Đảng Cộng Sản Bắc Việt Là Chướng Ngại Chính
Cho Tương Lai Việt Nam
Trong tình hình thế giới ngày nay, các quốc gia thuộc
hạng nghèo ở Á châu cũng như Phi châu đang thi đua đứng dậy với mục tiêu phát
triển được đặt lên hàng đầu. Việt Nam cũng là một trong những nước bắt đầu “bừng
tỉnh”.
Thế mà, đối với
CSBV, từ năm 1999, TC hàng năm đều tự ban hành lệnh cấm đánh bắt cá áp dụng cho
ngư dân trong nước lẫn các nước khác trên Biển Đông, nơi TC tuyên bố chủ quyền
gần như toàn bộ diện tích, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và các nước trong
khu vực. Có năm cấm đánh bắt cá từ tháng sáu, hoặc tháng bảy, hoặc tháng tám…lấy
lý do là bảo vệ mùa cá …đẻ.
Nhưng năm nay, vào ngày 27/02/2017,
TC lại đổi “mùa cá đẻ” với lịnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ 1/5/2017 đến
16/8/2017 trong khu vực Vịnh Bắc Việt (thuộc lãnh hải của Việt Nam dù cho CSBV
đã chia ranh hơn phân nửa vịnh cho TC rồi), và bao gồm vùng biển chung quanh quần
đảo Hoàng Sa , thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Chúng ta thấy gì từ lệnh cấm này
và thái độ của nhà cầm quyền CSBV?
Dù biết, quyết định đơn phương trên của
TC đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, với
vịnh Bắc Việt căn cứ vào Công ước UNCLOS năm 1982, vi phạm Tuyên bố về ứng xử của
các bên ở Biển Đông (COC), khiến tình hình Biển Đông tiếp tục càng thêm căng thẳng.
Thế mà, lần nầy CSBV chỉ có phản ứng
nhẹ nhàng qua phát biểu của Lê Hải Bình, Bộ Ngoại giao CS là:”Việt Nam kiên quyết phản đối và bác bỏ Quy chế này của
phía Trung Quốc”!
Như vậy, CSBV đã chính thức chấp nhận
và xem lãnh hải của Việt Nam là của TC và vô hình chung đã biến “tàu lạ” thành
“tàu quen” rồi.
Thêm một thái độ quy phục của CSBV nữa,
tiếp tay thực hiện và rút ngắn kế hoạch Hán hóa lần thứ 5 của TC qua Hội nghị
Thành Đô của những Thái thú biết nói tiếng Việt của Bộ Chính trị CSBV,
Việt Nam hiện tại
Qua hơn 30 năm, kể từ 1986, kinh tế Việt Nam đổi chiều hướng về tư bản thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa dưới
sự điều hành của ĐCSBV, với kết quả là người
dân Việt Nam ngày nay (2017) vẫn không đủ ăn! Nếu so sánh với sự phát triển của các nước khác thì
Việt
Nam chỉ tiến lên
bằng Cam Bốt hay Lào, thua cả các nước Phi châu!
Đứng trước tình hình như thế, không người Việt yêu nước
nào mà không buồn giận và hối tiếc! Câu hỏi được đặt ra là:
·
Có phải tại vì người Việt
Nam yếu kém, và ngu si hay không?
·
Có phải tại vì nước Việt
Nam thiếu thốn tài nguyên hoặc thiếu mọi
phương tiện phát triển?
Dĩ nhiên là không phải như như vậy mà nguyên nhân ai cũng có thể
nhìn thấy rất rõ ràng là do sự cầm
quyền độc đoán và sắt máu của ĐCSBV.
Tuy vậy, việc chỉ ra thủ phạm đích thực
này (CSBV) vẫn chưa được rõ ràng và phương cách giải quyết
vẫn chưa được dứt khoát.
Hãy thử quan sát vài sinh hoạt của các tổ chức thiện
nguyện, tranh đấu hay vài quan điểm thường thấy thường ngày ở hải ngoại.
1-
Vấn đề giúp đỡ người nghèo
Đây là lãnh vực của các tổ chức
từ thiện. Công việc từ thiện được xem là giúp phá vỡ bất công, đem lại bình đẳng
cho xã hội và vì thế là công việc cần làm để thay đổi xã hội Việt Nam từ nền tảng. Tuy nhiên công
tác xã hội của các tổ chức thiện nguyện của người Việt hải ngoại không mấy mang tính cách
cải thiện xã hội mà chỉ giới hạn trong vấn đề làm phước bằng tiền của bố thí.
Có thể ví kiểu làm việc này như cho người nghèo con cá thay vì cái cần câu để tự bắt cá. Chữa bệnh
kiểu này chỉ là nhắm tới cái ngọn mà bỏ ngơ cái gốc. Kết quả là chẳng chữa được
nạn nghèo đói mà còn làm người ta học thêm tính ỷ lại.
·
Đúng ra, tình trạng người dân thiếu ăn, thiếu chăm sóc y tế,
thiếu giáo dục phải bắt nguồn từ chính sách và sự quản lý của nhà nước.
·
Nghèo đói và thiếu thốn chính là điều ĐCSBV cố ý muốn duy trì để dễ cai
trị.
·
Đồng tiền từ thiện về Việt Nam rốt cuộc cũng chạy vào túi tham của
cán bộ CS, vô hình chung tấm lòng của người Việt hải ngoại bị biến trở thành sự tiếp tay cho sự bền vững của
nhà cầm quyền CSBV, để họ trở lại tìm cách duy trì nạn nghèo đói và tiếp
tục xin tiền từ thiện.
2- Lãnh vực tranh đấu cho các quyền tự do
Tự do tôn giáo, tự do báo chí…
Trong hoàn cảnh độc tài CS toàn trị ở Việt Nam, tính toàn trị là bước cản chính cho sự nảy mầm của các
quyền tự do khác. Dưới sự toàn trị này, ĐCSBV nhúng tay kiểm soát mọi
lãnh vực sinh hoạt của người dân.
Vì thế, muốn cải sửa bất cứ điều gì thì chuyện trước tiên phải là loại bỏ ảnh hưởng
của ĐCSBV ra. Thí dụ như muốn có tự do
tôn giáo thì phải loại sự kiểm soát của ĐCSBV ra khỏi tôn giáo. Nhưng họ cũng biết rất rõ rằng khi
không khuất phục tôn giáo thì đồng nghĩa với việc thả lỏng cho một thế lực rất
lớn chống đối có thể gây nguy hiểm cho sự sống còn của chế độ.
Vì sự sống còn, ĐCSBV sẽ không bao giờ từ bỏ nguyên tắc
toàn trị.
Vậy thì kết luận đã hiện ra rõ ràng: mọi thứ quyền tự do cho Việt Nam phải
bắt đầu từ tự do chính trị, có nghĩa là phải tranh đấu
để đánh đổ ĐCSBV.
Nếu nói tranh đấu cho nhân quyền hay dân chủ phải bắt
đầu từ việc loại bỏ sự thống trị của ĐCSBV thì hẳn sẽ gây không ít dị ứng, có lẽ
mục tiêu này quá “nhạy cảm” chăng?
Vấn đề ‘nhạy cảm’ này liên quan tới một khái niệm thường
gây tranh cãi là hai chữ “chính trị”, do hiểu sai ý nghĩa của nó.
Thử đan cử một vài lập luận sai lệch như:
·
“Tranh đấu cho tự do tôn giáo hay nhân quyền chứ không làm
chính trị”, hoặc “tổ chức tranh đấu chứ không phải tổ chức chính trị”. Sở dĩ có những
lập luận kiểu này vì “làm chính trị” bị xem là tranh quyền tranh chức, rồi suy
ra là tham danh tham lợi, rồi suy tiếp là để kiếm chác, tham nhũng;
·
Chính trị bị cho là lãnh vực của kẻ ác (làm chính trị thì
phải gian manh).
Để làm sáng tỏ khúc mắc này, chúng ta cần trở về thực
tế và xác định tiền đề: tự do dân chủ cho Việt Nam bắt buộc phải
khởi đầu bằng sự ra đi của ĐCSBV, từ đó có ý kiến đồng ý và không
đồng ý:
Khuynh hướng Đồng ý: ý kiến đồng ý cho rằng:
·
ĐCSBV sẽ không bao giờ tự động ra đi mà phải có động lực thúc đẩy;
·
ĐCSBV không thể đóng vai tạo lập dân chủ;
·
Và ĐCSBV ra đi phải do áp lực bên ngoài là quần chúng.
Giả sử cuộc đấu tranh đạt tới mức ĐCSBV phải giải tán.
-
Phải chăng tự do dân chủ sẽ tự
nhiên hiện ra?
-
Khi tên đảng CS không còn,
không có nghĩa là không còn những đảng viên CS cũ có tham vọng quyền lực.
-
Những người này sẽ tìm cách vòng trở lại với bộ mặt độc tài
khác nếu phe dân chủ không ra tranh cử với họ qua các cuộc bầu phiếu công bằng.
Nếu đã hy sinh tới bước này mà bỏ cuộc
nhường vị thế lãnh đạo đất nước lại cho kẻ độc tài mà chính mình vừa đánh đổ
hôm qua, thì không thể hiểu nổi, cho dù với bất cứ lý do gì. Vì thế khi đã bước vào
con đường đấu tranh cho Việt Nam thì phải đi tới cùng, tức là khi Việt Nam có dân chủ thực sự và
cũng có nghĩa là phải làm chính trị.
Khuynh hướng Không đồng ý: ý kiến không đồng ý cho rằng:
·
CS có thể tự thay đổi để trở thành dân chủ.
·
Thay vì tìm cách đánh đổ ĐCSBV, là một công việc vô cùng khó và
không thấy phương cách nào khả thi (vì hèn nhác và thụ động!), thì tìm cách thay đổi họ có vẻ dễ
dàng hơn.
Quan điểm này đặt niềm tin “lãng mạn” trên những cán bộ CS còn lương tâm. Phương pháp thực hiện
theo chiều hướng này chú trọng vào việc đánh đòn tâm lý như:
“Đòi hỏi CSBV thực thi dân chủ hay tôn trọng nhân quyền”. Đây là tâm lý chung chung thường
thấy qua các bài bình luận và các bản tuyên ngôn, tuyên cáo, lên án CS ở hải ngoại. Sự đòi hỏi này đặt căn bản
trên niềm tin rằng CSBV có thể thực hiện nguyên tắc dân chủ được.
Giả sử ĐCSBV chấp nhận một điều khó nhất là cho
bầu cử đa đảng thì phe chống đối có tham gia bầu cử không?
Với vị thế độc quyền hành pháp, lập pháp, tòa án, và
ngay cả ban tổ chức bầu cử thì ra ứng cử kiểu này chỉ là tạo thêm tính chính
đáng
và chính danh cho ĐCSBV mà thôi!
Hình thức đấu tranh kiểu “đòi hỏi” thực ra là do “tính
ngây thơ” của không ít người Việt hải ngoại chưa nhìn rõ bộ mặt thật của CS: CS không thể thay đổi mà phải phế
bỏ vì CS không thể tin cậy
được.
Kết
luận
1-
Thái độ bàng quan: đây là thái độ biểu lộ một
tâm trạng bất lực, yếu kém trước ĐCSBV nhưng không dám thừa nhận. Thái độ này được
biểu lộ qua các bài viết đấu tranh nhắm tìm kiếm và phô bày những sai trái trong việc điều hành quốc gia của CS rồi
chê bai chế độ CS đi sai đường, hay làm “tài khôn” khuyên ĐCSBV
sớm quay về với quyền lợi dân tộc, nếu không thì “dọa” rằng sẽ bị dân chúng “xử
trảm”, hay buồn quá thì than thân trách phận cho tương lai u tối của đất nước.
2-
Né tránh hai chữ “chính trị”:
đây là một mâu thuẫn “LỚN” trong suy nghĩ và có một chút nào đó đạo đức giả. Nhiều tổ chức hải ngoại hay tôn giáo không dám nhắc tới hai chữ ‘chính trị’.
Có lẽ chính trị được hiểu theo nghĩa là tranh chức với cán bộ CS! (Xin lỗi làm gì có cơ hội nầy mà mơ?!) Hay chính trị là môi trường
gian xảo và làm
từ thiện, văn
hóa hay giáo dục thì trong sáng và “sạch” hơn!
Tóm lại, khi đặt mục tiêu
tranh đấu cho Việt Nam tự do hay nhân quyền được tôn trọng thì trước hết phải đặt trọng
tâm vào tự do chính trị vì chỉ khi có tự do chính trị mới có chính quyền dân chủ. Một khi, chính quyền dân chủ
đã được thiết lập rồi mới có thể bảo đảm cho người
dân các quyền tự do căn bản.
Vì vậy, điều duy nhất và tiên quyết cho tương lai Việt Nam là sự ra đi của ĐCSBV bằng mọi giá và bằng mọi cách, tất cả những
người con Việt trong và ngoài nước cần phải thúc đẩy sự ra đi này.
Đánh đổ ĐCSBV là mục tiêu cần phải cương quyết nhắm tới, không còn có
con đường thứ hai nào khác!
Mai Thanh Truyết
No comments:
Post a Comment