Wabi sabi – Triết Lý Của Sự Bất
Toàn
Knowing
yourself is the beginning of all wisdom –
Biết
chính mình là điều khởi đầu cho trí tuệ.
Aristotle
Kính dâng và tưởng nhớ GS Nguyễn Văn Trường, người luôn luôn tôn trọng và chấp nhận tất cả những bất toàn trong cuộc sống của người viết…
Wabi sabi là một
triết lý thẩm mỹ cổ xưa bắt nguồn từ Thiền tông, đặc biệt là trà đạo,
một nghi lễ thuần khiết và đơn giản, trong đó các bậc thầy được đánh giá cao cái
chén được làm thủ công và hình dạng bất thường, với men không đồng đều, vết nứt,
và vẻ đẹp hư hỏng trong sự không hoàn hảo có chủ ý của của người tạo ra cái
chén.
Triết lý Nhật Bản tôn vinh vẻ
đẹp trong những gì là tự nhiên, sai sót và tất cả những gì không hoàn chỉnh.
Các chén cổ trong phòng khách
của bạn được đánh giá cao vì những vết nứt và sứt mẻ của nó?
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta học cách “phát giải thưởng”
những bất toàn, vết nứt trong lòng và những khiếm khuyết trong cuộc sống lộn xộn
của chúng ta?
1-
Khái niệm về Wabi-Sabi - Tại sao sự hoàn hảo
là mục tiêu sai lầm
Wabi-Sabi (侘 寂) là một thuật ngữ Nhật Bản có thể hiểu là sự chấp nhận tính
phù du (transience) và sự không hoàn hảo. Đây là một phong cách sống
giúp chúng ta cảm nhận và trân trọng vẻ đẹp của những thứ không hoàn hảo, không
vĩnh viễn, không trọn vẹn và từ những thứ khiếm khuyết nầy, một thứ tưởng chừng
vô dụng, xấu xí lại có vẻ đẹp tiềm ẩn đến bất ngờ.
Nếu sự luôn đổi mới là trò chơi của suốt cuộc đời bạn, việc theo đuổi sự hoàn hảo không phải là cách để
đạt được điều đó. Chúng ta hãy xem xét vẻ đẹp của một cái chén bị móp méo rồi từ đó chúng ta sẽ nghiệm
ra…cái đẹp!
Khi con người chúng ta nhận định
những “cái nhứt” như: cà phê tốt nhứt, xe tốt nhứt, điện thoại tốt nhứt,
ứng dụng tốt nhứt, trường học tốt nhứt, bác sĩ giỏi nhứt, đầu bếp giỏi nhứt,
công ty tốt nhứt, CEO giỏi nhứt, lực sĩ giỏi nhứt, huấn luyện viên giỏi nhứt,
các nhà thiết kế tốt nhứt, diễn viên xuất sắc nhứt, phim hay nhứt, trang phục đẹp
nhứt, nhà thiết kế tốt nhứt của trang phục đẹp nhứt, đạo diễn xuất sắc nhứt của
những nữ diễn viên xuất sắc nhứt mặc trang phục đẹp nhứt và danh mục bắt mắt nhứt.v.v…
Để làm nổi bật sự ngưỡng mộ của
chúng ta về các sự “nhứt” trên, chúng ta tạo ra danh sách, viết lên banner và làm
các nghi lễ để tưởng thưởng. v.v… như: trải thảm đỏ, chuẩn bị giải thưởng và
danh hiệu sáng bóng, làm giấy chứng nhận.
Thực
sự, những cái nhứt trên đã là “nhứt” chưa?
Do đó, sẽ còn những cái nhứt
tiếp theo khi có sự đổi mới do con người tạo ra.
Tuy nhiên, nơi hoàn hảo nhứt đối
với sự đổi mới là gì?
Trong một thế giới hoàn hảo,
những ý tưởng hay nhứt sẽ thu hút những người tốt nhứt. Nhưng, trong thực tế, chúng ta hiếm
khi nghĩ đến những ý tưởng tốt nhứt đưa ta đến thành công. Thường
xuyên hơn, sự đổi mới bắt đầu với những ý tưởng không hoàn hảo được kết hợp với
nhau bởi một nhóm ý tưởng không giống nhau và đồng dạng. Tất cả có thể đưa đến
cơ hội không hoàn hảo!
Nếu chúng ta có một ý tưởng
tuyệt vời – nhưng cần phải mất một thập kỷ để ý tưởng đó được chú ý đến. Đó là
không hoàn hảo. Đổi mới không phải là một khoa học hoàn hảo và do đó không nên
được thực hiện để hành động như thể nó là hoàn hảo.
Chúng ta cần các số liệu mới,
các quy trình mới và các ưu đãi mới để khuyến khích việc theo đuổi và công nhận
sự không hoàn hảo của cuộc sống thực tế. Nhưng trước khi chúng ta bắt đầu xây dựng
các căn bản hạ tầng để hỗ trợ sự đổi mới, trước hết chúng ta phải thay đổi thế giới quan
của mình. Chúng ta không chỉ phải thay đổi
cách chúng ta nghĩ, mà là những gì chúng ta tin. Chúng ta phải học
cách chấp nhận sự không hoàn hảo như một tài sản trong quá trình đổi mới trong
ta.
2-
Vài ý nghĩa của Wabi-sabi
Lối
sống wabi sabi là gì?
Nguồn gốc của wabi-sabi xuất
phát từ Thiền tông, có nghĩa là có một khía cạnh tâm linh quan trọng đối với
nó. Wabi xuất phát từ gốc "wa" có nghĩa là hòa hợp, hòa bình,
yên bình và cân bằng. Sabi có nghĩa là "sự nở rộ của thời gian".
Nghệ
thuật nhiếp ảnh Wabi-sabi là gì?
Wabi-sabi
dành cho nhiếp ảnh gia. ... Đơn giản chỉ cần đặt: "Wabi-sabi" là thẩm mỹ
Nhật Bản Zen về vẻ đẹp của sự không hoàn hảo, vô thường, và tự nhiên”.
Nếu bạn có một chiếc quần jean yêu thích đã “dính” vào cơ thể của bạn trong những
năm dài đằng đẵng, đó là "wabi-sabi".
Thẩm
mỹ Nhật Bản là gì?
Thẩm mỹ Nhật Bản là một tập hợp
các lý tưởng cổ xưa bao gồm wabi (vẻ đẹp thoáng qua và rõ rệt), sabi
(vẻ đẹp của sự tự nhiên và thời gian), và yūgen (ân sủng sâu sắc và tinh tế).
Những ý tưởng này, và những ý tưởng khác, nhấn mạnh đến nhiều tiêu chuẩn văn
hóa và thẩm mỹ của Nhật Bản về những gì được coi là trang nhã và ôn nhu.
Phong
cách Wabi-sabi là gì?
Trong tính thẩm mỹ truyền thống
của Nhật Bản, wabi-sabi (侘 寂) là
quan điểm của thế giới tập trung vào việc chấp nhận sự thoáng qua và không hoàn
hảo. Thẩm
mỹ đôi khi được mô tả là một trong những vẻ đẹp "không hoàn hảo, vô thường
và không đầy đủ".
3-
Hãy rời xa "hoàn hảo"
Các bạn hình dung trong một thời
điểm nào đó, khi con cái của bạn còn trong thời kỳ tuổi thơ, chập chững trong
các lớp thời tiểu học. Mỗi lần tan trường về, chúng lượm những lá cây khô, một
vài hòn sỏi có góc cạnh “đẹp đẹp”. Đối với chúng, những vật thể trên rất quý
giá, được chúng nâng niu, ít nhứt là trong một khoảnh khắc nào đó. Từ đó, bạn
có thể nghĩ là, đó là những kho báu của chúng qua những kết cấu, hình dạng và
màu sắc đặc biệt của các vật thể trên, mỗi thứ độc đáo mỗi vẽ. Vì vậy, điều kỳ
diệu chỉ là cung cách chúng đang có, chỉ vậy thôi!
Trong cuộc sống và văn hóa Nhựt,
"sự đơn giản"
thường là hình thức bề ngoài cho một cuộc sống đã được tổ chức tỉ mỉ, tính toán
cho sự hoàn hảo. Người Nhựt thường được dạy từ nhỏ trong gia
đình, là cố gắng tối đa để làm cho tốt nhất, sáng nhất, và phi thường nhất.
Nhưng cái gì có thể nguyên thủy
đơn giản hơn là chấp nhận? (But what could be more
radically simple than acceptance?)
·
Wabi-Sabi chào mừng bạn đang chia sẻ một ấm
trà với bạn bè. Nó đang chuẩn bị thức ăn ngon để nuôi dưỡng,
không phải để thể hiện. Nó giữ một giỏ dép ấm cúng ở cửa cho khách. Đó là bộ
khăn trải giường đã mài mòn, bó hoa của cành cây được bó lại, muỗng nĩa không
cùng bộ và chén bát gia truyền truyền với tinh thần của các bữa ăn được phục vụ
với tình thương yêu.
·
Richard
Powell, tác giả của "Wabi
Sabi Simple" nhận định: "Chấp nhận thế giới là không hoàn hảo,
chưa hoàn thành, và thoáng qua, và sau đó đi sâu hơn và tung hê thực tế đó, cũng
giống như sự tự do." ("Accepting the world as imperfect, unfinished,
and transient, and then going deeper and celebrating that reality, is something
not unlike freedom").
Do đó, ý tưởng từ bỏ "hoàn hảo" và thậm
chí "đủ tốt" (good enough) không thể cưỡng lại sự hấp dẫn
trong cuộc sống, thí dụ như các dấu vân tay, vết sẹo trên thân thể và những đường
“xếp” trên mặt khi chúng ta cười. Tất cả hoàn toàn không hoàn hảo, và mỗi người trong chúng ta đều có thể
ngắm lấy vẻ đẹp không hoàn hảo trong đó.
4-
Nhìn về phương Đông
Để tìm hiểu thêm về sự bất
toàn, hãy nhìn về phía Đông.
Wabi-sabi đại diện cho sự chấp
nhận sự bất toàn (imperfection). Khái
niệm này có nguồn gốc từ giáo lý Phật giáo và bao gồm việc công nhận sự bất đối
xứng, bất thường, và khiêm tốn như các thuộc tính của sắc đẹp tùy theo nhản
quan của mỗi người.
Từ thế kỷ thứ 15, người Nhật
đã cũng nghĩ ra một nghệ thuật tên là Kintsugi (hoặc
Kintsukuroi), có nghĩa là "sửa chữa vàng". Nghệ thuật
Nhật Bản sửa chữa đồ gốm bị phá vỡ với một sơn mài đặc biệt phủ bột vàng, bạc,
hoặc bạch kim. Các đường nối vàng rực rỡ trong các vết nứt của đồ gốm, tạo ra một
ngoại hình độc đáo cho mảnh ghép.
Phương pháp sửa chữa bảo tồn kỷ
niệm lịch sử độc đáo của mỗi tạo tác bằng cách nhấn mạnh lịch sự "gãy
xương" và bị phá vỡ của nó, thay vì che giấu hoặc ngụy trang những nét gẩy.
Kintsugi thường làm cho mảnh được sửa chữa thậm chí đẹp hơn bản gốc, làm sống lại
nó với cuộc sống mới.
Nhửng kỹ thuật này họ học từ
thiền học, cái cũ và cái mới có thể sống chung với nhau để tạo nên cái gì đẹp
hơn.
Trong một ý
nghĩa rất thực tế, ý tưởng của wabi-sabi mời gọi người xem xét sự không hoàn hảo
- một vết lõm trong một cái chén đồng hoặc một vết nứt trong một bình thủy tinh
– hay những nét đổ nát qua thời gian của bức tượng Phật.
Tất cả như là một
vật thể có giá trị.
Ý tưởng
ôm lấy sự không hoàn hảo hoàn toàn là cái nhìn ngược lại của chúng ta có trong
thế giới Tây phương.
Và như vậy, khi bạn chiêm nghiệm
để tạo ra một nền văn hóa của sự đổi mới - để truyền cảm hứng cho những người tốt
nhất và sáng nhất của bạn để đổi mới - biết rằng trước tiên bạn phải khuyến
khích việc theo đuổi sự không hoàn hảo. Điều này không có nghĩa là chấp nhận thất
bại. Nó có nghĩa là để nắm bắt học tập. Các nhà sáng tạo không có ý định thất bại
từ ban đầu. Họ quyết định học hỏi, tìm tòi. Họ sử dụng sự không hoàn hảo như một
phương tiện để kiểm tra các giả định của họ về những gì có thể. Và một ngày nào
đó, họ sẽ có một sản phẩm hoàn hảo vào thời điểm đó.
·
Robabi Griggs Lawrence, tác
giả của cuốn sách "Bất toàn đơn giản:
Xem xét lại ngôi nhà Wabi-Sabi" (Simply Imperfect: Revisiting the Wabi-Sabi House), trong đó, nếu một
cái rương cũ có ý nghĩa với bạn, hay một ngăn kéo của bàn viết của bạn bị mất đi,
thì những điều đó không nhất thiết phải là một chướng mắt. Nó cũng có thể là một
dấu hiệu cho thấy các mãnh (có vết tích trên) đã được xử dụng và rất được ưa thích.
Utsukushii,
một từ ngữ tiếng Nhật có ý nghĩa là cho
"đẹp", đã xuất phát từ ý nghĩa ban đầu là "được yêu."
·
Hãy
suy nghĩ về màu sắc có trong tự nhiên: xanh,
xám, tông màu đất và rỉ sét. Điều này tạo ra một bầu không khí yên bình và hài hòa. Wabi-sabi không có
nghĩa là ôm lấy sự lộn xộn, mà là "có suy
nghĩ và làm việc đằng sau nó, không bỏ bê." Một ấm trà tinh tế không
thể tỏa sáng nếu nó được nằm trong một tủ chất chứa đầy nghẹt những những vật
thể khác; mà là bạn phải cần chuẩn bị một không gian để bạn có thể cho nó đứng riêng
và thực sự đánh giá cao nó mỗi khi bạn đi qua đi lại. Mọi đồ vật trong nhà bạn
phải đẹp, hữu ích, hoặc cả hai trong cái nghĩa wabi-sabi của bạn!
Sự
chào đón sự không hoàn hảo này trong cuộc sống của bạn là trọng tâm của khái niệm
wabi-sabi của Nhật Bản, có nghĩa là "vô thường, không
hoàn hảo và không đầy đủ." Từ này xuất phát từ hai
từ riêng biệt. "Wabi" mô tả sự sáng tạo của vẻ đẹp hoàn hảo thông qua
việc bao gồm các loại hoàn hảo đúng, chẳng hạn như một bất đối xứng trong một chén
sứ thủ công (tương phản với độ chính xác của chén làm bằng máy). “Sabi” phản
ánh loại vẻ đẹp phát triển theo độ tuổi, chẳng hạn như sự xuất hiện của quá
trình oxy hóa bề mặt của một bức tượng đồng.
Thông thường, wabi-sabi được áp dụng
cho các nguyên tắc thiết kế, chẳng hạn như tạo không gian sống để tránh các
phòng khách trùng hợp với nhau vào những năm 1940 hoặc '50. Điều này bao gồm tập
trung vào các loại không đối xứng bạn sẽ tìm thấy trong tự nhiên - ghế bằng gỗ
thủ công, sự rủ xuống tự nhiên của một cánh hoa khô trong một chiếc bình hoặc một
chiếc túi da mòn đã được đi theo bạn trong suốt một thời gian dài.
Nhưng không phải tất cả
wabi-sabi đều có chủ ý. Thiên nhiên là nguồn tốt nhất của thẩm mỹ
wabi-sabi. Và khi bạn hòa hợp với thế giới bên ngoài, bạn bắt đầu thấy
wabi-sabi ở những nơi khó xảy ra nhất. Đó là:
·
Các vết
nứt trong vỏ cây, một dấu hiệu của sự trưởng thành khỏe mạnh;
·
Hoặc
các vết nứt cằn cỗi trên khuôn mặt của chúng ta khi chúng ta già đi;
·
Hoặc
nét mặt rám nắng, tự tin khi chúng ta đạt được sự khôn ngoan trên suốt quảng đường
dài;
·
Và, Krishnamurti đi sâu hơn, nói rằng linh hồn chúng ta đều được cấu
thành bằng cùng một loại giấy báo, xuất phát từ các nếp gấp trong bài báo và
qua thời gian từ từ được gấp lại thành những nếp và khi mở ra, thì đó là những trải
nghiệm của chính bạn.
Rốt ráo lại:
Hãy rung những chuông vẫn còn có thể rung
Hãy quên đi lời đón mời hoàn hảo của bạn
Trong mọi thứ đều có vết rạn nứt
Đó là cách ánh sáng len vào”
Leonard Cohen
(Ring the bells that still can ring
Forget your perfect offering
There’s a crack in everything
That’s how the light gets in.
Leonard Cohen)
Kết luận trong đời thường là:
·
Ngày
hôm nay chúng ta không còn thấy cần thiết phải lấy tư tưởng về giáo dục, luân
lý, những lời giảng dạy của Khổng Tử làm mẩu mực trong cuộc sống nữa;
·
Cũng
không còn là lúc bình luận chiến lược, chiến thuật …đánh nhau qua các thế trận
của …Binh pháp Tôn Tử nữa!
Chính vì vậy mà con người và Đất
Nước Việt phải chịu sự trì trệ biết bao thế hệ, đặc biệt trong chiều dài lịch sử
trong suốt hơn 45 năm qua.
Vì vậy,
·
Chúng ta cần phải áp dụng ý tưởng dân tộc từ tiền nhân để lại
cộng thêm chiều hướng đổi mới của dòng lịch sử dân tộc để tiến đến sự toàn hảo
trong cái bất toàn của trời đất.
·
Và một người bạn trên
mạng đã góp ý như sau:” Nếu nói về sự 'không hoàn hảo' thì có thể lấy ngay trường hợp Việt Nam Cộng
Hòa làm ví dụ là rất phù hợp. Nước VNCH từng nức tiếng là Hòn Ngọc Viễn Đông tức
là VNCH là một đất nước xinh đẹp, tự do, phồn thịnh rồi, phải không ạ? Trước
khi bị CS cướp nước, cũng có nhiều điều tiếng này nọ chê bai, chỉ trích nền Tự
do, Dân chủ và các vị lãnh đạo của Nước VNCH. Nhưng đến hôm nay, sau mấy mươi
năm nhìn lại, thì cũng chính các vị chê bai đấy, kể cả các vị từng 'Ăn cơm Quốc
gia, thờ ma CS', thì hầu hết đều nhìn nhận Nước VNCH dù "không hoàn hảo"
nhưng đã rất đẹp, rất Tự do, Dân chủ đấy sao??!!”
Xin hãy chấp nhận sự bất toàn của dân tộc để làm
kim chỉ nam cho những hướng mới trong việc mưu tìm sự toàn bích trong cái bất
toàn…
Phổ Lập
Mai Thanh Truyết
Trên
bước đường Đoạn Ái
Phụ
chú:
Trích trên FB: Nét đẹp
của sự bất toàn (わび・さび, 侘・寂)
Người Nhật có một lý lẽ sống
rất hay. Đó là Sá tịch, hay còn gọi là Wabi - sabi (わび・さび, 侘・寂), tức là Thô -Tịch, triết
lý về việc đề cao sự không hoàn mỹ, tìm thú vui và sự an nhiên trong tình trạng
không hoàn hảo, là khái niệm về sự bất đối xứng, sự thô ráp, sự lược giản hoá,
sự cần kiệm, sự khắc khổ, sự khiêm nhường, sự thân thiện, và sự am tường tính
nguyên vẹn đơn sơ mà cách tự nhiên và vạn vật vận hành.
Đó là triết lý để đi tìm
nét đẹp (Mỹ) trong sự không hoàn hảo (Bất toàn), như việc họ không vứt bỏ cái
bát vỡ, mà gắn những mảnh vỡ lại, coi những vết nứt đó là nét đẹp riêng mà những
vật khác không thể có được. Họ hướng tới sử dụng những vật dụng tự nhiên, thô
ráp, gồ ghề, giản đơn để cảm nhận cái đẹp của thiên nhiên. Trong những túp lều
đơn sơ, họ có thể sáng tác nhưng bài thơ haiku đậm chất thiền, vẽ được những bức
tranh để đời cho hậu sinh...Triết lý đó cũng giúp hình thành phong cách kiến
trúc Wabi-sabi, một phong cách hướng tới sự tối giản về cấu trúc, tối đa về thiên
nhiên, ảnh hưởng tới nghệ thuật gốm, nhạc và nhất là phong cách Trà đạo.
Một sự tốt đẹp hoàn toàn,
không một chút khiếm khuyết nào dù là nhỏ nhất, ta gọi cái đó là Hoàn hảo. Về
cơ bản, không tồn tại sự Hoàn hảo. Tất nhiên, có thể Bạn không nghĩ thế. Nếu được,
Bạn thử kể một vài sự Hoàn hảo Bạn từng thấy để cùng khảo nghiệm xem.
Có một sự thật là vạn vật,
kể cả con người, dù có đang ở trạng thái tốt nhất thì cũng đang "hỏng"
dần, "cũ" dần theo thời gian. Vật dụng cũ đi, sự sắc nét phai nhạt dần,
con người cũng già đi, nhan sắc, thanh xuân mất dần. Bạn không thể cưỡng lại được
vì đó là quy luật tự nhiên về Sinh - Lão - Bệnh - Tử, Sinh - Trụ - Hoại - Diệt.
Nếu Bạn còn vướng chấp vào sự hoàn hảo, Bạn sẽ không thể chịu được, bị giày vò
trong đau khổ, không muốn nhìn gương, không muốn ra đường gặp ai. Không có
"bất hủ" trên đời này.
Người xưa đã dạy
"nhân vô thập toàn, vật bất toàn mỹ" là bởi vậy. Hậu sinh không cam
tâm chấp nhận, vẫn đi tìm sự Hoàn mỹ, thế là sinh ra cái tâm lý cầu toàn, thích
tròn trịa và chính vì vậy, họ chưa bao giờ thảnh thơi, thoải mái, chỉ biết
trách mình, trách người khi việc không vừa ý. Quả là một cảm giác rất thừa
thãi, vô nghĩa.
Người biết lý lẽ ở đời phải
là người biết chấp nhận với quy luật đó và an nhiên trước nó. Phải biết không
chán đồ cũ, không buồn vì việc hỏng, không chê người già, không khinh kẻ yếu,
không miệt thị cái xấu, không kinh cái ác và nhất là không sợ chết. Tóm lại,
không coi sự hoàn hảo là chân lý, hãy cố gắng biết đủ, biết vừa. Bạn sẽ hạnh
phúc hơn bây giờ rất nhiều vì không bao giờ bạn phải phiền lòng về những gì
không theo ý muốn của Bạn nữa.
Mỗi người chúng ta đều
không hoàn hảo và vạn vật cũng vậy. Đẹp ở mức cao nhất trên thực tế có lẽ là
cái đẹp mà chỉ thiếu 1 chút nữa là đạt đến sự toàn bích, hoàn hảo, mãi mãi
không có tuyệt đối, dù chỉ thiếu một chút rất nhỏ.
- Dương Chính Chức -
Cám ơn tác giả, tôi xin phép góp thêm một ý về
câu "Triết lý Nhật Bản tôn vinh vẻ đẹp trong những gì là tự nhiên, sai sót
và tất cả những gì không hoàn chỉnh".
Phương
pháp sửa chữa bảo tồn kỷ niệm lịch sử độc đáo của mỗi tạo tác bằng cách nhấn
mạnh lịch sự "gãy xương" và bị phá vỡ của nó, thay vì che giấu hoặc
ngụy trang những nét gẩy. Kintsugi thường làm cho mảnh được sửa chữa thậm chí
đẹp hơn bản gốc, làm sống lại nó với cuộc sống mới.
https://mymodernmet.com/kin...
Nhửng
kỹ thuật này họ học từ thiền học, cái cũ và cái mới có thể sống chung với nhau
để tạo nên cái gì đẹp hơn.
Tôi đọc rất nhiều về lý thuyến xả hội chủ
nghĩa vì muón thầu hiễu tại sao văn hóa Việt-Nam lại rơi toàn diện vô một văn
hóa theo chủ nghĩa duy vật, và bác bỏ vủng tâm linh là nơi sáng tạo. Vùng tâm
linh thời nào củng có thể bị nhiều tư tưỡng khác nhâu "xâm chiếm" rồi
cai trị khi khả năng quán chiếu bị đánh mất vì vậy nếu muốn tồn tại thì hành động
quán chiếu có thế vị rất cốt lỏi.
Theo tôi thì văn hóa cộng sản thờ "quyền
lực". Họ hiểu vùng tâm linh rất sơ sài vì ảnh huỡng chủ nghĩa duy vật. Khi
họ chú ý tới vùng tâm linh thì mục đích chính của họ là thống trị để cai trị mà
thôi. Bởi vậy mới có những hành động thăng chức HCM lên phật Hồ, trong khi sự
thật họ tôn thờ "phát triển" và thị trường. Trước đó thì đánh tự bản
mại bản, cướp của người, quản lý không hiệu quả vì dốt nhưng vẩn chểm chệ ngồi
trên ăn trước nhờ quyền lực....đói meo thì mở cửa đổi mới nhưng vẩn nắm cái
ruột tượng là đất đai, rồi tự cho phép ngồi xổm trên hiến pháp muốn chia cho ai
thì chia, muốn thu hồi lúc nào thì tùy tiện. Bởi vần sau gần 40 năm đổi mới vấn
đề đát đai là một vấn đề có thể làm chế độ suy xụp. Thay vì "quán
chiếu" về những tư tưỡng và hành động sai của họ, họ chỉ biết buộc tỗi kẻ
"phản động". Chỉ có họ mới có quyền định nghĩa "hoàn chỉnh"
là gì.
Thôi thì dành mơ rằng một ngày nào đó sẻ có một luồn gió mới
cuốn đi một nền văn hóa chỉ biết dựa trên thuyết lịch sử duy vật củ kỷ, tàn bạo.
https://www.amazon.com/Wabi-Sabi-Welcome-Imperfect-Entertain-Thoughtfulness-ebook/dp/B01L83TSOG
"Một giải độc cho sự che đậy của việc cầu
toàn như vậy thường được trình bày bởi những cuốn sách thuộc loại này,
Wabi-Sabi Welcome cung cấp giấy phép cho độc giả để chậm lại và tiếp đãi khách
với sự khiêm tốn với chủ ý và hài lòng." —Nathan Williams, người sáng lập
Kinfolk
Trong cuốn sổ tay giải trí tươi sáng này, tác giả Julie Pointer Adams mời độc giả đến những ngôi nhà nghệ thuật, dễ dàng trên khắp thế giới - Đan Mạch, California, Pháp, Ý và Nhật Bản - và dạy chúng ta cách biến hành động hào phóng hòa mình vào nghệ thuật sâu sắc hơn ở bên nhau.
Trong cuốn sách này, độc giả sẽ tìm thấy: những ý tưởng và công thức nấu ăn bất ngờ, chu đáo từ khắp nơi trên thế giới; các mẹo để tạo môi trường thân mật, thân thiện; hướng dẫn lựa chọn bền vững, trang trí tự nhiên cho ngôi nhà; và những bức ảnh đầy cảm hứng từ những ngôi nhà mà wabi-sabi được dệt vào cuộc sống hàng ngày.
- tth2o edited from Google translation.
“An antidote to the veneer of
perfectionism so often presented by books of its kind, Wabi-Sabi
Welcome offers readers license to slow down and host guests with
humility, intention, and contentment.” —Nathan Williams, founder of Kinfolk
Wabi-Sabi Welcome is sharing a pot of tea with friends. It is
preparing delicious food to nourish, not to show off. It’s keeping a basket of
cozy slippers at the door for guests. It is well-worn linens, bouquets of
foraged branches, mismatched silverware, and heirloom bowls infused with the
spirit of meals served with love.
In this lush entertaining manual, author Julie
Pointer Adams invites readers into artful, easygoing homes around the world—in
Denmark, California, France, Italy, and Japan—and teaches us how to turn the generous
act of getting together into the deeper art of being together.
In this book, readers will find: unexpected,
thoughtful ideas and recipes from around the world; tips for creating an
intimate, welcoming environment; guidelines for choosing enduring, natural
decor for the home; and inspiring photographs from homes where wabi-sabi is
woven into daily living.
Phật nói 62 tà kiến vì ngoại đạo chấp một chiều
mà trở thành phân biệt nhị nguyên, chỉ biết một mà không biết tất cả trong một.
Phật có cái nhìn rộng lớn nên thấy nếu ráp 62 tà kiến lại trong một cái nhìn phổ
quát thì tất cả đều đúng, trong khi người Phật tử kia cứ bắt chước Phật chê tất
cả đều là tà kiến nên lại chấp vào "không", do đó không thể nào có được
cái
nhìn bất nhị.
Quan điểm về cái đẹp phụ thuộc vào đôi mắt
người ngắm, vậy khi ta có thể không nhìn bằng mắt, không nghe bằng tai thì sẽ
nghe nhìn sự vật như nó là chăng?
Trích còm của NTMN mỏ
nhọn : "Các bạn chửi bới VC hằng ngày vì CS không hoàn hảo, bây giờ các
bạn mới thấy cái không hoàn hảo của VC chính là cái vẻ đẹp và chấp nhận cái
không hoàn hảo của VC."
Tg Mai Thanh truyết đang nói về vấn đề triết lý thiền tịnh thì Mỏ Nhọn lại kéo
qua cái đảng thổ tả của hắn, một cái đảng càng ngày càng phản động bán nước,
đáng cho vào thùng rác như anh Cuba đã làm.
Mỏ Nhọn càng nói thì càng bày cái tâm thần phân liệt cho bàn dân thiên hạ ghê
tởm.
Imperfection • 8
hours ago
Richard Powell, tác
giả của "Wabi Sabi Simple" nhận định: "Chấp
nhận thế giới là không hoàn hảo, chưa hoàn thành, và thoáng qua, và sau
đó đi sâu hơn và tung hê thực tế đó, là điều không giống như tự do."
("Accepting the world as imperfect, unfinished, and transient, and then
going deeper and celebrating that reality, is something not unlike
freedom").
Xin đóng góp thiệt
tình với bác Thanh Truyet nhe, chữ NOT UNLIKE FREEDOM tui nghĩ phải dich là
" cũng giống như sự tự do" mới đúng vì nó không phải là UNLIKE mà là
NOT UNLIKE. Y' của nó là chấp nhận sự không hoàn hảo thay vì bắt buộc cứ phải
cái gì cũng hoàn hảo đó chính là sự tư do. Kính bác
§
Mai Thanh Truyết Imperfection • 2
minutes ago
Cám ơn góp ý của Imperfection. Thanks
LMTT • 11
hours ago
Trích còm DLV:
- "Các bạn chửi bới VC hằng ngày vì CS không hoàn hảo, bây giờ các bạn mới
thấy cái không hoàn hảo của VC chính là cái vẻ đẹp và chấp nhận cái không hoàn
hảo của VC."
- Tôi chỉ mới nghe lần
đầu từ miệng O/B là CS chưa hoàn hảo, tôi nghe đầy tai CS là tuyệt với là ưu tú
là đỉnh cao trí tuệ. Riêng tôi CS chỉ là lừa đảo khốn nạn và tàn độc mà thôi
(theo tôi biết nhiều người cũng nghĩ như tôi vậy)
Nước VNCH LMTT • 9
hours ago
"Không hoàn hảo" nghĩa là sự vật
phải có "hảo" (tốt đẹp) rồi mới xét đến vấn đề "không hoàn"
hay không, bác ạ. Cũng như nói 'Nhân bất thập toàn' là để nói đến một người
được cho là người tốt rồi nhưng không thể nào không có những khiếm khuyết.
Tương tự nữa là câu "Ngọc nào mà chẳng có vết", tức là trước hết đấy
phải là viên ngọc quý báu chứ không phải là viên đá cuội rồi ta mới tẩn mẩn xăm
soi xem nó có trầy sướt nào hay không.
Bởi vậy, DLV Việt Cộng nói "CS không hoàn
hảo" là nói tầm bậy vì bản chất của CS là vô thần, vô gia đình, vô tổ
quốc. Tức CS là thứ rác rưởi vứt đi rồi thì làm gì có 'hảo' để mà 'hoàn' với
'không hoàn'?
Nếu nói về sự 'không hoàn hảo' thì có thể lấy
ngay trường hợp Nước Việt Nam Cộng Hòa làm ví dụ là rất phù hợp. Nước VNCH từng
nức tiếng là Hòn Ngọc Viễn Đông tức là VNCH là một đất nước xinh đẹp, tự do,
phồn thịnh rồi, phải không ạ? Trước khi bị CS cướp nước, cũng có nhiều điều
tiếng này nọ chê bai, chỉ trích nền Tự do, Dân chủ và các vị lãnh đạo của Nước
VNCH. Nhưng đến hôm nay, sau mấy mươi năm nhìn lại, thì cũng chính các vị chê
bai đấy, kể cả các vị từng 'Ăn cơm Quốc gia, thờ ma CS', thì hầu hết đều nhìn
nhận Nước VNCH dù "không hoàn hảo" nhưng đã rất đẹp, rất Tự do, Dân
chủ đấy sao??!!
Tôi chỉ dám vài lời múa rìu qua mắt thợ, dùng
hình ảnh Nước VNCH để minh họa làm rõ thêm cho cái từ "không hoàn
hảo" của tác giả Mai Thanh Truyết!
§ Năm Nổ • 15
hours ago
African style - Phong
cách Phi Châu rất được giới trí thức, văn nghệ sĩ và sinh viên học sinh ưa
chuộng. Nó mang nét đẹp hoang dã và ánh lửa.
Năm
Nổ • 15
hours ago
Old style, Rough style
Về phương diện trang
phục, trang sức, và trang trí nhà cửa, người Mỹ cũng có nhiều styles khác nhau,
tùy ý thích mỗi người.
Style "nhà
nghèo" cũng có ở Mỹ từ lâu. Nó hơi khác Wabi Sabi của Nhật. Đơn giản nó
thích cái gì thô, vụng, tầm thường, cũ kỹ. Nhưng giá bán không phải... gẽ à
nha.
see more
dlv thimynguy tòn ten
nghe đây!
Chấp nhận bất toàn không phải là chấp nhận " cái ác "
Chấp nhận bất toàn " tự nhiên " là " Quán Như Thị " của nhà
Phật.
( Đời sống là như thế nhìn nhận nó là như thế )
Thimynguy tòn ten duy vật vô thần biết cái mẹ rượt gì mà nói.
Đời sống, con người
vốn bất toàn do nhận thức " phân biệt ".
Chừng nào tu tập cho
đến mức" bình đẳng tính " vô phân biệt
Nghĩa là thành thánh chớ không còn là người thế gian
Thì mới ... thản nhiên nhìn sự sụ vật vật vô phân biệt
Tôi đọc kệ Trung Quán
để các bạn suy nghiệm:
" Không Sinh cũng
không Diệt
Không Thị cũng không Phi
Không Thường cũng không Đoạn
Không đến cũng không Đi
Con cúi đầu đãnh lễ
Như Lai tối tôn thắng "
Như lai: như như bất
khứ lai
Vạn vật chuyển biến không ngừng nghỉ
Vô thủy - Vô chung
Phân tích chia chẻ
nghị luận tới lui
Chỉ là ngôn từ hí luận không gì là thật
Nhưng nói đó là trong
chỗ bình lặng suy tư
Còn như ĐỜI SỐNG HIỆN TIỀN:Có sinh có diệt
Duy vật việt cọng đang cướp giết hoành hành
KHÔNG THỂ NGỒI ĐÓ TỤNG NIỆM SUY TƯ
Phải vung đao Bi - Trí - Dũng hiệp cùng đồng bào
Diệt trừ Ác nghiêp phản nước hại dân việt cọng
Mới có điều kiện tu hành Giác ngộ
Lúc nầy: Tổ Quốc Lâm
Nguy
Không phải lúc triết lý nhân sinh
Nước mất, dân tộc diệt vong
Lấy gì bàn luận?!
Như Bóng Ma Trơi (Thái Bình) Nguyễn • 16
hours ago
Năm
Nổ • 18
hours ago
Wabi Sabi chỉ là một
loại triết lý về Thiền Đạo Nhật về tính phù du của đời người
Wabi
sabi is an ancient aesthetic philosophy rooted in Zen Buddhism, particularly
the tea ceremony, a ritual of purity and simplicity in which
masters prized bowls that were handmade and irregularly shaped, with uneven
glaze, cracks, and a perverse beauty in their deliberate imperfection.
Người Nhật vốn có một
nền Văn hóa lâu đời và khá đa dạng. Họ chịu ảnh hướng Khổng Giáo nhiều nhất qua
tính kỹ cương và tôn trọng chữ tín cũng như danh dự. Họ cũng chịu ảnh hưởng bởi
Thiền Tông Phật Giáo trong mỹ thuật và thi ca. Cả Lão Trang và ngày nay là
Thiên Chúa Giáo đều hiẹn diện trong tâm linh người Nhật.
Nó chẳng phải là
chuộng sự bất toàn như nhiều người (VN) nhầm lẫn. Nó nhằm thực tập tính trong
sạch và đơn tự nhiên cúa tạo hóa. Cũng như nét đẹp trong sự cũ kỷ hay
hao mòn của vật thể chung quanh ta.
Nói đến người Nhật,
trước hết phải là đức tính kỹ luật trong làm việc và Kỹ thuật chính xác. Quý
vị không thể nói chiếc xe Toyota (thí dụ) máy móc "bất toàn"
được. Kỹ thuật hàm ẩn và đòi hỏi tính hoàn hảo.
Wabi Sabi của Nhật
cũng tương tự như câu thơ Cung Oán Ngâm Khúc cúa VN:
Trăm năm còn có gì
đâu
Chẳng qua một món cỏ khâu xanh rì
Có điều người Nhật
biết cách ứng dụng vào môn trang trí mỹ thuật, người VN thì chỉ rung đùi nhâm
nhi rồi thôi.
Wabi Sabi trong trang
trí. Thật ra nó cũng chỉ hợp với ai thích xì tin này thôi. Người Nhật cũng
trang trí theo nhiều trường phái và khuynh hướng khác nhau trên thế giới.
Vo San nguyenthimynguy • 13
hours ago
Trả lời dlv nguyenthimynguy, triết lý của CSVN
là, đâu cần đô la ta có, đâu khó đô la ta đưa. Đô la muôn năm, tham nhũng muôn
năm, mánh mung muôn năm. Đó là triết lý của CSVN.
Như Bóng Ma Trơi (Thái Bình) nguyenthimynguy • 16
hours ago
§
No comments:
Post a Comment