Monday, April 14, 2025

Mekong River – Should China Be Taken to International Court? Sông Mekong – Cần đưa Trung Cộng ra Tòa án Quốc tế? Bài phát biểu ở Hội thảo "The Vietnam Center & Sam Johnson Vietnam Archive and Institute for Peace & Conflict at Texas Tech University 1975: The End of the Vietnam War Conference" tại Lubbock, Texas *** ¬¬¬ Abstract: What is the conflict regarding the Mekong River? In Asia, there is a dispute over the Mekong River, which flows through Cambodia, Vietnam, Laos, and Thailand. This conflict centers on the construction of dams by various countries and the exploitation of the river's resources. Who is to blame for the Mekong River's issues? Environmentalists and experts point to the 11 dams built by China on the Upper Mekong within its borders. They argue that these dams are contributing to historic flooding and droughts, damaging fish spawning areas and disrupting local communities. What is the biggest issue facing the Mekong River? The Mekong River, though it may appear healthy on the surface, is suffering from a range of serious problems. These include dam construction, overfishing, deforestation, plastic pollution, and the adverse effects of climate change. What is the biggest threat to the Mekong River? The most significant threats are the hydropower dams on the Mekong and its tributaries. These dams can drastically alter the river's flow, disrupt fish migratory patterns, and destroy spawning grounds. What has China done to the Mekong River? During droughts, Chinese dams blocking the river exacerbate conditions downstream, leading to food insecurity for nearly 60 million people in Cambodia, Laos, Thailand, and Vietnam, who rely on the river for agriculture and fisheries. Who controls the Mekong River? In 2015, China established the Lancang-Mekong Cooperation, an organization that manages the shared use of the Mekong River. Its members include Cambodia, Laos, Myanmar, Vietnam, and Thailand. *** Sông Mekong – Cần đưa Trung Cộng ra Tòa án Quốc tế Sông Mekong, con sông dài thứ 11 trên thế giới, cũng là con sông đa dạng sinh học thứ 2 thế giới. Được nuôi dưỡng bởi tuyết tan trên dãy Himalaya Tây Tạng và mưa gió mùa ở Đông Nam Á. Sông Mekong dài 4200 km là nơi sinh sống của hàng nghìn loài động thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Dòng sông chính và vô số phụ lưu của nó nuôi dưỡng và hỗ trợ hơn 100 triệu người từ Trung Quốc ở phía bắc đến Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, và cuối cùng là hàng chục triệu người sống ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Nói về tên, Sông Mekong có những tên khác nhau khi chảy qua từng quốc gia một. Khi chảy qua Trung Hoa, Mekong có tên gọi là Lancang Jiang nghĩa là “Dòng sông hỗn loạn - Turbulent River”. Kh; và khi qua Lào, lại có tên Mae Nam Kongi chảy xuye6nqua Thái Lan, sông có tên Mae Kong tức Mother of Water. Sông chảy xuôi Nam xuyên qua thác Khone ngay biên giới Lào (Laos) và Cao Miên (Cambodia). Sông không có tên riêng ở Miên. Nhưng khi vào Việt Nam, sông lại chia thành hai nhánh Sông Tiền và Sông Hậu và được gộp chung lải là Sông Cửu Long, để rồi chảy ra biển qua chín cửa: Tiểu – Đại – Ba Lai – Hàm Luông – Cổ Chiên – Cung Hầu – Định An – Tranh Đề (hay Trần Đề) - Ba Thắc (Bassac). Hiện tại, cửa Ba Lai đã được che lại làm cống ngăn nước mặn, và cửa Bassac bị lấp lại do phù sa dầy đặc. Những tồ chức quốc tế về sông Mekong Cho đến nay, có 4 tổ chức quốc tế liên quan đến sông Mekong và một Định ước LHQ quy định chung vể những sông có dòng chảy xuyên qua nhiều quốc gia như sau: 1- Mekong River Committee – MRC - Ủy ban Sông Mekong Mục đích của Ủy ban là cùng nhau thương thảo và có sự đồng thuận trên bất cứ đề nghị hay dự án nào của c mỗi thành viên liên quan đến dòng sông hay ảnh hưởng đến lưu vực hai bên sông. Dự án hay đề nghị sẽ bị hủy bỏ ngay tức khắc nếu có một thành viên phản đối (giống như 3 thanh viên thường trực trong Hội đồng Bảo an LHQ). Ủy viên trong Ủy ban là các thành viên của các quốc gia có con sông Mekong chảy qua như: Trung Cộng, Miến Điện (Myanmar), Thái Lan (Thailand), Lào (Laos), Cao Miên (Cambodia), và Việt Nam. Ủy ban nầy bị giải tán từ năm 1995 vì Trung rút ra khỏi để tiến hành những đập thủy điện bậc thềm và đập chứa nước trên dòng chính của sông. 2- Mekong River Commission – MRC - Ủy hội Sông Mekong Ủy hội Mekong được thành lập vào ngày 5 tháng tư, 1995 với mục đích:” Hiệp định này đã đưa bốn quốc gia lại với nhau nhằm thúc đẩy và phối hợp quản lý và phát triển bền vững nguồn nước và các nguồn tài nguyên liên quan vì lợi ích chung của các quốc gia và hạnh phúc của người dân. Hiện tại, chỉ còn lại bốn thành viên là Thái – Lào – Miên – Việt cùng họp tác với nhau, trao đổi tin tức qua hai trạm quan trắc ở Tân Châu và Châu Đốc như dòng chảy đo đạc hang tuần, các thông số hóa học và vật lý như độ mặn, độ đục (turbidity), vi khuẩn. Riêng trạm quan trắc nằm bên kia biên giới tỉnh Vân Nam do TC quản lý không chịu trao dổi các tin tức đo đạc kể trên tại đây cho dù phải chịu nhiều áp lực quốc tế về phương diện nầy. 3- Lower Mekong Initiative – LMI - Sáng kiến Hạ lưu Sông MeKong Sáng kiến Hạ nguồn Mekong (LMI) được thành lập để hưởng ứng cuộc họp ngày 23 tháng 7 năm 2009 giữa Ngoại trưởng Hillary Clinton và Bộ trưởng Ngoại giao các nước Hạ nguồn Mekong - Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam - tại Phuket, Thái Lan. Sáng kiến Hạ nguồn sông Mekong (LMI) là sự hợp tác kéo dài một thập kỷ giữa Hoa Kỳ, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững trong khu vực. Sáng kiến hỗ trợ sự hợp tác giữa các nước thành viên thông qua các chương trình giải quyết những thách thức chung trong khu vực. LMI được hỗ trợ thông qua hai trụ cột liên ngành: Trụ cột Nexus (Nexus Pillar) bao gồm môi trường, nước, năng lượng và thực phẩm, và Trụ cột kết nối (Connectivity Pillar) và Trụ cột phát triển con người (Human Development) bao gồm giáo dục, sức khỏe, trao quyền cho phụ nữ (women’s empowerment) và hội nhập kinh tế. Thông qua lịch sử gắn bó lâu dài của Hoa Kỳ với các quốc gia Đông Nam Á, ngày càng có nhiều nhận thức về các vấn đề xuyên biên giới quốc gia. Các quốc gia thuộc tiểu vùng hạ lưu sông Mekong có nhiều mối quan tâm chung khác nhau, bao gồm quản lý tài nguyên nước xuyên biên giới (quản lý tài nguyên nước vùng biên giới), các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết và đại dịch cúm, và tính dễ bị tổn thương trước các tác động tiêu cực của khí hậu thay đổi. LMI tìm cách hỗ trợ sự hiểu biết chung của khu vực về những vấn đề này và tạo điều kiện cho các phản ứng phối hợp, hiệu quả. USAID hỗ trợ LMI thông qua chương trình Kết nối Mekong thông qua Giáo dục và Đào tạo, một khoản đầu tư đặc biệt vào phát triển lực lượng lao động theo sáng kiến này. 4- Lancang-Mekong River Cooperation - Hợp tác Sông Lancang – Mekong Hợp tác Sông Lancang – Mekong ra đời dưới sự hỗ trợ của TC ngày 17 tháng 3 năm 2016. Hợp tác sông Lancang-Mekong đã được thêm vào ... sáu quốc gia nguyên thủy của Mekong River Committee ngay từ lúc ban đầu cho thấy sự phối hợp hiệu quả, hợp tác khẩn cấp ... Thủ tướng TC Lý Khắc Cường tham dự Cuộc họp các nhà lãnh đạo Hợp tác Lancang-Mekong lần thứ ba qua liên kết video tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, thủ đô TC, ngày 24 tháng 8 năm 2020. Cuộc họp do Lý Khắc Cường và Bộ trưởng Thongloun đồng chủ trì Sisoulith của Lào, và có sự tham dự của Thủ tướng Hun Sen của Campuchia, Tổng thống U Win Myint của Myanmar, Thủ tướng Prayut Chan-o-cha của Thái Lan và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc của Việt Nam. Trong cuộc họp lần thứ ba của các nhà lãnh đạo Hợp tác Lancang-Mekong (LMC) vạch ra toàn diện kế hoạch hợp tác trong tương lai giữa các thành viên LMC dĩ nhiên dưới sự chủ động của TC. TT TC Lý Khắc Cường đưa ra một loạt đề nghị nhằm thúc đẩy hợp tác Lancang-Mekong trong các lĩnh vực như tài nguyên nước, kết nối và các nỗ lực chống đại dịch toàn cầu. Với tư cách là một đối tác có trách nhiệm, TC chia xẻ dữ liệu thủy văn trên sông Lancang kịp thời và minh bạch hơn với các nước hạ lưu, đồng thời thực hiện hợp tác khẩn cấp để ứng phó với lũ lụt và hạn hán. Xin nhấn mạnh ở đây điều nầy đã được ghi trong Ủy ban Sông Mekong, nhưng TC đã không thực thi! Bây giờ lại hứa! Trong năm 2016, 2019, và 2020 các nước Mekong đã phải hứng chịu nhiều đợt hạn hán nghiêm trọng. TC hứa (lại hứa!) tăng cường vận hành khoa học các hồ chứa trên sông Lancang để giảm hạn hán, điều này đã được chính phủ các nước Mekong, trong đó có Lào, cũng như cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Phải chăng vì bị áp lực của TC dù bị thiêt lại nặng nề do việc đóng đập Jinhong trong các năm kể trên? 5- UN Convention on the Law of the Non-navigational Uses of International Watercourses 1997 – Công ước LHQ về Luật Xử dụng Phi Hàng hải ở các nguồn Nước quốc tế Công ước LHQ nầy quy định những Điều khoản xử dụng nguồn nước sông Mekong như các Điều khoản sau đây: • Điều 3-Khoản 4 ” Khi một thỏa thuận về nguồn nước được ký kết giữa hai hoặc nhiều Quốc gia có nguồn nước, từ đó sẽ xác định các vùng nước ghi trong ký kết. Một thỏa thuận như vậy có thể được ký kết đối với toàn thể nguồn nước quốc tế hoặc bất kỳ phần nào của nó hoặc một dự án, chương trình hoặc việc xử dụng cụ thể ngoại trừ trong chừng mực thỏa thuận có ảnh hưởng bất lợi, ở một mức độ đáng kể, việc sử dụng bởi một hoặc nhiều Quốc gia có nguồn nước khác của nước của nguồn nước, mà không có sự đồng ý rõ ràng của họ”. • Điều 7-Khoản 1: Bổn phận không gây ra thiệt hại đáng kể - Các Quốc gia có nguồn nước, khi xử dụng nguồn nước quốc tế trong lãnh thổ của mình, PHẢI thực hiện tất cả các biện pháp thích hợp để ngăn chặn việc gây ra thiệt hại đáng kể cho các Quốc gia có nguồn nước khác. • Điều 8-Khoản 1: Trao đổi dữ liệu và thông tin thường xuyên - Các Quốc gia có nguồn nước PHẢI thường xuyên trao đổi dữ liệu và thông tin sẵn có về tình trạng của nguồn nước, đặc biệt là về bản chất thủy văn, khí tượng, địa chất thủy văn và sinh thái và liên quan đến chất lượng nước cũng như liên quan dự báo. (Điều nầy TC chưa bao giờ thực hiện). • Và Điều 33 -Khoản 1: Giải quyết tranh chấp - Trong trường hợp có tranh chấp giữa hai hoặc nhiều bên liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Công ước này, các bên liên quan, trong trường hợp không có thỏa thuận Điều 13 có thể áp dụng giữa họ, tìm cách giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình phù hợp với các quy định Khoản 2:” Nếu các bên liên quan không thể đạt được thỏa thuận bằng thương lượng do một trong số họ yêu cầu, họ có thể cùng tìm kiếm văn phòng tốt của, hoặc yêu cầu hòa giải hoặc hòa giải bởi bên thứ ba, hoặc xử dụng, nếu thích hợp, của bất kỳ tổ chức nguồn nước chung nào có thể đã được thành lập bởi họ hoặc đồng ý gửi tranh chấp ra trọng tài hoặc Tòa án Công lý Quốc tế”. Tóm lại, qua bốn tổ chức quốc tế về sông Mekong, chúng ta nhận thấy thái độ và sự hợp tác của TC hoàn toàn dựa trên quyền lợi của nước nầy, và phủ nhận mọi trách nhiệm trong việc khai thác sông Mekong chảy xuyên qua đát nước của họ như: • TC đã đứng ngoài Ủy hội Mekong dù quốc gia nầy phải có bổn phận và trách nhiệm vì dòng sông Mekong chảy xuyên qua hàng ngàn Km; • TC dựng ra Hợp tác Sông Lancang – Mekong chỉ nhằm mục đích kết hợp về kinh tế lưu vực theo ý kiến của họ mà thôi, hoàn toàn phủ nhận trách nhiệm đã xây dựng các đập bậc thềm ngay trên dòng chính, trái với quy định của công ước LHQ năm 1997. Từ hai lý do trên, chúng ta có thể kết luận rằng Trung Cộng là tác nhân chính trong việc tàn phá môi trường và hệ sinh thái của sông Mekong và phải chịu sự tài phán của hai cơ quan quốc tế dưới đây: • Qua những quy định trong Công ước LHQ 1997, chúng ta có thể kiện TC ra Tòa án Công lý Quốc tế - The International Court of Justice qua các Điều khoản:- Điều 3-Khoản 4; - Điều 7-Khoản 1; - Điều 8-Khoản 1; và - Điều 33 -Khoản 1 như đã nói ở phần trên. • Về Tòa án Hình sự Quốc tế - The International Criminal Court. Vào năm 1990 khi International Criminal Court – ICC - Tòa án Hình sự Quốc tế thường trực đầu tiên được thành lập trên thế giới. Với tư cách là tòa án cuối cùng, ICC được thành lập không phải để thay thế các tòa án quốc gia mà nhằm bổ túc cho các tòa án đó, tạo ra một tòa án toàn cầu sẽ xét xử những tội ác nghiêm trọng nhất mà cộng đồng quốc tế quan tâm trong đó ICC nâng mức độ tàn phá môi trường lên ngang với tội ác diệt chủng nhằm đưa ra một Bộ luật hủy diệt môi trường và hệ sinh thái là truy tố các tội phạm về môi trường nằm ngoài khu vực tài phán quốc gia. Qua tiêu chuẩn trên của ICC, đối với những vi phạm qua việc khai thác dòng sông Mekong bất hợp lệ, TC có thể bị kết án về “tội diệt chủng’ (ecocide) qua việc hủy hoại môi trường sông Mekong ảnh hưởng lên hàng trăm triệu người dân sống dọc theo lưu vực sông, trong đó có trên 17 triệu người Việt ở Đổng BẰng Sông Cửu Long. Tình trạng sông Mekong hiện tại Cá ở hồ Tonle Sap, Khu dự trữ sinh thái của UNESCO và sông Mekong là nguồn cung cấp 80% protein cho hàng triệu người Campuchia và Việt Nam sống trong vùng. Đồng bằng, “vựa lúa” của Việt Nam và cây trồng nơi đây đang nuôi sống người dân nhiều nước, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới. Nhưng ngày nay, Biển Hồ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long, và tất cả những người trú ngụ trong lưu vực sông Mekong đang bị đe dọa bởi sự phát triển các đập thủy điện trên thượng nguồn. Các mối đe dọa mới lớn hơn nhiều so với bất kỳ trận hạn hán hoặc lũ lụt nào trong lịch sử tồn tại của chính con sông. Các dự án chuyển hướng và phát triển nguồn nước dọc theo sông Cửu Long và các nhánh của sông không chỉ đe dọa đến đời sống, nghề cá và nông nghiệp của cư dân Đồng bằng mà còn đối với hệ sinh thái sông và Đồng bằng. Các nhà khoa học và kỹ sư trên khắp thế giới đang lo ngại về sự tàn phá môi trường đối với Đồng bằng do các dự án phát triển ở xa thượng nguồn gây ra. Các dự án này bao gồm phát triển thủy điện quy mô lớn ở Vân Nam thuộc TC tức đập Jinghong, và Lào, đập Sayabury cùng với các dự án chuyển dòng nước sông Mekong lớn do Thái Lan đề xuất. Tuy nhiên, chi phí kinh tế và hậu quả môi trường của các dự án đang phải gánh chịu nặng nề nhất bởi những người sống và canh tác xa hơn ở hạ lưu Đồng bằng sông Cửu Long. Những người này không có tiếng nói trong quá trình ra quyết định dự án, không thu được lợi ích nào từ các dự án này và chịu gánh nặng lớn nhất về tác động của họ. Chuông báo động hiện đang vang lên ở Biển Hồ và Đồng bằng sông Cửu Long (Dân số theo thống kê 2019 ở ĐBSCL là 17.273.630 sống trên một diện tích 40.547 Km2. Mực nước tại trạm quan trắc Tân Châu, vào cuối mùa mưa năm 2010, đã xuống mức kỷ lục 95 năm. Cùng với việc giảm mạnh mực nước sông Mekong là sản lượng khai thác đánh bắt thủy sản cũng giảm tương tự và làm mất đi lượng phù sa sông giàu dinh dưỡng của sông Mekong vốn cần thiết cho canh tác lúa và rất quan trọng để kiểm soát xói mòn. Mực nước ngầm ở đồng bằng hiện đang giảm xuống do thiếu nước sông có sẵn để nạp lại tầng chứa nước. Nước mặn đã xâm thực tới 90 km vào đồng bằng sông Cửu Long ở nhiều nơi (Nhiễm mặn đo đạc ngày 10/3/2021: - Vàm Cỏ Đông và Tây (90Km) – Cửa Tiển, Cửa Đại (60Km) – Cổ Chiên (75Km) – Sông Hậu (65Km) – Sông Cái lớn (55Km)), đe dọa làm ô nhiễm nguồn cung cấp nước ngầm hiện có và khiến hàng triệu ha đất canh tác không thể sản xuất). Các dự án chuyển dòng nước và đập thủy điện hiện có và được đề nghị sẽ làm thay đổi vĩnh viễn chu trình thủy văn của lưu vực sông Mekong. Ở thượng nguồn, hàng nghìn km vuông rừng chung quanh đập có thể bị ngập do các hồ chứa. Ở hạ lưu, đất trồng trọt của vùng ngập lũ có thể bị thiếu nước và phù sa màu mỡ do lũ lụt hàng năm cung cấp. Tính từ năm 2010 cho đến 2020, có khoảng 1,3 triệu người đã phải di dời vì hạn hán và nhiễm mặn (tỷ suất di cư 39.9% năm 2019). Mực nước ở hai trạm quan trắc Tân Châu và Châu Đốc đo đạc ngày 1/3/2021 lần lượt là 1,45 m và 1,60 m so với trên dưới 2,50 m vào năm 2010! Các chuyên gia trên khắp thế giới đã xác định rằng nếu một người cướp nước của một con sông và làm thay đổi các chu kỳ tự nhiên của nó, thì con sông đó sẽ chết. Nghề cá, sự phong phú về nông nghiệp và môi trường của Biển Hồ, và Đồng bằng sông Cửu Long phải được bảo vệ thay mặt cho tất cả người dân Đông Nam Á. Sông Mekong - hệ sinh thái ven sông lớn không bị cản trở cuối cùng còn sót lại trên thế giới phải được bảo tồn và an ninh lương thực của 100 triệu người nghèo cần được bảo vệ. Do đó, mọi lời kêu gọi hành động trong lúc nầy là rất cần thiết để bảo vệ hệ sinh thái sông Mekong và người dân của trong vùng, cũng như chuyển đạt các thỉnh nguyện thư đến: • Chính phủ Trung Cộng, Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia và Việt Nam cùng Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) và Ủy hội sông Mekong (MRC) • Ngân hàng quốc tế - World Bank - WB • Ngân hàng Phát triển Châu Á – Asian Development Bank – ADB • Các quốc gia tài trợ và các cơ quan viện trợ quốc tế • Các tập đoàn kinh tế và nhà đầu tư đa quốc gia Vài đề nghị Đề nghị các cơ quan liên quan đến nguồn nước sông Mekong và quốc tế, các nhà hoạch định chính sách và cư dân của lưu vực sông Mekong và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuân thủ và duy trì các nguyên tắc dưới đây để phát triển và khai thác lưu vực sông Mekong một cách nghiêm chỉnh và có trách nhiệm: 1. Rằng lệnh cấm được áp dụng ngay lập tức đối với các dự án chuyển dòng nước, đập và thủy điện trên sông Mekong, ưu tiên hàng đầu của các cơ quan quốc gia và quốc tế là phát triển dữ liệu cơ sở khoa học về sông Mekong, thủy văn và hệ sinh thái của sông. 2. Rằng tất cả các nhà phát triển dự án Mekong đều phải đánh giá tác động môi trường toàn diện và một hệ thống quản lý môi trường tuân theo tiêu chuẩn ISO 14000 sẽ được yêu cầu đối với tất cả các nhà phát triển dự án Mekong. Nghiên cứu Tác động Môi trường (Environmental Impact Assessment - EIA) sẽ được thực hiện bởi các nhà khoa học độc lập và có trình độ, không có xung đột lợi ích nhóm thực hiện dự án. 3. Rằng tất cả các dự án phát triển và chuyển hướng sông Mekong, bất kể nguồn tài chính và quyền sở hữu của chúng, phải được tôn trọng và trao "quyền được giáo dục" (right to be educated) cùng với "quyền được biết" (the right to know) cho tất cả người dân bị ảnh hưởng. Những người dân bị ảnh hưởng phải được cung cấp đầy đủ tin tức tin và kiến thức cần thiết để hiểu thiết kế của dự án, xem xét chi phí và lợi ích, đồng thời tự đánh giá các tác động lâu dài của dự án. 4. Rằng tất cả các nhóm dân cư bị ảnh hưởng trên toàn lưu vực, không liên quan đến biên giới quốc gia, đều có quyền tham gia vào bất kỳ quyết định của bất cứ dự án nào. 5. Rằng tất cả các cơ quan tiến hành hoạt động kinh doanh của mình theo nguyên tắc minh bạch và công bố đầy đủ như:1 - Tất cả các kế hoạch phát triển, thỏa thuận, 2- Dữ liệu cơ bản về môi trường, 3- Báo cáo đánh giá tác động môi trường, 4- Nghiên cứu khả thi phải được công khai và có sẵn để cộng đồng khoa học quốc tế xem xét các tổ chức phi chính phủ và bởi các công dân tư nhân. 6. Rằng việc xây dựng tất cả các chính sách và quyết định, dự án cũng như các quy tắc và quy định của Ủy hội sông Mekong và tất cả các cơ quan quốc gia thành viên sẽ bao gồm một chương trình tham gia của công chúng với quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí được đảm bảo. 7. Các chủ đầu tư, chủ sở hữu và các cơ quan phát triển phải chịu trách nhiệm về tất cả các tổn thất và thiệt hại về môi trường theo kế hoạch và ngoài kế hoạch do các dự án của họ gây ra và những thiệt hại về tài sản, thu nhập và sinh kế của người dân. 8. Rằng bốn quốc gia hạ lưu sông Mekong: Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam sửa đổi thỏa thuận năm 1995 để tuân thủ chặt chẽ ngôn ngữ của Luật Quốc tế về Xử dụng Phi Hàng hải của LHQ năm 1997 9. Rằng Trung Cộng và Myanmar cần phải gia nhập trở lại Ủy Hội Sông Mekong (Mekong River Commission - MRC) như trước năm 1995 trong Ùy ban Sông Mekong (Mekong River Committee - MRC) vì đã có chung dòng sông Mekong chảy xuyên qua. Hai quốc gia nói trên cần tham gia với bốn nước hạ lưu sông Mekong nói trên, và cùng nhau đàm phán một thỏa thuận về phát triển và bảo vệ sông Mekong trong thế kỷ 21. Thay lời kết Qua những nhận định trên, chúng ta dù nhìn qua lăng kính nào đi nữa thì ảnh hưởng của việc xây đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong sẽ thay đổi toàn diện hệ sinh thái ở vùng hạ lưu. Và hai quốc gia phải gánh chịu nhiều tác hại nhứt trong Ủy hội Sông Mekong là Cambodia và Việt Nam. Song song với việc trên, sự cố ý hay vô tình của các nước ở thượng nguồn càng làm cho vấn đề trở nên trầm trọng và sông Cửu Long của chúng ta ngày càng bị tác hại lên môi trường càng quyết liệt hơn nữa. Đặc biệt những nguy cơ ảnh hưởng lên đời sống hiện tại và tương lai của người dân sống ở Đồng bằng Sông Cửu Long ngày càng nặng nề hơn do những chính sách phát triển thiếu điều nghiên kỹ lưỡng về các tác động môi trường trong từng kế hoạch. Đó là: - Hạn hán – Nhiễm mặn – Sạt lỡ hai bên bờ sông do khai thác cát – Đất bị hoang hóa và sa mạc hóa do việc tận dụng khai thác đất – Xây dựng đê bao làm nước bị bị chuyển dòng, một nguyên nhân làm tăng thêm việc sạt lỡ v.v… Trước những nguy cơ hủy diệt môi trường và an toàn thực phẩm của ĐBSCL, chúng ta chỉ mong tiếp tục gióng lên tiếng chuông báo động kêu gọi tất cả những đối tác có liên quan trực tiếp hay gián tiếp cùng nhau ngồi lại để cứu nguy Sông Mekong hầu gìn giữ cân bằng nguyên thủy cho hệ sinh thái của dòng sông nầy. Làm được như thế chúng ta sẽ bảo vệ được sự ổn định kinh tế và chánh trị của hơn 17 triệu người con Việt sống trong vùng. Chúng ta cũng đã đồng ý rằng dù nhìn vấn đề qua lăng kính nào đi nữa thì ảnh hưởng của việc xây đập thủy điện lên hệ sinh thái ở lưu vực sông Mekong và hai quốc gia phải gánh chịu nhiều tác hại nhất trong Hội Đồng sông Mekong là Cam Bốt và Việt Nam. Song song với việc trên, sự vô tình hay cố ý của các nước ở thượng nguồn càng làm vấn đề thêm trầm trọng và sông Cửu Long của chúng ta ngày càng bị tác hại trên môi trường càn quyết liệt hơn lên. Đặt biệt những nguy cơ ảnh hưởng lên đời sống hiện tại và tương lai người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng nặng nề hơn do những chính sách phát triển kinh tế thiếu điều nghiên kỹ lưỡng về các tác động môi trường trong từng kế hoạch của CSBV. Trước những nguy cơ hủy diệt môi trường và an toàn thực phẩm ảnh hưởng đến hàng chục triệu người dân Đồng bằng sông Cửu Long, chúng tôi không có tham vọng tìm phương cách giải quyết vấn đề, nhưng chúng tôi chỉ mong gióng lên tiếng chuông báo động kêu gọi tất cả những đối tác có liên quan trực tiếp hay gián tiếp cùng nhau ngồi lại để cứu nguy con sông Mekong, con sông lớn thiên nhiên cuối cùng của thế giới hầu gìn giữ cân bằng nguyên thủy cho hệ sinh thái của dòng sông này và làm như thế nào để chúng ta sẽ bảo vệ được sự ổn định kinh tế và chính trị của người dân trong vùng. Trước những vấn đề sống còn của người Việt, các đề nghị và góp ý của chúng tôi trong hiện tại và tương lai đều đặt trọng tâm vào các căn bản lý luận sau đây để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của nhân loại. Trước hết vì lợi ích lâu dài của người dân sống trong vùng hạ lưu, mọi người trong chúng ta đều nhận thấy rằng Việt Nam cần phải hợp tác trong công bằng và hợp lý để bảo vệ quyền lợi của đất nước. Đó là những vấn đề trôi chảy xuyên suốt cho mọi chế độ chính trị, mọi khung cảnh kinh tế và môi trường. Trên cơ sở đó các chính sách và kế hoạch khai thác đồng bằng sông Cửu Long cần phải hữu hiệu về mặt kinh tế và hài hòa về mặt môi sinh và xã hội là những mối quan tâm và trách nhiệm chung của mỗi người con Việt. Là những chuyên viên ở nước ngoài có cơ hội tiếp cận với các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và nhất là có sự độc lập trong tư duy khoa học, chúng tôi không khỏi quan ngại đến tình trạng khai thác phản kinh tế và phi khoa học trong vùng đất phi nhiêu này của đất nước. Căn cứ trên những phân tích khoa học kinh tế, xã hội và môi trường. chúng tôi nhận thấy rằng vùng châu thổ này đang đối diện trước những nguy cơ to tát lâu dài. Nếu không có quyết tâm và định hướng đúng đắn thì trong tương lai dân chúng Việt Nam sẽ phải hứng chịu nhiều thiệt hại nặng nề. Do đó, việc kiện TC ra Tòa án Quốc tế (ICC) có thể là một phương án khả thi hoặc hiệu quả trong trường hợp này, vì ICC chánh yếu giải quyết các tội phạm quốc tế như tội ác chiến tranh, tội ác chống nhân loại, và tội ác diệt chủng, như trong trường hợp kiểm soát dòng nước sông Mekong nhằm triệt hạ vựa lúa đồng bằng song Cửu Long của miền Nam. Việc kiện TC tại các cơ quan quốc tế sẽ đụng phải nhiều thách thức, bao gồm vấn đề chính trị và pháp lý. TC có thể phản đối và không công nhận các quyết định của các cơ quan quốc tế như trong trường hợp Phi Luật Tân kiện TC qua phán quyết của ICC năm 2016. Tuy nhiên, việc thúc đẩy hợp tác quốc tế và kêu gọi cộng đồng quốc tế lên tiếng có thể giúp tạo áp lực lên TC để tuân thủ các quy định quốc tế và cải thiện quản lý tài nguyên nước sông Mekong. Dựa trên các quan điểm này, qua những chủ đề đã được đề cập đến trong buổi hội thảo chính là lời cảnh báo cho dân cư châu thổ vùng ĐBSCL và cùng đóng góp với những chuyên viên có trách nhiệm trong nước. Chúng tôi hy vọng từ buổi hội thảo này chúng ta sẽ có một cách nhìn đúng đắn và can đảm hơn về thể cách bảo vệ và phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long. Mọi chính thể nào rồi cũng qua đi. Mọi chính quyền nào rồi cũng phải chấm dứt. Cuối cùng chỉ còn lại Đất và Nước của chúng ta và thế hệ tương lai sẽ nhìn lại và quan sát hành động của chúng ta hôm nay. Ngày xưa ta nói: Uống nước phải nhớ nguồn Ngày nay ta phải nói: Uống nước phải bảo vệ nguồn Và thế hệ tương lai sẽ nhìn lại và phán xét hành động của chúng ta ngày hôm nay! Trân trọng và cám ơn Quý vị đã lắng nghe. Mai Thanh Truyết Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam – VEPS Houston – April 2025 Ghi chú: 1- Hội Nghị Thượng Đỉnh G7 lần thứ 50 đã được tổ chức tại Borgo Egnazia, Apulia, vào ngày 13-15 tháng 6 năm 2024, đánh dấu thời điểm các nhà lãnh đạo thế giới thông qua các thỏa thuận được đàm phán trong suốt năm và vạch ra lộ trình giải quyết cho các thách thức toàn cầu. Một trong những thách thức đáng lo ngại đó là nạn diệt chủng, tội ác của mọi tội ác. Cũng cần nên ghi nhận rằng Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken gần đây đã tuyên bố rằng Bắc Kinh đang tiếp tục phạm tội diệt chủng và tội ác chống nhân loại đối với người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi Giáo khác ở tỉnh Tân Cương phía tây nước này. The 50th G7 Summit held in Borgo Egnazia, in Apulia, on June 13-15, 2024. It marks a moment for world leaders to endorse agreements negotiated throughout the year and chart a course for tackling global challenges. One such troubling challenge is genocide, the crime of all crimes. We would like to recognize that U.S. Secretary of State Antony Blinken has recently announced that Beijing is continuing to commit genocide and crimes against humanity against Uyghurs and other Muslim minorities in its western Xinjiang province. 21- Vấn đề xây đập trên thượng nguồn sông Mekong là một vấn đề rất phức tạp và nhạy cảm, liên quan đến nhiều yếu tố như môi trường, an ninh nguồn nước, và quyền lợi của các quốc gia trong lưu vực sông. Sông Mekong là nguồn nước quan trọng cho nhiều quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Việc kiện TC ra Tòa án Quốc tế (ICC) có thể là một phương án khả thi hoặc hiệu quả trong trường hợp này, vì ICC chánh yếu giải quyết các tội phạm quốc tế như tội ác chiến tranh, tội ác chống nhân loại, và tội ác diệt chủng (như trong trường hợp kiểm soát dòng nước sông Mekong nhằm triệt hạ vựa lúa đồng bằng song Cửu Long của miền Nam. Vấn đề xây đập và quản lý nguồn nước thuộc về lĩnh vực luật quốc tế khác, đặc biệt là luật về nguồn nước quốc tế và các hiệp định liên quan. Thay vào đó, có thể xem xét các phương án sau: 1. Đàm phán và hợp tác đa phương: Các quốc gia trong lưu vực sông Mekong có thể tiến hành các cuộc đàm phán đa phương để đạt được thỏa thuận về việc sử dụng và quản lý nguồn nước. Các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc có thể hỗ trợ trong việc tạo ra một cơ chế hợp tác hiệu quả. 2. Sử dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế: Các cơ chế giải quyết tranh chấp dưới sự bảo trợ của các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc có thể được sử dụng. Ví dụ, Ủy ban Quốc tế về Nguồn nước (International Water Law) có thể đóng vai trò trong việc điều phối và giải quyết các tranh chấp liên quan đến nguồn nước. 3. Tăng cường sự tham gia của các tổ chức và nhóm nghiên cứu: Các tổ chức nghiên cứu và nhóm bảo vệ môi trường có thể cung cấp thông tin khoa học và phân tích về tác động của các đập đối với môi trường và cộng đồng. Sự tham gia của các tổ chức này có thể tạo ra áp lực và hỗ trợ trong việc thúc đẩy giải pháp bền vững.

No comments:

Post a Comment