Monday, May 18, 2020

Kế hoạch Ngàn Nhân Tài - Âm mưu thâm độc của Trung Cộng – Phần II

Kế hoạch Ngàn Nhân Tài
Âm mưu thâm độc của Trung Cộng – Phần II

Trong Phần I, bạn đã thấy rõ Kế hoạch Ngàn Nhân tài của TC cũng như nhiều chương trình được khai triển rộng rãi hầu mang lại hiệu năng cao nhứt cho kế  họach trên. Trong bài viết dưới đây, quý bạn sẽ thấy vài thí dụ về các âm mưu thâm độc của TC trong việc khai triển trên. Phần đông là các chương trình thỉnh giảng do các GS TC gửi qua các Đại học Hoa Kỳ để “kết nghĩa” hoặc “giao lưu” nhằm mục đích ngoài việc quảng bá các đại học Tàu, nhưng thâm sâu nhứt là truy tìm nhân sự trong giới sinh viên hay nhân viên giảng huấn Mỹ để thực hiện  những kế hoạch “ăn cắp” công nghệ Hoa Kỳ hay thâu nhận làm gián điệp cho họ.

1-   Giáo sư Mingfang Li
Trong năm 2010, Mingfang Li thuộc Khoa Quản lý tại Đại học Kinh doanh và Kinh tế - Department of Management at the College of Business and Economics đã thực hiện một số chuyến đi trao đổi học thuật liên quan đến Trung Cộng. Được bổ nhiệm là giáo sư thỉnh giảng nổi tiếng, Mingfang đã tham gia sâu rộng vào việc phát triển chương trình học thuật, hợp tác nghiên cứu và giảng dạy tại Đại học Cát Lâm – Jilin University. Ông đã có những buổi nói chuyện tại các hội nghị khác nhau tại Đại học Cát Lâm trong suốt tháng Tư và trong suốt Mùa hè. Mùa đông năm 2010, Mingfang đã đến Đại học Trung Sơn - Zhongshan University để có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh về nghiên cứu kinh doanh và gia đình - Entrepreneurship and Family Business Research Summit và tham gia vào Lễ khai mạc Tạp chí khởi nghiệp - Inaugural Issue of Journal of Entrepreneurship (trong đó Li là một trong những biên tập viên chính). Là giáo sư thỉnh giảng của Đại học Cát Lâm, và là giáo sư của CSUN, Mingfang Li đã tham dự nhiều hội nghị học thuật khác nhau và tham gia các buổi giao lưu học thuật với nhiều trường đại học ở TC trong Mùa hè năm 2010.

Ngoài ra, Mingfang Li đã làm việc để thiết lập quan hệ đại học chị em giữa California State Unuversity Northridge - CSUN và Đại học Cát Lâm. Ông là nhà tài trợ cho một số học giả đến từ Đại học Cát Lâm. Trong tháng 10, Mingfang đã phối hợp chuyến thăm của nhóm Executive MBA-Americas - EMBA từ Đại học Cát Lâm đến Trường Cao đẳng Kinh doanh và Kinh tế tại CSUN.
Qua trên, chúng ta thấy rõ là Minhfang Li đã xâm nhập vào lãnh vực kinh thương của Mỹ, một khái niệm làm thương mại Tây phương hoàn toàn khác với quan niệm buôn bán cổ điển của Tàu. Họ học lóm và tìm gián điệp tại mỗi địa phương họ đến.

2-    GS Chen Shiyi

GS Chen Shiyi là Khoa trường Đại học South University of Science and Technology of China. Ông cũng là Chủ tịch Kỹ thuật và Khoa học Alonzo G. Decker Jr., Khoa trưởng Khoa Kỹ thuật Cơ khí và Giáo sư tại cả Khoa Toán học và Thống kê Ứng dụng, và Khoa Vật lý và Thiên văn học của Đại học Johns Hopkins (Department Chair of Mechanical Engineering and Professor at both Department of Applied Mathematics and Statistics, and Department of Physics and Astronomy of Johns Hopkins University). Ông cũng là Trưởng khoa Kỹ thuật và Giám đốc Trung tâm Khoa học & Kỹ thuật tính toán, Đại học Bắc Kinh (Dean of the College of Engineering and the Director of the Center for Computational Science & Engineering, Peking University.

GS Chen Shiyi đến SUST diễn thuyết và cám ơn SUST. Theo ông, SUSTech đã giới thiệu 26 tài năng sáng tạo và khởi nghiệp từ Kế hoạch và 46 chuyên gia từ Chương trình Tuyển dụng cho Chuyên gia trẻ, chiếm hơn 40% những người ở Thâm Quyến vào tháng 4 năm 2016. Ông cho biết vẫn mong đợi sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong các lĩnh vực rộng lớn hơn giữa các chuyên gia của Kế hoạch và SUSTech, một trường đại học trẻ rất coi trọng sự phát triển của công nghệ mới và có nhiều sáng kiến.
Một GS Tàu khác, Shen Wei, Tổng thư ký Trung tâm dịch vụ khởi nghiệp phía Nam, đánh giá cao môi trường đổi mới và khởi nghiệp tại SUSTech và hy vọng rằng cả hai bên có thể thúc đẩy trao đổi giữa các tài năng công nghệ cao giữa Quảng Châu và Thâm Quyến, và hơn nữa là sự hợp tác thường xuyên giữa SUSTech và Trung tâm.

Từ đó, trong hai trường hợp trên, TC xử dụng kế hoạch hàng ngàn nhân tài trên thế giới một cách tế nhị và kín đáo để đánh cắp công nghệ của Hoa Kỳ và trở thành bá chủ thế giới dự kiến cho đến năm 2025!

3-    GS Simon Ang, người Mỹ gốc Tàu

GS Simon Ang, 63 tuổi, Giám đốc điều hành Trung tâm Điện tử mật độ cao (HDEC) tại Đại học Arkansas. Trung tâm HDEC do ông Ang điều hành có nhiệm vụ tạo ra các công nghệ xử dụng tại các trạm vũ trụ quốc tế.
GS Simon Ang, người Mỹ gốc Tàu đối mặt án tù 20 năm vì bí mật nhận tài trợ của nhà cầm quyền Trung Cộng. Báo The New York Times đưa tin rằng, “Giáo sư Simon Ang thuộc Đại học Arkansas, đã bị bắt vào thứ Sáu (8/5) và bị buộc tội gian lận tài chính vào thứ Hai (11/5)”. The New York Times cho biết thêm:“Ông đã làm việc và nhận tài trợ từ các công ty TC và từ Kế hoạch Ngàn Nhân tài, trao giải thưởng cho các nhà khoa học đang làm nghiên cứu trong đại học mục đích để khuyến khích các hợp tác với Bắc Kinh. Ông cũng cảnh báo một cộng sự giữ im lặng về chương trình”. Bài báo giải thích rằng ông Ang bị cáo buộc che giấu khoản tài trợ của TC để ông được phép nhận được các khoản trợ cấp của chính phủ Hoa Kỳ, đặc biệt là từ NASA, với số tiền hơn 5 triệu USD.

Theo thông báo của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ: “Khiếu nại buộc tội rằng ông Ang có quan hệ chặt chẽ với chính phủ và các công ty TC, và không tiết lộ các mối quan hệ đó khi được yêu cầu để nhận tiền tài trợ từ NASA”.

Theo báo Arkansas Times, những nghi ngờ liên quan đến Giáo sư Ang được đưa ra sau khi một nhân viên thư viện tìm thấy một điện thư giữa ông và một nhà nghiên cứu TC. Ông Ang viết trong một email: “Bạn có thể tìm kiếm trang web của TC về những gì Hoa Kỳ sẽ làm với những nhà khoa học Ngàn Nhân tài. Không có nhiều người ở đây biết tôi là một trong số họ nhưng nếu điều này bị rò rỉ, công việc của tôi ở đây sẽ gặp nhiều rắc rối”.

Cũng liên quan đến GS Ang, một người bạn khác, GS Xiao-Jiang Li, trước đây thuộc Đại học Emory ở Atlanta, đã nhận tội... với tội nghiêm trọng về việc nộp tờ khai thuế sai - trong đó đã bỏ đi khoảng 500.000 US$ mà ông nhận được từ Kế hoạch Nghìn Nhân tài của TC. Kết quả: Ông đã bị kết án một năm quản chế và được lệnh phải trả 35.089 USD tiền bồi thường”.

4-    GS Amning Hu

GS Amning Hu, người Mỹ gốc Tàu tại trường Đại học Tennessee, Knoxville - đã bị bắt vào ngày 27 tháng 2 năm 2020, với cáo buộc nói dối về mối quan hệ của ông với một trường đại học TC. (Nightryder84/CC-BY-3.0/Wikimedia Commons)

Giới hữu trách liên bang vào ngày 27/02 đã bắt giữ một  giáo sư kỹ thuật công tác tại Đại học Tennessee, Knoxville, (UTK) với cáo buộc lừa dối liên quan đến mối liên hệ với một trường đại học của TC trong khi người này nhận tài trợ từ Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (NASA).

Bồi thẩm đoàn đã tuyên có tội với Amning Hu, giáo sư thuộc Khoa Cơ khí, Hàng không vũ trụ và Kỹ thuật Y sinh thuộc UTK vào ngày 25 tháng 2. Ông bị buộc tội với ba tội danh chuyển tiền gian lận và ba tội danh khai man, Bộ tư pháp Hoa Kỳ cho biết trong một thông cáo báo chí.

Các công tố viên cho rằng vào năm 2016, Hu đã tìm cách nhận được nguồn tài trợ từ NASA cho một dự án nghiên cứu bằng việc che giấu mối liên hệ của mình với Đại học Công nghệ Bắc Kinh (BJUT), nơi ông là giáo sư tại Viện Kỹ thuật Laser. Theo Luật liên bang cấm NASA tài trợ cho những dự án có sự cộng tác với TC hoặc với các trường đại học bên Tàu.

Vụ bắt giữ phó giáo sư Hu là vụ bắt giữ học giả thứ hai trong vòng một tháng trong giới học thuật Hoa Kỳ liên quan đến những cáo buộc che dấu mối liên hệ với các trường đại học của TC.

5-    BS Qing Wang

Theo tin Reuters ngày 14/5 đưa tin, Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã bắt giữ Tiến sĩ Qing Wang, một nhà nghiên cứu gốc Tàu làm việc tại bệnh viện Cleveland Clinic ở Mỹ. Bác sĩ Wang bị cáo buộc gian lận 3,6 triệu USD tiền trợ cấp liên bang. Hôm 13/5, các nhà điều tra của FBI và một số cơ quan hành kháp khác của Mỹ đã khám xét nhà riêng của Wang ở Shaker Heights, bang Ohio và cáo buộc bác sĩ gốc Tàu này gian lận, lừa đảo.

Theo lời các công tố viên, Wang đã nhận tiền từ Viện Y tế Quốc gia Mỹ - National Institute of Health - NIH mà không khai báo việc cùng lúc đó làm trưởng khoa tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hàng Châu, TC. Hành động này của Wang vi phạm điều khoản nhận trợ cấp liên bang ở Mỹ.

BS Wang chuyên nghiên cứu về gen và bệnh tim mạch. Wang đã làm việc với Cleveland Clinic từ năm 1997. “Tiến sĩ Wang đã cố tình không tiết lộ việc nhận tài trợ từ TC và có liên hệ với các tổ chức nước ngoài, thậm chí lừa đảo để tránh bị kết án hình sự”, Eric Smith, người đứng đầu văn phòng FBI tại Cleveland cho biết.

6-    GS James Patrick Lewis

Tiến sĩ James Patrick Lewis, 54 tuổi, là giáo sư vật lý hợp đồng tại Đại học West Virginia (WVU) từ năm 2006 đến tháng 8/2019. Ông chuyên nghiên cứu các phản ứng phân tử được xử dụng trong các công nghệ chuyển đổi than.

Theo thông cáo báo chí ngày 10/3 của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ), ông Lewis đã bị buộc tội gian lận trong một chương trình hỗ trợ của liên bang, và đã nhận tội một lần với tội danh này. Theo các công tố viên, trong khi ông vẫn còn là giáo sư tại Đại học West Virginia, ông đã đồng ý làm giáo sư của Viện nghiên cứu nhà nước TC, Viện Hàn lâm Khoa học TC - CAS, theo một chương trình có tên là “Kế hoạch Ngàn Nhân tài”.

DOJ chỉ ra rằng “Kế hoạch Ngàn Nhân tài” là một trong những chương trình tuyển dụng được biết đến rộng rãi nhất của TC, chương trình này “tìm cách lôi kéo các tài năng, các chuyên gia nước ngoài nhằm mang kiến thức và kinh nghiệm của họ đến TC, và thưởng cho các cá nhân ăn cắp được những thông tin độc quyền”.

Theo DOJ, trong hợp đồng với CAS, “ông Lewis đã đồng ý duy trì một chương trình nghiên cứu thâm sâu với kết quả là các bài báo trong các tạp chí co phẩm chất cao, được đồng nghiệp thẩm định; và cung cấp sự đào tạo và kinh nghiệm nghiên cứu cho sinh viên Viện Hàn lâm Khoa học TC”. Hợp đồng quy định rằng Lewis phải là giáo sư của CAS trong ít nhất ba năm. Theo thông cáo báo chí của CAS, nếu tham gia Kế hoạch Ngàn Nhân tài, ông Lewis được hứa hẹn các lợi ích, bao gồm trợ cấp sinh hoạt 1 triệu Nhân dân tệ (khoảng 3,3 tỷ VNĐ), trợ cấp nghiên cứu 4 triệu Nhân dân tệ, và mức lương 600.000 Nhân dân tệ.

Để được hưởng những lợi ích kể trên, bắt đầu từ ngày 8/8/2018, ông sẽ phải làm việc toàn thời gian ở TC trong vòng ba năm liên tiếp, và không dưới 9 tháng mỗi năm. Vào tháng 3/2018, với ý định đến TC, ông Lewis đã gửi một đề nghị “gian lận” đến WVU, yêu cầu được miễn khỏi nhiệm vụ giảng dạy cho học kỳ mùa thu 2018. Với lý do ba tháng nữa vợ ông sẽ sinh, ông đề nghị được tạm nghỉ để có thể tập trung chăm sóc cho vợ và em bé sắp sinh. WVU đã chấp nhận yêu cầu của ông.

Trong thông cáo báo chí, Trợ lý Tổng chưởng lý an ninh quốc gia John C. Demers, cho biết: “Ông Lewis đã lừa gạt một trường đại học công lập cho ông nghỉ việc, để ông có thể đáp ứng các nghĩa vụ của mình với một tổ chức TC mà ông đã giấu giếm với nhà trường”.
Trong khi đứa con mới sinh vẫn còn ở Hoa Kỳ, ông Lewis đã dành toàn bộ thời gian (ngoại trừ 3 tuần của học kỳ mùa thu) năm 2018 ở Bắc Kinh.

Theo DOJ, trong cùng thời gian này, WVU vẫn trả cho ông Lewis đầy đủ tiền lương và ông đã nhận được khoảng tiền 20.189 USD cho “việc lừa đảo” của mình đối với trường đại học. Đại diện của FBI (Cục Điều tra Liên bang) Robert Jones lưu ý rằng, tuy việc tham gia vào một kế hoạch tài năng như vậy không phải là việc làm bất hợp pháp, nhưng “các cuộc điều tra đã tiết lộ rằng những người tham gia thường được khuyến khích chuyển thông tin độc quyền hoặc các nghiên cứu được thực hiện ở Mỹ sang TC”.

Theo DOJ, mặc dù ông Lewis đã đồng ý trả 20.189 USD tiền bồi thường cho WVU như một phần trong thỏa thuận bào chữa, ông vẫn có thể phải đối mặt với án tù 10 năm và khoản tiền phạt lên tới 250.000 USD.

7-    Con chim “tu hú vĩ đại” của Hoa Kỳ vừa sa lưới qua vụ China Covid-19

Qua việc tổng hợp nhiều tài liệu trên mạng, vào năm 2017, Giáo sư Charles Leibe và nhóm của ông đã tạo thành công lưới dây nano 3D linh hoạt có thể tiêm vào não hoặc võng mạc của động vật, gắn vào các tế bào thần kinh và theo dõi tín hiệu điện giữa các tế bào. Vào tháng 1/2020, ông đã bị Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ bắt giữ cùng hai nghiên cứu viên người Tàu vì đã nói dối về mối liên hệ với Kế hoạch Ngàn Nhân tài của TC.

Không có gì ngạc nhiên khi các quan chức TC đã nhanh chóng coi Giáo sư Liebe là bộ não ưu tú nhất khi nói đến công nghệ nano. Nghiên cứu của ông không những khiến TC trở thành một nước quan trọng trong công nghệ tương lai này mà còn giúp nước này tiến bước trong mục tiêu Thống trị Ngành sinh học.

Việc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (DoD) ủng hộ rất nhiều cho việc nghiên cứu công nghệ nano cho thấy tầm quan trọng của công nghệ nano trong chiến tranh hiện đại. Bộ này đã tài trợ hàng trăm triệu USD cho các nghiên cứu khác nhau liên quan đến điện tử nano và vật liệu nano. Công nghệ này có thể giúp tạo ra cảm biến nano và vải nano mà quân đội có thể xử dụng để bảo vệ binh lính chống lại các cuộc tấn công hóa học và sinh học. Việc các cảm biến nano có thể phát hiện một lượng hóa chất cực nhỏ có nghĩa là nó có thể được xử dụng như một hệ thống cảnh báo sớm để chống lại các tác nhân chiến tranh hóa học như tác nhân thần kinh và tác nhân máu.

Qua cáo trạng, Ông Liebe đã khai rằng TC tuyển dụng ông để nghiên cứu về pin dây nano. Nhưng cuộc điều tra của GreatGameIndia đã chỉ ra rằng ông thực ra nghiên cứu về “virus truyền tín hiệu” - vật truyền tín hiệu có kích thước cực nhỏ, có thể xâm nhập màng tế bào mà không ảnh hưởng đến các chức năng nội bào và thậm chí đo đạc các hoạt động bên trong tế bào tim và sợi cơ.
Mặc dù cáo trạng không nêu rõ, phải chăng GS Liebe chính là một trong những thành viên “sáng chế” ra Covid-19 cho phòng thí nghiệm P4 ở Wuhan?

Theo các tài liệu cáo buộc, ông Liebe là người tham gia chương trình theo hợp đồng và được trả 50.000 USD hàng tháng, cùng với 158.000 USD chi phí sinh hoạt và 1,74 triệu USD để thành lập phòng thí nghiệm nghiên cứu tại Đại học Vũ Hán. Việc ông Liebe giữ bí mật về mối quan hệ của mình với TC đã đặt ra vấn đề về sự liêm chính cũng như xung đột lợi ích tài chính giữa Đại học của Hoa Kỳ và hỗ trợ tài chính từ chính phủ nước ngoài hoặc các tổ chức nước ngoài. Và cũng không quên nêu lên đây về những việc làm của Lieber là một hành động phản bội quê hương của một con dân Mỹ.

8-    Thay lời kết

Qua những thí dụ điển hình trên, chúng ta thấy được gì qua Kế hoạch Ngàn Nhân tài của TC? Trong Phần I của bài viết, Bà Con đã duyệt qua các mục tiêu thâm sâu của họ. Phần biện giải trên đây cho Bà Con thấy các thành phần và đối tượng TC nhắm đến:

·         Sinh viên người Mỹ, nhứt là Mỹ gốc Tàu có những thành tích nghiên cứu thâm sâu về những công nghệ tân tiến nhứt hiện tại trong nhiều lãnh vực khác nhau như Kinh tế - Quốc phòng – Quân sự;
·         Nhà nghiên cứu đầy kinh nghiệm và có uy tín gốc Tàu;
·         Các GS người Hoa Kỳ dày dạn kinh nghiệm và có tầm vóc quốc tế trong các lãnh vự kể trên.

Và có rất nhiều các phương cách chiêu dụ những thành phần trên tùy theo đối tượng:

·         Thả những chim mồi là các GS Tàu từ TC thực hiện công tác kết nối – giao lưu với Đại học Hoa Kỳ. Sau đó tổ chức những buổi diễn thuyết ngắn hạn hay kéo dài nhiều ngày nhằm tiếp cận nhiều người tham dự qua những đề tài về công nghệ cao;
·         Tiếp theo là giới thiệu về các chương trình nghiên cứu tại TC cùng Kế hoạch tuyển dụng ngàn Nhân tài;
·         Một khi nắm chặt được sinh viên hay giáo sư nào lưu tâm đến, TC cho người tiếp cận trực tiếp và riêng tư ở những nơi biệt lập và bí mật để tránh sự nhạy bén của nhân viên tình báo khoa học – công nghệ Hoa Kỳ;
·         Riêng đối với các GS Hoa Kỳ nổi tiếng và có tầm vóc quốc tế, những tiếp cận càng bí mật hơn nữa cùng mức đãi ngộ về vật chất càng hấp dẫn hơn nữa khiến cho người được chào mời khó chối từ qua những hợp đồng tài trợ nghiên cứu lớn lao.
Thực sự hiện nay, tuy chưa tìm ra được trường hợp người được TC chiêu dụ ngoài tiền bạc và đãi ngộ ưu ái, nhưng thiết nghĩ, với văn hóa chiêu dụ của người Tàu, cũng cần nghĩ đến các loại “mua người” bằng:

1- Những người đẹp chân dài;
2- Bằng cuộc hôn nhân Mỹ - Hoa;
3- Những loại bẩy sập khác nằm trong văn hóa của Tàu;
4- Cũng không loại trừ những thủ đoạn “giang hồ” làm cho tham gia Kế hoạch phải hoãng sợ mà không dám phản bội lại TC.

Chính vì vậy, những khám phá của chính quyền Hoa Kỳ thường chỉ xảy ra nhiều năm sau đó khi đối tượng đã làm việc và đã “bán đứng” những thành quả nghiên cứu quan trọng cho TC rồi.

Gần đây nhứt, qua nhận định của TT Trump thì “gần như mọi sinh viên Tàu đến đất nước Mỹ đều là một gián điệp. TC thu thập và khai thác dữ liệu ở mức độ chưa từng thấy. Trung Quốc đang xây dựng quân đội mạnh và được tài trợ tốt nhất trên thế giới, sau quân đội của chúng ta. Kho vũ khí hạt nhân của họ được tăng cường và đa dạng hóa. Một phần sự bành trướng kinh tế và hiện đại hóa quân sự của TC có được nhờ họ tiếp cận được nền kinh tế sáng tạo của Mỹ – bao gồm các trường đại học đẳng cấp thế giới của Mỹ.”

Và TT Trump đã lên kế hoạch thúc đẩy mạnh những động thái trừng phạt đối với Bắc Kinh qua đề nghị của Cố vấn cấp cao về chính sách nhập cư – Stephen Miller về việc ngừng cấp visa cho du học sinh Tàu và trục xuất hơn 330 000 du học sinh trong giai đoạn 2016 -2017 về nước. Bản tin còn tiết lộ thêm là Tổng thống Trump có thể công bố danh tính và trục xuất 7.000 quan chức tham nhũng của TC đang lẩn khuất tại Mỹ. Tài sản của các quan chức này sẽ bị đóng băng tại Mỹ. Thậm chí, công bố danh tính và trục xuất 1,180 triệu thân nhân của các quan chức liên quan đến tham nhũng đang bị kết án tù tại Tàu hoặc trốn tránh ở các quốc gia khác. Toàn bộ tàn sản bị đóng băng tại Mỹ.

Mạnh tay hơn nữa, Chính quyền ông Trump cũng đang xem xét tới việc đóng băng tài khoản và niêm phong tài sản của tất cả các nhân sự là cán bộ trong bộ máy hành chính, ĐCS TQ mở và mua sắm tại Mỹ; đóng băng tài khoản và niêm phong toàn bộ tài sản của Doanh nghiệp Nhà nước TC tại Mỹ.

Qua các quyết định kể trên, chúng ta chắc chắn thấy nước Mỹ sẽ bước qua một khúc quanh lịch sử mới sau cơn đại dịch Covid -19 cùng cung cách hành xử cứng rắn của Mỹ đối với TC.

Và hậu quả của một chính sách mới trên, một cuộc chiến Mỹ - Hoa mới đang thành hình với mức độ tàn khốc khó tiên liệu trong những ngày sắp đến!

Mai Thanh Truyết 
- Houston, 17/5/2020



No comments:

Post a Comment