Thưa Bà Con,
Cũng vào ngày nầy, tháng tư
năm ấy, mồng 9 tháng tư năm 1865, nghĩa là cách đây đúng 154 năm, một cuộc đầu
hàng vô tiền khoáng hậu xảy ra trong cuộc nội chiến Bắc – Nam ở Hoa Kỳ.
· Một bên, quân đội miền Bắc chiến thắng do Tướng
Ulysses Grant, chỉ huy trường;
· Một bên, quân đội miền Nam chiến bại do tướng
Robert E. Lee, người cầm đầu quân đội miền Nam.
Đây không phải là một cuộc đầu
hàng với bên chiến bại buông nộp súng và …đi “học tập cải tạo” và bên chiến thắng
với những tiệc liên quan sau những trận đánh đẫm máu.
Nhưng thưa Bà Con,
Không!
Cuộc đầu hàng diễn ra trong nước
mắt, trong tình dân tộc, cả hai ông Tướng và quân đội hai bên gặp nhau với biên
bản “đầu hàng” như sau:
·
1. Không bị coi là phản quốc và không phải ở tù.
·
2. Chính phủ coi binh lính miền Nam là những công dân bình thường nếu họ
chấp hành tốt luật lệ.
·
3. Được mang ngựa và lừa về nhà để giúp gia đình cày cấy vào mùa xuân.
Và một mùa xuân dân tộc trong sự hòa giải hòa hợp…Từ đó
Hoa Kỳ xóa
tan vết thương chiến tranh chỉ trong một thời gian ngằn khoảng 10 năm sau đó và
tiếp tục phát triển trong thịnh vượng. Cuối cùng là một cường quốc thế giới sau
Đệ nhứt Thế chiến 1918.
Nếu các Tướng CSBV và Đảng CSBV học được bài học của Tướng Grant, có lẽ
nước Việt Nam thân yêu của chúng ta không đứng gần cuối bảng về NGHÈO-ĐÓI so
với trên 200 quốc gia trên thế giới!
CÂU
CHUYỆN TẠI LÀNG APPOMATTOX
Cách
đây 154 năm, vào ngày 09/04/1865, Tướng Robert E. Lee của quân đội miền Nam đầu
hàng Tướng Ulysses Grant của quân đội miền Bắc, đánh dấu kết thúc cuộc nội chiến
Hoa Kỳ đã làm hơn 7 trăm ngàn người thiệt mạng. Sở dĩ gọi là chiến tranh Nam Bắc
là vì cuộc chiến diễn ra giữa hai phe: phe miền Bắc (còn gọi là phe liên bang)
đứng đầu là Tổng thống Lincoln chủ trương xóa bỏ buôn bán nô lệ người da đen và
phe miền Nam chống
lại chủ trương này.
Cuộc
chiến Nam Bắc của Mỹ thường được nhắc tới qua những trận đánh đẫm máu giữa quân
đội của hai phe: quân miền Bắc do tướng Ulysses Simpson Grant chỉ huy và quân
miền Nam do tướng Robert Edward Lee cầm đầu. Tuy tướng Lee đã nhiều lần tấn
công và gây tổn thất khá nặng cho đội quân của tướng Grant nhưng quân miền Bắc
được sự hỗ trợ to lớn từ ngân sách liên bang và chiêu mộ được thêm nhiều quân số
từ những người nô lệ da đen vừa được giải phóng nên cuối cùng quân miền Nam của
tướng Lee phải chấp nhận thua trận.
Đã có
những lời khuyên tướng Lee nên chia nhỏ quân của mình ra và tiến hành đánh du
kích nhưng tướng Lee đã nói: “Nếu cứ tiếp tục chiến tranh gây bao chết chóc thì
tội của tôi đáng chết gấp ngàn lần. Ông đã nhắn cho tướng Grant là ông chuẩn bị
đầu hàng.
Tướng Grant nhắn lại, đề nghị tướng Lee chọn địa
điểm bàn thảo việc qui hàng. Và căn nhà của một người buôn bán tên là Wilmer
Mc. Lean tại làng Appomattox đã được chọn. Ngày nay ngôi nhà này trở thành di
tích lịch sử quốc gia, và được gọi là Appomattox Court House.
Đến ngày hẹn, tướng Lee bận một
bộ lễ phục mới tinh và đeo kiếm, còn tướng Grant xuất hiện muộn hơn trong bộ đồ
tác chiến thường ngày còn dính bùn đất hành quân. Hai người ngồi trong phòng khách
của ông Mc. Lean và hàn huyên thân mật về những kỷ niệm quân ngũ trong cuộc chiến
tranh Mexico. Câu chuyện lâu đến nỗi tướng Lee sốt ruột, chủ động đề cập đến “mục
đích buổi gặp gỡ của chúng ta ngày hôm nay là bàn về việc đầu hàng”. Tướng
Grant bèn lấy cây bút chì và tờ giấy viết vội những điều khoản và trao cho tướng
Lee, trong đó có những nội dung nói về binh lính miền Nam:
·
1. Không bị coi là phản quốc và không phải ở
tù.
·
2. Chính phủ coi binh lính miền Nam là những
công dân bình thường nếu họ chấp hành tốt luật lệ.
·
3. Được mang ngựa và lừa về nhà để giúp gia
đình cày cấy vào mùa xuân.
Sau khi xem qua những điều tướng
Grant vừa viết, tướng Lee nói: “Những điều này sẽ
có tác động tốt đến quân sĩ của tôi. Chúng sẽ góp phần quan trọng trong việc
hòa giải dân tộc chúng ta.”
Tướng
Lee cho biết ông sẽ trao trả những tù binh miền Bắc vì ông không có đủ lương thực
cho họ. Tướng Grant đáp lại rằng ông sẽ gửi ngay cho binh lính miền Nam 25.000
phần lương thực khô. Ông cũng ra lệnh cho in 28.231 giấy phóng thích cho binh
lính miền Nam.
Khi tin phe miền Nam đầu hàng
bay đến doanh trại, quân miền Bắc định bắn đại pháo chào mừng. Tướng Grant ra lệnh
ngưng ngay lập tức các hoạt động ăn mừng. Ông nói với các sĩ quan dưới quyền:“Chiến
tranh đã kết thúc. Giờ đây họ đã là đồng bào của chúng ta”.
Ông cho rằng hai bên không còn
là kẻ thù, và cách tốt đẹp nhất để bày tỏ niềm vui của miền Bắc là không vui mừng
trước thất bại của miền Nam.
Ngày 12 tháng 4 năm 1865, quân
đội của tướng Lee tiến vào ngôi làng Appomattox để giao nộp vũ khí. Tướng Joshua
L.Chamberlain của miền Bắc được chỉ định tiếp nhận binh sĩ quy hàng.
Trước hàng quân miền Bắc nghiêm chỉnh, ông nhìn những binh sĩ miền Nam bại trận
đi vào làng với cảm xúc dâng trào.
Sau
này ông viết lại: “Giây phút đó làm tôi
thực sự xúc động. Tôi quyết định đánh dấu sự kiện này bằng một hành động, không
gì khác hơn là giơ tay chào kiểu nhà binh. Tôi biết có người sẽ chỉ trích tôi về
cử chỉ này. Tôi đã không xin phép và cũng không yêu cầu sự tha thứ về hành động
này. Đối diện với chúng tôi là những chiến binh, bại trận nhưng can trường, là
biểu tượng cho tinh thần trượng phu, không rã rời, không đau khổ, bất chấp hy
sinh và không có gì khuất phục được họ. Giờ đây, họ là những người ốm yếu và
đói khát, nhưng họ hiên ngang nhìn thẳng vào chúng tôi, làm sống dậy những ràng
buộc thiêng liêng cao cả hơn bao giờ hết. Không có lý do gì để những đấng nam
nhi ấy không được hội nhập vào Hợp Chủng Quốc vững vàng của chúng ta.”
Sau đó tất cả hàng ngũ quân miền
Bắc thắng trận từ đơn vị này đến đơn vị khác đều nghiêm chỉnh giơ tay chào kiểu
nhà binh. Vị tướng dẫn đầu đoàn quân miền Nam đầu cúi xuống trong buồn bã, chợt
nhận ra và ngồi thẳng lại trên lưng ngựa, giơ tay chào đáp lễ. Ông ra lệnh cho các
đơn vị theo sau tuân theo nghi lễ quân sự khi đi ngang qua đoàn quân miền Bắc.
Không có kèn thắng trận, không có tiếng trống, tiếng hô, tiếng reo hò mừng chiến
thắng, không một lời nói hay tiếng xì xầm… Một sự im lặng đến nghẹt thở.
Từ sáng sớm đến chiều tối, những
người lính miền Nam đều giơ tay chào khi đi ngang qua hàng quân miền Bắc cũng đang
giơ tay chào. Họ giao nộp vũ khí, những lá cờ trận rách tơi tả của miền Nam và
trở về quê. Gần 100.000 quân miền Nam đã qui hàng ở làng Appomattox. Vài ngày sau
tất cả rời khỏi nơi này, ngôi làng trở lại cuộc sống bình thường.
Hàng năm, có khoảng 110.000 du
khách đến thăm ngôi làng này. Các du khách đến đây để tìm nguồn cảm hứng, và
câu chuyện các du khách muốn nghe không phải là trận đánh cuối cùng mà là sự
hòa hợp của quốc gia và những điều khoản rộng rãi do tướng Grant đưa ra.
Ông Ron Wilson, sử gia của
Appomattox Court House nói: “Tướng Grant
và tướng Lee có một tầm nhìn rất xa. Hai ông nhận thức rằng những nỗ lực hai
bên cùng dồn vào cho cuộc chiến đã gây ra sự phân hóa khắc nghiệt trong bao năm
qua, giờ đây cần phải được dùng để tái thiết quốc gia. Không cần phải có hận
thù.”
Nghĩa trang tử sĩ được
Tồ quốc Ghi ơn của hai bên chiến thắng – chiến bại được chôn chung với hai lá cờ
Bắc – Nam. Bài học nào cho CSBV đây, với hơn 45 năm qua mà vẫn còn…say men chiến
thắng ngày 30/4 trên khắp nước, từ thủ đô đến thành phố, từ quận huyện đến xả ấp.
Bao giờ CSBV mới hết ăn mừng chiến thắng để nhìn đất
nước hôm nay tang thương hơn bao giờ hết?
Tướng Lee và tướng Grant đã đi
vào lịch sử như những huyền thoại. Nhưng đằng sau câu chuyện ở làng Appomattox là
bàn tay đạo diễn của Tổng thống Abraham Lincoln, lẽ đương nhiên
cũng là một nhân vật huyền thoại. Ông thường nói rằng ông mong muốn cuộc
chiến kết thúc trong sự khoan dung. Ông Ron Wilson nói rằng Tổng thống
Lincoln và tướng Grant đã gặp nhau hai tuần trước đó trên chiến hạm River Queen
ở sông James. Họ đã thảo luận rất lâu về hình thức kết thúc chiến tranh và những
xáo trộn có thể xảy ra trong thời kỳ hậu chiến. Tổng
thống Lincoln đã nói với tướng Grant: “Hãy để họ buông súng một cách thoải
mái”.
(Sau chiến tranh, ngày
14/4/1865, tổng thống Lincoln bị ám sát, tướng Lee trở thành Viện trưởng của Đại học Washington,
tướng Grant được bầu làm Tổng thống Mỹ hai nhiệm kỳ (1869-1877).
Mai Thanh Truyết
Sưu tầm trên Internet
- Phỏng
theo Mercy at Appomattox - William Zinsser - Reader’s Digest.
No comments:
Post a Comment