Công
hàm Phạm Văn Đồng & Thế trận Biển Đông – Phần II
Sự việc
Alliance for Việt Nam’s Democracy – Liên Minh Vì Dân Chủ Cho Việt Nam, có trụ sở
ở Dallas, US, mang công hàm Phạm Văn Đồng ra Tòa án Quốc tế trong thời điểm hiện
tại (2023) là một việc làm đúng lúc. Việt Nam cần phải bảo vệ Biển Đông nói
riêng và đất nước nói chung phải hiểu rõ tham vọng và chiến lược xâm lăng của
Trung cộng (TC), hiểu rõ lập trường của các thế lực ngoại quốc mà VN có thể nhờ
cậy và nhất là sự điều hành bảo vệ đất nước của ĐCSBV.
Lập trường của ASEAN
Để tạo
thế cân bằng với TC khổng lồ bên cạnh, các nước ASEAN đã ý thức được sự cần thiết
phải hợp lực để tạo thế đối trọng với TC, nhất là trong vấn đề an ninh Biển
Đông. Nhưng do sự khác biệt văn hóa, chính trị giữa các nước nên, tới nay,
ASEAN chưa thể là một khối thống nhất như EU (Âu Châu). Các nước ASEAN thường
chỉ hợp tác với nhau khi có cùng quyền lợi, nhưng khi khác quyền lợi thì mỗi nước
đi mỗi hướng, và đây chính là điểm yếu mà TC nhảy vào để thao túng và gây chia
rẽ. Điều này đã chứng minh qua thất bại tại hội nghị ASEAN năm 2012 do Cam Bốt
làm chủ tịch khi đã không thể đem vấn đề Biển Đông ra bàn thảo.
Tuy nhiên, trong vấn đề Biển Đông, các hội nghị ASEAN vẫn là diễn đàn duy nhất cho các nước như VN hay Phi để có thể ép buộc TC hành xử theo luật lệ quốc tế, và cuộc giằng co vẫn tiếp diễn. Về phần TC, dĩ nhiên họ chẳng dại gì mà tuân thủ quy luật quốc tế khi họ có thể dùng luật rừng mà không bị cản trở. Sự cố gắng của Phi khi dùng diễn đàn ASEAN để tố cáo sự hung hăng luật rừng của TC ở Biển Đông, cùng với Indonesia vận động thông qua COC là những cố gắng không phải là vô ích, ít ra cũng tố cáo sự xâm lấn và không muốn hợp tác của TC, với hy vọng giành được cảm tình quốc tế góp phần ngăn cản TC tiến xa hơn. Trong vấn đề này, rất tiếc VN vẫn chưa có can đảm làm như Phi Luật Tân mà chỉ phản đối ‘trong im lặng’.
Nói
chung, vận động ngoại giao qua tổ chức ASEAN để buộc TC phải đàm phán đa phương
vẫn là chuyện phải làm nhưng VN không nên xem là chỗ dựa chính dùng để lấy lại
chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa hay bảo vệ vùng biển đặc quyền kinh tế.
No comments:
Post a Comment