Friday, May 8, 2020

Thay đổi Khí hậu Toàn cầu & China Covid-19

          Thay đổi Khí hậu Toàn cầu & China Covid-19

Thưa Bà Con,

Sau một tuần lễ “giản cách” nhằm giảm bớt những căng thẳng trong suốt Tháng Tư Quốc Hận, người viết trở lại với câu chuyện thời sự đang xảy ra trên khắp thế giới. Đó là sự hiện diện của China Covid19 ở Wuhan, Trung Cộng. Mắc dù tác dụng của siêu vi nầy đang trên đà suy giảm nhưng thiết nghĩ, ảnh hưởng dài lâu lên toàn cầu sẽ là mối ưu tư cho những nhà khoa học. Một trong những mối ưu tư đó là việc ảnh hưởng lên sự thay đổi khí hậu như thế nào?

Thân mời Bà Con chia xẻ dưới đây:

Thay đổi Khí hậu Toàn cầu & China Covid-19
Tương tác như thế nào?
NASA Earth Observatory images, based on data from the European Space Agency's Copernicus satellite, show nitrogen dioxide emissions dramatically reduced over central China as the coronavirus outbreak brought cities to a standstill.  NASA EARTH OBSERVATORY
Qua hình ảnh trên, trong khi đại dịch China Coronavirus lên đến đỉnh vào giữa tháng hai ở Trung Cộng, bầu trời Bắc Kinh Nitrogen Dioxide – NO2 giảm nhiều hơn so với bầu trời vào tháng giêng trước đó. Đây là một chỉ dấu đầu tiên cho thấy mối liên quan giữa Covid-19 và sự thay đổi khí hậu.
Mối liên quan/ảnh hưởng trên như thế nào?
Khoa học chưa có lời giải trong lúc nầy. Nhưng có điều chắc chắn là ngươi dân Bắc Kinh cảm thấy thoải mái hơn khi nhìn bầu trời “sáng hơn” nhờ nCovi-19!
Từ hơn một tháng qua, kể từ khoảng giữa tháng 2, 2020, hầu hết các quốc gia phát triển và đang phát triển đều “bế quan tỏa cảng” và người dân đều bị “cấm túc” ở nhà, ngoại trừ một số dịch vụ cần thiết. Mọi phương tiện có thể ảnh hưởng lên việc phát thải khí carbonic CO2 ra ngoài không khí đều bị hạn chế đến mức tối đa, từ đường bộ, đường sông, đường biển ngay cả đường hàng không đều bị tê liệt. Nhà máy sản xuất hàng hóa kỹ nghệ và tiêu dùng hầu như không còn hoạt động nữa.
Phải chăng Covid-19 giúp cho việc thực thi các kết ước trong Thượng đỉnh COP15 tại Paris năm 2015 về việc hạn chế việc phát thải khí CO2 trên toàn cầu cho dến năm 2100 nhằm giữ nhiệt độ bầu khí quyển không tăng >10C?
1-    Thế giới đảo lộn vì Covid-19
Sự hiện diện của dịch bịnh làm đảo lộn cả thế giới qua việc “cách ly tại gia”. Ở Hoa Kỳ, người dân ở nhiều tiểu bang bắt đầu có phản ứng và biểu tình phản đối việc cấm cản nầy và cho rằng chính quyền Mỹ vi phạm nhân quyền dựa vào quyền tự do đi lại. Và còn nhiều biện pháp khác nữa do dịch Covid-19 như hàng quán bị đóng cửa, nhiều dịch vụ cho sinh hoạt của người dân bị hạn chế hay cấm đoán càng làm cho lòng bất mãn của dân chúng càng lên cao.

Nói chung là cả thế giới đang bị “giam lỏng/ở tù” ngay tại chính căn nhà ở của mình. Trong thời hạn bao lâu, không ai biết cả? (Giống như thời xã nghĩa, “quân dân cán chính” miền Nam bị miền Bắc CS nhốt vào trại tập trung trong rừng thiêng nước độc vô hạn định không biết khi nào mới được thả ra vậy…!)   

Theo một bài viết trên nhật báo Đức Süddeutsche Zeitung, một kỷ nguyên ‘‘không tiếp xúc’’ là ‘‘không thể tránh khỏi’’. Một bài viết khác trên Washington Post thì nhấn mạnh, đối diện với thảm họa kinh hoàng, với bao người thiệt mạng do virus, thì ‘‘lối sống chắc chắn sẽ bị đảo lộn hoàn toàn’’. Cây viết Kourlas, trên New York Times, hình dung lối sống mới với nhiều chất thơ, khi quan sát những cảnh tượng hoàn toàn mới mẻ trên đường phố New York, khi cách ly xã hội là điều bắt buộc, mỗi người như trở thành một diễn viên múa, với những chuyển động lạ kỳ, tránh mọi tiếp xúc với người khác. Những cảnh tượng, theo tác giả, mang lại một vẻ đẹp lạ thường.

Câu hỏi được đặt ra là tất cả biện pháp kể trên nhằm ngặn chặng dịch China Covid-19 có ảnh hưởng gì đến sự thay đổi khí hậu toàn cầu chăng?
Hoặc sự giảm thiểu phát thải khí CO2 ra ngoài không khí có đáp ứng được những yêu cầu của Thượng đỉnh COP15 tại Paris không?
Bài viết nhằm đưa ra những sự kiện thu thập trong suốt thời gian nầy và có vài nhận xét về mối tương tác giữa dịch Covid-19 và sự thay đổi khí hậu.  
2-    Tâm lý người dân hiện tại
Tất cả chúng ta đều có vai trò và dự phần ít nhiều vào cuộc đại dịch nầy. COVID-19 và các tác động gây chết người của nó là một hồi chuông cảnh tỉnh để các nhà khoa học chú ý đến và cảnh báo về biến đổi khí hậu. Tình trạng khẩn cấp về sức khỏe do sự thay đổi khí hậu có thể chưa xảy ra với chúng ta rõ ràng như COVID-19, nhưng việc hành động nhằm truy tìm biện pháp cứu chữa cũng rất cấp bách.
Ngay khi khoa học đề ra khả năng tiến tới các giải pháp dài hạn, cần đẩy mạnh và yêu cầu chính phủ, doanh nghiệp và truyền thông chú ý đến những gì các chuyên gia về khí hậu và sức khỏe khuyến cáo: - Nhu cầu khẩn cấp cần năng lượng biến đổi, - Giao thông, cơ sở hạ tầng, y tế công cộng và các chính sách khác điều nhắm tới việc bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của người dân trong thời đại biến đổi khí hậu.
Đại dịch Covid-19 đã gợi ra một phản ứng toàn cầu không giống như bất cứ điều gì chúng ta thấy trước đây. Từ chính phủ và doanh nghiệp đảm nhận vai trò mới để đối phó với khủng hoảng đến việc tổ chức lại hoàn toàn cách chúng ta làm việc, đi lại và giao tiếp, chúng ta đã chứng kiến ​​những thay đổi biến đổi không thể xuất hiện chỉ vài tuần trước đo. Chi phí cho con người của đại dịch là khủng khiếp.
Qua đại dịch, một điểm son cần nhấn mạnh là, người dân hợp chủng Hoa Kỳ tự động thể hiện tinh thần tương thân tương trợ, tự động đùm bọc lẫn nhau thể hiện qua sự quan tâm – lòng trắc ẩn – chia xẻ cùng nhau.
Phải chăng, đại dịch Covid-19 chính là tiếng chuông cảnh tỉnh cho mỗi chúng ta?
3-    Tổ chức Khí tượng Thế giới - World Meteorological Organization-WMO
Trong 50 năm kể từ Ngày Trái đất – Earth Day đầu tiên (1970), hiện tượng thay đổi khí hậu đã tăng tốc, đạt đến đỉnh cao kỷ lục nóng nhứt mới trong 5 năm qua. Xu hướng đó dự kiến ​​sẽ còn tiếp tục. Vì vậy, nhân nạn dịch, chính lá lúc các quốc gia cần thể hiện sự đoàn kết và đồng loạt kích hoạt cho Hành động Khí hậu – Climate Action ngay sau nạn dịch Covid-19.
Khi nền kinh tế toàn cầu bắt đầu phục hồi từ Coronavirus mới, WMO hy vọng lượng khí thải sẽ trở lại bình thường.
Vì sao?
Vì, Có thể có nhiều sác xuất có sự gia tăng đột biến việc phát thải khí carbonic vì một số ngành công nghiệp đã bị dừng lại, và nay phải tăng tốc năng suất để bắt kịp số lượng bù đấp lại trong thời gian không hoạt động.
Dữ liệu mới nhất từ ​​WMO được công bố trùng với kỷ niệm 50 năm Ngày Trái đất, vào ngày 22 tháng 4 nầy, cho thấy mức độ carbon dioxide (CO2) và các khí nhà kính khác trong khí quyển đã tăng lên mức kỷ lục mới vào năm ngoái.
Mức độ carbon dioxide cao hơn 18% từ 2015 đến 2019 so với năm năm trước đó, theo báo cáo của WMO, Global Climate 2015-2019.
4-    Không khí sạch hơn ngay cả ở hầu hết các thành phố ô nhiễm
Sự việc giảm thiểu khi thải CO2 có liên quan chặt chẽ với COVID, từ đó, ảnh hưởng tích cực lên việc ngăn chặn biến đổi khí hậu theo lời của Ts. Taalas, người đứng đầu cơ quan thời tiết của Liên Hiệp Quốc. Nhưng, dự kiến giảm phát thải khí nhà kính lại gây ra một mâu thuẫn lớn trong trường hợp nầy (do Covid-19) làm cho cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện đang xảy ra. Đó cũng là hai mặt của một vấn đề.
Trong giai đoạn nầy, thiết nghĩ cũng cần nhấn mạnh sự cải thiện đáng kể về phẩm chất không khí ở các thành phố lớn và các khu vực công nghiệp hóa ở một số nơi trên thế giới, người đứng đầu WMO lưu ý rằng đây là trường hợp Trung Cộng, ở Ấn Độ và cũng ở Thung lũng Po ở phía bắc Ý, một trong những khu vực ô nhiễm nhất ở châu Âu. Và Paris cũng không là một ngoại lệ!
Giảm thiểu biến đổi khí hậu là một vấn đề sống còn của thế giới.
Với thực tế trong 50 năm qua đã chứng kiến ​​các chỉ dấu vật lý của biến đổi khí hậu - và tác động của chúng - đang ở mức nguy hiểm, Tổng thư ký WMO nhấn mạnh rằng trừ khi thế giới thực sự có thể giảm thiểu biến đổi khí hậu, việc nầy sẽ dần dần cải thiện tình trạng sức khỏe toàn cầu. Từ đó, các vấn đề, đặc biệt là sự hiện diện của đói nghèo và các quốc gia không có khả năng nuôi sống dân số sẽ dần dần được cải thiện đáng kể…
Trong báo cáo mới nhất cảnh báo về tác động của biến đổi khí hậu, cơ quan LHQ xác nhận rằng năm năm qua là kỷ lục nóng nhất. Sự nóng lên này không đồng đều, với châu Âu chứng kiến ​​sự thay đổi cao nhất trong thập kỷ qua (khoảng + 0,50C) và Nam Mỹ trải qua ít thay đổi nhất.
5-    Hệ quả của dịch ảnh hưởng lên phẩm chất không khí và sự biến đổi khí hậu
Qua đại địch, phẩm chất không khí đã được cải thiện phần lớn do sự bùng phát của coronavirus qua những không ảnh dưới đây:

·         Ở Hoa Kỳ: Qua không ảnh, phẩm chất không khí ở miền Đông Bắc Mỹ giảm 30% vào tháng 3 (do nồng độ NO2) với trước đó.

While the coronavirus has had devastating impacts around the globe, it has also led to a decrease in air pollution. In the northeastern United States, air pollution dropped by 30 percent in March, and countries like China and Italy have experienced similar decreases.

·        Ở phía Bắc nước Ý cũng tương tự, vào giữa tháng 3, trong cơn cao điểm của dịch bầu trời sáng sủa hơn một chút.




Mặc dù coronavirus đã có những tác động tàn phá trên toàn cầu, nhưng nó cũng dẫn đến giảm ô nhiễm không khí. Ở phía đông bắc Hoa Kỳ, ô nhiễm không khí đã giảm 30% trong tháng 3 và các quốc gia như Trung Quốc và Ý đã trải qua những đợt giảm tương tự.

·         Ở Trung Cộng: Vùng Đông Bắc của Bắc Kinh trời cũng sáng sủa hơn vào lúc trung tâm dịch giữa tháng 2.

Các hình ảnh quan sát Trái đất của NASA, dựa trên dữ liệu từ vệ tinh Copernicus của Cơ quan Vũ trụ châu Âu, cho thấy lượng khí thải NO2 giảm xuống đáng kể ở miền Đông Bắc TC khi vụ dịch coronavirus khiến các thành phố rơi vào bế tắc.

TS Campabell-Lendrum nói: "Chúng tôi sẽ không bao giờ muốn nói diễn biến trong thời đại dịch là ổn, vì mức tiêu hao về nhân lực và tài lực do COVID-19 là rất lớn".
Nhiều nhà khoa học đồng ý rằng sự biến đổi khí hậu không gây ra Coronavirus - nhưng nó có thể giúp lan truyền các đại dịch và bệnh trong tương lai. TS Campbell-Lendrum giải thích rằng trong khi biến đổi khí hậu không liên quan trực tiếp đến nguyên nhân gây ra Coronavirus, nhưng những thiệt hại mà chúng ta gây ra cho thế giới tự nhiên sẽ khiến cho những căn bệnh này xuất hiện nhiều hơn và phúc tạp hơn.

Khí hậu ấm lên và sự thay đổi thời tiết đột ngột ngày càng tăng trên toàn cầu làm cho việc truyền bệnh từ mọi nguồn gốc trở nên dễ dàng hơn.

Để giảm cơ hội cho đại dịch tiếp theo, Ông cho rằng phải cần bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến hành tinh sống của chúng ta qua nhận định: "Thiệt hại môi trường nói chung dường như đang gia tăng rủi ro về dịch bệnh trong quá khứ, và cũng có khả năng xảy ra đại dịch trong tương lai sau khi chận đứng China Coronavirus lần nầy”.
Campbell-Lendrum lưu ý một cách đúng đắn rằng cuộc khủng hoảng COVID-19 đã phơi bày sự thiếu chuẩn bị của chúng ta đối với các đại dịch nói chung trên toàn thế giới.
Ông nói thêm, "Một trong những điều đáng nói lên là chúng ta không nên thoát khỏi cuộc khủng hoảng này theo cùng một hướng mà chúng ta đã đi ... Chúng ta nên suy nghĩ, liệu chúng ta có thể bám vào một số những lợi ích môi trường mà chúng ta đang thấy trong cuộc khủng hoảng COVID, như không khí sạch hơn. "
6-    Kết luận:

Qua cơn đại dịch, chúng ta rút tỉa được những gì?

·         Trước mắt, như đã nói ở phần trên, phẩm chất không khí ở những nơi bị nhiễm dịch nặng trở nên tốt hơn;
·         Lưu thông đường hàng không, đường bộ, đường thủy, xử dụng năm lượng v.v…tất cả bị hạn chế hay ngưng hẳn cũng góp phần vào việc giảm thiểu sự thay đồi khí hậu dù trong ngắn hạn;
·         Một số tệ nạn xã hội như trộm cắp, cướp bóc, hãm hiếp, bạo lực, xì ke ma túy giảm đáng kể;
·         Tai nạn lưu thông hầu như không có;
·         Nhưng chưa có thống kê nào cho thấy mức tiêu thụ lương thực trong thời gian “cấm túc tại gia” tăng hay giảm? Điều nầy cũng dự phần vào việc thay đổi khí hậu toàn cầu…

Đúng về mặt nghiên cứu khoa học xã hội, “hiệu ứng Covis-19” là một bài học lớn cho những nghiên cứu về viễn tượng tương lai cho trái đất. GS Wharton Howard Kunreuther tin rằng đại dịch mang đến cơ hội tăng cường nhận thức của mọi người về một rủi ro lớn khác có thể xảy ra bất cứ lúc nào trên toàn cầu. Là người Tổng Giám đốc của Trung tâm thanh lý rủi ro, các nghiên cứu của ông tập trung vào những phương cách để quản lý tốt hơn các sự kiện có xác suất thấp nhưng hậu quả rất cao, chẳng hạn như thiên tai hoặc bùng phát virus. Nền tảng của nghiên cứu là khái niệm tăng trưởng theo cấp số nhân, được định nghĩa là một mô hình dữ liệu tăng mạnh theo thời gian. Khi xem xét đường cong tăng trưởng theo cấp số nhân của COVID-19, Kunreuther nhận ra có một khoảnh khắc từ đó, có thể diễn giảng về sự nguy hiểm của biến đổi khí hậu.

Giống như việc truyền coronavirus từ người sang người, biến đổi khí hậu đang diễn ra ở những mức tăng nhỏ hơn có thể dễ dàng được bỏ qua cho đến khi có thể đo được các hiệu ứng tích lũy như: - Nhiệt độ trung bình hàng năm, - Băng tan nhanh hơn, - Bão mạnh hơn và thường xuyên hơn, - Cháy dữ dội hơn, - Hạn hán nhiều hơn và khắt nghiệt hơn, - Các loài tuyệt chủng biến mất nhiều hơn.

Một khi các sự kiện trên trở thành bất kiểm soát, việc chỉnh sửa trái đất sẽ không còn ý nghĩa gì khác! Một khi các hiện tượng dự phần vào việc thay đổi khí hậu tăng trưởng theo cấp số nhân chỉ là một phần của câu chuyện.
Nhưng để mọi người nhận ra khả năng những điều trên xảy ra trong một khoảng thời gian, hoặc hơn nữa, những điều tệ hại hơn nữa xảy ra trong 20 hoặc 30 năm tới cho trái đất, có lẽ lúc đó đã muộn rồi.

Vì vậy, ngày hôm nay, và bắt đầu ngay từ bây giờ, kinh nghiệm qua trường hợp đại dịch Coronavirus, chúng ta cần lường trước cuộc khủng hoảng khí hậu và hành động nhanh chóng và quyết liệt để giảm thiểu thiệt hại hơn nữa trước khi “các đại nạn” áp đảo chúng ta.

Tạp chí Le Point, Pháp cũng kết thúc một bài phân tích Covid-19 với một sắc thái lạc quan, khi nhấn mạnh là, thời đại chúng ta cho thấy, thường là sau mỗi lần trải qua chiến tranh hay khủng hoảng, nền dân chủ, nhân quyền và hợp tác quốc tế lại được thiết lập.

Và sau mỗi lần rơi vào đại thảm họa, nhân loại lại trở về tìm kiếm và nối lại  sự thống nhất với tinh thần đoàn kết.

Đại dịch 2020 có thể là khởi điểm cho việc tái xây dựng mối quan hệ quốc tế giữa các quốc gia với nhau.

Mai Thanh Truyết
Houston – 1/5/2020

Ghi chú:
-      Hình 1 – 2 – 3 – 4: Hình ảnh biểu tượng trong thời gian Covid19 hoành hành;
-      Hình 5:  Nồng độ khí NO 2 ảnh hưởng lên vùng Đông bắc Hoa Kỳ;
-      Hình 6: Ảnh hưởng lên vùng Bắc Ý;
-      Hình 7: Ảnh hưởng lên vùng Bắc Bắc Kinh.;
-      Hình 8: Thiệt hại do sự thay đổi khí hậu ở Hoa Kỳ năm 2018;
-      Hình 9: Hình biểu tượng cho suy nghĩ khác biệt của con người về ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu.




No comments:

Post a Comment