Trung Cộng
Không Đáng Sợ Đâu
Nền kinh
tế quốc gia Trung Cộng (TC) đã bắt đầu được vực dậy qua chương trình hiện đại hoá
của Đặng Tiểu Bình từ 37 năm qua. Và trong vòng 15 năm trở lại đây, mức phát
triển của TC vẫn ở mức 8 – 9% hàng năm, tuy có chậm lại khoảng 7% ở 5 năm cuối
cùng. Điều nầy đã làm thế giới ngạc nhiên nhất là qua các cuộc khủng hoảng tiền
tệ ảnh hưởng lên các nước trong vùng mà TC vẫn tiếp tục phát triển chứ không bị
suy thoái.
Nhưng nếu theo dõi qua những thay đổi về phát triển kinh tế
của TC, chúng ta có thể tiếp cận và hiểu được, cách đây 10 năm, báo chí trên
hầu hết khắp nơi đều đặt vấn đề và xem đây là một hiện tượng “con rồng TC” bắt đầu
trở mình và một đất nước “Thiên Tử” đang hồi sinh; và hiện tại, năm 2017,
cũng chính “con rồng TC” đang co cụm trở lại với trên 600 triệu nhân khẩu
sống dưới mức nghèo đói là 2 Mỹ kim/ngày/người!
Nhưng
qua các thành tựu trước cũng như ở thời điểm kinh tế thoái trào ở TC hiện nay,
chúng ta có thực sự thấy những gì đang diễn ra ở TC qua các “thành quả” đã đạt được
trong suốt 37 năm qua.
Trước hết, xin liệt kê ra đây vài số liệu căn cứ vào thông
tin của cia.gov (2016) trên mạng lưới toàn cầu, để nói lên tình trạng phát triển
chung của TC:
1- Đất nước Trung Cộng
- TC là một nước lớn chiếm diện tích 9.596.960 km2, nhỏ hơn Hoa Kỳ một ít; có dân số là 1,42 tỷ (July 2018 est.), có mật
độ dân số là 146,25 người/Km2 (hay 380người/mi2).
Về tỷ lệ tuổi tác:
- Lứa tuổi 0 -14 chiếm 17,1% với tỷ
lệ Nam/Nữ 124.340.516/107.287.324;
- Lứa
tuổi 15 -24 chiếm 14,7% với tỷ lệ Nam/Nữ 105.763.058/93.903.845;
- Lứa
tuổi 25 -54 chiếm 47,2% (77.751.100/75.737.968);
- Lứa tuổi 55 -64 chiếm 9,6%
(62.646.075/75.737.968).
- Tuổi trung bình: 36,7 tuổi Nam và
35,8 Nữ
- Dân số tăng trưởng 0,44%/năm
- Tỷ lệ nhà cư dân có “chỗ làm vệ
sinh”: 55,8%
Lực lượng lao động của TC lớn nhất thế giới với 840 triệu (2015), trong đó tỷ lệ lao động
được chia ra như sau: Lao động nông nghiệp, 50% (2001), lao động kỹ nghệ, 22%
(2001) và lao động dịch vụ, 28%. Trung bình mức lạm phát vào khoảng 2 đến 5%.
Lợi tức đầu người là 900 Mỹ kim (2004). Mãi lực toàn quốc (Purchasing power
parity) năm 2003 là 6.449 tỷ Mỹ kim đưa đến mãi lực đầu người là 5.000 Mỹ kim
(2003). Mãi lực các năm sau đó như sau: $19.39 trillion (2015 est.), $18.14
trillion (2014 est.), $16.91 trillion (2013 est.).
Lợi tức đầu người hàng năm là (GDP-per
capita (PPP): $ 13,608 (2019) sụt hơn so với 2015 là $14,100 (2015
est.), $13,300 (2014 est.), $12,400 (2013 est.).
Trong
tiến trình phát triển chung trên thế giới, định mức sự phát triển của một quốc
gia vẫn còn căn cứ vào thuyết “tam khu” của Colin Clarke, trong đó gồm khu nông nghiệp, khu công
nghiệp, và khu dịch vụ. Từ đó qua sự phát triển, và qua từng giai
đoạn, chỉ số phát triển của một quốc gia được tính toán qua tỷ lệ của từng khu vực.
2- Phát triển Kinh tế
của Trung Cộng
Như đã
nói ở phần trên, TC đã đi đôi hia “bảy dặm” bằng cách mở cửa giao tiếp với thế
giới bên ngoài từ năm 1979 dưới thời Đặng Tiểu Bình với một phương châm bất hủ
là: ”Dù mèo trắng hay mèo đen cũng chẳng
sao, chỉ cần biết bắt chuột là được”. Trong tinh thần thực dụng trên, TC đã
thành công và đưa đất nước ra khỏi thụt lùi chỉ trong một thời gian không dài
như đã dẫn ở phần trên.
Lý do
tại sao chương trình hiện đại hoá của ĐTBình đã thành công là, ngay cả trong
khi mở cửa, TC đã vận dụng được thị trường nội địa (1,38 tỷ người dân) để đẩy
mạnh kỹ nghệ sản xuất hàng tiêu dùng. Chính nhờ kỹ nghệ nầy và đây cũng là lý
do chính yếu, TC đã chuyển dịch được một số lớn lao động trong nông nghiệp
chiếm tỷ lệ từ 70% (1970) xuống còn 50% (2001). Cho đến hôm nay, mức đói nghèo
của TC đã giảm xuống còn 16% (theo tiêu chuẩn của TC thấp hơn con số của LHQ là
2US$/ngày), và mức dự trữ ngoại tệ nặng của TC từ năm 2004 là 414 tỷ Mỹ kim
tăng lên 2,300 tỷ năm 2015.
Trong những năm trở lại đây, TC đã phát triển vượt bực, cao
hơn mức dự tính của thế giới. Vào năm 2004, Ngân hàng Phát triển Á châu đã dự tính
TC sẽ tăng 7,9%. Nhưng trên thực tế TC đã gia tăng 9,3%. Có nhiều lý do đúc kết
sự thành công vượt bực của TC cho những năm gần đây là:
1
– Đất nước TC không phải chịu những tai ương thiên nhiên ảnh hưởng đến phát
triển như những quốc gia trong vùng. Cuộc khủng hoảng dầu hoả
gần đây đã được TC kiểm soát và điều tiết chừng mực do đó không tạo ra khủng hoảng
năng lượng như những năm 1979-1980.
2 – Qua vốn đầu tư ngoại quốc, TC đã cân bằng được mức phát
triển qua những dịch vụ thâm thủng trong cán cân thương mại xuất nhập nguyên
liệu và thành phẩm. Chính phủ Đức mới đây đã ngăn chặn Quỹ Đầu Tư
Phúc Kiến của TC (Fujian Grand Chip Investment Fund, FGC) mua lại một cơ sở của công
ty điện tử Aixtron. Quyết định này cho thấy Berlin cảm thấy bị đe dọa
trước những khối lượng đầu tư của TC, tính trong sáu tháng đầu năm 2016 đã lên
đến 10 tỉ euro.
Trong số ra
ngày 27/10/2016, Le Figaro nhận định trên trang nhất, nỗi sợ này không chỉ có
riêng ở Đức mà «thói
tham ăn của Trung Cộng khiến cả thế giới lo sợ». Chưa hết năm
2016, các nhà đầu tư TC đã chi đến 200 tỉ đô la để đầu tư và mua lại các doanh
nghiệp nước ngoài trong mọi lĩnh vực. Con số thống kê sơ bộ này đã khiến nhiều
quốc gia châu Âu giật mình và tăng cường kiểm soát, mà Đức là ví dụ mới nhất.
3 – Phát
triển TC hiện nay đang dựa vào đầu tư ngoại quốc, do đó sự gia tăng giá dầu thô đã được mức ngoại tệ đầu tư trên bổ túc vào mức
thiếu hụt.
4
– Quan trọng hơn cả là 1,42 tỷ nhân khẩu nội địa. Hiện tại người dân TC còn cần
quá nhiều nhu cầu để phục vụ tối thiểu cho đời sống của người dân sống trong một
quốc gia tân tiến; do đó kỹ nghệ TC chỉ cần tập trung vào những mũi dùi phát triển
là có thể làm cho kinh tế cất cánh mau. Những mũi
dùi phát triển đó là những mặt hàng thông dụng như xe cộ, tủ lạnh, microwave,
máy giặt, máy sấy, truyền thanh, thuyền hình, xây dựng, và những mặt hàng gia
dụng khác v.v...
Tuy
nhiên, thiết nghĩ sự phát triển kinh tế của TC ngày hôm nay chỉ là một quá
trình chuyển tiếp mục đích để phục vụ nhu cầu cần thiết cho người dân của nước nầy,
hầu có được một đời sống vật chất “tử tế”. Một khi mức sống tối thiểu của người dân đã
được bảo hoà, vấn đề phát triển kinh tế của TC sẽ chuyển qua một tiến trình khó
khăn hơn nữa mà lãnh đạo TC cần phải tiên liệu cho tương lai, nếu muốn ngăn
chặn những cơn khủng hoảng xã hội có thể xảy ra sau đó.
Đó là
việc chuyển
tải lực lượng lao động qua công nghiệp và dịch vụ. Ở các quốc gia đã
phát triển như Tây Âu và Bắc Mỹ, lực lượng lao động nông nghiệp không quá 15%. Riêng tại Hoa Kỳ, lực lượng nầy chỉ còn dưới 2 triệu, so với dân số 330
triệu mà vẫn có đầy đủ lương thực cho nước Mỹ cũng như viện trợ cho hầu hết các
nước nghèo trên thế giới.
Qua
những nhận xét và phân tích ở phần trên, chúng ta thấy TC đang có những bước
phát triển “nhanh” trong tiến trình hiện đại hoá quốc gia, nhưng những bước phát triển của TC chỉ là những bước đột phá
ban đầu. Thực sự những chỉ số phát triển vừa nêu trên chỉ là những chỉ số biểu
kiến và tương đối trong việc ổn định xã hội TC hiện nay mà thôi.
1-Gọi là biểu kiến vì trong quá trình phát triển quốc gia vì TC đã để lại biết
bao vấn nạn môi trường với ảnh hưởng và hậu quả nghiêm trọng chắc chắn sẽ xảy
ra trong một vài thập niên tới. TC không
có chính sách cân bằng phát triển và quản lý môi trường. Vì vậy:
- Tình trạng môi trường ngày càng xuống cấp: không khí đầy bụi bậm chứa
các kim loại độc hại như chì (lead) và thuỷ ngân (mercury) cùng nhiều hợp
chất hữu cơ nhẹ, nguồn nước ở nhiều nơi không còn sự hiện diện của tôm cá
và đã là những “dòng sông đen”, đặc biệt là trong các phụ lưu của sông
Hoàng Hà và Dương Tử.
- Ngay cả dòng chảy của sông Hoàng
Hà đã chậm dần so với trước kia, và không còn chảy ra biển nữa.
- Thành
phố Vân Nam đã biến thành khu đại kỹ nghệ hoá chất và khi gió đổi chiều,
khói và bụi thành phố đã di chuyển đến tận...Seattle, Hoa Kỳ.
- Thành phố Thượng Hải và thềm lục địa
chung quanh đang bị báo động về ô nhiễm.
- Thí dụ điển hình là trong việc
chuẩn bị cho Thế vận hội vào ngày 8/8/2008, TC vẫn chưa giải quyết được
tình trạng ô nhiễm không khí tại Bắc Kinh theo yêu cầu của Uỷ ban Thế vận
Quốc tế, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng qua các biện pháp như ngăn cấm người
dân hút thuốc, hạn chế lượng xe cộ chạy vào thành phố, đóng cửa những nhà
máy phát điện sử dụng than, Hội nghị Thượng đỉnh tại Thành Đô (thủ đô của
tỉnh Tứ Xuyên), các nhà máy, xe cộ chuyên chở không được hoạt động nhiều
tuần lễ trước đó để có được bầu không khí “tương đối” trong lành và người
dân có thể thấy mây bay thay vì một màu xám xịt thường xuyên.
2-Gọi là
tương đối, vì sự phát triển của TC chỉ tương đối
so với nhu cầu của 1,38 tỷ dân chúng và thị trường nhân công rẻ mạt. Các chương
trình hiện đại hoá điển hình của TC sau đây thể hiện rõ nét của tính tương đối trong
phát triển của họ. Theo một báo cáo của Hàn Lâm Viện TC (Chinese Academy of Sciences,
2006) thì TC đã phát triển chậm hơn so với Hoa Kỳ 100 năm, với Đức Quốc 70 năm,
và 60 năm so với Nhật Bản.
Vào năm
2001, mãi lực tính theo đầu người của một người TC là 8,827 Mỹ kim (năm 2017,
rồi bị sụt xuống 8,250 (3-2019). Qua các số liệu trên, chứng tỏ rằng mức tăng
trưởng hàng năm của TC càng ngày bị chậm lại so với năm 2017. Từ đó cho chúng
ta thấy rằng hiện tại, do ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung gây
tác hại không nhỏ đến đời sống người dân.
Thêm
nữa, theo một báo cáo của Chương trình
Môi trường LHQ vào năm 2002 và vào
năm 2015, hậu quả của việc phát triển ồ ạt ở TC và lơ là trong việc bảo vệ môi trường làm cho chi phí ước tính cho
việc giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường có thể lên đến 7% tổng sản lượng
quốc gia. Nói như thế, có nghĩa là với mức tăng trưởng trung bình hàng năm
là 8 – 9%, nhưng trên thực tế, mức tăng trưởng thực sự chỉ vào khoảng 2% mà
thôi, cộng thêm sự di hại môi trường ảnh hưởng đến các thế hệ về sau nữa.
TC hiện
nay vẫn còn là một quốc gia đang phát triển dù hiện đang thúc đẩy rất mạnh tiến
trình hiện đại hoá và khó có thể hình dung được một hình ảnh TC vượt trội lên
hàng quốc gia phát triển trong vòng 30 – 40 năm tới.
Cũng
theo tài liệu của Hàn Lâm Viện Khoa học TC, TC sẽ vươn lên thứ hạng 39 về kinh
tế so với các quốc gia trên thế giới vào năm 2080, và năm 2005, TC đang được
xếp vào hạng 69.
Ngay tại
Hội thảo “Tổng kết 30 năm đổi mới ở Hà Nội năm 2015, TS Carl Thayer (Úc) nhấn
mạnh rằng:” Sau một phần tư thế kỷ cải cách, mô hình TC không thể giải quyết được những vấn đề cấp bách như cấu trúc ngân hàng và tài chánh
yếu kém, quốc doanh bị nợ nặng nề, tham nhũng tràn lan. Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều vần đề
tương tự, và việc học tập mô hình TC không thể giúp Việt Nam giải quyết được”.
3- Kinh tế Trung Cộng
hiện tại
Hiện tại,
kinh tế TC đang chịu nhiều áp lực làm cho
chính phủ TC phải đối mặt với nhiều thách thức kinh tế bao gồm:
- Tỷ
lệ tiết kiệm trong nước giảm nhiều và mức tiêu thụ trong nước tương ứng
thấp;
- Tạo điều kiện cho việc tang trưởng việc làm và cơ hội
việc làm lương cao hơn cho tầng lớp trung lưu đầy tham vọng, bao gồm cả người
di cư nông thôn và số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học ngày càng tăng;
- Cần giảm thiểu tham nhũng và tội phạm kinh tế khác;
- Tình trạng ô nhiễm môi trường và xung đột xã hội liên
quan đến sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế. Phát triển
kinh tế đã tiến triển nhanh hơn tại các tỉnh ven biển so với các tỉnh nằm
sâu trong nội địa.
- Cho đến năm 2014 hơn 274 triệu lao động nhập cư và người
phụ thuộc của họ đã di cư ra thành phố để tìm việc làm. Một hệ quả của chính sách
kiểm soát dân số là TC hiện là một trong những quốc gia lão hóa nhanh nhất
trên thế giới. Môi trường bị thoái hóa trong suốt quá trình phát
triển mà không cân bằng với việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí, sói mòn đất, đất đai
bị sa mạc hóa, sông ngòi và nước ngầm không còn xử dụng dược nữa vì bị
nhiễm độc hóa chất độc hại. TC tiếp tục bị mất đất canh tác do xói mòn
và phát triển kinh tế.
- Tăng trưởng năm 2015 của nền kinh tế thứ hai thế giới
rơi xuống mức thấp nhất từ 25 năm qua, chỉ đạt mức 6,9%. Theo thẩm định
ngày 05/10 của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung
Cộng sẽ chỉ ở mức 6,9% vào năm 2016, sau đó sẽ giảm xuống còn 6,2% vào năm
2017.
Với tổng số nợ chiếm 250% GDP năm 2015
và niềm hy vọng phục hồi kinh tế không chắc chắn, tỉ lệ nợ xấu của các ngân
hàng TC có thể tăng cao, nguy cơ mất khả năng thanh toán ngày càng lớn và thậm
chí có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính. Ngoài
ra, nếu không giải quyết được các vấn đề cơ cấu kinh tế, mọi nỗ lực của TC có
nguy cơ tan thành mây khói.
Khi kinh
tế TC phát triển chậm lại, nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu đi xuống. Hậu quả là
xuất khẩu nguyên liệu của các nước đang trỗi dậy giảm, trong khi đây lại là
nguồn thu quan trọng, thúc đẩy tăng trưởng của các nước này.
Căn cứ
theo bản tin của hãng Bloomberg ngày 07/10/2016 cảnh báo: ngành ngân hàng TC sẽ phải hứng chịu đến 600 tỷ đô la nợ
xấu trong trường hợp nổ ra khủng hoảng địa ốc. Căn cứ trên nghiên cứu của
các cơ quan tài chính DBS Vickers Hong Kong, Ngân hàng ngoại thương Đức,
Commerzbank AG, Blomberg cho biết: nếu như thị trường bất động sản TC mất giá
30 %, nợ khó đòi của các ngân hàng nước này sẽ lên tới 4,1 ngàn tỷ nhân dân tệ,
tức tương đương với 615 tỷ đô la. Ngành tài chính và ngân hàng Trung
Quốc sẽ bị lung lay.
Qua phân
tích của Pascal-Emmanuel Gobry trong tạp chí “The Week” số ra ngày 16 tháng Năm, 2017, tác giả đã nhận định một cách chính xác và rốt ráo là:“…Trong khi đó, TC còn xa mới đạt đến chuyện siêu cường kinh tế, TC đang ngày càng chứng tỏ có thể bị chia thành hai quốc gia: một quốc gia phát triển với khoảng 50 đến 100 triệu người kèm chung với một quốc gia nghèo đói cả tỷ dân. Trong khi không thể phủ nhận là TC có một phần tăng trưởng thật sự nào đó, còn hầu hết là nền kinh tế bong bóng - bong bóng thị trường chứng khoán, bong bóng tín dụng, bong bóng bất động sản và các dự án đồ sộ đầu voi đuôi chuột do nhà nước quản lý. Hoa Kỳ từng là đầu máy kinh tế của thế giới bao thời nay, bất luận điều gì khác bạn có thể nói về TC, nhưng TC không có cửa để thay thế vai trò của Hoa Kỳ”.
4- Kết luận
Đại Hội lần thứ 19 của đảng Cộng Sản TC khai mạc vào ngày 19/10/2017, Ông Tập Cận
Bình, nắm tối cao quyền lực sẽ tiếp tục lãnh đạo nền kinh tế thứ nhì thế giới, nhiều chuyên viên bày tỏ mối lo ngại trước tình
trạng kinh tế TC chựng lại và có nguy cơ tan vỡ vì nợ công quá lớn
qua nhận xét của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bước qua ngưỡng cửa “tới hạn” (threshold
limit). Lần đầu tiên từ 1/4 thế kỷ nay, tăng trưởng kinh
tế của TC có thể xuống dưới mức 6% vào năm 2018.
Các cơ quan thẩm định tài chính Moody’s và
Standard & Poor’s đã hạ điểm về nợ của TC. Tổng số nợ của TC, ngoài lãnh vực tài chính và ngân hàng, có
thể vượt qua 290% của GDP TC từ đây đến 2022, so với 235% vào năm 2016. Hiện tại, trong năm 2019, tổng số nợ của TC đã qua trần
320%, một dấu mốc cho thấy sự phá sản của quốc gia sẽ xảy ra nếu không có những
cải cách hay đột phá kinh tế cho nước nầy.
Tuy
nhiên, Ts Françoise Renard, Giám đốc Viện Nghiên cứu về Kinh tế TC, góp ý là kinh tế TC còn nằm trong
ngưỡng cửa an toàn, chưa đến mức báo động; do đó chưa «lâm nguy». Bà Renard giải thích:”TC đang bắt đầu định hướng lại kinh tế của mình, cải thiện tăng trưởng theo hướng chú ý đến phẩm chất của tăng trưởng ứng hợp với chiều hướng toàn cầu hóa, để tránh rơi vào cái bẫy đối với các nước có thu nhập trung bình. Từ đó, TC đã đề ra những dự án lớn, đặc biệt trong lãnh vực môi trường, nhưng mục tiêu vẫn chưa đạt được, vì vấn đề rất khó. Tổ
chức một Hội nghị quốc tế, TC cần phải đóng cửa hàng ngàn hảng xưởng chung
quanh Bắc Kinh trong đường kính 100Km, cấm xe chạy vào thành phố nhằm mục đích
có…một bầu trời “xanh”.
Thêm nữa, vấn nạn bất công trong chính sách xã hội, chính
sách bảo hiễm y tế không tương xứng, hệ thống hưu bổng thiếu công bằng…làm cho
xã hội luôn luôn nằm trong tình trạng “bất ổn”, một lò áp suất có thể nổ tung
bất cứ lúc nào…
Do đó, để
kết luận cho trường hợp TC là quốc gia nầy sẽ không
bao giời trở thành một huyền thoại trong tiến trình hiện đại hoá theo chiều hướng
hiện tại, trừ phi có một sự thay đổi não trạng và quan điểm
đúng đắn về việc bảo vệ môi trường, vấn đề cần phải được đặt ưu tiên hàng đầu
trong phát triển quốc gia.
Sự phô trương sức mạnh ở biển Đông chỉ là một hình thức để giải tỏa tính ức chế cực đoan sẳn có của dân tộc “Trung Hoa”
của người Hán, cũng như làm nhẹ sức ép của quyết tâm
dành lại độc lập của người dân Tây Tạng, Tân Cương cùng áp lực của 600 triệu dân
chúng sống dưới định mức nghèo của LHQ.
Cũng cần nói thêm cho trường hợp Việt
Nam là, mô hình hiện đại hoá của TC sau ¼ thế kỷ đã mang lại cho Việt Nam nhiều bài học kinh nghiệm về các mâu thuẫn trong
phát triển hơn là một khuôn mẫu để phát triển. Nhưng tiếc thay, cho đến
hôm nay, Việt Nam vẫn còn rập khuôn theo tiến trình trên, một tiến trình chắc chắn sẽ đưa đất nước vào ngõ cụt.
Mai
Thanh Truyết
Trích và
Hiệu đính từ “Lối Thoát Cho Việt Nam xuất bản năm 2018”
No comments:
Post a Comment