Suy
nghĩ về một chính sách giáo dục mới:
Giáo dục
nhị thể (Dual education)
Some
thoughts on a new strategy for education: Dual education
Efforts have been made right in the elementary, secondary and later higher education to provide students with apprenticeships along with academic studies. The results have been good as the statistics showed. In Vietnam, under the Republic of Vietnam, the Cao Thang School followed this model of education and got good results, as they did apprenticeships at such firms as Ba Son, Caric (a ship builder) and other places. After finishing their programs at Cao Thang School, they could be accepted into the Phu Tho National Centre for Technology in Phu Tho, near Saigon (engineering degrees of various branches).
***
Trong
giai đoạn kinh tế toàn cầu đang suy trầm hiện tại, vấn đề giải quyết lao động
và công ăn việc làm một vấn đề cốt lõi cho việc phát triển quốc gia, đặc biệt đối
với số lượng đông đảo của các tân khoa tốt nghiệp hằng năm. Đây là một thách thức
lớn và hướng giải quyết của từng quốc gia sẽ định mức lại sức tăng trưởng xã hội
của quốc gia đó. Hiện tại Hoa Kỳ vẫn
lúng túng trong việc sắp xếp "việc làm" cho những sinh viên tốt nghiệp
hằng năm. Và năm 2016 số tân khoa ra trường không kiếm được việc làm đã quá ngưỡng
cửa 35%.
Riêng
tại Đức tỷ lệ sinh viên mới ra trường không tìm được việc làm chỉ giao động
trên dưới 8% hằng năm.
Chính sách Giáo dục nhị thể
Trong
một cuộc họp gần đây, Ursula Von Der Leyen, Bộ trưởng Lao động Đức công bố trước
các thành viên của Liên hiệp Âu Châu (European Union) về tình trạng thất nghiệp
ở xứ này, đặc biệt đối với giới trẻ là nhờ hệ thống giáo dục nhị thể. Có ba quốc
gia Âu Châu thành công trong chính sách này là Đức, Áo và Thuỵ Sĩ.
Dĩ
nhiên chu kỳ học tập cho hệ thống này dài hơn lề lối học tập cổ điển, vì sinh
viên phải tạm nghỉ học lý thuyết một thời gian để đi tập sự trong khi vừa học
được kinh nghiệm chuyên môn và giải quyết được tình trạng tài chánh trong thời
gian học.
Với
chính sách chuyên chính vô sản hiện tại, có thể nói chính sách giáo dục Việt
Nam hoàn toàn đi đến bế tắc. Số trường đại học, cao đẳng tăng gấp vài chục lần
so với miền Nam trước đây. Nhưng đó chỉ là số lượng, thật sự về phẩm chất, chương
trình và đạo đức giáo dục băng hoại làm cho tuổi trẻ Việt Nam ngày nay không
còn định hướng về quốc gia và dân tộc.
· Nền
giáo dục Việt Nam phải là một nền giáo dục nhân bản, tôn trọng giá trị thiêng
liêng của con người,lấy chính con người làm cứu cánh, và như vậy nhằm mục đích
phát triển toàn diện con người;
· Nền
giáo dục Việt Nam phải là một nền giáo dục dân tộc, tôn trọng giá trị truyền thống,
mật thiết liên quan đến những cảnh huống sinh hoạt như gia đình, nghề nghiệp, đất
nước và bảo đảm hữu hiệu cho sự sinh tồn và phát triển của quốc gia;
· Nền
giáo dục việt Nam phải có tính cách khai phóng, tôn trọng tinh thần khoa học,
phát huy tinh thần dân chủ xã hội, thâu thập tinh hoa các nền văn hóa thế giới.
Đến
năm 1970, trong thời điểm của Đệ nhị Cộng hòa, có thêm một nguyên tắc khác được
đem vào làm chuẩn cho nền giáo dục miền Nam. Đó là lấy sự tôn trọng tinh thần
khoa học, như các quốc gia tân tiến trên thế giới, làm nền tảng cho mọi sự tiến
bộ giáo dục tại Việt Nam.
Từ đó,
giáo dục miền Nam đã có những bước đi vững chắc trên mền tảng của Nhân bản-Dân
tộc-Khai phóng-Khoa học. Đây chính là kim chỉ nam làm cho nền giáo dục miền Nam
liên tục tiến bộ nâng cao phẩm chất giáo dục quốc gia, và tạo điều kiện cho học
sinh, sinh viên miền Nam trở thành những thành viên ưu tú của đất nước trong suốt
thời kỳ 1958-1975. Một điểm cần ghi nhận nơi đây là sinh viên tốt nghiệp Tú tài
II ở miền Nam đều được xem như bằng phổ thông tương đương mỗi khi đi du học
sang các quốc gia Âu châu hay Hoa Kỳ, Úc , Tân Tây Lan v.v… Còn các sinh viên
đã tốt nghiệp Đại học đều được ghi danh vào các lớp hậu đại học ở những nước kể
trên.
Chúng ta còn nhớ trường Trung học Kỹ thuật Cao Thắng,được thành lập qua sắc lệnh của Tổng thống VNCH ngày 29/6/1956, tọa lạc tại đường Huỳnh Thúc Kháng, Sài Gòn, trong đó học sinh được học ngoài chương trình phổ thông còn rất nhiều giờ dành cho việc học nghề: tiện, máy móc, hàn xì….Và hằng năm học sinh được gởi đi thực tập ở xưởng Ba Son, hảng đóng tàu Caric, nhà máy đường Khánh Hội, và một số hãng dệt khác.
Qua việc đào tạo trên, học sinh tốt nghiệp trung học nơi đây khi thi đậu vào Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ thường hội nhập và thu thập nhanh hơn các học sinh phổ thông. Họ là những kỹ sư giỏi của trường.
Vào cuối
thập niên 1960, trường Kiểu mẫu Thủ Đức cũng đã được thành lập dưới sự bảo trợ
tài chánh và kỹ thuật của USAID, Hoa Kỳ. Giảng viên phần lớn được huấn luyện ở
Hoa Kỳ. Rất nhiều ngành nghề mới được giảng
dạy và đào tạo nơi ngôi trường này.
Việt Nam Cộng Hòa còn có thêm hệ thống giáo dục tổng hợp:
Trung học tổng hợp: Chương trình giáo dục trung học tổng hợp (comprehensive high school) là một chương trình giáo dục thực tiễn phát sinh từ quan niệm giáo dục của triết gia John Dewey, sau này được nhà giáo dục người Mỹ là James B. Connant hệ thống hóa và đem áp dụng cho các trường trung học Hoa Kỳ.
Trước
đây, Việt Nam có ba trường trung học cùng mang tên Kiểu Mẫu. Cả ba trường đều trực thuộc Đại học Sư phạm tại
địa phương chứ không do Ty Giáo dục quản lý như hầu hết các trường trung học
khác.
· Triết
lý giáo dục của trường Trung học Kiểu Mẫu dựa trên 3 nguyên tắc và 4 phương thức.
3 nguyên tắc: nhân bản, dân tộc, khai phóng. 4 phương thức: toàn diện, thích
nghi, thực dụng, tân tiến.
· Đường
lối giảng dạy mà Trung học Kiểu Mẫu chủ trương và áp dụng là chú trọng việc hướng
dẫn từng cá nhân.
· Giáo dục trung học tổng hợp chú trọng đến khía cạnh thực tiễn và hướng nghiệp, đặt nặng vào các môn tư vấn, kinh tế gia đình, kinh doanh, công-kỹ nghệ, v.v… nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức thực tiễn, giúp họ có thể mưu sinh sau khi rời trường trung học. Ở từng địa phương, phụ huynh học sinh và các nhà giáo có thể đề nghị những môn học đặc thù khả dĩ có thể đem ra ứng dụng ở nơi mình sinh sống.
Dưới thời Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa chính phủ cho thử nghiệm chương trình trung học tổng hợp, nhập đệ nhất và đệ nhị cấp lại với nhau. Học trình này được áp dụng đầu tiên tại Trường Trung học Kiểu mẫu Huế (1965), Thủ Đức và Cần Thơ (1968), sau đó mở rộng cho một số trường như Nguyễn An Ninh (cho nam sinh; 93 đường Trần Nhân Tông, Quận 10) và Sương Nguyệt Ánh (cho nữ sinh; góc đường Bà Hạt và Vĩnh Viễn, gần chùa Ấn Quang) ở Sài Gòn, và Chưởng Binh Lễ ở Long Xuyên. (trích trên mạng điện tử).
Trường Trung học Kiểu Mẫu Thủ Đức tọa lạc trên một quả đồi thuộc xã Linh Xuân Thôn, quận Thủ Đức, tỉnh Gia Định, trường Đại học Sư phạm Sài Gòn và Trung học Kiểu Mẫu Thủ Đức được xây dựng trong khuôn viên 5.107m2 theo đồ án cũng của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.
Trường Trung học Kiểu Mẫu Thủ Đức được thành lập
theo nghị định 840GP/CP/NĐ, khai giảng niên khóa đầu tiên vào ngày 11-10-1965 với
8 lớp (cũng gồm 4 lớp đệ thất và 4 lớp đệ lục), 280 học sinh, do nhà giáo Dương
Thiệu Tống làm Hiệu trưởng.
Đây là
một đóng góp không nhỏ vào việc phát triển quốc gia. Chính vì vậy lợi tức trên
mỗi đầu người của miền Nam năm 1960 là $223 Mỹ kim/người, so với Nam Hàn là
$55, Thái Lan $101, Trung Cộng $92, Ấn Độ $84, và CS Bắc Việt $73.
Từ những con số vô tình trên, chúng ta có thể kết luận là CS Bắc Việt đã đưa đất nước vào tận cùng của sự nghèo đói, ngoài sự thành công "vĩ đại" của họ trong quản lý kinh tế là đem lại hằng tỷ tỷ đô la cho những nhóm "lợi ích kinh tế" mà những người lãnh đạo chốt bu của đảng chính là những chủ nhân ông của các tài sản kếch xù trên.
Tương lai Việt Nam đi về đâu?
Tất cả chúng ta có lẽ đều hướng về thế hệ trẻ, tương lai của dân tộc. Trên 60% tuổi trẻ hiện tại đều sinh sau ăm 1975. Nhưng, qua tìm hiểu, học hỏi họ đã thấy được cả hai nền giáo dục trước và sau năm lịch sử dân tộc đó.
Vì vậy, câu hỏi trên xin dành cho tuổi trẻ Việt Nam hôm nay, những người sẽ mang lại lá cờ đào tự do, dân chủ cho Đất và Nước.
Mai
Thanh Truyết
Hội
Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam
Vietnamese
American Science & Technology Society (VASTS)
No comments:
Post a Comment