Thượng đỉnh COP21 – Những lời hứa và khả năng
thực hiện
Năng lượng tái tạo
(renewable energy) là những phương sách được thảo luận nhiều trong suốt Thượng
đỉnh Paris COP21. Các loại năng lượng nầy gồm:
·
Năng lượng Thủy điện có
được do dòng chảy của nước qua một turbine, và được biến đổi thành điện năng.
Loại năng lượng nầy trong 10 năm trở lại đây không được khuyến khích vì, dù
không phát thải thán khi nhưng về lâu về dài sẽ làm đão lộn hệ sinh thái của
vùng và mức thiệt hại vật chất và môi trường sẽ cao hơn nguồn điện năng nhận
được;
·
Năng lượng Địa nhiệt (Geothermal
energy) là sức nóng từ lòng trái đất. Nguồn năng lượng nầy gồm vùng đất cạn (shallow
ground) đến nước nóng hoặc đá nóng ở phía dưới mặt đất khoảng vài dặm; hay hơn
nữa ở tận sâu đạt đến nhiệt độ thật cao làm đá “chảy ra” gọi là magma. Loại
năng lượng nầy được dùng để sưởi ấm hay biến thành điện năng;
·
Năng lượng Gió gồm những
cánh quạt xoay do nguồn gió và biến nguồn nầy quay các rotors của turbine và
tạo ra điện;
·
Năng lượng Sinh học
(Bioenergy) gồm các nguồn sinh thực vật như gổ, cây mía, hay mỡ bò, v.v… để tạo
ra hơi nóng hay điện, hoặc tạo ra nguồn năng lượng cho các phương tiện vận
chuyển;
·
Năng lượng Mặt trời gồm
các cell voltaic chuyển tải ánh sáng mặt trời và biến thành điện năng;
·
Năng lượng Thủy triều
dựa trên sự thay đổi thủy triều hay sóng nước (waves) làm xoay chuyển các
rotors của các turbine và tạo ra điện;
·
Năng lượng Sinh khối
(Biomass energy): Xuyên qua hiện tượng quang hợp (photosynthesis), diệp lục tố
(chlorophyll) trong cây tiếp nhận năng lượng từ mặt trời chuyển đổi CO2
trong không khí và nước dưới đất thành carbohydrate trong cây. Và khi đốt cây
để cho ra sức nóng hay điện, sẽ lại phóng thích lại khí carbonic và nước. Do đó,
năng lượng nầy tuy được gọi là năng lượng tái tạo, nhưng vẫn phóng thích ra CO2.
Trong số 187 quốc gia đã nộp bản kết ước, hứa hẹn sẽ hạn chế việc
phát thải khí nhà kính, cũng như thực hiện thỏa thuận “Khí hậu Xanh” và kết quả
đầu tiên sẽ được thông báo vào năm 2020. Sau đây là liệt kê một số “lời hứa”
tiêu biểu:
1 - Lời hứa của Mỹ
Hoa Kỳ năm 2014 đã có một bước tiến quan trọng khi ấn định mục
tiêu giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ nay đến sau năm 2020.
Washington cam kết
cho đến năm 2025 sẽ giảm 26% đến 28% so với năm 2005.
Với vị trí của một quốc
gia phát thải khí carbonic vào bầu khí quyển thứ hai của thế giới, TT Obama nhấn
mạnh đến các biện pháp mới hoặc đã có, hứa «sẽ đưa thế giới đến một hiệp ước toàn cầu về khí hậu».
Điều cần nhấn mạnh là, Hoa Kỳ phát thải khoảng 7 tỷ tấn CO2 trong
năm 2014, và sản xuất khoảng 19% sản phẩm toàn cầu.
Sơ đồ dưới đây cho chúng ta thấy tỷ lệ các loại năng lượng tái tạo năm
2012 ở Hoa Kỳ.
Nhưng
vào năm 2014, tỷ lệ nầy giảm xuống còn 11,4%.
Vì
sao?
Mặt
dù năng lượng mặt trời tăng nhanh, nhưng nguồn thủy điện, chiếm 60,2% nguồn
năng lượng tái tạo vào năm 2010 nhưng
lại giảm vì ảnh hưởng tai hại của nguồn năng lượng nầy lên môi trường và hệ
sinh thái trong vùng
Tuy vậy, Hoa Kỳ vẫn lạc
quan khi hành pháp Obama tuyên bố qua ước tính của Phòng thí nghiệm Năng lượng
Tái tạo Quốc gia (Department of Energy’s National Renewable Energy Laboratory –
NREL) thuộc Bộ Năng lượng, rằng nước nầy sẽ đạt được tỷ lệ 50% trong việc xử dụng năng lượng tái tạo
cho đến năm 2050. Cũng
như Hoa Kỳ sẽ tập trung vào việc phát triển mạnh các loại năng lượng tái tạo
chánh yếu như: - Năng lượng Gió – Năng lượng Mặt trời – Năng lượng Sinh học –
Năng lượng Địa nhiệt – và Năng lượng Thủy điện.
2 - Lời hứa của Canada-Vancouver-Thi
đua zero carbon
Châm ngôn của Canada là giảm mạnh việc tiêu thụ năng lượng hóa thạch, và đây là mục tiêu chung của tất cả các Thị trưởng của các tỉnh bang tham gia vào nỗ lực tập thể này.
Mục tiêu của việc nầy là
thi
đua “Zero Carbon”.
Thị trưởng Vancouver
Gregor Robertson chia sẻ:”Các nhà ở của chúng tôi được xây dựng theo các tiêu
chuẩn sinh thái nghiêm ngặt nhất trên toàn Bắc Mỹ. Chúng tôi muốn giảm được lượng khí thải carbonic
đến 80% trước 2050. Bắt đầu từ
năm 2050, chúng tôi sẽ chỉ sử dụng năng lượng tái tạo… Chính trong lĩnh vực
phát triển bền vững mà chúng tôi tạo được nhiều công ăn việc làm nhất. Nhờ vậy,
chúng tôi có được tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất trong các đô thị Canada”
(theo l'Observateur, của OCDE, tháng 11/2015).
Để thực hiện kết ước
trên, các nhà quy hoạch chú trọng đến nhiều lãnh vực như, từ quy
hoạch đô thị, đến giao thông vận tải, hay sử dụng năng lượng tái tạo. Cũng
cần nên biết, hiện nay, tại Vancouver, riêng về giao thông, gần 50% việc đi lại
được thực hiện không cần xe hơi mà bằng những phương tiện công cộng.
3 - Lời hứa của New Zealand
Riêng cho New Zealand,
nguồn năng lượng táo tạo cho xứ nầy chiếm 38% tổng số năng lượng dùng cho toàn
quốc, phần lớn dùng cho điện năng để thắp sáng.
New Zealand hứa sẽ hạn chế phát thải
30% so với định mức của năm 2005 vào năm 2030. Điều nầy không bắt buột phải tăng việc phát triển năng lượng tái
tạo mà còn là tăng việc “trồng rừng” để hấp thụ khí carbonic
cũng như việc “thu mua thán khí” từ những quốc gia ít phát thải khí carbonic
trong quá trình phát triển. (Chương trình
nầy nằm trong việc thỏa thuận mua bán dưới danh nghĩa “international carbon
credit” mà Thượng đỉnh COP21 cho phép. Việc nầy đã bị nhiều quốc gia phản đối,
nhứt là những quốc gia chậm phát triển). (One carbon credit is
equal to one tonne of carbon dioxide, or in some
markets, carbon dioxide equivalent gases).
New Zealand sẽ đặt trọng
tâm vào việc phát triển Năng lượng Gió để thay thế năng lượng hóa thạch, và
năng lượng Địa nhiệt sẽ thay thế lượng khí đốt dùng hiện nay.
4 - Lời hứa của Ấn Độ
Là một quốc gia phát
khí carbonic đứng hàng thứ tư trên thế giới với 2,75 tỷ tấn thán khí cho năm
2014, chiếm 6% lượng phát thải toàn cầu, Ấn
Độ vừa cam kết giảm bớt lượng thải khí CO2 và phát triển năng lượng tái tạo, góp phần cải
thiện môi trường.
Ngày 01/10/2015, Ấn Độ
trình lên LHQ một bản báo cáo với nội dung cam kết đẩy mạnh vai trò của các loại năng
lượng tái tạo và giảm bớt lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Mặc dù
không đi sâu vào chi tiết, nhưng New Delhi hứa từ nay cho đến năm 2030 Ấn Độ sẽ cố gắng giảm 35 % lượng
khí thải carbonic so mức phát thải vào năm 2005. Ngoài ra New
Delhi cũng kết ước phát triển năng lượng tái tạo để trong 15 năm nữa, năng lượng sạch bảo đảm đến 40% nhu cầu tiêu thụ
của quốc gia Nam Á này. Tỷ lệ năng lượng tái tạo trên được sử dụng tại Ấn Độ
hiện nay chỉ là 12 % theo thẩm định của tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace.
Tuy nhiên để đạt được mục
tiêu nâng tỷ lệ năng lượng sạch đang từ 12% lên thành 40% Ấn Độ cần được quốc
tế hỗ trợ cả về phương diện tài chính lẫn công nghệ. Tuy “hứa”
như trên đây, nhưng Ấn Độ vẫn trách các quốc gia đã phát triển như sau:”Ấn Độ
biện minh cho quan điểm của mình và đòi
được quyền phát triển. Theo báo Le Monde,Pháp, Ấn Độ trước hết muốn bảo vệ
quyền lợi riêng của quốc gia mình là:”Ở một đất nước mà hàng trăm triệu
hộ gia đình chưa có nhà vệ sinh, không có đủ điện nước để sinh hoạt, thì việc
chống biến đổi khí hậu vẫn là một điều gì đó còn trừu tượng xa vời, một thứ xa xỉ phẩm mà người nghèo chưa dám nghĩ
tới. Các nhà phân
tích đan cử một thí dụ điển hình cho sự tương phản giữa các quốc gia ở Bắc và
Nam bán cầu:”người giàu muốn đóng tiền bảo
hiểm nhà cửa, trong khi người nghèo bữa ăn chưa no, tiền đâu mà tính đến chuyện
mua nhà”.
Vì thế cho nên, để đạt được mục tiêu, hội nghị COP21, cần
phải giải quyết trước hết một vấn đề:”các nước giàu chịu chi bao nhiêu tiền và
trong bao lâu, để khuyến khích giúp đỡ các nước nghèo (hay các quốc gia đang
phát triển) nỗ lực chống biến đổi khí hậu. Hiện tại vẫn có
hơn 300 triệu dân Ấn Độ không có điện và quốc gia đông dân này thường xuyên bị
mất điện. (Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã cho Ấn Độ vay với lãi suất
nhẹ 1,5 Tỷ US$ trong khoảng thời gian 2015 – 2019 để xây dựng các hệ thống “nhà
vệ sinh” cho dân chúng. Hiện tại có 3/5 dân chúng sống ở nông thôn đi làm vệ
sinh ngoài đồng và 1/10 tỷ lệ tử vong của xứ nầy là do tình trạng vệ sinh kém).
5
– Lời hứa của Uc Châu - Australia
Năm
2006, tổng số năng lượng tái tạo ở Úc chiếm 4%. Nhưng đến năm 2012,
tỷ lệ trên đã tăng lên 13,14% trên tổng lượng điện năng dùng cho cả
nước. Thật quả là một tiến bộ vượt bực chỉ trong vòng 6 năm mà thôi. Trong số
đó, thủy điệnchiếm 57,8%, năng lượng Gió, 26%, năng lượng Sinh hóa, 8,1%, năng
lượng Mặt trời, 8%, năng lượng Địa nhiệt 0,002% và năng lượng Thủy triều
0,001%.
Ở
quốc gia nầy, đây là một chính sách quốc gia nhằm đáp ứng sự thay đổi khí hậu
toàn cầu. Chính nhờ vậy mà sự thay đổi nhanh chóng nầy có hy vọng đạt được chỉ
tiêu của COP21 vào năm 2020 cho quốc gia nầy.
6 – Lời hứa của Nhật
Bản
Nhựt Bản hứa là sẽ tăng cường việc xây
dựng cơ sở cho các loại năng lượng tái tạo lên đến 22 hoặc 24% so
với tổng lượng năng lượng dùng cho cả nước vào năm 2030. Chỉ trong
khoảng thời gian từ năm 1970 đến 2012, tỷ lệ năng lượng tái tạo xử dụng toàn
quốc Nhựt giảm từ 25% xuống còn 10% chỉ vì chính sách “Feed-in tariff” của
chánh phủ làm cho những nhà đầu tư không thích thú trong việc xây dựng năng
lượng tái tạo nữa.
Chúng ta chờ xem những thay đổi của
Nhựt Bản trong Thỏa thuận COP21 lần nầy.
7- Lời hứa
của TC
Hiện tại, Trung Cộng là
quốc gia phát thải khí carbonic (CO2)
lớn nhứt vào không khí vào khoảng 10 tỷ tấn, chiếm khoảng 21% lượng khí thải
toàn cầu. Theo thống kê năm 2014, TC tiêu thụ 1.962,4 triệu tấn than, tức 50,6%
tổng lượng than trên thế giới.
Qua hai dữ liệu trên, rõ
ràng TC hiện là tác nhân gây ra hiện tượng hâm nóng toàn cầu và sẽ là nguyên
nhân chính có thể làm trở ngại tiến trình thực hiện các “Lời hứa” của Thượng
đỉnh COP21 là… cố gắng làm giảm thiểu sự gia tăng nhiệt độ trong không khí dưới
20C từ đây cho đến cuối năm 2100.
Bắc
Kinh hứa là đến năm 2030 sẽ giảm khí thải 13% trong khi chuẩn bị cho Thượng
đỉnh COP21. TC nhấn mạnh đến các
biện pháp mới hoặc đang thực hiện, chứng tỏ quyết tâm của nước phát thải nhiều
nhất trên thế giới sẽ đóng vai trò nghiêm chỉnh và «sẽ đưa thế giới đến một
hiệp ước toàn cầu về khí hậu».
Như vậy mà … Ô nhiễm
không khí bên ngoài nhà cửa làm chết khoảng 1,6 triệu dân chúng ở TC hàng năm,
tức 4.400 người/ngày. Điều cần nhấn mạnh là, Hoa Kỳ phát thải
khoảng 7 tỷ tấn CO2 trong năm 2014 và Trung Cộng, 10 tỷ; trong lúc đó, Mỹ sản
xuất khoảng 22% sản phẩm toàn cầu, và Trung Cộng chỉ sản xuất 19% mà thôi.
Và cũng chưa đầy một năm
sau lời hứa, TC đã tăng lượng than tiêu
thụ từ 1.961,2 lên 1962,4 triệu tấn! Từ đó, chúng ta thấy rõ ràng là TC,
một quốc gia cộng sản chưa bao giờ và sẽ không bao giờ giữ lời hứa trong mọi
giao ước, hay giao kết với quốc tế và với chính người dân của họ.
Chúng ta lần lượt xem
qua chương trình hạn chế sự hâm nóng toàn cầu của TC qua các dự án xử dụng năng
lượng tái tạo.
Năng lượng tái tạo ở Trung Cộng
Các loại năng lượng tái
tạo của TC được đan cử như sau: - Năng lượng sinh học (Biofuel) –
Năng lượng sinh khối (Biomass) – Năng lượng địa nhiệt (Geothermal) – Thủy điện
(Hydropower) – Năng lượng mặt trời (Solar energy) – Năng lương thủy triều
(Tidal power) – Năng lượng song (Wave power) – Năng lượng gió (Wind power).
Vào năm 2013, TC là một
quốc gia dẫn đầu thế giới qua việc sản xuất năng lượng tái tạo với 378 GW,
chính là nhờ năng lượng thủy điện và gió. Bước qua năm 2014, cũng chính TC đi
đầu qua việc xử dụng năng lượng gió, năng lượng mặt trời qua việc sản xuất các
hệ thống biến điện từ ánh sáng (cell photovoltaic).
Từ đó cho thấy, mạng
lưới năng lượng tái tạo của TC qua các công nghệ trên đã gia tăng nhanh hơn
công nghệ năng lượng hóa thạch và năng lượng hạt nhân. Kể từ năm 2005, nhờ vào
việc làm giảm giá thành và xuất cảng làm cho kỹ nghệ năng lượng mặt trời tăng
lên gấp 100 hiện nay.
Quan điểm của TC là đặt trong tâm vào việc tăng gia sản xuất
năng lượng tái tạo, và xem đó như một chính sách an toàn năng lượng cho
quốc gia và cũng nhằm giảm thiểu sự phát thải khí carbonic qua việc xử dụng
năng lượng hóa thạch do nguồn than và khí đốt v.v…Và TC hứa là vào năm 2020, sẽ
tăng các hệ thống năng lượng tái tạo lên 20% (chỉ chiếm 11% vào năm 2015) trên
tổng lượng năng lượng tiêu thụ trong nước.
Kể từ năm 2012, TC mới
bắt đầu khơi mào việc gắn các thiết bị đo đạc phẩm chất không khí (air
quality), và cho đến nay, chỉ có 400 thành phố, đa số là các thành phố cận
duyên, có gắn thiết bị nầy. Điều nầy chứng tỏ rằng, những thành phố trên đã trở
thành nơi ô nhiễm trầm trọng nhứt thế giới.
Qua các tin tức trên, câu kết
luận cho “Lời hứa của Trung Cộng” là
“Làm sao TC thực hiện được chỉ tiêu trên trong vòng chỉ 10 năm, để đáp ứng lời
hứa với Thượng đỉnh COP21?”
8- Lời
hứa của Việt Nam
Theo một số ước tính của
nhiều chuyên gia nghiên cứu về ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu lên Việt Nam
thì quốc gia nầy sẽ bị nhiều thiệt hại hơn các nơi khác, đặc biệt ở miền Nam
Việt Nam.Theo dõi suốt 50 năm qua, nhiệt độ vùng nầy đã tăng lên từ 0,05 đến 0,200C,
và mực nước biển đã tăng lân từ 2 đến 4cm cho mỗi 10 năm.
Hậu quả của những sự
biến đổi khí hậu nầy sẽ chia Việt Nam thành 7 vùng có ảnh hưởng khí hậu thay
đổi khác nhau từ Bắc chí Nam, đặc biêt ảnh hưởng đến nguồn nước và các lãnh vực
kinh tế-xã hội khác như nông nghiệp, rừng, đánh bắt cá tôm, năng lượng, di
chuyển và y tế.
Kể từ năm 2010 đến nay,
Việt Nam nhận khoảng 1.3 tỷ USD tiền hỗ trợ của thế giới nhằm giúp giải quyết
biến đổi khí hậu, cũng như "Việt Nam có chương trình ứng phó
với Biến đổi khí hậu và làm việc hết sức nghiêm chỉnh theo đúng quy định của
quốc tế" theo lời của một chuyên gia của Trung tâm Phát triển
Cộng đồng Sinh thái.
Nhưng sự thật là, những
dự án của quốc tế tài trợ cho việc đối ứng với sự biến đổi khí hậu ở Việt Nam
có thực sự đến những địa phương có nhu cầu hay không đặc biệt là vùng ĐBS Cửu
Long với tình trạng sạt lỡ, nước mặn lấn sâu vào đất liền, tình trạng khô cạn
nguồn nước làm cho trên 1 triệu hecta đồng ruộng bị tiêu hủy trong mùa khô,
v.v…
Nhiều phần ở đồng bằng
sông Cửu Long bị hạn hán và nước mặn xâm lấn nghiêm trọng nhất trong gần 100
năm qua. Tin IANS ngày 19/2/2016 cho hay tình trạng này đã tàn phá nặng nề các
vùng trồng lúa và cây ăn trái, các khu rừng, ảnh hưởng tới ngành nông nghiệp và
chăn nuôi, cũng như gây ra nạn thiếu nước ngọt ở nhiều tỉnh thành phía Nam.
Bộ trưởng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết hạn hán và nước mặn xâm lấn đã phá
hỏng nhiều đồng lúa, thiệt hại trị giá khoảng 1.000 tỷ đồng Việt Nam.
Viện Khoa học Thủy lợi
miền Nam dự báo ngoại trừ thành phố Cần Thơ và hai tỉnh An Giang, Đồng Tháp,
tất cả các địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị nước mặn xâm lấn trong
năm nay.
Tại Kiên Giang, dù tỉnh
này đã đầu tư gần 20 tỷ đồng để đào hàng chục con đê nhỏ ngăn chặn, nhưng nước
mặn vẫn lấn ruộng lúa, phá hủy hơn 30.000 ha. Bộ Nông nghiệp nói vùng đồng bằng
sông Cửu Long cần nguồn ngân quỹ 4 tỷ đôla mới có thể đối phó hiệu quả với nạn
hạn hán và nước mặn xâm lấn.
Vì sao?
Và "Hỗ trợ trực
tiếp cho cộng đồng còn nhỏ và cơ chế còn rất khó để người dân, những nhóm phi
chính thức, những nhóm không có kiến thức để có thể xin viện trợ, xin hỗ trợ từ
những quỹ này", lời của một Giám đốc trong chương trình hỗ trợ trên.
Cổ súy cho kế hoạch đẩy
mạnh việc xử dụng năng lượng tái tạo, nhưng
lại tiếp tục khai triển các dự án dùng năng lượng hóa thạch, như trường hợp của
tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu…làm sao Việt Nam có thể giải quyết những “sự cố” do sự
hâm nóng toàn cầu gậy ra.
Chúng ta hãy so sánh
“lời hứa” của Việt Nam trong Thượng đỉnh COP21 là sẽ phát triển tăng việc xử
dụng năng lượng tái tạo cho đến năm 2030 là 10% so với tổng số nhu cầu năng
lượng trong nước. Và cam kết sẽ giảm 8%
phát thải khí nhà kính vào năm 2020 - 2030, và con số này có thể đạt tới 25%
nếu có sự hỗ trợ của quốc tế.
Nếu chúng ta nhìn sang
hai quốc gia lân bang trong ASEAN là "Đến
năm 2030, Thái Lan hay Philippines đang đặt ra mục tiêu tới 50%”.
Trong lúc đó, nhiệm vụ
và mục tiêu của viện trợ cho Việt Nam là giảm phát thải khí nhà kính qua việc
giảm lượng xử dụng nguyên liệu hóa thạch và tăng dần lượng năng lượng tái tạo
như địa nhiệt, năng lượng mặt trời, sóng biển…
Phải chăng, đây cũng là
một nghịch lý khi Việt Nam ngữa tay nhận viện trợ?
Ở Việt Nam, những vùng
miền núi hay hải đảo xa xôi hoàn toàn có thể sử dụng năng lượng tái tạo như gió
và mặt trời…và đầu tư sẽ rẻ hơn rất nhiều so với đầu tư vào mạng lưới điện quốc
gia mà dựa vào những nguồn năng lượng hóa thạch, nguyên nhân chính của sự phát
thải khí nhà kính".
Theo một nghiên cứu được
công bố trong Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2016 ở Davos, Việt Nam là một trong
10 quốc gia có tình trạng ô nhiễm không khí tồi tệ nhất. Kết quả về Không khí
của Việt Nam xếp thứ 123 trong số 132 quốc gia được khảo sát.
Trong giai đoạn
2011-2016, Việt Nam nhận khoảng
1.3 tỷ USD tiền hỗ trợ của quốc tế nhằm giúp giải quyết biến đổi khí hậu. "Nhưng
phải đặt ra câu hỏi là hiệu quả trực tiếp từ số tiền 1 tỷ đó đến với cộng đồng
là bao nhiêu?
Rất nhiều dự án hoàn toàn dành cho việc nâng cao năng lực
cho cán bộ lãnh đạo, cho đội ngũ làm việc trung gian thì số tiền đó không thể
đến với người dân được. Hỗ trợ trực tiếp cho cộng đồng còn nhỏ và cơ chế còn
rất khó để người dân, những nhóm phi chính thức, những nhóm không có kiến thức
để có thể xin viện trợ, xin hỗ trợ từ những quỹ này.
Giáo sư Trương Quang Học từ Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường trả lời câu hỏi của BBC Tiếng Việt rằng: “Liệu có sự mâu thuẫn trong kế hoạch của Việt Nam khi vừa có kế hoạch xây các nhà máy nhiệt điện than lại vừa thực hiện tăng trưởng xanh?” ông Học nói, "Không có sự mâu thuẫn mà đây là quá trình vì từ trước đến nay chúng ta chủ yếu dùng nguyên liệu hóa thạch như than đá, dầu khí nên phát thải khí nhà kính. Giờ nhiệm vụ của chúng ta là giảm phát thải thì về nguyên tắc chúng ta giảm lượng sử dụng nguyên liệu hóa thạch và tăng dần lượng năng lượng tái tạo như địa nhiệt, năng lượng mặt trời, sóng biển... thì đây là cả một quá trình, cũng không nhanh, không dễ để có thể sử dụng có hiệu quả năng lượng tái tạo mới được." Nhưng trên thực tế, CSBV hành động ngược chiều bằng cách đão ngược lại là cho TC thiết lập nhanh chóng hệ thống nhiệt điện than từ Bắc chí Nam trong những năm gần đây. (Xem bài viết “Các dự án nhà máy nhiệt điện than ở Việt Nam” của người viết).
9- Thay lời kết
Quá
muộn rồi. Mặc dù Việt Nam có rất nhiều chính sách như “tăng trưởng
xanh của chính phủ”, rồi rất nhiều ban ngành khác nhau cũng có kế hoạch hoạt động
riêng cho mỗi ngành và đều có chỉ tiêu cụ thể. Nhưng tất cả chỉ trên bàn giấy
mà thôi! Nhiều
hoạt động cũng được thực hiện nhưng sự diễn tiến sau mỗi dự án hay mô hình thì
hầu như không được tiếp tục hay công bố, vả tất cả biến thành những dự án treo
hay dự án ma…nhưng chi phí đầu tư đã được tháo khóa từ trước đó rồi.
Một bình luận về hội nghị
COP21, nhà báo tự do Phạm Cao Phong từ Paris cho rằng, như nước chủ nhà đã
tuyên bố, "lúc này không phải là lúc hứa hẹn, mà phải tiến hành như thế nào”?
"Như đồng bằng sông Cửu
Long, 50 năm nữa mà mất 500.000 hecta, tức là 250 nghìn sân vận động Mỹ Đình đi
ra biển thì khủng khiếp thế nào?
Nhằm chia sẻ quan điểm trên, một
cách tiếp cận khác về COP21 là:"Chúng
ta đã cãi nhau nhiều quá rồi, qua 20 cái COP thì biến đổi khí hậu càng gia
tăng. Hiện nay nồng độ khí carbonic trong không khí đã bước qua giới hạn 400mg/L. Chúng ta đã đến lúc không thể
không giải quyết, mà nói như Pháp nói, là đã quá muộn."
Để kết luận cho bài viết nầy,
nếu chúng ta nhìn lại sự đóng góp của Việt Nam cho Quỹ hỗ trợ cho các quốc gia đang phát triển nhằm hạn chế tiến trình hâm
nóng toàn cầu dự kiến là 100 tỷ/năm cho đếm năm 2025.
Và Việt Nam hứa đóng góp 1 triệu
mỹ kim!
Thay lời kết
Qua những ghi nhận về
cung cách hành xử của một số quốc gia kể trên trong việc thì hành các thỏa
thuận ký kết trong ngày cuối cùng của Thượng COP21, người viết có vài suy nghĩ
chia sẻ trong phần cuối của bài viết như sau:
Theo Cơ quan Năng
lượng Quốc tế (International Energy Agency-IEA), hiệu ứng khí nhà kính toàn cầu
hầu như không thay đổi trong vài năm trở lại đây. Kết luận nầy cho
thấy tổng lượng khí do con người phát thải vào bầu khí quyển năm 2014 vẫn tương
đương trong năm 2013. Và đặc biệt, năm 2015, hiệu ứng trên có phẩn giảm nhẹ so
với 2014.
Điều nầy có thể kết
luận là do việc Âu Châu khai triển năng lượng Gió và Mặt trời rất nhiều trong
năm nay, cũng như Trung Cộng cũng tăng trưởng nhiều trong hai lãnh vực nầy.
Thử tiên đoán một số viễn
tượng có thể xảy ra trong vài năm tới như:
·
Trung Cộng có thể bớt
xử dụng than đá làm năng lượng, nhưng vì người dân sẽ “giàu” hơn, do đó phát
thải khí carbonic nhiều hơn do việc có nhiều xe di chuyển và nhu cầu cho mức
sống cao hơn trước. Nhưng điều nầy rất tiếc không xảy ra. TC trong năm 2018 đã
xử dụng 20% lượng than d91 nhiều hơn so với năm 2015.
·
Ấn Độ, một quốc gia
đang phát triển tiếp tục xử dụng năng lượng hóa thạch để phát triển như tiên
liệu của Nhóm thinktank Bjorn Lomborg, Copenhagen.
·
Cũng như Brazil tiếp
tục giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu toàn cầu theo quan niệm và tình trạng
kinh tế của chính quốc, nghĩa là “bất chấp” “thỏa thuận lịch sử COP21”.
Trên đây là ba quốc
gia phản đối, không tham gia vào danh sách 100 nước chấp thuận thực thi kết ước
của Thỏa thuận COP21.
Chuyện
gì sẽ xảy ra trong lúc các nước giàu tiếp tục hạn chế sự phát thải thán khí
bằng công nghệ sạch và các quốc gia nghèo khác tiếp tục “hứa” để mà hứa?
Rỏ ràng là năng lượng
thay thế là cần thiết để giảm hiệu ứng nhà kính. Nhưng đầu tư vào việc nầy cần
một ngân khoản lớn, đôi khi vượt khỏi khả năng của chánh phủ và tư nhân, cũng
như một số yếu tố kinh tế trong xã hội cần phải nghiên cứu thêm nữa…có thể ảnh
hưởng lên sự phát triển quốc gia.
Chính vì vậy, một gợi
ý khác là con người cần phải động não nhiều hơn để truy tìm một phương hướng mới
hầu giải quyết nhiều vấn đề là:
·
Làm
cách nào để sống được trong một bầu trời có lượng khí nhà kính cao?
·
Làm
cách nào để phát triển nông phẩm trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt như hạn
hán hay ẩm ướt, nóng bức hay lạnh lẽo?
·
Làm
cách nào để bảo vệ nguồn protein trong thiên nhiên như gia súc trên đất, trong
không khí, và thủy sản trong nước trong các điều kiện trên?
Nghĩ và giải quyết từng
phần những điều trên đây có thể làm cho thế giới đở phải tốn nhiều nhân lực,
tài lực, và thời gian tranh cãi để đưa đến một quyết định trong đó, có rất
nhiều thành viên không muốn tuân thủ như kinh nghiệm của Nghị định thư Kyoto
năm 1997.
Hy vọng, “Thỏa thuận
lịch sử COP21” sẽ đưa các quốc gia trên thế giới đạt được nhiều đồng thuận và “tôn
trọng” lời hứa của mình hơn trong tương lai…Nhưng cho đến năm 2019…hầu
như tất cả những lời hứa trên đều giống như…NƯỚC CHẢY LÁ MÔN!
Và những lới hứa trên đặc biệt
là hai lời hứa của Trung Cộng và Việt Nam (qua CSBV) vẫn đang còn nằm trong…”giấc mơ ngày” đi đến thiên đường xã hội chủ nghĩa và “Họ”
sẽ đi về đâu?
Thượng đỉnh COP21, 2015, rồi tiếp theo:
·
Thượng đỉnh COP22 tại Marrakech, Marrocco từ 7 –
18/11/2016 nhằm tái xác nhận những sáng kiến về phát triển bền vững.
·
Thượng đỉnh COP23, tại Bonn, Đức từ 6 – 17/11/2017
nhằm “tiếp tục” đàm phán và ghi nhận thêm “các lời hứa” từ các quốc gia.
·
Thượng đỉnh COP24 tại Katowise, Poland từ 3-
18/11/2018 nhằm “nhấn mạnh việc xây dựng và quyết định bảo đảm việc thực thi đã
thảo luận tại COP21, Paris.
·
Thượng đỉnh COP25 dự định tổ chức ở Chile ngày
3 – 13/11/2019, nhưng Chile đã hủy. Do đó, Thượng định sẽ được tổ chức tại
Madrid, Spain dự trù từ 2 -13/12/2019 sắp đến. Chương trình nghị sự được đề nghị
ở New York (9/2019) về:- Tổ chức Tuần lễ khí hậu địa phương như: Pha Chấu, Các
quốc gia vùng Caribbe, và Á Châu – Thái Bình Dương.
Chúng ta vẫn phải chờ thêm…những
lời hứa tiếp theo, nhứt là có những quyết định mà các quốc
gia đã hứa sẽ phải “trình bày kết quả” những gì đã hứa và thực thi cho đến năm
2020 sắp tới đây!
Phải chăng là hầu hết các lời
hứa sẽ đi vào… ngõ cụt dù Hoa Kỳ có tham gia kết ước hay không?
Và kết luận của người viết là…vũ như cẩn!
Mai Thanh Truyết
Ghi chú: Carbon
Tín dụng - Carbon
credit:
Làm thế nào để tín dụng carbon quốc tế - international
carbon credits hoạt động?
Carbon bù đắp (offsets) là một hình thức thương
mại. Khi bạn mua một khoản bù, bạn tài trợ cho các dự án giảm phát thải khí nhà
kính (greenhouse gas - GHG). ... Các khoản bù đắp carbon cho phép bạn
trả tiền để giảm tổng GHG toàn cầu thay vì giảm triệt để hoặc không thể thực
hiện việc giảm được.
Làm thế nào để bạn có được một tín dụng carbon?
Thị trường carbon giao dịch khí thải theo các kế
hoạch kinh doanh và giao dịch (cap-and-trade schemes) hoặc với các khoản tín
dụng chi trả hoặc bù đắp cho việc giảm khí thải nhà kính. Các kế hoạch thương
mại trên là cách phổ biến nhất để điều chỉnh carbon dioxide (CO2) và
các khí thải khác. Cơ quan trách nhiệm (thường do chính phủ đại diện) của
chương trình bắt đầu bằng cách đặt giới hạn cho lượng khí thải cho phép.
Tín dụng carbon là gì và hoạt động như thế nào?
Một cách ngắn gọn, tín dụng carbon (thường được
gọi là carbon bù đấp – carbon offset) là tín dụng cho việc làm giảm phát thải
nhà kính hoặc loại bỏ khỏi khí quyển do một dự án giảm phát thải, có thể được
sử dụng, doi chính phủ, công ty kỹ thuật, hoặc các cá nhân để bù đắp lượng phát
thải mà họ đang tạo ra.
Làm thế nào để bạn có được tín dụng carbon cho
cây?
1. Đạt được tín dụng carbon bằng cách trồng cây địa
phương và các bụi rậm (Rừng nguyên sinh).
2. Đạt được tín dụng carbon bằng cách giảm lượng
khí thải nitơ oxit từ việc tưới tiêu.
3. Đạt được tín dụng carbon bằng cách lưu trữ
carbon trong đất của bạn.
4. Đạt được tín dụng carbon bằng cách tăng
trưởng liên lục rừng nguyên sinh.
No comments:
Post a Comment