Sunday, October 9, 2022

 

Ngày Dân Tộc Bản Địa – Indigenous Peoples Day


Trên thế giới, ước tính có khoảng 476 triệu dân tộc bản địa sống trên 90 quốc gia. Họ chiếm ít hơn 5% dân số thế giới, nhưng là thành phần nghèo nhứt chiếm 15% trên tổng dân số nghèo trên thế giới. Họ nói phần lớn trong số 7.000 ngôn ngữ ước tính của thế giới và đại diện cho 5.000 nền văn hóa khác nhau.

Các dân tộc bản địa là những người kế thừa và thực hành những nền văn hóa độc đáo và những cách thức liên hệ với con người và môi trường. Họ đã giữ lại những đặc điểm xã hội, văn hóa, kinh tế và chính trị nguyên thủy của từng dân tộc, khác biệt với những đặc điểm của các xã hội đang thống trị mà họ đang sống chung. Bất chấp sự khác biệt về văn hóa, các dân tộc bản địa từ khắp nơi trên thế giới đều chia xẻ những vấn đề chung liên quan đến việc bảo vệ quyền của họ với tư cách là những dân tộc riêng biệt.

Trong vài thập niên vừa qua, các dân tộc bản địa không ngừng tranh đấu hầu mong có được sự công nhận về danh tính, cách sống và quyền của họ đối với các vùng đất, lãnh thổ và tài nguyên thiên nhiên truyền thống của tổ tiên của họ.

Tuy nhiên, trong suốt dòng lịch sử của thế giới, quyền của họ đã bị vi phạm. Các dân tộc bản địa ngày nay, được cho là một trong những nhóm người bị thiệt thòi và dễ bị tổn thương nhất trên thế giới. Hiện nay, cộng đồng quốc tế công nhận rằng cần phải có các biện pháp hay chính sách đặc biệt để bảo vệ các quyền của họ và duy trì các nền văn hóa và lối sống riêng biệt của họ.

Để nâng cao nhận thức về nhu cầu của các nhóm dân cư này, ngày 9 tháng 8 hàng năm là ngày kỷ niệm Ngày Quốc tế Các Dân tộc Bản địa Thế giới - International Day of the World’s Indigenous Peoples, được chọn để ghi nhận cuộc họp đầu tiên của Nhóm Công tác Liên Hợp Quốc về Dân số Bản địa - UN Working Group on Indigenous Populations đã được tổ chức tại Geneva vào năm 1982.

Liên Hiệp Quốc bảo vệ quyền của dân tộc bản địa như thế nào?

Theo nghị quyết 49/2014 ngày 23 tháng 12 năm 1994, Đại hội đồng LHQ đã quyết định rằng Ngày Quốc tế của các dân tộc bản địa trên thế giới sẽ được tổ chức vào ngày 9 tháng 8 hàng năm. Ngày này đánh dấu ngày diễn ra cuộc họp đầu tiên vào năm 1982 của Nhóm công tác LHQ về Dân tộc bản địa của Tiểu ban Thúc đẩy và Bảo vệ Quyền con người - UN Working Group on Indigenous Populations of the Sub-Commission on the Promotion and Protection of Human Rights.

Theo yêu cầu trong tài liệu kết quả của Hội nghị Thế giới 2014 về Dân tộc bản địa, Kế hoạch Hành động Toàn hệ thống của Liên hợp quốc về quyền của người bản địa – 2014 World Conference on Indigenous Peoples, a UN System-Wide Action Plan đã được Nhóm Hỗ trợ liên cơ quan về các vấn đề bản địa xây dựng vào năm 2015, với sự tham vấn của người bản địa, các Thành viên Liên hợp quốc Các quốc gia, các cơ quan của Liên hợp quốc và các bên liên quan khác.

Kế hoạch nầy nhằm mục đích đảm bảo một cách tiếp cận nhất quán hầu đạt được các mục tiêu của Tuyên bố Liên hợp quốc về Quyền của Người bản địa, bao gồm việc thông qua hỗ trợ được cải thiện cho các Quốc gia Thành viên và người dân bản địa.

Về các sự kiện đặc biệt liên quan đến các dân tộc bản địa, năm 1990, Đại hội đồng LHQ đã tuyên bố năm 1993 là Năm quốc tế của các dân tộc bản địa trên thế giới (A / RES / 45/164 A / RES / 47/75). Sau đó, Đại hội đồng đã thành lập hai Thập kỷ quốc tế về các dân tộc bản địa trên thế giới - International Decades of the World's Indigenous Peoples: gồm thập kỷ đầu tiên 1995 - 2004 (nghị quyết 48/163) và thập kỷ thứ hai 2005 - 2014 (nghị quyết 59/174), nhắm vào mục tiêu tăng cường hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề. người dân bản địa phải đối mặt trong các lĩnh vực như nhân quyền, môi trường, phát triển, giáo dục, y tế, phát triển kinh tế và xã hội.

Và năm 2022 đánh dấu sự khởi đầu của một thập kỷ mới đối với cộng đồng bản địa: lễ kỷ niệm Thập kỷ ngôn ngữ bản địa 2022 – 2032 - Decade of Indigenous Languages 2022 – 2032, một cánh cửa đã được mở trước đó vào năm 2019 với lễ kỷ niệm Năm ngôn ngữ bản địa quốc tế.

Dân tộc bản địa dưới góc nhìn của Hoa Kỳ

Đới với người Mỹ, sự khác biệt giữa người bản xứ và người bản địa theo định nghĩa hơi khác với quan điểm của thế giới. Họ cho rằng danh từ người bản địa dùng để chỉ một nhóm người ở một địa phương hay vùng nào đó trên đất HK có chung bản sắc dân tộc, chẳng hạn như “Navajo” hoặc “Sami”. Người Mỹ bản địa và người Mỹ da đỏ (Native American and American Indian) là những thuật ngữ được xử dụng để chỉ các dân tộc sống trong các khu vực ngày nay là Hoa Kỳ trước khi tiếp xúc với châu Âu.

Tại sao người bản xứ (natives) tự gọi mình là người da đỏ (Indians)?

Thuật ngữ "Người da đỏ", dùng để chỉ những cư dân nguyên thủy của lục địa Châu Mỹ, được cho là bắt nguồn từ Christopher Columbus, một thuyền nhân thế kỷ 15. Một số người nói rằng Ông xử dụng thuật ngữ này vì Ông tin rằng Ông ta đã đến "Ấn Độ" (Châu Á), điểm đến dự định của Ông trên chiếc tàu đi tìm quốc gia Ấn Độ - India!

Tại sao Ngày Dân tộc bản địa - Indigenous Peoples Day được thiết lập?

Ngày Dân tộc bản địa được tổ chức ở Berkeley, CA, vào năm 1992, trùng với kỷ niệm 500 năm ngày Columbus đến châu Mỹ vào ngày 12 tháng 10 năm 1492. Hai năm sau đó, tại Santa Cruz, CA, đã tổ chức ngày lễ. Bắt đầu từ năm 2014, nhiều thành phố và tiểu bang khác đã áp dụng ngày lễ này.

Chính phủ liên bang có công nhận Ngày nầy không?

Ngày được chỉ định là một ngày lễ quốc gia vào năm 1971, chính phủ tuyên bố đây là một ngày lễ liên bang được tổ chức vào ngày thứ Hai thứ hai của mỗi tháng 10.

Và ngày 11 tháng 10 năm 2021 JOSEPH R. BIDEN JR., Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, công bố là Ngày của Dân tộc bản địa. Trong nghị định chính thức, Ông kêu gọi người dân Mỹ quan sát ngày này với các nghi lễ và hoạt động thích hợp. Ông cũng ra quyết định rằng lá cờ của Hoa Kỳ sẽ được treo trên tất cả các tòa nhà công cộng vào ngày được chỉ định trên để tôn vinh lịch sử đa dạng của chúng ta và các dân tộc bản địa, những người góp phần hình thành Quốc gia này.

Trở về Việt Nam

Việt Nam có 54 Dân tộc Bản địa được mang tên Dân tộc Thiểu số hay Người Thượng sống rải rác từ Bắc chí Nam. Trước kia, họ sống hoàn toàn biệt lập, cách xa người Việt, chiếm khoảng 86% trên tổng dân số (hiện tại CSBV gọi là “dân tộc Kinh” hoàn toàn vô nghĩa, và phủ nhận lịch sử dân tộc Việt).

Nếu chia các dân tộc thiểu số theo ngôn ngữ thì chỉ còn lại 8 nhóm. Các dân tộc thiểu số đông dân nhất: Tày, Thái (Chữ Thái Đen), Mường, Khmer, Hoa, Nùng, H'Mông, Dao, Người Jrai (Gia Rai), Ê Đê, Ba Na, Chăm, Sán Dìu, Ra Glai... Đa số các dân tộc này sống ở miền núi và vùng sâu vùng xa ở miền Bắc, Tây Nguyên, miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Cuối cùng là các dân tộc Brâu, Ơ Đu và Rơ Măm chỉ có trên 300 người.

Nhân Ngày Dân tộc Bản địa, người viết muốn đưa ra một cảnh báo rất quan trọng về âm mưu của CSBV qua sự “chỉ đạo” của TC là “mượn danh nghĩa Dân tộc Bản địa” để
“xé” Đất và Nước Việt Nam thành nhiều mảnh, chia thành nhiều “khu tự trị” để khai thác.
Xin chia xẻ trường hợp của dân tộc Chàm để thẩm thấu rõ hơn nhận định nêu trên:

“…Một tổ chức tên The Overseas Cham Unity Organization (OCUO) cũng đang xúc tiến đưa hồ sơ lên LHQ và Thụy Điển để ghi danh xin thành lập Chính phủ lưu vong Chăm (The Cham National Government In Exile). Chính phủ nầy sẽ ở ngoài lãnh thổ truyền thống của Champa là miền Trung Việt Nam, mục đích nhằm duy trì sự hiện hữu của chính phủ hoàng gia Champa trước đây. Cũng theo dự định, chính phủ nầy sẽ phác thảo bản hiến pháp và triệu tập Đại hội để bầu ra Thủ tướng và các Bộ trưởng vào nội các”. Qua các tin tức trên, chúng ta thấy rõ ràng là phải có bàn tay lông lá của TC mới thực hiện được những dự tính thành lập chính phủ lưu vong của người Chăm. Theo một nguồn tin đáng tin cậy, chính phủ lưu vong ban đầu sẽ đặt trụ sở tại đảo Hải Nam (TC), nơi có một cộng đồng thiểu số người Chăm nay gọi là Utsat cư ngụ. Cộng đồng người Chăm nầy theo sử liệu đã sang tị nạn và định cư tại đây vào thời Lưu Kỳ Tông, một ông vua tiếm ngôi không phải gốc Chăm đã có một thời áp dụng chính sách cai trị hà khắc với dân tộc Chăm năm 988”.

Chỉ nội việc biến tên gọi người Việt thành…”Dân tộc Kinh” là một âm mưu của CSBV mập mờ đánh lận con đen để dễ dàng được/bị Hán hóa. Vì sao?

Vì ở biên giới phía Bắc Việt Nam hiện có một dân tộc tên gọi là Dân tộc King, ước tính độ 5 triệu người sống rải rác ở phía Bắc Việt Nam như Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh và chạy dài đến Quảng Châu (TC). Họ nói tiếng thổ âm có pha trộn tiếng Việt.



Phải chăng, trong một ngày “đẹp nắng” nào đó, TC và VC nhìn dãy đất phía Nam Tàu gồm có hơn 86% dân số là người dân tộc King – Kinh…thì kết luận đây là một tỉnh của Tàu thôi!

Chúng ta cần nên cảnh giác về điều nầy vì đây là sự thật có thể xảy ra, chứ không là thuyết âm mưu. Rất nhiều chỉ dấu đã thể hiện cho biết qua việc thành lập các khu công kỹ nghệ tự trị nhằm triệt để khai thác tài nguyên ở Việt Nam, nhưng thực sự mang mầm móng thành lập những quốc gia “nhỏ” tự trị (dưới ảnh hưởng của TC) như:

·       Việc khai thác Bauxite ở Tân Rai, Bảo Lộc và Nhân Cơ, Đắk Nông từ năm 2008, và hệ lụy cho đến hôm nay không kể việc thua lỗ, mà phải kể đến sự hiện diện trên 20.000 công nhân (?) Tàu cùng 3000 trẻ em qua các cuộc hôn nhân dị chủng, mà CS bị bắt buộc xây dựng trường ốc cho chúng học…tiếng Tàu;

·       Việc khai thác gang thép của Cty Gang thép Formosa Hưng Nghiệp, Vũng Áng, Hà Tĩnh vào năm 2016 đã tiêu diệt nguồn cá ở suốt 4 tỉnh miền Trung;

·       Và còn nhiều nữa, như việc xây dựng khu tự trị dọc the oven biển từ Bắc chí Nam thậm chí đến tận đảo Phú Quốc như: Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải (Hải Phòng), -  Khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa);- Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An (Nghệ An); - Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh);- Khu kinh tế Hòn La (Quảng Bình); - Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô (Thừa Thiên Huế);- Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam); - Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi); - Khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định); - Khu kinh tế Nam Phú Yên (Phú Yên);- Khu kinh tế Vân Phong (Khánh Hòa); - Khu kinh tế Phú Quốc (Kiên Giang);- Khu kinh tế Định An (Trà Vinh);- Khu kinh tế Năm Căn (Cà Mau); - Khu kinh tế ven biển Quảng Yên (Quảng Ninh);- Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị (Quảng Trị);- Khu kinh tế ven biển Thái Bình (Thái Bình);- Khu kinh tế Ninh Cơ (Nam Định) …

Tương lai Việt Nam sẽ đi về đâu tùy thuộc vào sức bật của

thế hệ trẻ Việt Nam hiện tại.

Mong lắm thay!

 

Mai Thanh Truyết

Ngày Dân tộc Bản địa 11/10/2022

 


No comments:

Post a Comment