Tuesday, May 23, 2023

 

Công hàm Phạm Văn Đồng & Thế trận Biển Đông – Phần IV

Tình thế của Việt Nam


 

1. Việt Nam đã bỏ phí nhiều thời gian

Chủ quyền biển và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là vấn đề lớn, đáng lẽ ra chính quyền VN đã phải lưu tâm đến kế hoạch bảo vệ từ rất lâu, ít nhất cũng phải từ năm 1975 khi đất nước thống nhất. Thế nhưng nhà cầm quyền csVN đã không hề để ý và còn né tránh vấn đề khi báo chí đề cập tới. Tới nay thì ai cũng đều thấy là mọi chuyện đã quá muộn. Làm sao có thể lấy lại Hoàng Sa hay các đảo vùng Trường Sa? Làm sao có thể bảo vệ ngư dân VN đánh cá trong vùng lân cận 2 quần đảo này? Làm sao có thể bảo vệ quyền lợi dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của mình? Sự lảng tránh công việc bảo vệ lãnh hải trong một thời gian dài đã lấy đi biết bao cơ hội và ngày nay đã đặt VN vào tình thế thập phần nguy hiểm trước tình trạng mất chủ quyền trong vùng Biển Đông.

2. Cộng sản Bắc Việt vẫn coi trọng vấn đề ý thức hệ cộng sản

Lý do mà CSBN đã không dứt khoát trong ý hướng chống lại TC chính là ý thức hệ cộng sản, như Thứ trưởng Bộ Quốc phòng VN, Nguyễn Chí Vịnh khẳng định mới đây: “Di sản quý báu hàng đầu mà Việt Nam và Trung Quốc có được chính là sự tương đồng ý thức hệ”. VN cần phải làm bạn với TC để đcs BN giữ vững ngôi vị. Nếu đcs BN cắt đứt liên hệ với đcsTC thì số phận của đcsVN cũng sẽ chấm dứt. Việc đặt quyền lợi bè phái mình lên trên cả dân tộc là chọn lựa rất tự nhiên của bất cứ chế độ độc tài nào vì đây là bản chất con người; bất cứ quyền lực nào mà không bị kiểm soát cũng sẽ trở thành thứ quyền lực thối nát, ích kỷ. CSBV chọn con đường ôm chân TC cũng chỉ là điều tất yếu.

Cho tới ngày nay, ảnh hưởng của TC đã áp đảo lên mọi lãnh vực sinh hoạt của VN: kinh tế, văn hóa, năng lượng, chính trị… và sẽ phải mất thời gian dài mới có thể gỡ bỏ; ngay cả trong trường hợp nếu VN trở thành một nước dân chủ. Những ảnh hưởng này là những bước giày xâm lăng và ngày càng hiện rõ nhưng trước khi TC có thể nắm chắc vận mệnh VN trong lòng bàn tay thì đám tay sai csBV rất sợ âm mưu bị bại lộ, và họ phải tìm cách che dấu, bằng phương cách công an trị và tuyên truyền lý thuyết ‘trục xoay’.

3. CS BV bày ra giả thuyết trục xoay để mua thời gian cho TC thực hiện tiến trình xâm lược

Thế trục xoay là thế cân bằng đứng ở giữa các thế lực chi phối nhưng không bị nghiêng về phía nào như một cái trục bánh xe. Ở thế này thì sẽ không bị lôi kéo về bất cứ phe nào (để có thể trở thành nạn nhân trong các tranh chấp giữa các thế lực lớn), từ đó bảo vệ được vị trí độc lập của mình và hưởng lợi (mà không bị hại) từ sự tranh chấp. Trong phạm vi Biển Đông, thế trục xoay giả định cuộc tranh chấp ở Biển Đông là tranh chấp giữa Mỹ và TC; chứ không phải giữa VN và TC. Lối giải thích ‘thế trục xoay’ này của csVN để đối đầu với TC rõ ràng là một hình thức ngụy biện. Thực tế là VN đối đầu với nguy cơ xâm lăng của TC chứ không phải VN bị lôi cuốn vào tranh chấp giữa Mỹ và TC ở Biển Đông. CS BV thường bào chữa cho thái độ yếu hèn trước TC bằng sách lược hòa bình để không chọc giận TC, đồng thời kêu mời các cường quốc khác vào các hiệp ước kinh tế để làm đối trọng với TC. Điểm mỵ dân xảy ra ở đây, điều vô lý là trong giới hạn thương mại, tại sao các nước lớn có hiệp ước thương mại với VN phải điều động quân đội tới bảo vệ biển đảo cho Việt Nam?    

4. Chính sách quốc phòng 4 không của Việt Nam



Việt Nam không những ‘làm bạn’ với TC trên phương diện ý thức hệ, kinh tế, ngoại giao mà còn ở lãnh vực quốc phòng với chính sách 3 không. Việt Nam hứa với TC sẽ:

* (1) không tham gia các liên minh quân sự,

* (2) không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào,

* (3) không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia. 

Nhưng vào cuối năm 2019, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, công bố Sách trắng Quốc phòng hôm 25/11 ở Hà Nội. Ông Vịnh cho hay điểm mới trong Sách trắng lần này là chính sách "ba không" giờ đây chuyển thành "bốn không". 

*Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự;

* Không liên kết với nước này để chống nước kia;

* Không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác;

* Không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. 

Với những điều hứa này, Bộ Quốc phòng Việt Nam còn có thể làm gì khi đội quân xâm lăng TC xuất hiện trước cửa nhà với điều không thứ tư?

Phải chăng VN đã hoàn toàn lệ thuộc vào TC kể từ đây?

Lối thoát cho đất nước và dân tộc Việt Nam

ĐCSBN đang đưa đất nước vào vòng nô lệ phương Bắc. Đây là điều mà không một người dân Việt Nam nào có thể chấp nhận được. Nhưng vấn đề khó phát giác ở đây là tiến trình lệ thuộc xảy ra từng bước một và âm thầm dưới các hình thức ngoại giao, kinh tế, chính trị và nhất là được xúc tiến bằng vai trò tay sai ngấm ngầm của đcsBV. Bởi âm thầm nên cho tới ngày nay đcsBV vẫn còn che dấu được sự việc và nhiều người dân VN vẫn chưa nhìn thấy sự thật. Vì thế sự thật về nguy cơ mất nước cần phải được phô bày ra ánh sáng để mọi người dân VN đều biết.

1. Âm mưu bán nước của đcs BV cần phải bị lật tẩy

Ai cũng có thể nhận ra lý lẽ muốn chống giặc ngoại xâm hữu hiệu thì phải loại trừ giặc nội xâm. Nhưng trước khi muốn diệt trừ giặc nội xâm thì phải xác định thế lực nào là giặc nội xâm. ĐcsBV đã bao nhiêu năm núp bóng chiêu bài chống ngoại xâm để tồn tại cho tới ngày nay và họ vẫn sẽ tiếp tục dùng chiêu bài này. Câu chuyện vạch mặt, tố cáo đcsVN chính là giặc nội xâm tưởng như đã thành sự thật nhưng thực tế vẫn cần phải tiếp tục phổ biến nhiều. Điển hình là mới đây có câu chuyện từ phía CS BV đề nghị ‘đối thoại’ với người Việt hải ngoại đã làm nhiều đảng phái và tổ chức đấu tranh hải ngoại nao nức hy vọng và lập tức ứng đáp, với chiều hướng sẵn sàng cùng với CSBV giải quyết chuyện đất nước. Điều này chứng tỏ rằng ngay trong giới đảng phái đấu tranh vẫn chưa nhìn ra bộ mặt ‘tay sai bán nước’ của đcsBV (huống hồ người dân không theo dõi chính trị thường xuyên), vì nếu xem đcsBV chính là giặc nội xâm thì làm sao có thể đối thoại với giặc được?

2. Chế độ cs Bắc Việt cần phải bị loại trừ

Mục tiêu loại trừ chế độ cs xem ra có được sự đồng lòng của đa số người dân VN nhưng vấn đề loại trừ bằng cách nào thì vẫn chưa được sáng tỏ. Có kẻ khẩn cầu người cs nên cải tà quy chánh và ‘ban phát’ dân chủ cho dân VN, có kẻ mong ước người cs yêu nước đứng lên lật đổ cs bán nước… để sau khi giành quyền lãnh đạo đcs thì … giải tán đcs, có kẻ nghĩ rằng đcs không biết điều hành đất nước hay chống ngoại xâm và yêu cầu ‘được đối thoại’ để chỉ dẫn cho đcs cách thực hiện… Những ý kiến để giải quyết vấn đề đất nước này đều đặt trên căn bản giống nhau là công việc xây dựng và bảo vệ đất nước là của đcsBV, phải do chính đcsBV thực hiện, tất cả những gì ngoài đảng chỉ giữ vai trò đóng góp ý kiến. Đây là một quan điểm rất sai lầm và còn mắc hơi hướng bị nhồi sọ của tư tưởng đcsBV là lãnh đạo duy nhất. Tại sao người dân VN không tự mình xây dựng một thể chế dân chủ mà phải nhờ bàn tay đảng viên đcsBV? Ngoài ra tư tưởng ‘khẩn cầu’ còn tiếp tay ru ngủ người dân VN rằng, trách nhiệm bảo vệ đất nước là của người cs, người dân ngoài đảng chỉ cần chờ đợi và cầu nguyện.

Giải pháp cho VN hiển nhiên là một thể chế dân chủ, nhưng muốn có dân chủ thì chế độ cs phải ra đi, không có giải đáp nào khác. Muốn đcs ra đi thì không thể yêu cầu đcs tự sửa chính mình được, như một câu nói Tây phương: một người không thể tự giải phẫu chính mình. Vì thế quan điểm đấu tranh bằng cách ‘khẩn cầu’ csBV tự vẫn là vô tưởng. ĐcsBV có thể thay đổi, biến đổi, tự diễn biến để trở thành một đảng độc tài khác chứ không bao giờ trở nên dân chủ. Chỉ với trường hợp đcsBV bị loại trừ và loại trừ từ nguyện vọng của toàn dân thì dân chủ mới thực sự đến với dân tộc Việt Nam.

3. Việt Nam phải là một quốc gia hùng mạnh mới có thể chống lại TC


Công cuộc chống ngoại xâm, nhất là với kẻ hung hăng và tham vọng như TC thì phải đặt trọng tâm vào khả năng, sức lực của mình, không thể dựa vào thế lực ngoại lai (như quan điểm ‘thế trục xoay’ của CSBV). Dựa vào chính mình là công cuộc xây dựng đất nước; một quốc gia hùng mạnh mới có thể giữ được độc lập. Nhưng đất nước VN ngày nay vẫn còn là một nhược tiểu đã chứng tỏ sự thiếu khả năng điều hành đất nước của đcsBV. Nếu bỏ đi giai đoạn chiến tranh mà chỉ tính từ 1975 thì đã 38 năm, đcsVN đã có quá đủ thì giờ để thi thố tài năng và không thể cho thêm thời gian. Vì thế, sự nắm quyền của đcs phải chấm dứt để dọn đường cho đất nước phát triển nhanh chóng trong thể chế dân chủ. Chỉ với thể chế dân chủ mới tạo nên một quốc gia VN vững mạnh trên mọi mặt và có đủ khả năng bảo vệ được sự toàn vẹn lãnh thổ.

4. Liên minh với Mỹ

Sự thay đổi bất thường trong chính sách ngoại giao của Mỹ đã làm nhiều người nghi ngờ khi đặt vấn đề liên minh với Mỹ, nhưng trong tình trạng yếu kém mọi mặt như VN mà đương đầu với TC hùng mạnh thì bắt buộc phải cần một thế lực mạnh yểm trợ, ít nhất cho tới khi VN trở thành một quốc gia hùng mạnh trên mọi mặt. Thế lực đó không còn ai ngoài Mỹ.

Người láng giềng Phi Luật Tân đã làm một quyết định rất khôn ngoan khi mời Mỹ trở lại và phục hồi hiệp ước an ninh chung với Mỹ. VN cũng phải làm như thế và có lẽ đây là con đường duy nhất để chống lại sự bành trướng của TC. Còn nếu đứng một độc lập mình hay trong tư thế ‘làm bạn vàng’ với TC thì chỉ là miếng mồi ngon cho Bắc phương.     

Thay lời kết

Liên Minh Vì Dân Chủ Cho Việt Nam đã vừa hoàn tất (4/2023) tại Quốc hội Hoa Kỳ ở Washington một việc hết sức độc đáo là khơi dậy cho thế giới biết bộ mặt thật của CSBV và âm mưu thôn tính VN của TC qua công hàm bán nước của PVĐ 1958. Điều nầy chính là một cảnh báo khẩn thiết cho khối tự do toàn cầu và nhứt là cho đại khối dân tộc Việt.



Gần đây nhứt, ngày 10/5/2023, TC lại huy động «một số lượng lớn tầu dân quân và tầu hải cảnh» đến gần khu vực khai thác khí đốt của Việt Nam ở Biển Đông và đâm thủng 2 tàu đánh các VN. Theo chuyên gia Ray Powell, Đại học Stanford (Mỹ), hoạt động này có tính chất «bất thường», có thể được coi là «thông điệp về quyền tài phán của TC đối với các hoạt động dầu khí của Việt Nam».

Nguy cơ mất nước của Việt Nam rất gần và cánh cửa cơ hội để thoát khỏi móng vuốt TC càng khép nhỏ từng ngày nếu người dân Việt Nam không bắt tay vào sự nghiệp bảo vệ đất nước.

  • Nếu chúng ta tiếp tục cho đcsBV thêm thời gian để hoàn thành nhiệm vụ bán nước cho TC.
  • Nếu chúng ta ngồi yên chờ đợi một vị cứu tinh đến từ nội bộ đcsBV.
  • Nếu chúng ta trông chờ sự quay đầu trở lại với quê hương của các thành viên đcsBV.
  • Và nếu chúng ta mãi vô cảm xem chuyện đất nước không phải là trách nhiệm của mình mà là của đcsBV;
  • Và nhiều cái nếu tiếp theo để không phải làm gì thì Việt Nam sẽ bị xóa tên trên bản đồ thế giới trong một ngày không xa.

Vận mệnh đất nước không phải do ý Trời mà nằm trong bàn tay người dân Việt Nam. Chỉ cần tỉnh giấc để nhận diện mặt giặc nội xâm và hạ quyết tâm. May ra VN sẽ được thoát khỏi họa nô lệ phương Bắc một lần nữa.

Nhóm Chng Tàu Dit Vit Cng

Ngày Quc tế Nhân Quyn 10-12-2022

Monday, May 22, 2023

 

Công hàm Phạm Văn Đồng & Thế trận Biển Đông – Phần III

Quan điểm, lập trường của Mỹ về Biển Đông



 

Năm 2012 là năm tấp nập các chuyến đi Á Châu, đặc biệt vùng Đông Nam Á, của giới chức cao cấp Mỹ như Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng và ngay cả Tổng thống Mỹ ngay sau khi thắng cử nhiệm 2, đã nói lên sự quyết tâm của chính sách trở lại Châu Á của Mỹ. Tuy nhiên, sự trở lại này đã gây ra nhiều lầm tưởng quá mức về sự can thiệp của Mỹ trong vấn đề tranh chấp Biển Đông. Để hiểu rõ giới hạn của mục tiêu chuyển hướng Châu Á của Mỹ thì cần phải minh định hai điều:

 

(1) Mỹ trở lại không phải để ‘ngăn chặn’ hay ‘bao vây’ TC,

(2) Mỹ trở lại không phải để làm trọng tài trong tranh chấp Biển Đông hay đi xa hơn là bảo vệ biển đảo cho các quốc gia đồng minh.

 


Chúng ta có thể thấy năm 2014 là năm Hoa kỳ bắt đầu vận hành mạnh mẽ trong tư thế chuyển trục về Biển Đông và Đông Nam Á sau khi Ngoại trường Hillary Clinton làm chuyến công du sang vùng nầy vào tháng 11, 2011. Từ đó đến nay, Hoa Kỳ chủ trương:

 


·       Sẽ không bao giờ áp đặt các mục tiêu chiến lược lâu dài vì lợi ích của Mỹ ở châu Á.

·       Nhưng Mỹ cương quyết phản đối việc xử dụng vũ lực, gây hấn và đe dọa để khẳng định chủ quyền lãnh thố của TC.

 

1.    Mỹ trở lại Châu Á không phải để ‘bao vây’ TC

 

Chính sách ‘bao vây’ (containment) TC là chính sách từ thời chiến tranh lạnh cho tới khi Mỹ bắt lại liên lạc với TC năm 1972 để cô lập Liên Xô. Từ đó chính sách ngoại giao của Mỹ đối với TC đã chuyển từ bao vây sang ‘hội nhập’ (engagement), tức là khuyến khích TC hội nhập vào các sinh hoạt của thế giới tự do với hy vọng chuyển hóa suy nghĩ của giới lãnh đạo TC và tạo sự thay đổi dần dần theo chiều hướng dân chủ. Với chủ trương này, Mỹ đã giúp TC canh tân đất nước với những kỹ thuật tân tiến và đầu tư; kết quả là sự tiến bộ vượt bực của TC suốt hơn 30 qua (từ 1979 sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ). 

Sau một thời gian dài áp dụng, chủ trương ‘hội nhập’ vẫn không thay đổi được bản chất độc tài của csTC, mà ngược lại còn  tạo nên một đối thủ mới cho Mỹ trong vị thế cường quốc thế giới. Sau đó, Mỹ đã phải kiểm tra lại chính sách hội nhập để tìm ra cách thức đương đầu với tình thế mới. Giải pháp ‘bao vây’ không sử dụng lại được vì sự toàn cầu hóa đã ràng buộc chặt chẽ nền kinh tế hai nước với nhau; giải pháp ‘hội nhập’ thì chỉ giúp nuôi dưỡng một đối thủ đáng gờm; còn lại là con đường ở giữa: vừa giao thương buôn bán nhưng cũng phải có cách kiềm giữ sự bành trướng của TC. Chính sách này được đặt tên là ‘congagement’, vừa ‘hội nhập’ vừa ‘bao vây’. Để thực hiện chính sách này trên khía cạnh ‘bao vây’, Mỹ đã chuyển sức mạnh quân sự thiên về khu vực Á Châu (hơn Âu Châu) và tìm cách liên kết với các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương trên bình diện quân sự cũng như kinh tế. Về mặt ‘hội nhập’ thì Mỹ vẫn tiếp tục giao thương kinh tế với TC như thường lệ. Hội nhập trên phương diện quân sự thì khuyến khích sự minh bạch trong các hoạt động quân sự như cùng với TC tập trận hay tạo mối giao tiếp giữa giới lãnh đạo quân sự hai bên để học hỏi kinh nghiệm; mục đích là để giảm thiểu nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh nguyên tử có thể bắt nguồn từ sự hiểu lầm; nếu hai bên hiểu biết tiềm lực của nhau thì sẽ giúp ngăn cản chiến tranh xảy ra. 

Ngoài ra, một cuộc chiến quân sự giữa TC và Mỹ là điều cả hai bên đều không muốn xảy ra vì hại nhiều hơn lợi; thực tế cho thấy ngay cả TC cũng không nghĩ họ có thể thắng Mỹ trong một cuộc chiến cục bộ. Do đó trận chiến giữa Mỹ và TC để kiểm soát khu vực Châu Á TBD đa phần sẽ nặng về ngoại giao và kinh tế. Một Châu Á hòa bình sẽ có lợi cho kinh tế Mỹ và chuyện này hoàn toàn không liên hệ tới vấn đề nước nào làm chủ Biển Đông.

Nếu Mỹ bị loại ra và TC trở thành đối tác chủ yếu trong khu vực thì vị thế cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới của Mỹ sẽ bị đe dọa. Đây là tình thế Mỹ không muốn bị rơi vào vì khu vực Châu Á TBD sẽ là khu thương mại lớn nhất thế giới trong tương lai. Muốn đạt được nhiều lợi ích nhất thì Mỹ phải có chân trong vùng Châu Á TBD và đồng thời cũng phải tìm mọi cách để ngăn chặn ảnh hưởng của TC lên toàn vùng  hay ít nhất là, nếu TC trở thành cường quốc thứ nhì thế giới thì phải tuân theo luật chơi quốc tế. 

2.    Mỹ xem Biển Đông là vùng tranh chấp

 



Đối với Mỹ thì sự xung đột ở Biển Đông chỉ được xem là một cuộc tranh chấp giữa TC và 4 quốc gia tiếp giáp Biển Đông. Quan điểm này thể hiện qua các tài liệu nghiên cứu thế giới về lời đề nghị phương cách giải quyết ‘cùng quản lý’ (joint management), và cho rằng TC cũng có quyền khai thác tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á và Brunei (dĩ nhiên sẽ không có chuyện ngược lại như Việt Nam có quyền khai thác vùng Hoàng Sa do TC chiếm giữ). Sự thể hiện này trong các tài liệu của các cơ quan nghiên cứu Mỹ như Nhóm ICG (Nhóm Nghiên cứu Khủng hoảng Thế giới) là một tia sáng hé lộ về lập trường của Mỹ: quan tâm của Mỹ chỉ giới hạn trong vấn đề an toàn hàng hải mà không muốn liên hệ đến chuyện chủ quyền. Vì thế, Mỹ sẽ không nhảy vào cuộc tranh cãi phân chia lãnh hải hay các hải đảo, nhất là nước gây chuyện lại là nước có giao thương lớn, quan trọng và có khả năng trả thù Mỹ bằng con đường kinh tế như TC.

 

Mỹ sẽ có lợi nhất khi tránh xa vấn đề tranh chấp Biển Đông, miễn là cuộc tranh chấp không gây ra cản trở giao thông hàng hải. Điều này có nghĩa là nếu không xảy ra chiến tranh quân sự làm cản trở giao thông hàng hải thì Mỹ sẽ đứng bên lề. Lợi thế này có 2 mặt: một mặt là vẫn giữ được quan hệ kinh tế tốt đẹp với TC, mặt kia là lôi kéo thêm các nước trong vùng ngả vào bàn tay Mỹ để tìm sự che chở trước tham vọng bá quyền khu vực của TC. Còn đối với TC thì cũng có nhiều lợi: thứ nhất, TC đã loại trừ được một đối thủ duy nhất có khả năng cản đường họ lấn chiếm biển đảo và vùng biển lưỡi bò, miễn là họ hạn chế cuộc tranh chấp trong giới hạn dân sự. Thứ hai, không phải tốn kém nhiều tiền cũng như nhân mạng để chiếm được lãnh thổ vì chỉ dùng lực lượng bán quân sự (như lực lượng hải giám); thực ra chỉ với lực lượng hải giám và đội tàu cá ngư dân của họ là đủ sức đối phó với Việt Nam hay Phi Luật Tân vì các tàu hải giám này là tàu quân sự được biến cải; lực lượng tàu chiến hải quân chỉ đứng ngoài làm nhiệm vụ đe dọa. Thứ ba, xâm lăng với hình thức dân sự thì dù sao cũng mang vẻ ‘yêu chuộng hòa bình’ hơn và vì thế sẽ giảm bớt sự phản đối của thế giới; nhất là khi họ luôn luôn che đậy hành động xâm lược dưới cái vỏ ‘bảo vệ chủ quyền’ (mà họ tuyên bố Biển Đông thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của họ và VN hay Phi Luật Tân là những kẻ xâm lăng).

Sunday, May 21, 2023

 

Công hàm Phạm Văn Đồng & Thế trận Biển Đông – Phần II

                                                             


Sự việc Alliance for Việt Nam’s Democracy – Liên Minh Vì Dân Chủ Cho Việt Nam, có trụ sở ở Dallas, US, mang công hàm Phạm Văn Đồng ra Tòa án Quốc tế trong thời điểm hiện tại (2023) là một việc làm đúng lúc. Việt Nam cần phải bảo vệ Biển Đông nói riêng và đất nước nói chung phải hiểu rõ tham vọng và chiến lược xâm lăng của Trung cộng (TC), hiểu rõ lập trường của các thế lực ngoại quốc mà VN có thể nhờ cậy và nhất là sự điều hành bảo vệ đất nước của ĐCSBV. 

 Lập trường của ASEAN 

Để tạo thế cân bằng với TC khổng lồ bên cạnh, các nước ASEAN đã ý thức được sự cần thiết phải hợp lực để tạo thế đối trọng với TC, nhất là trong vấn đề an ninh Biển Đông. Nhưng do sự khác biệt văn hóa, chính trị giữa các nước nên, tới nay, ASEAN chưa thể là một khối thống nhất như EU (Âu Châu). Các nước ASEAN thường chỉ hợp tác với nhau khi có cùng quyền lợi, nhưng khi khác quyền lợi thì mỗi nước đi mỗi hướng, và đây chính là điểm yếu mà TC nhảy vào để thao túng và gây chia rẽ. Điều này đã chứng minh qua thất bại tại hội nghị ASEAN năm 2012 do Cam Bốt làm chủ tịch khi đã không thể đem vấn đề Biển Đông ra bàn thảo.

 

Tuy nhiên, trong vấn đề Biển Đông, các hội nghị ASEAN vẫn là diễn đàn duy nhất cho các nước như VN hay Phi để có thể ép buộc TC hành xử theo luật lệ quốc tế, và cuộc giằng co vẫn tiếp diễn. Về phần TC, dĩ nhiên họ chẳng dại gì mà tuân thủ quy luật quốc tế khi họ có thể dùng luật rừng mà không bị cản trở. Sự cố gắng của Phi khi dùng diễn đàn ASEAN để tố cáo sự hung hăng luật rừng của TC ở Biển Đông, cùng với Indonesia vận động thông qua COC là những cố gắng không phải là vô ích, ít ra cũng tố cáo sự xâm lấn và không muốn hợp tác của TC, với hy vọng giành được cảm tình quốc tế góp phần ngăn cản TC tiến xa hơn. Trong vấn đề này, rất tiếc VN vẫn chưa có can đảm làm như Phi Luật Tân mà chỉ phản đối ‘trong im lặng’. 

Nói chung, vận động ngoại giao qua tổ chức ASEAN để buộc TC phải đàm phán đa phương vẫn là chuyện phải làm nhưng VN không nên xem là chỗ dựa chính dùng để lấy lại chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa hay bảo vệ vùng biển đặc quyền kinh tế.


Saturday, May 20, 2023

 

Công hàm Phạm Văn Đồng & Thế trận Biển Đông – Phần I

                                                                                     


Sự việc Alliance for Việt Nam’s Democracy – Liên Minh Vì Dân Chủ Cho Việt Nam, có trụ sở ở Dallas, US, mang công hàm Phạm Văn Đồng ra Tòa án Quốc tế trong thời điểm hiện tại (2023) là một việc làm đúng lúc. Việt Nam cần phải bảo vệ Biển Đông nói riêng và đất nước nói chung phải hiểu rõ tham vọng và chiến lược xâm lăng của Trung cộng (TC), hiểu rõ lập trường của các thế lực ngoại quốc mà VN có thể nhờ cậy và nhất là sự điều hành bảo vệ đất nước của ĐCSBV. Tìm hiểu ba yếu tố của TC như: - Tham vọng đường lưỡi bò, - Chiến lược tiến chiếm Biển Đông, và – Tìm cách chia rẻ ASEAN; từ đó, toàn cảnh mối nguy bị xâm lăng mà dân tộc Việt Nam đang phải đối diện sẽ hiện rõ ra, đồng thời lối thoát cũng sẽ dễ thấy hơn cho chúng ta.

I. Âm mưu xâm lược của Trung cộng

1. Tham vọng đường lưỡi bò



Trong vài năm trở lại đây, Biển Đông bỗng trở nên quan trọng vì giàu tài nguyên hải sản, dầu khí và là hải lộ vận chuyển thiết yếu cho các nước trong vùng. Đối với Trung cộng, Biển Đông đặc biệt góp phần vào sự phát triển và còn trở nên không thể thiếu trên con đường đi tới ngôi vị cường quốc thế giới. Vì thế TC đã cả quyết tuyên bố tất cả vùng biển bên trong đường lưỡi bò, bao gồm các hải đảo, là ‘lợi ích cốt lõi’ của họ, với tổng diện tích bao trùm 80% Biển Đông.

Thoạt đầu khi TC trưng ra đường lưỡi bò thì tưởng chừng như chỉ là “tham vọng” và TC hoàn toàn không có khả năng đạt được mục tiêu. Nhưng nếu suy xét kỹ lưỡng thì có thể nhận ra âm mưu độc chiếm Biển Đông ẩn hiện trong mọi lãnh vực địa lý, ngoại giao, quân sự của họ và được tiến hành chậm rãi từng bước. Từ năm 1956 khi TC chiếm đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa) tới nay, họ đã lợi dụng thời cơ từng bước lấn chiếm các hòn đảo ở Biển Đông mà kết quả là đã chiếm hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa và tới nay, đã kiểm soát ¾ khu vực Trường Sa! (theo nguồn tin của Philippines). Ngày nay TC càng tỏ ra ‘quyết đoán’ trong mọi lãnh vực quân sự, kinh tế, ngoại giao để xác định chủ quyền ‘không thể chối cãi’ của họ vùng lưỡi bò. Điều này chứng tỏ họ đang thực hiện kế hoạch bá quyền khu vực: họ muốn là cường quốc duy nhất trong vùng Biển Đông và biển Hoa Đông.

Vấn đề chủ quyền hay sở hữu các đảo nhỏ, bãi đá thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chưa bao giờ được phân định rõ ràng trên bản đồ các quốc gia lân cận trên bình diện quốc tế. Có lẽ vì các đảo quá nhỏ, không có nước ngọt, quá xa bờ hay dân cư không thể sinh sống nên không có mấy nước để ý chiếm đóng. Nhưng kể từ khi kinh tế TC và các nước trong vùng phát triển mạnh thì nhu cầu dầu khí trở nên yếu tố sống còn, mà Biển Đông lại có khối dự trữ lớn. Bỗng nhiên các hòn đảo nhỏ xíu ở Biển Đông trở nên quan trọng. Tuy nhiên đối với TC, Biển Đông còn mang 2 ý nghĩa quan trọng hơn:

  • Là con đường hàng hải vận chuyển đa số nguyên liệu sản xuất và hàng hóa cho nền kinh tế TC và bàn đạp đầu tiên cần phải chinh phục để trở thành một cường quốc biển.
  • Về quân sự, ý nghĩa chiến lược của việc chiếm hữu các hòn đảo ở Biển Đông là để đẩy lực lượng hải quân Mỹ ra khỏi khu vực, vì một khi TC xây dựng hàng loạt các cơ sở quân sự với các dàn hỏa tiễn chống hạm trên nhiều hòn đảo ở Biển Đông, thì hàng không mẫu hạm của Mỹ sẽ không dám mạo hiểm đi vào. Như thế là đã đẩy Mỹ ra khỏi khu vực và hải quân TC sẽ làm chủ tình hình.

Do cần thiết phải chinh phục Biển Đông nên TC đã bất chấp luật lệ quốc tế (UNCLOS-UN Convention on the Law of the Sea), ngang nhiên vẽ ra vùng lưỡi bò bao trùm toàn khu vực và dựa vào sức mạnh để lấn chiếm, hay nói cách khác TC chỉ dùng luật rừng. Đó là lý do tại sao TC luôn luôn tránh né các cuộc thảo luận quốc tế đa phương về Biển Đông để phân chia chủ quyền, thay vào đó họ khăng khăng lập trường đối thoại song phương; viện dẫn sự tranh chấp lãnh thổ là giữa TC với nước nào thì chỉ cần giải quyết riêng rẽ với nước đó. Bằng cách này, TC có thể dùng sức mạnh vượt trội của họ để lấn át đối phương.

Từ nhiều năm qua, ASEAN và Mỹ đã cố gắng lôi kéo TC vào bàn hội nghị đa phương để giải quyết vấn đề Biển Đông nhưng tới nay vẫn chưa có kết quả. Chủ đích của TC là mua thời gian để thực hiện công việc lấn chiếm từng bước, để đến khi, giả sử, nếu bị áp lực quốc tế tới mức bắt buộc phải ngồi vào bàn hội nghị đa phương thì quân đội TC đã có mặt trên hầu hết các hòn đảo, bãi đá ở Hoàng Sa, Trường Sa và hàng chục tàu hải giám TC ngang nhiên đi lại trên khắp vùng Biển Đông như vùng biển của họ, tới lúc này, thì dù có thương thảo cũng đã muộn, cuộc chiến cũng đã chấm dứt với toàn thể Biển Đông nằm gọn trong vòng kiểm soát của TC!

Khi đẩy được tàu chiến của Mỹ ra khỏi khu vực chưa hẳn là công việc đã hoàn tất vì Mỹ còn các mối liên minh quân sự, kinh tế với các nước trong vùng. Để loại bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của Mỹ ra khỏi mọi lãnh vực, nếu đương đầu trực tiếp với Mỹ thì sẽ không phải là lựa chọn khôn ngoan, TC chọn phương pháp gián tiếp là nhắm vào các nước nhỏ lân bang, để dễ đè bẹp hơn. Vì khi đã làm chủ về lãnh hải, kinh tế vùng Biển Đông thì TC sẽ lợi dụng sức mạnh và ảnh hưởng của mình để áp lực những nước nhỏ phải từ bỏ liên minh với Mỹ. Khi Mỹ không thể liên minh với các nước trong khu vực thì coi như là sẽ mất dần ảnh hưởng và bị loại khỏi khu vực. Chiến thuật này cũng khá khả thi vì điển hình Úc hiện đang có giao thương kinh tế lớn lao với TC và do áp lực của TC, Mỹ đã không thể đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Úc được (chỉ được mượn tạm căn cứ quân sự của Úc thôi), cho dù Úc là đồng minh thân thiết nhất của Mỹ ở Á Châu.   

2. Chiến lược tiến chiếm Biển Đông của TC



Từ khi kinh tế TC đạt được vị thế thứ nhì thế giới sau Mỹ vào năm 2010, phong cách và lời ăn tiếng nói của lãnh đạo TC đã thay đổi dần sang thế đàn anh nước lớn, răn đe các nước nhỏ trong khu vực và không còn che dấu tham vọng trở thành cường quốc đứng đầu thế giới. Đối với khu vực Đông Nam Á, mưu đồ bá quyền được thực hiện dưới hình thức thực dân kinh tế với sự phụ họa của lực lượng hải quân đóng vai trò hăm dọa. Đầu tư ngoại quốc của TC chú trọng vào vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên như: ở Miến Điện với các loại quặng mỏ và đập thủy điện, hay Việt Nam với dự án Bauxite do Nguyễn Tấn Dũng phê chuẩn. Cách thức TC thực hiện các công trình khai thác tại ngoại quốc thường là dùng công nhân người Hoa (di dân sang) là chính. Phương cách này nhằm thỏa mãn hai mục tiêu là giải tỏa áp lực nạn nhân mãn trong nước và ‘cấy’ người để gây ảnh hưởng ở nước sở tại cho các nhu cầu về sau. Mặt khác, TC còn tìm cách đạt được những thỏa thuận thương mại có lợi để tiêu thụ hàng hóa thành phẩm từ TC bán sang. Đây là chính sách thực dân với chiếc áo mới nhưng cũng cùng mục đích cũ của chính sách thực dân là khai thác nguyên liệu sản xuất và bán lại thành phẩm. Những bước này là chính sách chung mà ta thấy TC áp dụng đối với tất cả các nước trên thế giới, ngay cả Mỹ! Riêng đối với VN thì, ngoài chuyện bị TC khai thác tài nguyên mọi mặt này, VN còn phải đối đầu với tham vọng chiếm hữu toàn vùng Biển Đông của TC.

Chiếm hữu Biển Đông là một chuyện không phải dễ dàng vì có sự hiện diện của Mỹ. Vì vậy TC đã phải ẩn mình một thời gian dài chuẩn bị để hiện đại hóa quân đội, đặc biệt là hải quân, không quân và thành lập đội tàu tuần duyên hùng hậu cho kế hoạch lấn chiếm Biển Đông. Ngày nay, hải quân TC là đội hải quân mạnh nhất Châu Á và đang trên đường cạnh tranh với Mỹ. Cho dù với quân lực hùng mạnh nhưng giải pháp quân sự là giải pháp nguy hiểm, tốn kém và còn có thể gây hại cho nền kinh tế đang trên đường đi lên. Bằng một cách “giảo hoạt” hơn, chưa có tiền lệ, TC sử dụng lực lượng hải giám bán quân sự. Với phương cách này, TC tránh được cuộc đối đầu trực tiếp với hải quân Mỹ mà vẫn có thể đạt mục tiêu. Bắt nguồn từ chủ trương của Mỹ là chỉ quan tâm vấn đề an ninh hàng hải, miễn là không có xung đột quân sự thì Mỹ sẽ không nhúng tay vào. Hay nói cách khác, TC dùng phương pháp bán dân sự sẽ dễ dàng gạt Mỹ ra khỏi các cuộc tranh chấp biển đảo, như trường hợp bãi cạn Scarborough của Phi Luật Tân vừa qua.

Âm mưu độc chiếm Biển Đông của TC qua chính sách biển bằng đường lối bán quân sự được thực hiện bằng chiến lược mà giới ngoại giao quốc tế thường gọi dưới tựa đề ‘chín con rồng khuấy động Biển Đông’. Chín con rồng là những lực lượng bán dân sự như bộ hải giám, bộ tuần duyên, biên giới, hải quan (kiểm soát tàu bè ra vào cảng), ngư chính hay các cơ phận tuần tiễu bờ biển của các tỉnh ven biển như Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam. Các bộ phận riêng lẻ này tự cho mình (hay có chỉ thị ngầm) quyền bảo vệ chủ quyền biển đảo mà không thông qua bộ ngoại giao trung ương. Mục đích của TC trong ý đồ này là để tránh bị quốc tế lên án về một kế hoạch có tính toán trong tham vọng bá quyền. Mặt khác, việc đối đầu với các nước yếu kém như Việt Nam hay Phi Luật Tân thì không cần đến tàu chiến quân sự mà chỉ với đội tàu hải giám hay lực lượng tuần duyên của một tỉnh là cũng dư sức lấn át.

Chiến lược sử dụng các loại tàu dân sự trong vấn đề tranh chấp còn được lồng với chiến thuật được đặt tên là ‘tằm ăn dâu’ (salami slicing); bằng cách giới hạn tầm mức tranh chấp ở phạm vi nhỏ và lấn chiếm từng miếng nhỏ một, với từng nước một. Cách này sẽ cho phép TC chủ động về địa điểm cũng như thời điểm gây hấn và tầm mức va chạm cũng có thể kiểm soát được để không lớn đến mức phải làm thế giới phải báo động. Chiến lược này chỉ có một khuyết điểm là phải mất thời gian dài mới chiếm trọn Biển Đông.

Thử điểm lại tiến trình xâm chiếm trong quá khứ để hiểu rõ chiến thuật này. Về vấn đề Hoàng Sa, TC đã chiếm Hoàng Sa từ năm 1974 từ VNCH; sau đó tiến hành bắt bớ và xua đuổi tàu ngư dân VN lai vãng gần vùng Hoàng Sa, từ dấu diếm (với sự đồng lõa của CSVN không dám nêu tên mà gọi là “tàu lạ”) tới công khai ra lệnh cấm như hiện nay; tới việc thành lập cái gọi là ‘thành phố Tam Sa’, đặt bản doanh quân sự và xây dựng cơ sở hành chính trên đảo Phú Lâm, và tới ngày nay quần đảo Hoàng Sa đã trở thành trung tâm hành chánh của ‘huyện Tam Sa’ với hàng ngàn quân lính (khoảng 6,000 binh lính) có mặt trên khắp các đảo. Một ví dụ khác với Phi Luật Tân, trong xung đột ở bãi cạn Scarborough năm 2012, TC đã chỉ điều tàu hải giám và tàu cá tới khu vực theo kiểu lấy thịt đè người để xác lập chủ quyền, sau vài tuần lễ căng thẳng giữa hai bên, lực lượng Phi Luật Tân yếu thế không thể ‘đuổi’ tàu hải giám và tàu cá TC ra khỏi khu vực nên đành phải rút lui, trong khi đó thì Mỹ không muốn can thiệp vào vì tầm mức xung đột chỉ ở hạng thấp, cho dù Phi có hiệp ước an ninh với Mỹ.

Về ngoại giao, TC cho in hình lưỡi bò vào thẻ thông hành, cho đấu thầu 9 lô dầu khí trong thềm lục địa của VN, nộp lên LHQ bản đồ lãnh hải tuyên bố chủ quyền toàn vùng lưỡi bò ở Biển Đông bao gồm các hải đảo, cho phép nhà cầm quyền đảo Hải Nam ‘chặn và lục soát tàu nước ngoài’ vùng Biển Đông.

Về kinh tế, TC còn dùng mãnh lực kinh tế mua chuộc vài nước trong khối ASEAN để tạo mối chia rẽ giữa các nước, ngăn cản sự kết hợp thành khối đoàn kết để đối đầu với họ, như thái độ thân TC của Cam Bốt và Thái Lan hiện nay.

Về quân sự, TC tiến hành các cuộc tập trận dưới nhiều hình thức để đe dọa các nước trong vùng, gia tăng ngân sách quốc phòng, sản xuất các loại tàu chiến và máy bay mới, gia tăng xây dựng hạm đội tàu hải giám, hoàn chỉnh chiến lược chống tiếp cận (anti-access) với mục đích đe dọa hạm đội Mỹ cũng như hải quân các nước lân cận.

TC đã và đang thành công với chiến lược lấn chiếm dưới hình thức bán quân sự này và một điều nguy hiểm hơn nữa là TC muốn biến vùng Biển Đông thành ‘vùng tranh chấp’, có nghĩa là vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của VN biến thành ‘vùng tranh chấp’ với TC! Điển hình trên các báo chí quốc tế và dư luận Mỹ hiện nay cũng đang bắt đầu xem vùng Biển Đông thuộc loại vùng tranh chấp chứ không phải vùng đặc quyền kinh thế của VN hay Phi Luật Tân theo tiêu chuẩn UNCLOS. Vì xem là vùng tranh chấp nên sự đòi hỏi chủ quyền toàn Biển Đông của TC cũng tự nhiên được chấp nhận và TC đi từ chỗ không có gì trở nên có phần chủ quyền phải được giải quyết. Cụ thể là: dư luận quốc tế đang đề nghị giải pháp cho Biển Đông là ‘cùng khai thác’ (joint management) khu vực tranh chấp, dĩ nhiên TC cũng có phần!

3. Tìm cách chia rẽ ASEAN

Chiến lược ‘tằm ăn dâu’ còn kèm theo một chi tiết khác là nguyên tắc ‘song phương’ mà TC luôn nhấn mạnh và cương quyết theo đuổi thay vì đa phương. Nhưng làm thế nào chủ động trong chủ trương song phương? Về tổ chức ASEAN, TC đã lợi dụng sự khác biệt quyền lợi giữa 10 nước thành viên để lôi kéo đồng minh. Trong chuyện Biển Đông, chỉ có 4 nước liên hệ có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông là Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai và Brunei; trong đó hai nước có phần bờ biển dài nhất là Việt Nam và Phi Luật Tân. VN và Phi là hai nước muốn đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông ra bàn thảo ở hội nghị ASEAN hàng năm, nhưng TC đã dùng món mồi kinh tế để gây chia rẽ; như đã diễn ra vào năm 2012 ở Nam Vang dưới sự chủ tọa của Cam Bốt. Kết quả là quy tắc ứng xử COC vẫn chưa đạt tới và TC thoát khỏi việc phải đàm phán đa phương (với các nước ASEAN) về chuyện Biển Đông.


 Trong khi đó ở Biển Đông, TC thực hiện tấn công từng nước một để cô lập hóa sự kháng cự, như khi TC lấn chiếm Scarborough của Phi, chẳng nước nào trong ASEAN lên tiếng bênh vực vì không ai muốn bị rắc rối với TC trong giao thương kinh tế. Trường hợp tương tự cũng sẽ xảy nếu TC xâm lấn biển đảo của VN, sẽ chỉ có một mình VN phải tự phòng thủ. Chúng ta đã thấy chuyện nầy đã xảy ra từ năm 2014, từ khi TC cho đặt giàn khoan HD981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cũng như đánh chìm và cướp các tàu đánh cá Việt từ đó đến nay. TC đã lợi dụng từng khe hở giữa các nước ASEAN để gây chia rẽ dưới mọi hình thức.


Saturday, May 13, 2023

 

Thân chuyển một bài viết của tác giả Nguyễn Hoàng Quý về:

 

Chuyện ngôn ngữ chữ nghĩa 

Sau 1975, ở miền Nam Việt Nam các Trung tâm Văn hóa ngoại quốc (Hoa Kỳ, Pháp, Ðức…) tại các thành phố lớn phải giải thể. Các trường Tây đóng cửa, học sinh vào học chương trình Việt của  nhà nước mới. Nếu tính từ 1975 thì học sinh trường Pháp thời của người viết học trung học (Lasan Taberd, Marie Curie, Pétrus Ký ở Sài Gòn, Pellerin và Providence ở Huế, Lyceé Yersin, Couvent des Oiseaux (*) ở Ðà Lạt, Lyceé Pascal Ðà Nẵng…) lúc đó đang học lớp Terminale chuẩn bị thi Bac II (Baccalaureat II) tương đương Tú tài ở trường Việt nay đã gần 50 tuổi. (Sau 1975, chỉ còn trường dạy tiếng Pháp IDECAF ở Sài Gòn, việc học sinh ngữ ở các trường trung và đại học có Tiếng Pháp, tiếng Anh và Nga). Việc sử dụng tiếng Pháp hạn chế dần, nhất là không có cơ hội. Tuy nhiên, có một thực tế là những người Việt từ 70 tuổi trở lên đều có thói quen dùng một số từ tiếng Pháp được Việt hóa. Thậm chí, nếu nói tên tiếng Việt của từ đó sẽ có người không biết. 

Bài viết này không có tham vọng nói đủ các từ được dùng từ lâu trong xã hội vì nhiều từ tiếng Việt đã được dùng theo thói quen, có nguồn gốc không chỉ tiếng Pháp mà có cả từ Hán Việt, từ tiếng Anh nhưng chỉ đề cập đến một số được nghe để bạn đọc “Mua vui cũng được một vài trống canh” (Nguyễn Du – Truyện Kiều). 

Trong lãnh vực rau quả, dân Ðà Lạt (trên cao nguyên Lang Biang, nơi được bác sĩ Yersin tìm ra, người Việt gọi là cao nguyên Lâm Viên) quen dùng từ la ghim (legumes) để chỉ chung các loại rau. Sú hoặc bắp sú (choux), rốt hoặc cà rốt (carottes), sú lơ (choux en fleur), ba rô (poireau). (Người chuyển thêm vào Đậu Hòa Lan gọi là Bớ tý poa).   Sau 1975, bắp sú được gọi thành bắp cải. 

Trong lãnh vực giao thông, có từ nhà ga (xe lửa – gare), người lãnh đạo cao nhất của nhà ga là xếp ga (chef de gare). Từ chef này dùng rộng rãi để chỉ cấp trên (“xếp của tôi”). Nói về hàng hóa sản xuất trong ngoài nước, người ta không dùng các từ “nhập cảng” hay “nội địa” mà ưa dùng từ hàng rin (origine) hay hàng lô (local). 

Thời VNCH, nhất là thời TT. Ngô Ðình Diệm, các bộ phận của xe đạp dùng tiếng Pháp được Việt hóa khá nhiều. Tay lái gọi là ghi đông (guidon), bộ truyền động gồm sên (chaines), nhông, đĩa, líp (rollipe) bây giờ gọi là xích, líp, đĩa. Ghế nhỏ phía sau yên chở hàng gọi là bọt ba ga (porte de bagages). Căm xe hồi đó gọi là ray dông (rayon), chắn bùn, chắn sên đều gọi là gạc đờ bu (garde de boue), gạc đờ sên (garde de chaine), bàn đạp thì gọi là bê đanh (pédale), thắng/ phanh xe (frein). Những từ này bây giờ không còn được nghe ở các tiệm sửa xe đạp như ngày xưa hoặc chỉ còn lại rất ít như vỏ ruột xe còn gọi là xăm lốp (chambre – có lẽ là buồng hơi, chứa khí) là ruột xe và lốp là envelope. Xe máy nổ thì còn dùng từ cạc bu ra tơ (carburateur – tức là bình xăng con hoặc bộ chế hòa khí), xú báp (soupape). Pít tông (piston), xy lanh (cyclin) Từ xú báp này được nói vui khi chỉ một việc làm giảm stress là “xả xú báp”! 

Ðiều thú vị là những tay đua xe bây giờ truyền thông vẫn gọi là cua rơ (coureur). 

Trong lãnh vực giao thông, từ được Việt hóa từ tiếng Pháp cũng khá nhiều: nhà ga, xe ba lua, ca nô (canoe), ô bo (hors bord), xe ca (car), xe buýt (bus). Thợ cơ khí gọi các cờ lê (clé) là chìa khóa (số 7, 8, 9, 10…) nhưng tuộc vít thì vẫn dùng từ tiếng Pháp (tourne vis). Tài xế hồi xưa gọi là sốp phơ (chauffeur) nay biến mất hẳn nhưng phụ xe thì còn dùng nhiều, nơi gọi là lơ (controleur – controller (tiếng Anh), cũng có nơi gọi là ét xe, có lẽ bắt nguồn từ động từ tiếng Pháp (aider- giúp đỡ). 

Chuyện Việt hóa từ tiếng ngoại quốc khiến tôi nhớ lại hồi 1968 ở Sài Gòn, khi ghé tiệm bán đồ điện mua một “con chuột” cho bóng đèn néon, anh chủ không hiểu nói là ở đây chỉ bán đồ điện chứ không bán thú vật! Tôi trả lời lại là tôi mua chuột cho néon, anh ta biểu tôi tìm và chỉ cho anh thứ cần mua. Tôi tìm và chỉ, anh ngớ người: “Bạn ơi món này ở đây gọi là công đăng xa tơ (condensateur) hay là tắc te (starter)”. Hết biết!

 

Trước 1975, ngôn ngữ đá banh dùng nhiều, nay chỉ còn lưu lại ít từ, a ri e (arrière – hậu vệ), cọt ne (corner – phạt góc), gôn (goal – tiếng Anh), ọt rơ (hors de jeu – việt vị). (Trung phong – Avant centre, Hàng trung vệ/Tiếp ứng - Demi, Hàng Tiền đạo – Avant).

 

Cao bồi (cow boy), bà xơ (Soeur), phe (frère), xi nê (ciné), ô ten (ô teo – hotel), cà phê (café), ba (bar – snack bar), rượu sâm banh (champagne), rượu uýt ki (whiskey), bánh ba tê sô (paté chaud), bơ (beurre), phô mai (fromage), ô liu (olive), xúc xích (saucisse),    xì tin (style), bi da (billard), xe ba lua (xe tải nặng – poids lourds). Culi (coolie), bít tết (beefsteak), xà bong (savon), bót – bàn chải (bross), bia – lade (biere), ga lăng (galant – nịnh đầm) là những từ dùng phổ biến đến ngày nay.

 

Tưởng cũng nên nhắc lại vài hàng về lịch sử đã dẫn đến việc Việt hóa này. Năm 1884, với hòa ước Giáp thân (Patenôtre), người Pháp đặt nền đô hộ trên toàn cõi Việt Nam, trong đó Bắc kỳ và Trung kỳ là xứ bảo hộ, quyền lực của triều đình Huế vẫn còn nhưng dưới sự chỉ huy của Pháp, Nam Kỳ là xứ thuộc địa (protectorat), Pháp cai trị hoàn toàn, coi toàn bộ Nam kỳ như một tỉnh của mình. Ðó là lý do vì sao Sài Gòn và Nam kỳ có nhiều người lấy quốc tịch Pháp và lý do vì sao nhiều từ tiếng Pháp được Việt hóa như đã bàn trên đây. 

Sẽ là thiếu sót nếu nói chuyện chữ nghĩa, ngôn ngữ (nói và viết) mà không nhắc lại kỷ niệm một thời không mấy vui mà chắc chắn thế hệ 7x, 8x đến sau này, nếu nghe kể lại sẽ gọi là “chuyện hoang đường”. Chuyện là sau 1975, phong trào “Thực hiện trong sáng Việt ngữ” được phát động rầm rộ trên cả nước, từ Hán Việt được thay bằng từ thuần Việt. Rất nhiều từ, cụm từ được thay mới hoàn toàn lạ lẫm đối với dân miền Nam mà người viết không tiện viết ra, để độc giả tự tìm hiểu sẽ thú vị hơn. Bên cạnh đó, không hiểu sao có thêm một số từ mới được nghe ở các chợ trời ví dụ đồng hồ không người lái để chỉ đồng hồ automatic, cà phê cái nồi ngồi trên cái cốc để chỉ cà phê phin (café filtre). 

Qua thời gian, những từ nói trên tự động biến mất vì không thể áp đặt những tư tưởng bất cận nhân tình, những từ ngữ đã ăn sâu vào cuộc sống lên nhân dân vốn quen hưởng không khí phóng khoáng tự do nhờ hấp thụ văn hóa Ðông – Tây một thời gian dài, không thể đem văn hóa Trường Sơn áp đặt lên người dân mà level văn hóa cao hơn rất nhiều. 

Thập niên 60 thế kỷ trước, chính quyền Ðệ nhị Cộng hòa ở MNVN – có lẽ vì tự ái dân tộc – cũng đã ra sắc lệnh Việt hóa tên các cơ quan, trường học (từ tên ngoại quốc thành tên tiếng Việt). Việc này được hưởng ứng sâu rộng. Do vậy, các “trường Tây” đổi thành tên Việt. Có thể kể, ở Ðà Lạt, Lycée Yersin đổi thành Trung tâm giáo dục Hùng Vương, Domaine de Marie thành Lãnh địa Ðức Bà, ở Ðà Nẵng trường Blaise Pascal thành Trung tâm giáo dục Nguyễn Hiền. Ở Huế, trường Pellerin thành Bình Linh, Providence thành Thiên Hựu... 

Nhạc sĩ Phạm Duy trong bản “Tình ca” (bắt đầu bằng câu “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời”) có một câu để đời, như một tiên tri: “Khóc cười theo vận nước nổi trôi”. Ðúng là người Việt “khóc cười theo vận nước nổi trôi” trong suốt dọc dài lịch sử từ thời Hùng Vương cho đến . . . không biết bao giờ! Mà thôi, lịch sử có những lý lẽ riêng của nó kể cả ngôn ngữ, được dùng nhiều sẽ thành phổ thông và xã hội chấp nhận. Không khen, không chê. 

Nguyễn Hoàng Quý 

(*) Trường Jeanne d’Arc ở Huế, Regina Mundi, Regina Pacis Saigon & Domaine de Marie, Couvent des Oiseaux Dalat đều do các soeurs điều hành, có nhiều soeurs dạy ở trường, cũng như có nhiều thầy cô bên ngoài, người Việt lẫn Anh Mỹ Pháp dạy.




 



 

 

Thân chuyển một bài viết về 30/4 của một người bạn quen biến nhau trong thời điểm Hội đàm Paris 1968 – 1973, bạn Từ Thức của tôi vẫn còn “SUNG” mãn lắm!

VÀI CÂU HỎI NHỨC NHỐI, 48 NĂM SAU

 

48 năm! 

Gần một nửa thế kỷ trôi qua, vết thương vẫn chưa lành. Và chắc sẽ không bao giờ lành đối với hàng triệu gia đình, trong khi có những người khác, đứng đầu là nhà nước, có cơ hội ‘’hát trên những xác người’’ để ăn mừng chiến thắng. Có cơ hội để khoe khoang, đánh bóng quá khứ, để dân quên thực tại đất nước không có gì đáng kiêu hãnh. 

Vài câu hỏi nhức nhối nhiều người đặt ra, hay tự hỏi. 

Thứ nhất, có nên tổ chức tưởng niệm ngày 30/4, nửa thế kỷ sau?

Thứ hai, có nên tiếp tục hoạt động chống Cộng, trong khi ‘’càng chống, Cộng sản càng mạnh?’’

Thứ ba, mỗi người, dù chân yếu tay mềm, dù không phải là anh hùng, nhân sĩ, có thể làm gì, đóng góp gì cho công cuộc chung? (1) 

1. CÓ NÊN TƯỞNG NIỆM MỖI NĂM? 

Có người nghĩ nửa thế kỷ sau, có lẽ nên quên chuyện cũ, để hướng về tương lai. 

Trái lại, muốn chuẩn bị tương lai, phải ôn lại quá khứ. 

Một cộng đồng, một dân tộc không có quá khứ, sẽ không biết mình là ai, không biết phải đi ngả nào. Không có quá khứ, sẽ không có hiện tại, không có tương lai. Ôn lại quá khứ, rút tỉa những kinh nghiệm xương máu, để tìm đường đi cho mình và cho thế hệ sau. 

Tưởng niệm ngày 30 tháng Tư, để không quên hàng trăm ngàn người đã bỏ mạng trên rừng, trên đường mòn biên giới, trên biển cả với hy vọng được sống tự do. 

Quốc gia văn minh nào cũng tưởng niệm những người đã hy sinh trong các cuộc chiến tranh Đệ Nhất, Đệ Nhị Thế chiến, hay xa hơn nữa, bởi vì người chết bị quên lãng sẽ chết lần thứ hai

 Forgive, but not forget. Có thể tha thứ, không có thể quên. 

Một chữ đọc thấy trên báo Pháp rất thường: le devoir de mémoire, bổn phận phải ôn lại quá khứ.

 Người Việt có phong tục rất hay, là cúng giỗ. 

Đặt bàn thờ, hương hoa, hay cả thức ăn, không phải là dấu hiệu của mê tín dị đoan, trái lại, là một cách rất văn minh, để chứng tỏ người chết vẫn ở đâu đó, bên cạnh. Người chết không bao giờ thực sự chết.

 Ngày 30/4 là ngày giỗ của hàng triệu gia đình. 

Người ta hy vọng, nhưng chắc khó toại nguyện, trong khi hàng triệu đồng bào của mình đang khóc những người chết oan, tức tưởi, những người khác, nhất là những người cầm quyền, không nên nhẫn tâm reo hò, nhẩy múa. Đó là một thái độ man rợ nhất. 

Dù hăng say chiến thắng tới đâu, cũng nên tạm quên 1 ngày, đau thương với rất nhiều người, vẫn còn 364 ngày mỗi năm, để tha hồ reo hò, mạ lỵ, chửi rủa, đấu tố, oán thù. 

Tưởng niệm ngày 30/4: nhắc lại cho thế hệ sau những gì đã xẩy ra nửa thế kỷ trước, cho gia đình, cho cha mẹ của họ. 

Hàng triệu người đã liều mạng vượt biển, với cái hy vọng mơ hồ là trôi dạt đến một nơi nào đó có tự do.

 Bỏ nước ra đi là một chuyện kinh thiên, động địa với một dân tộc gắn liền với đất nước-đất và nước-đa số chưa hề rời làng mạc, khu phố mình đã sinh ra, lớn lên. 

Hàng trăm ngàn người bỏ mạng trên biển cả. 

Một lý do khác để tưởng niệm, đó là chống lại việc viết lại lịch sử của người Cộng sản. 

Người Cộng Sản, đã bôi nhọ những người ra đi là chạy theo Mỹ, và sau đó, khi cần tiền họ gởi về, thân ái phong cho họ là những ‘’khúc ruột ngàn dậm’’. 

Samuel Butler nói ‘’Thượng đế không thể thay đổi lịch sử, nhưng sử gia có thể làm được’’. Nhất là những ‘’sử gia’’ coi đó là nghĩa vụ, là cái cần câu kiếm ăn. 

Howard Zinn nói ‘’khi những con thỏ chưa có sử gia, lịch sử sẽ được viết bởi những người đi săn’’. 

Tưởng niệm ngày 30/4 là nhắc lại sự thực lịch sử. Sự thực về cuộc nội chiến đẫm máu, sự thực về một trong những cuộc di cư lánh nạn khủng khiếp, kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại. 

2. CÓ NÊN TIẾP TỤC TRANH ĐẤU CHO TỰ DO? 

Nhiều người tự hỏi: có nên tiếp tục tranh đấu chống Cộng hay không, bởi vì nửa thế kỷ sau, Cộng sản vẫn còn đó, hung hăng, tàn bạo? Chưa thấy một hy vọng tự do nào le lói cuối đường hầm. Điều đó khó chối cãi.  48 năm sau, xã hội VN băng hoại hơn bao giờ hết. 

Biển đảo bị chiếm đóng, môi trường bị huỷ hoại, bất công tràn lan, tham nhũng khủng khiếp, khiến người Việt, sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, ‘’tự do, dân chủ, cộng hoà, độc lập, tự do, hạnh phúc’’, chỉ hy vọng được trốn ra nước ngoài, để lấy chồng, để trồng cần sa, bán dâm, để làm nô lệ. 

Trong bối cảnh đó, người Việt hoàn toàn thụ động. 

Sau nửa thế kỷ cai trị miền Nam, 3 phần tư thế kỷ miền Bắc, Cộng Sản đã thành công trong công cuộc ‘’thụ nhân’’ (trồng người), đào tạo một thế hệ vô cảm. 

Một mặt, sự đàn áp dã man, chà đạp nhân quyền, ngồi xổm trên những quyền tự do tối thiểu của con người, chế độ đã tạo một dân tộc biết sợ. Và trên cả cái sợ, cái cùm tự kiểm duyệt, coi như đó là một nhân sinh quan, một triết lý sống. 

Mặt khác, kinh tế phát triển nhờ nhân công rẻ, ngoan ngoãn, trong một thời đại hoàn cầu hoá, nhờ hàng chục tỷ dollars của các ‘’khúc ruột ngàn dậm’’ đổ về, nhờ tiền xuất cảng lao động, xuất cảng phụ nữ, VN biến thành một xã hội tiêu thụ. 

Một số người được tiêu pha, chơi bời thả cửa, có ảo tưởng được tự do, hài lòng với thân phận của mình, chấp nhận hay ủng hộ chế độ. VN trở thành một nhà tù lộ thiên, trong đó tù nhân không muốn vượt ngục nữa (2) 

Trong bối cảnh đó, những phong trào tranh đấu cho tự do, dân chủ yếu dần. 

Trong nước, những người tranh đấu bị đàn áp dã man; 10, 15 năm tù, cái án dành cho những người cướp của giết người ở những nước bình thường, chỉ vì đã lên tiếng chống cướp nhà, cướp đất, hay đòi quyền thở, quyền sống. 

Ở đây, phải bày tỏ sự khâm phục đối với những người vô danh, hay nổi tiếng, đã can đảm tranh đấu trong hoàn cảnh khắc nghiệt, và nhất là trong sự cô đơn, giữa một biển vô cảm. 

Ở hải ngoại, phong trào cũng yếu dần, vì chia rẽ, vì bệnh cá nhân chủ nghĩa, vì cái tôi quá lớn, vì tổ chức luộm thuộm, khái niệm rất mơ hồ về dân chủ, rất mơ hồ về sự hữu hiệu của mỗi hành động. 

Nhiều người cho cảm tưởng họ chống nhau, hơn là chống Cộng. Sẵn sàng chụp mũ nhau là Cộng Sản, chỉ vì một câu nói vụng về. Đôi khi chỉ vì tỵ hiềm cá nhân, vì ganh ghét, vì độc ác. Trong khi đó, Công Sản gộc, thứ thiệt, ngang nhiên mua nhà cửa, họp hành, ra báo, lập đài phát thanh, truyền hình, lộng hành trước mắt bàn dân, thiên hạ, ngay giữa cộng đồng tỵ nạn. 

Nhiều khi những người chống Cộng hăng say chống nhau, quên cả chống Cộng. 

Quả thực là tình trạng đáng ngao ngán, khiến nhiều người muốn bỏ cuộc. 

Nhưng suy nghĩ lại, có quả thực là các hoạt động có hoàn toàn vô bổ không? 

Nếu Việt Nam chưa phải là Bắc Hàn, bởi vì CS không muốn đóng cửa để mất nguồn ngoại tệ khổng lồ, nhưng cũng bởi vì có những người kiên trì tranh đấu ở hải ngoại, tiếp tay với những người tranh đấu trong nước, lên tiếng tố cáo các chính sách đàn áp, các hành động đàn áp dã man của nhà nước. 

Cộng sản chùn tay, không phải vì muốn được kính trọng đôi chút, nhưng bởi vì còn muốn làm ăn, buôn bán với thế giới bên ngoài. 

Những hoạt động hải ngoại, dù chưa đạt kết quả mong muốn, dù có nhiều khuyết điểm, vẫn chứng tỏ có những người không bỏ cuộc, nửa thế kỷ sau ngày 30/4/75. 

Tại sao không thể bỏ cuộc lúc này. Bởi vì cuộc chiến trở thành một mặt trận văn hoá. Ai cũng nghĩ và mong có thay đổi chính trị ở VN, bởi vì một nhóm người cai trị gần 100 triệu dân, vô thời hạn, là một chuyện quái đản ở thế kỷ 21. 

Nhưng chỉ có thay đổi nếu hội đủ 2 điều kiện.

 Thứ nhất, người dân ý thức mình đang sống trong một nhà tù không tường, mặc dù được hưởng những tự do phù phiếm như ăn chơi, tiêu thụ. Thứ hai, mọi người nghĩ những thay đổi sẽ có hậu quả tốt cho chính mình, cho gia đình mình. 

Dân chủ đối với đa số vẫn còn là một ý niệm mơ hồ, nếu không phải là đề tài để nhạo báng. Đa số vẫn chưa ý thức rằng tất cả những vấn đề của VN, từ bất công khủng khiếp, tới tham nhũng kinh hoàng, giáo dục bế tắc sẽ không bao giờ giải quyết được, nếu không có một thể chế dân chủ. 

Việc thuyết phục người đồng hương là chuyện của mỗi chúng ta, mỗi ngày. 

3. MỖI NGƯỜI CÓ THỂ LÀM GÌ? 

Không phải ai cũng là anh hùng, không phải ai cũng là những nhà hoạt động, sẵn sàng hy sinh. Nhưng mọi người đều có thể đóng góp. 

Khi tôi gỉải thích cho con cháu lịch sử cận đại của VN, tôi đóng góp cho việc chống lại âm mưu viết lại lịch sử của tập đoàn cầm quyền. 

Khi tôi kể cho bạn bè trong nước những sinh hoạt dân chủ nơi tôi đang sống, tôi đóng góp vào việc phát triển ý thức, và kiến thức dân chủ. 

Khi tôi liên lạc với các giới chức, các hội đoàn nơi tôi đang sống, hay với những du khách tới VN, để nói về những vi phạm nhân quyền, tôi đóng góp vào việc cho thế giới bên ngoài biết về thực trạng VN.

 Đó chỉ là những thí dụ. Còn hàng ngàn những chuyện khác, mọi người có thể làm. Nếu một triệu người làm những việc nhỏ, kết quả sẽ rất lớn. 

Một câu nói nổi tiếng mà người ta gán cho Lão Tử: Hãy thắp một ngọn nến, còn hơn là ngồi nguyền rủa bóng tối. Đôi khi chúng ta quên cả nguyền rủa bóng tối, vì còn say sưa nguyền rủa nhau. 

Những khuyết điểm, những sai lầm của những người chống Cộng đã khiến hai chữ ‘’chống Cộng’’ mất dần ý nghĩa 

Nhiều người xa lánh, không muốn liên luỵ tới những chuyện đánh phá cá nhân, bè phái. 

Albert Camus nói cuộc đời là những cuộc tranh đấu, nếu không tranh đấu cho lẽ phải, không nổi giận trước những bất công, cuộc đời chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Nhưng Camus nói thêm: nổi loạn, hay phẫn nộ phải có đối tượng, không bao giờ mù quáng, vô vạ, miễn phí (la révolte est ciblée, jamais aveugle ni gratuite). 

Chống Cộng, nửa thế kỷ sau, không phải vì oán thù, không phải vì bị cướp nhà cướp đất, nhưng bởi vì nghĩ rằng, biết rằng chế độ Cộng Sản đưa tới bế tắc cho dân tộc. Bế tắc và diệt vong. 

Tôi chống Cộng bởi vì không muốn nước tôi không có giáo dục, chỉ có nhồi sọ; không có văn hoá, chỉ có tuyên truyền; không có quyền làm người, chỉ có quyền tuân lệnh; không có quyền suy nghĩ, chỉ có quyền ăn chơi. 

Hiểu theo nghĩa đó, chống Cộng là một nghĩa vụ trong sáng nhất, khẩn cấp nhất. Không phải là chuyện phù phiếm, vô nghĩa như nhiều người nghĩ. Có người thành thực nghĩ như vậy, có người mượn đó là một cái cớ để buông tay, hay đồng loã với cái ác, với một chế độ đặt quyền lợi đảng trên vận mệnh của cả một dân tộc. 

TỪ THỨC 

(tuthuc-paris-blog.com) 

(1) Bài này ghi lại và bổ túc bài nói chuyện trong cuộc hội luận ngày 29/4/2023 do Cộng Đồng Người Việt Quốc gia Tư Do tổ chức, tại Paris, Pháp. 

(2) Xin đọc thêm, trên tuthuc-paris-blog.com: 1. Tại sao vẫn chưa có thay đổi gì ở VN, gần nửa thế kỷ    sau? 2. Huxley, Orwell, Ionesco: Mô hình nào cho Việt Nam?