờ đợi nhe anh.

Báo sao các ông nhà thơ, nhà văn không thấy mình rạt rào vì đất nước Sè Goòng? Ta đã từng ngẩn ngơ vì câu hát nghe như giọng hò văng vẳng: Nhà Bè nước chảy chia hai; ai dzìa Gia Định, Đồng Nai thì dzìa. Hoặc : nắng Saigon em đi mà chợt mát, bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông...

Cho đến nay, dù vật đổi sao dời thì mỗi lượt có dịp đi ngang Kẻ Sặt, Phương Lâm, Lâm Hà, Bình Phước ta vẫn còn bắt gặp dấu ấn của một thời người Bắc chuyển vùng vào sinh sống trong Nam. Ở những địa phương đó ít nhiều họ cũng góp phần vào dựng xây kinh tế và nét văn hóa đặc thù của cái nôi sông Hồng nơi mảnh đất đã rộng tay đùm bọc, cưu mang.

Có nhiều người đơn giản nghĩ rằng đề cập đến Sè Goòng là chỉ khoanh vùng vào một địa giới cỏn con cũng đổi thay tên gọi trải qua thời thế. Chẳng hạn có người đã nhắc tới tên Sài Côn của một vương triều nào đó, có người ám chỉ vùng đất mới được khai phá vòng vòng quanh những khu phố được dựng xây từ những năm cuối thế kỷ 18, sau khi người Pháp chiếm Nam Kỳ.

Riêng với tôi, Sè Goòng không chỉ hẹp như vậy, bởi vì tuy địa danh Saigon được khoanh vùng trong tâm tưởng là như thế, nhưng khi nói về người Sè Goong giờ ở đâu thì ta phải hình dung ra cái nghĩa rộng lớn vô cùng.

Bởi vì nhiều người vì lẽ này hay lý nọ giờ không còn ở lại nơi đất nước mà phiêu bạt khắp các nơi thì trong trí óc họ Sè Goòng là tất cả, là Bến Tre, Cà Mau, Long Khánh, Bạc Liêu, là bến Bạch Đằng, cầu Ba Cẳng, là Phước Tỉnh, Phú Xuân v.v... và v.v... của những đêm hồi hộp nằm ém chờ chạy ồ ra biển, hay ngay cả Tân Sơn Nhất đĩnh đạc lên chuyến bay ra đi.

Trong những cuộc chuyển vùng bất đắc dĩ đó, phải nói cuộc tháo chạy 75 là vô cùng bi thảm. Dư luận rêu rao lên án về một sự phản bội gì đó, về những sự khiếp sợ không rõ ràng, bởi vì chính thực những người xô đẩy nhau trốn chạy, hay đành ở lại cũng không hiểu nguyên do đã có lúc khiến họ hãi đến vậy.

Bây giờ có người xa Saigon đã 40 năm tròn, có người vẫn đi về năm một vài bận, nhưng Sè Goòng vẫn nằm đâu đó trong suy nghĩ của từng cá nhân. Con số hằng triệu người phân rải rác ở khắp nơi, chỗ nào mở rộng lòng nhân từ giơ tay cứu vớt họ, tạo cho họ một cơ hội sống, giúp họ lập lại cuộc đời từ bước đầu.

Thấm thoắt giờ đã hình thành thế hệ 2 hoặc 3 của những người ra đi đó. Nơi đất tạm dung, họ đã có cuộc sống ổn định, con cái học hành đến nơi đến chốn, có công ăn việc làm, có tư hữu, có đóng góp công lao mọi mặt vào dòng chính. Một vài nơi họ còn lưu lại nhiều dấu tích về một nền văn hóa của dân tộc vì họ nghĩ rằng các vật thể này nói lên lòng biết ơn của họ với quê hương tạm dung.

Phần lớn họ đã thành công dân của nước sở tại, thụ hưởng mọi quyền lợi như dân dòng chính. Có thể đời sống họ có khác đi, họ Tây hơn, Mỹ hơn, Úc hơn, song một phần hồn của họ vẫn chưa sao quên đi SAIGON của một thời đã sống.

Đối với họ SAIGON vẫn là một ký ức chưa phai nhạt. Người ta có thể đùa gọi trệu tên của miền đất hồi nào, hoặc Sè Goòng, hoặc Sài Ghềnh, hoặc Sầu Thành, hay gì gì khác, nhưng nhất định lảng vảng những chiều thứ Bảy tay trong tay dạo phố, lần đầu tiên trao nụ hôn tình, hay một lần chờ đón nhau nơi cổng trường thì chắc chắn họ vẫn chưa quên.

Có một điều lạ khiến người viết băn khoăn là bất kỳ cuộc di dân chuyển vùng nào cũng bắt nguồn từ phía Bắc dồn vào Nam mà ít khi thấy ngược lại. Kể cả từ khi phong trào mộ phu đi tân thế giới, khổ chứ có sướng gì đâu thì việc ra đi vẫn là từ con đường ấy.

Phải chăng vì Sè Goong có một sự vẫy gọi âm thầm nào đó mà không ai có thể dùng lời lẽ để phân tách ra được. Thôi thì cứ biết thế đi, vì dẫu có sao thì SÀIGÒN vẫn là một phần của giải đất hình chữ S kia mà.










Wednesday, January 27, 2021

 


Vận Hội Mới Cho Toàn Cầu

Lời nói đầu:

         Tại sao chủ nghĩa Tư bàn – kinh tế thị trường thất bại?  Tạo ra khoảng cách giàu nghèo ngày càng cách xa ra…

         Tại sao chủ nghĩa Xã hội – kinh tế chỉ huy thất bại?  Thành hình do bốc lột, độc quyền, chiếm đoạt nhằm đào tạo một lớp tư bản mới. Người dân ngày càng bị đè nén vì áp lực kinh tế tài chánh, tình thần, và nghèo hơn nữa với gần 600 triệu dân sống từ mức dưới 1,25US$ - 5:00US$/ngày.

         Một Chủ nghĩa dung hòa trong tương lai, một trật tự chính trị - kinh tế - văn hóa mới nhằm ổn định trật tự xã hội rất cần thiết cho tương lai toàn cầu.

         Việt Nam hiện đang nằm trong thế chiến lược của tòan cầu hóa và nằm trong gọng kềm Tư bản – Xã hội cần phải vượt thoát, cần chuyển hóa chủ nghĩa xã hội theo định hướng kinh tế thị trường thành một chủ nghĩa dân tộc qua những nét văn hoá đặc thù của dân tộc.

“Dường như Trung Cộng đang mở rộng ảnh hưởng của mình về mặt kinh tế và thậm chí về mặt quân sự ra ngoài biên giới quốc gia và vượt ra ngoài các quốc gia triều cống ngoại vi truyền thống.

“It appears that China is extending its influence economically and even militarily way beyond its national borders and beyond its traditional peripheral tributary states.”  Marshall W. Meyer.

Phần II: Thách thức của Trung Cộng trong Tiến trình Toàn cầu hóa

Trung Cộng là một quốc gia có diện tích 9.596.960 Km2 tức 3,705,410 sq mi, với dân số    1,439,323,776 (theo thống kê UN 9/2020). TC hiện nay lại đang đối mặt với nạn trai thừa gái thiếu (130/100), hậu quả của chính sách thời Mao Trạch Đông là vấn đề nan giải cho chính quyền hiện tại. Thêm vào đó, phía bắc TC bị nạn Sa Mạc hóa, mất hàng chục ngàn km2 đất trồng trọt được hàng năm khiến cho cuộc sống tại các miền này ngày một khó khan hơn. Vì thiếu nước uống, họ phải bơm nước từ những sông thuộc miền Nam lên nhưng vì miền này thấp hơn miền Bắc, nên rất tốn kém. Vì lý do đó, họ phải nghĩ tới biện pháp dãn dân và di dân xuống Miền Nam, một vị trí được thiên nhiên ưu đãi. Đó là Việt Nam và những quốc gia lân cận như Cambodia, Lào, Miến Điện.

Từ những điều kiện địa lý khắc nghiệt của đất nước, và đứng trước nạn nhân mãn của dân tộc, TC phải tìm đủ mọi cách để  sống còn, ngay cả những phương cách tạo thành ra những vấn nạn ảnh hưởng tệ hại lên toàn cầu. Sau đây là bốn vấn nạn chính yếu do TC gây ra những xáo trộn môi trường toàn cầu:

         Sự thay đổi khí hậu: TC là một trong những nguyên nhân chính yếu làm tăng nhiệt độ không khí toàn cầu qua nhu cầu phát triển quốc gia không cân bằng với việc bảo vệ môi trường. Một bằng chứng cụ thể là người dân Bắc Kinh chỉ thấy được bầu trời xanh đổ 100 lần/năm mà thôi;

         Việc xây đập ở thượng nguồn sông Mekong là một âm mưu thâm độc nhằm kiểm soát nguồn nước ở hạ lưu, ảnh hưởng đến 70 triệu người dân sống trong vùng;

         Sản xuất thực phẩm độc hại và tung ra khắp nơi trên thế giới nhằm thống lĩnh toàn cầu;

         Việc sản xuất hàng loạt hóa chất và dược phẩm không dựa theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm chiếm giữ độc quyền khai thác và tiêu thụ với giá rẻ.

1.    Chính sách “Một vành đay – Một con đường

Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Cộng do Tập Cận Bình khởi xướng vào năm 2013, là một chương trình hạ tầng cơ sở quốc tế lớn liên quan đến gần 140 quốc gia với ước tính hơn 1 nghìn tỷ đô la trong các dự án liên quan đến năng lượng, giao thông, mạng kỹ thuật số và thương mại.

BRI gồm có hai phần chính: Một Vành đai và Một Con đường. “Một Vành đai” có nghĩa là “Con đường tơ lụa vành đai kinh tế” - Silk Road Economic Belt, và “Một Con đường” có nghĩa là “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI” - 21st Century Maritime Silk Road.

·       Con đường tơ lụa vành đay kinh tế được thiết kế với ba nhánh chính nối từ TC qua Trung Á và Nga tới Âu Châu; từ TC qua Trung Á, Tây Á đến Địa Trung Hải; và từ TC đến Đông Nam Á, Nam Á và Ấn Độ Dương.

·       Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI nối liền hệ thống hải cảng biển của TC với các hải cảng chính ở Đông Nam Á, Nam Á, Phi Châu và Âu Châu qua Ấn Độ Dương.

Hiện nay, đối với TC, BRI là một chiến lược toàn cầu kết nối các tuyến đường bộ, đường biển, đường sắt của khoảng 65 quốc gia với nhau với tổng sản lượng khoảng 23.000 tỷ US$, tương đương 1/3 kinh tế toàn cầu, kết nối 62% tổng số dân trên thế giới.

Các nhà lãnh đạo TC coi BRI là hợp tác “đôi bên cùng có lợi” chỉ nhắm việc tập trung vào phát triển và kết nối. Bắc Kinh đã bỏ rất nhiều thời gian để giảm thiểu các mối liên quan của BRI với Quân đội Giải phóng Nhân dân và hạ thấp các quan điểm địa chiến lược thâm sâu của sáng kiến này. Tuy nhiên, nhiều chính phủ hiện tai như Somalia, Ethiopia, Tanzania, Zambia, Congo, Kenya, Yemen, Pakistan, Sri Lanka, India, Canada, Australia, Brasil, Peru, Chile, Venezuela, Cambodia, Lào, Phi Luật Tân, Việt Nam v.v… đã trở nên lo lắng về các động cơ thầm kín đằng sau các dự án BRI, nhiều nước trong số đó có khả năng thương mại-quân sự hai chiều và ngày càng được kết nối với các công nghệ kỹ thuật số và mạng lưới và hệ thống vệ tinh của TC.

2.    Thành quả của chính sách Một vành đai – Một con đường 

Viện Chính sách Xã hội Châu Á - Vũ khí hóa Sáng kiến Vành đai và Con đường - xem xét các dự án BRI quan trọng ở Ấn Độ - Thái Bình Dương và khám phá chính sách trên  sự tham gia của Quân đội Giải phóng Nhân dân TC qua các dự án phát triển kinh tế cùng sự hiện diện của các quân nhân TC dưới dạng công nhân và nhân viên điều hành.   

Sau 5 năm thực hiện, chính sách BRI đã thành công qua sự tham gia sâu rộng của hơn 100 quốc gia, và các tổ chức quốc tế với mức đầu tư trên 5.000 tỷ US. VÀ kể từ đó, TC tạo ra được một nền ngoại giao “bẫy nợ” áp đặt lên các quốc gia đã tham gia vào kế hoạch trên.

Trước hết, các khoản vay nợ nầy thường có lãi suất cao hơn các khoản vay từ các nhà đầu tư của các quốc gia Tây phương. Vô hình chung, các khoản nợ từ các ngân hàng nhà nước TC cuối cùng làm cho các nước hợp tác với BRI trở thành một đối tác “lệ thuộc” vào TC và phải chịu sức ép của họ qua việc bàn giao các hải cảng, đường giao thông cùng những phương tiện hậu cần cần thiết cho các dự án phát triển.

Tất cả chỉ nhắm vào các mục tiêu sống còn của Trung Công dưới đây:

·       Giải quyết nhu cầu năng lượng và nguyên liệu;

·       Giải quyết nạn gia tăng dân số tại Trung Hoa: Nhiều nhà hoạch định  kế hoạch kiểm soát dân số của TC với chính sách 1 con/gia đình vẫn đứa d8e61ntrie64n vọng là TC cần phải đưa ra khỏi nước khoảng 300 triệu dân mới có thể giải quyết nạn thặng dư dân số. Và số di dân trên đi đến những nơi thích hợp nhứt là Phi châu;

·       Xuất cảng hàng hóa tiêu dùng với mục tiêu đánh gục hàng nội địa của quốc gia chấp nhận chính sách BRI, TC còn mang tham vọng đẩy lùi hàng hóa nhập cảng đến từ các quốc gia Tây phương nữa. 

3.    Kế hoạch “Một vành đai-Một con đường” đang suy tàn

Sau bảy năm áp dụng, hiện tại hầu hết các quốc gia tham gia vào kế hoạch đã sáng mắt vì kế hoạch bẫy nợ của TC. Việc đầu tư của TC trên tổng số các quốc gia tham gia kế hoạch giảm sút một cách đáng kể khiến cho Tập Cận Bình phải cảnh báo là cần xét lại chính sách đầu tư của TC. Trong năm 2019, TC đầu tư tổng cộng 106 tỷ US$, trong lúc đó nửa năm đầu 2020 chỉ còn 23,45 tỷ US$ mà thôi!

Qua nạn đại dịch Covid Wuhan, chính Bộ Ngoại giao TC thú nhận có 20% các dự án BRI chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch, 30%-40% chịu ảnh hưởng một phần và 40% hầu như không bị ảnh hưởng. Nhưng bào chữa trên cũng không xoa dịu được tâm lý “thoái trào” của kế hoạch BRI được, vì mức đầu tư sụt giảm mạnh so với những năm đầu tiên khi bắt đầu chính sách từ năm 2013.

Nhận thức được sự thoái trào của kế hoạch BRI, chính TT Lý Khắc Cường của TC đã phải hứa hẹn với những quốc gia đầu tư rằng sẽ bảo vệ nguyên tắc kinh tế thị trường cũng như tạo cơ hội tương đối đối đồng đều cho các nhà đầu tư bản địa so với chủ đầu tư TC. Nhưng điều nầy sẽ không thay đổi ý định của các quốc gia tham gia vào kế hoạch vì họ đã nhận thức được tâm địa xấu xa của TC. Điển hình là Ấn Độ, Sri Lanka, Congo và nhiều nước khác đã chính thức chấm đứt hợp đồng với TC.

Ngày tàn của đế quốc TC sẽ đến trong một tương lai không xa…

4.    Thay lời kết

Toàn cầu hóa không chỉ phụ thuộc vào việc Hoa Kỳ làm đúng. Nó phụ thuộc vào việc Trung Cộng làm điều đúng đắn - Globalization doesn’t just depend on the United States doing the right thing. It depends on China doing the right thing.

Trung Cộng đã đến với các quốc gia trên thế giới qua kế hoạch Một vành đay-Một con đường, không qua việc giao thương chánh đạo, lại đi con đường bá đạo, bốc lột, và rút ruột các quốc gia đã tham gia. Vì vậy, sớm muộn gì TC cũng phải sẽ đi vào bế tắc, một “cái chết” bất đắc kỳ tử cho một tham vọng …bá chủ thế giới của TC qua Tập Cận Bình, và báo hiệu một cáo chung của chế độ và đất nước Trung Hoa.

Một vành đai và một con đường chưa chết. Nhưng chúng ta có thể mô tả nó một cách lịch sự là nghỉ ngơi (rest). Chúng ta không mong đợi Bắc Kinh thừa nhận nhiều như vậy hoặc công khai mong muốn làm giảm các thông số “bất chính” của dự án, mà chúng ta sẽ thấy không phải sự minh bạch (transparency) mà là sự xáo trộn (muddling) của TC nhằm mục đích tránh một vụ vỡ nợ lớn trong Trung Hoa lục địa hoặc một thảm họa ngoại giao sẽ khiến tập đoàn Tập Cận Bình tan vỡ kéo theo sự xé nát TC làm nhiều mãnh. Ở đất nước nầy, sự xáo trộn xã hội là một mô hình lịch sử đã có từ thời lập quốc của Trung Cộng.

Trung Cộng đã sai lầm khi phát động chính sách và áp dụng kế hoạch BRI lên toàn cầu. Đối với người Tàu, sáng kiến này là một sai lầm chiến lược từ suy nghĩ (của Đảng CSTC) bằng cách mua vào một ý tưởng sai lầm rằng hiện kim là tất cả những gì cần thiết để giải quyết các vấn đề địa-chính trị phức tạp nội tại.

Trung Cộng đã phạm phải một sai lầm to lớn.

Chế độ độc tài của ông Tập khiến đất nước gần như không thể thừa nhận sai lầm này hoặc từ bỏ dự án mà ông ấp ủ giấc mộng Thiên tử toàn cầu của Ông.

Vì vậy, để kết luận, chỉ có sự cáo chung của Cộng sản Trung Hoa mới giải quyết được sự bế tắc của toàn cầu hóa hiện tại và giữ được trật tự xã hội trong một thế giới cân bằng  kinh tế - chính trị - quân sự - và văn hóa.

Muốn được như vậy, mỗi người công dân tòan cầu phải làm gì?

Mai Thanh Truyết

Houston – 15-1-2021