Thursday, October 13, 2022

 

Xin chuyển đến Quý vị một bài viết ngắn của đại huynh, BS Nguyễn Thượng Vũ, SJ nhằm để trả lời một “vi hữu” trên diển đàn, vài suy nghĩ ngắn gọn và chính xác …về Phật giáo. Xin mạo muội nói theo kiểu “nhà quê” của người viết là: Phật không có đẳng cấp hay thứ bậc. Phật chỉ là Một và là Một thôi. 

Phật & Phật học - Tịnh Độ & Phật A Di Đà 

Thưa quý vị, 

Những lời giảng  của các vị thức giả trong diễn đàn này làm tôi hoang mang rất nhiều. 

Tôi nghĩ Phật Giáo trong thế kỷ VI trước Công Nguyên, do Đức Thích Ca Mâu Ni sáng lập sau khi Ngài thành đạo, nó giản dị chứ không rắc rối, khúc triết như vậy. 

Ngài khuyên chúng ta tĩnh tâm, bác bỏ các lòng tham, các ganh ghét, ăn ở bao dung, giúp đỡ kẻ nghèo, người tàn tật. 

Sau này, các đệ tử của Ngài muốn bành trướng tôn giáo lên, muốn có thêm môn đồ trong dân chúng Ấn Độ đang theo Hinduism, theo Brahma, Vishnu, Shiva từ ngàn năm trước đó, nên các đệ tử, các đồ tôn của Ngài mang vào Pantheon Phật Giáo những vị thần của Ấn Độ Giáo, vào trong hàng ngũ cả ngàn các vị Phật, các vị Bồ Tát, A La Hán của Phật giáo. 

Tôi rất hoang mang khi chúng ta đi vào các bàn cãi ngoài các lời dạy nguyên thủy của Đức Phật, mà lại có những những dẫn giải” bên lề” mà người  thế hệ sau tu bổ thêm, sơn phét thêm vào. 

Tôi hoang mang khi thấy các thức giả phật giáo nhiều thế kỷ sau, phân loại ra nhiều cấp đẳng của Phật như Phật Toàn Giác, Phật Độc Giác và Phật A La Hán. 

Phật A La Hán (Arahat) là một quan niệm hoàn toàn của Phật Giáo Nguyên Thủy, đối với Mahayana thì Bồ Tát cũng như A La Hán là các thánh nhân có thể thành phật mà lựa chọn chưa thành mà thôi. 

Thật tình ra, Phật nào đẳng cấp cao, Phật nào của Thiền Tông hay Nguyên Thủy cũng là Phật. 

Một học giả trong email trước có viết là Phật nào cũng là Phật, cũng là Một cả. 

Tôi rất đồng ý và rất hoan hỷ. 

“The differentiation between different grades of Buddhas is

 immaterial and rather esoteric and elitist”. 

Đạo Phật là một tôn giáo bình dân, Đức Thích Ca Mâu Ni muốn mở một con đường giải thoát tâm hồn cho dân chúng Ấn Độ.

 Ngài biết rằng 99% người Ấn Độ thời đó mù chữ, ngài muốn Phật Giáo phải đi thẳng vào tim con người , chứ không dùng Trí Tuệ cao siêu để phân tích mới hiểu được. 

Tôi đã có dịp ngồi thiền  và tụng kinh mấy lần và đi vòng Circumambulation mấy trăm lần vòng quanh cây Bồ Đề mả trên 2600 năm trước Đức Phật đã thành đao, tại Bồ Đề Đạo Tràng gân Varanasi bên sông Hằng.

 Các người niệm Phật bên cạnh tôi  dưới lá Bồ Đề trong thời gian đó toàn là những người thuộc giai cấp nghèo của xã hội Ấn Độ, họ đến với Đức Phật với lòng thành của họ, tôi trông thấy họ rất bình thản khi niệm Phật dưới cây Bồ Đề. 

Khi họ thấy tôi ngồi tụng kinh lâu mà không đứng dậy ra ăn, thì họ lấy trong túi ra thức ăn Ấn Độ chia sẻ cho tôi ăn. 

Tôi hoan hỷ ăn chung cơm của họ, không hề sợ dơ bẩn hay thiếu vệ sinh. 

Và tôi cảm thấy gần gũi họ hơn nhiều. 

Một vài lời mạo muội, ngông cuồng, xin vui lòng tha thứ. 

Nay Kính,

 Nguyễn Thượng Vũ

 



 


No comments:

Post a Comment