Monday, September 30, 2024

Thiên Nhiên cảnh báo Tiến trình làm sạch thiên nhiên và trả lại thiên nhiên những nguồn nước trong lành, bầu khí quyển tươi mát, bảo vệ những cánh rừng nơi trú ngụ của các thú vật sắp bị tiệt chủng, bớt phí phạm những nguồn tài nguyên thiên nhiên trên thế giới nhất là nguồn nước sạch .... là bổn phận và trách nhiệm của mọi người trên hành tinh nầy. Đã tự nhận là một sinh vật thượng đẳng, con người không thể từ chối bổn phận trên được. Việt Nam từ khi mở cửa để phát triển từ năm 1986 trở đi, tình trạng môi trường ngày càng xuống cấp tệ hại. Tương tự như ở Trung Cộng, có thể nói rằng mức độ tiếp nhận ô nhiễm do con người tạo ra ở Việt Nam đã đến mức tới hạn tối đa (threshold limit) rồi. Một thí dụ điển hình về Chỉ số Phẩm chất Không khí – Air Quality Index – AQI ở Hà Nội hàng năm. Hà Nội thường có chỉ số AQI từ mức “kém” đến “rất xấu” xảy ra trong trong nhiều tháng trong năm. Các chỉ số AQI cụ thể có thể dao động từ khoảng 100 (mức "kém") đến 300 (mức "rất xấu") trong những ngày ô nhiễm nặng. Khi chỉ số AQI đạt mức 150, theo khuyến cáo WHO, nhà cửa cần phải phải được đóng kín và con người không được đi ra ngoài. Vào mùa hè 2024, Một số khu vực ở Hà Nội đã ghi nhận mức ô nhiễm không khí cao hơn, chẳng hạn như như hai khu phố sang trọng Vinhome Riverside với AQI 302 và Quang Khánh với AQI 282. Tình hình phẩm chất không khí ở Sài Gòn hiện tại là "trung bình" với chỉ số AQI là 56, chánh yếu bị ô nhiễm bởi PM2.5 . Điều này có nghĩa là không khí hiện tại khá tốt cho phần lớn mọi người, nhưng những người nhạy cảm có thể gặp các triệu chứng nhỏ đến trung bình khi tiếp xúc lâu dài. Các thông số cụ thể về chất lượng không khí như sau: - PM2.5: 12µg/m³, vượt 2,4 lần giá trị hướng dẫn chất lượng không khí hàng năm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Tính đến hôm nay, ngày 27 tháng 9 năm 2024, phẩm chất không khí tại Sài Gòn được đánh giá là trung bình, với AQI là 68. Mức phẩm chất không khí này có thể chấp nhận được đối với hầu hết mọi người, mặc dù những người nhạy cảm với đường hô hấp có thể cảm thấy hơi khó chịu. Chất gây ô nhiễm chính góp phần vào AQI này là PM2.5, bao gồm các hạt nhỏ có thể ảnh hưởng đến phổi theo thời gian Chỉ số phẩm chất không khí là chỉ số đo lường mức độ ô nhiễm không khí trong một khu vực, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. AQI thường được chia theo các mức độ khác nhau từ “Tốt” đến “Nguy hiểm” dựa trên các chỉ tiêu như nồng độ bụi mịn (PM2.5, PM10), ozone (O₃), nitrogen dioxide (NO₂), sulfur dioxide (SO₂) và carbon monoxide (CO). Ngoài các hạt bụi mịn như PM2.5 và PM10, khí thải từ xe hơi và xe gắn máy còn chứa nhiều hóa chất và khí độc hại khác, xuất phát từ quá trình đốt cháy nhiên liệu không hoàn toàn. Các hợp chất này có thể gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người. Dưới đây là các hóa chất phát thải từ khói xe hơi và xe gắn máy: Carbon monoxide (CO), Nitrogen oxides (NOx), Hydrocarbons (HC), Sulfur dioxide (SO₂), Carbon dioxide (CO₂), Amoniac (NH₃), Benzen (C₆H₆), Formaldehyde (HCHO), Polycyclic Aromatic Hydrocarbons (PAHs), 10. Chì (Pb). Các phương tiện giao thông xử dụng nhiên liệu hóa thạch như xăng và dầu diesel là một trong những nguồn gây ô nhiễm không khí chính tại các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và Sài Gòn. Để có một khái niệm về mức độ ô nhiễm không khí ở hai Hà Nội và Sài Gòn, chúng ta căn cứ chỉ số AQI đo đạc hàng ngày do các máy quan trắc đặt để ở khắp các đường phố. Các dữ liệu căn bản dưới đây về diện tích, mật độ dân số, lượng xe gắn máy và xe hơi tại Hà Nội và Sài Gòn căn cứ vào thống kê gần đây: Hà Nội có Diện tích: 3,358.6 km²; Dân số khoảng 8.5 triệu người (2023); Mật độ dân số 2,531 người/km²; Lượng xe gắn máy 7 triệu xe (2023); Lượng xe hơi khoảng 700,000 xe (2023). Còn Sài Gòn có Diện tích: 2,095.6 km²; Dân số khoảng 9.5 triệu người (2023); Mật độ dân số khoảng 4,535 người/km²; Lượng xe gắn máy khoảng 8.5 triệu xe (2023); Lượng xe hơi khoảng 800,000 xe (2023). Hà Nội có xu hướng chịu ảnh hưởng từ thời tiết theo mùa, đặc biệt là sự khác biệt giữa mùa nắng từ tháng 10 đến tháng 4 (mùa khô) có AQI trung bình 150-200. Đây là mức không lành mạnh cho các nhóm nhạy cảm đến không lành mạnh cho mọi người. Và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 (mùa ẩm ướt), mức AQI trung bình từ 80 – 150. Còn Sài Gòn có khí hậu nhiệt đới, mùa nắng hay mùa khô khoảng từ tháng 12 đến tháng 4 có AQI trung bình 100-150; và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 có AQI trung bình: 70-120, tức mức từ tốt đến trung bình. Dù Hà Nội lớn hơn về diện tích so với Sài Gòn, có mật độ dân số thấp hơn, có số lượng xe máy và hơi thấp hơn, nhưng chỉ số phẩm chất không khí AQI trung bình cao hơn Sài Gòn nói lên tính cách hết sức nghịch lý một khi so sánh giữa hai thành phố. Tại sao? Hà Nội thường có mức độ ô nhiễm không khí cao hơn so với Sài Gòn do một loạt các yếu tố địa lý, khí hậu, hạ tầng và nguồn phát thải khác nhau giữa hai thành phố. Dưới đây là những lý do chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội cao hơn: 1. Vị trí địa lý và điều kiện khí hậu: Hà Nội nằm ở vùng đồng bằng Sông Hồng, có khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh, khô và mùa hè nóng, ẩm. Con, Sài Gòn nằm ở miền Nam, có khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng không có mùa đông lạnh như Hà Nội. Sài Gòn thường có mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, giúp giảm bụi và làm sạch không khí nhờ lượng mưa lớn. Điều kiện gió cũng thường thuận lợi hơn, giúp phân tán các chất ô nhiễm ra khỏi khu vực đô thị. 2. Sài Gòn mặc dù cũng có mật độ dân số và xe cộ cao, nhưng với hệ thống giao thông và không gian đô thị rộng lớn hơn, Mạng lưới giao thông tương đối nhiều hơn và đường xá rộng hơn, cho nên tình trạng tắc nghẽn giao thông và khí thải không bị tích tụ dày đặc như ở Hà Nội. Điều này làm giảm sự tập trung của các hạt bụi mịn và khí thải ở mức cao. 3. Nguồn phát thải công nghiệp và xây dựng: Hà Nội có nhiều cơ sở công nghiệp, đặc biệt là ở các khu vực ngoại ô và làng nghề truyền thống như gốm sứ, dệt may, sản xuất đồ gỗ. Nhiều cơ sở sản xuất này chưa được trang bị công nghệ thanh lọc khí thải tốt, dẫn đến việc phát thải bụi và hóa chất vào không khí. Ngoài ra, các hoạt động xây dựng liên tục và nhiều công trình hạ tầng đô thị đang trong giai đoạn phát triển cũng tạo ra lượng lớn bụi và chất ô nhiễm. Còn Sài Gòn, tuy cũng có các khu công nghiệp lớn, nhưng nhiều trong số đó được đặt cách xa trung tâm thành phố hơn, nhờ đó giảm thiểu tác động của khí thải lên khu vực dân cư đông đúc. Hơn nữa, các điều kiện gió ở khu vực này cũng giúp phân tán các khí thải nhanh chóng. 4. Phẩm chất và Cung cách quản lý phương tiện giao thông: Hà Nội có tỷ lệ xe máy và xe hơi thấp hơn Sài Gòn, tuy nhiên, nhiều xe máy, xe hơi tại Hà Nội có tuổi đời lớn, không bảo đảm được tiêu chuẩn khí thải, gây ra nhiều khí thải độc hại hơn. Việc bảo trì xe cộ chưa được thực hiện đầy đủ và nghiêm ngặt, khiến lượng phát thải từ xe tăng cao. 5. Thiếu không gian xanh và khu vực nước lớn: • Hà Nội có mật độ xây dựng cao và thiếu không gian xanh trong nội đô, hạn chế khả năng cây cối hấp thụ các chất ô nhiễm trong không khí. Đồng thời, các hồ nước và sông ngòi trong thành phố, mặc dù có khả năng làm mát không khí, nhưng cũng bị ô nhiễm, không đủ khả năng giảm ô nhiễm môi trường. • Sài Gòn có một số không gian xanh và hệ thống sông ngòi lớn hơn, giúp cải thiện chất lượng không khí và điều hòa nhiệt độ, làm giảm bớt sự tích tụ của các chất ô nhiễm. Tóm lại, Hà Nội thường có mức độ ô nhiễm không khí cao hơn Sài Gòn là do sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm điều kiện khí hậu khắc nghiệt hơn vào mùa đông, mật độ giao thông và phương tiện cũ kỹ cao, nguồn phát thải công nghiệp và xây dựng gần khu dân cư, cũng như thiếu không gian xanh. Những yếu tố nầy làm cho tình trạng ô nhiễm tại Hà Nội trở nên nghiêm trọng, đặc biệt trong những tháng mùa đông khô hanh khi không khí khó khuếch tán. Qua các phân tích về AQI ở hai thành phố lớn nhứt Việt Nam là Hà Nội và Sài Gòn, có nhiều chỉ dấu cho thấy thiên nhiên đã cảnh báo con người về mức tới hạn trong hiện tại. Đó là, hệ thống sông ngòi từ Bắc chí Nam đã và đang biến thành những dòng sông chết, hệ lụy tất yếu của sự phát triển bừa bãi và không cân bằng với việc bảo vệ môi trường. Một khi thiên nhiên không còn khả năng tự điều tiết để tái tạo hay làm sạch môi trường thì hệ quả về sự suy thoái môi trường ở Việt Nam sẽ khốc liệt hơn và con người sẽ không còn đủ khả năng để điều chỉnh hay cứu chữa nữa. Và chính sự khuất tất trên của những người quản lý đất nước hiện tại đã là một trọng tội đối với những thế hệ tiếp nối. Trước những vấn nạn của Đất Nước hiện nay, dú là thiên tai hay nhân tai, mỗi người con Việt, dù sống trong hay ngoài nước vẫn hằng mong quê hương luôn tươi đẹp, mỗi người dân cùng nhau đóng góp cho sự thịnh vượng chung và sự hài hòa trong tình tự dân tộc. Một suy nghĩ sau cùng của người viết là:”Làm sao có sự phối hợp giữa người Việt trong và ngoài nước để cùng bảo vệ thiên nhiên?” Để tạo sự phối hợp giữa người Việt trong và ngoài nước nhằm bảo vệ thiên nhiên, thiết nghĩ chúng ta có thể thực hiện một số bước sau: Tạo mạng lưới kết nối: Thiết lập các mối liên lạc, trao đổi trực tiếp giữa người trong và ngoài nước nhằm đối thoại trong tinh thần cởi mở, kết nối các diễn đàn hoặc nhóm mạng xã hội từ những người quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường sống chung và hào hòa… Từ đó, những hoạt động trao đổi, chia xẻ tin tức qua ý tưởng và kinh nghiệm, sẽ tạo ra sự gắn kết giữa người Việt hầu hình thành một sự đoàn kết quốc gia. Các việc trên sẽ khuyến khích người Việt ở trong và ngoài nước tham gia vào các dự án bảo vệ môi trường, như trồng cây, dọn dẹp rác thải, bao plastic ở các bãi biển hoặc bảo tồn các hệ sinh thái vùng. Thiết nghĩ, mỗi người trong chúng ta cùng xây dựng các kênh kết nối và hợp tác chặt chẽ, người Việt trong và ngoài nước có thể cùng nhau tạo ra những thay đổi tích cực trong công tác bảo vệ thiên nhiên. Mỗi người trong chúng ta, nếu ý thức được điều đó, cần phải biết gìn giữ và bảo vệ môi trường sống chung quanh mình. Đó là một phương cách an toàn và nhân bản nhất trong thiên niên kỷ thứ ba. Vừa qua, phát biểu trên cương vị Chủ tịch nước Việt Nam trước Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai của Liên Hiệp Quốc vào trưa 22/9, ông Tô Lâm nhấn mạnh “mục tiêu phát triển bền vững của thế giới và lợi ích của con người phải được đặt ở vị trí trung tâm, là mục tiêu cao nhất của chúng ta”. Ông Tô Lâm, người cũng nắm chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, có thực quyền quyết sách cao nhất, phát biểu thêm rằng “Thành tựu khoa học, công nghệ phải phục vụ tiến bộ xã hội, hướng về con người, giải phóng con người, phát triển con người toàn diện…”, qua tường thuật trên trang web của Liên Hiệp Quốc (LHQ). Phải chăng cho tới bây giờ lãnh đạo Việt Nam mới nhận thức được rằng “con người phải được đạt ở vị trí trung tâm để phát triển bền vững trên thế giới.” Dù muộn, nhưng chúng ta có … quyền hy vọng vì yếu tố con người, hạt mầm của quốc gia sẽ là quyết định tương lai của Việt Nam trong những ngày sắp đến. Hay cũng chỉ... nói để mà nói! Chờ xem!! Qua trên, chúng ta đã duyệt qua câu chuyện về Thiên Nhiên qua nhiều góc cạnh khác nhau, dù muốn hay không muốn, Thiên nhiên đã từng hiện diện từ thuở tạo thiên lục địa. Qua thời gian, Thiên nhiên biến thiên và biến đổi với sự tham gia trực tiếp hay gián tiếp của con người. Thông điệp hôm nay nhằm mục đích gợi lại khái niệm cần phải trả lại Thiên nhiên cho Thiên nhiên, gìn giữ môi trường và hệ sinh thái chung cho 8 tỷ con người đang hiện diện trên quả đất nầy. Và hơn nữa, có làm được như thế, chúng ta đã trả lại một phần nào món nợ mà chúng ta đã vai mượn trước của các thế hệ sau do việc làm suy thoái môi trường và phí phạm tài nguyên trong quá trình phát triển kỹ nghệ để phục vụ tham vọng của con người. Rốt cuộc rồi... trước thách thức của biến đổi khí hậu, "trở về với thiên nhiên" vẫn là một khái niệm then chốt. Nó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái, kêu gọi mọi người tôn trọng các quy luật của thiên nhiên và giảm thiểu thiệt hại của con người đối với môi trường. Đây không chỉ là bảo vệ hệ sinh thái hiện tại mà còn là trách nhiệm đối với các thế hệ tương lai. Phát triển bền vững có nghĩa là cân bằng nhu cầu của con người với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, cho phép thiên nhiên tự phục hồi và duy trì sự cân bằng hệ sinh thái của trái đất ứng hợp với chiều hướng toàn cầu hóa của thế giới. Mai Thanh Truyết Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam (VEPS) Denver 28-9-2024

Thursday, September 26, 2024

Nói chuyện với Thiên nhiên Qua cơn bão Yagi vừa qua với sức tàn phá kinh hoàng ở các tỉnh cực bắc của Việt Nam, với mức thiệt hại về nhân mạng và tài sản cá nhân nặng nề, cộng thêm nạn sạt lở, đất chuồi, lũ lụt … làm đảo lộn hệ sinh thái cả một vùng rộng lớn. Chúng ta nghĩ gì? Thiên nhiên có phải là nguyên nhân tạo ra những cơn bão, hạn hán, lũ lụt hay có sự góp tay của con người hay không? Từ những thắc mắc trên, câu hỏi được đặt ra là, thiên nhiên là sản phẩm của Thượng đế ban cho con người, và con người cần phải trân quý, bảo quản và gìn giữ như thế nào… Và câu chuyện trao đổi với Cô Trà My, VOA hôm nay sẽ xoay quanh đề tài “Trả lại thiên nhiên cho thiên nhiên”. Trước hết, để trả lời câu hỏi “Thiên nhiên có phải là nguyên nhân chính tạo ra những cơn bão, hạn hán, lũ lụt hay có sự góp tay của con người hay không?” Xin thưa, thiên nhiên và con người đều có vai trò trong việc hình thành và làm trầm trọng thêm các hiện tượng thời tiết như bão, hạn hán và lũ lụt. Dưới đây là những nguyên nhân điển hình chứng minh thiên nhiên và con người đã và đang tương tác: • Thiên nhiên với các hiện tượng thời tiết như bão, hạn hán và lũ lụt chỉ là kết quả của các quy luật tự nhiên, như sự thay đổi nhiệt độ, áp suất không khí, và chu trình tuần hoàn nước. Sự biến đổi khí hậu tự nhiên theo thời gian cũng góp phần gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan. Cộng thêm sự tương tác giữa các yếu tố khí quyển như gió, mây và độ ẩm có thể tạo ra bão và mưa lớn. • Còn về con người, các sinh hoạt của con người, như đốt nhiên liệu hóa thạch và phá rừng, đã làm gia tăng lượng khí nhà kính trong khí quyển, dẫn đến biến đổi khí hậu và làm tăng tần suất và cường độ các hiện tượng thời tiết cực đoan.Việc thay đổi xử dụng đất, chẳng hạn như đô thị hóa và nông nghiệp không bền vững, phủ lấp các trũng tự nhiên trong xây dựng, các hồ thiên nhiên nhằm điều tiết một lượng nước mưa quá tải trong một thời gian ngắn…; tất cả có thể làm giảm khả năng hấp thụ nước, dẫn đến lũ lụt hoặc hạn hán. Và việc khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên và phá hủy hệ sinh thái làm suy giảm khả năng tự phục hồi của môi trường, khiến thiên nhiên dễ bị tổn thương hơn trước các hiện tượng thời tiết cực đoan kể trên. Vì vậy, thiên nhiên có thể tạo ra các hiện tượng thời tiết cực đoan, nhưng hoạt động của con người hiện đang làm trầm trọng thêm những hiện tượng này. Do đó, để giảm thiểu tác động tiêu cực, cần có sự kết hợp giữa hiểu biết về quy luật tự nhiên và quản lý bền vững từ phía con người. Khái niệm về thiên nhiên "Trả lại thiên nhiên cho thiên nhiên" là một khái niệm chỉ việc bảo vệ, phục hồi và giữ gìn môi trường tự nhiên, để duy trì sự cân bằng và hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Các lý do quan trọng để trả lại thiên nhiên cho thiên nhiên: 1. Bảo vệ đa dạng sinh học: Thiên nhiên cung cấp môi trường sống cho hàng triệu loài động, thực vật. Việc trả lại thiên nhiên còn nguyên trạng là giúp duy trì sự đa dạng sinh học, bảo vệ các loài động thực vật khỏi nguy cơ tuyệt chủng. 2. Cân bằng hệ sinh thái: Các hệ sinh thái cần được giữ gìn để duy trì sự cân bằng tự nhiên, giúp các chuỗi thức ăn và vòng tuần hoàn tự nhiên hoạt động hiệu quả. 3. Chống biến đổi khí hậu: Thiên nhiên giúp hấp thụ khí carbon dioxide. Khôi phục rừng, đầm lầy và các hệ sinh thái tự nhiên có thể hấp thụ carbon dioxide do sinh hoạt của con người tạo ra, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. 4. Thiên nhiên có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sức khỏe con người thông qua nhiều cách khác nhau. Rừng và cây xanh giúp việc lọc không khí, giảm ô nhiễm và cung cấp oxy, từ đó cải thiện sức khỏe hô hấp. 5. Các hệ sinh thái như sông, hồ và đầm lầy đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước sạch, cần thiết cho sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Thiên nhiên cung cấp các nguồn thực phẩm đa dạng, bao gồm rau quả, hạt, và động vật, cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Và, thiên nhiên mang lại cảm giác thư giãn và giảm căng thẳng. Việc tiếp xúc với thiên nhiên có thể cải thiện tâm trạng và sức khỏe tinh thần. Các hoạt động ngoài trời như đi bộ, chạy, hoặc đạp xe trong môi trường tự nhiên không chỉ giúp rèn luyện thể lực mà còn tăng cường sức khỏe tổng thể. Và sau cùng, một số nghiên cứu cho thấy các hợp chất tự nhiên trong cây cối và đất có thể hỗ trợ hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Tóm lại, thiên nhiên không chỉ là nguồn sống mà còn là yếu tố quan trọng trong việc duy trì và cải thiện sức khỏe con người. 6. Tôn trọng quyền của các thế hệ tương lai: Con người có trách nhiệm bảo vệ hành tinh mà chúng ta đang sống. Việc trả lại thiên nhiên cho thiên nhiên thể hiện sự tôn trọng đối với môi trường và các sinh vật khác. Bảo vệ thiên nhiên cho các thế hệ sau. Mỗi hành động nhỏ của chúng ta đều có thể góp phần bảo vệ thiên nhiên và tạo ra một tương lai bền vững. Thiên nhiên có tự bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên hay không hay cần phải có bàn tay con người giúp sức? Thiên nhiên có khả năng tự bảo vệ và phục hồi nguồn tài nguyên thiên nhiên trong nhiều trường hợp, nhưng thông thường thì cần có sự can thiệp và quản lý của con người để bảo đảm sự bền vững. Dưới đây là một số điểm quan trọng: Thiên nhiên tự bảo vệ qua những “hành động thiên nhiên” như: - Nhiều hệ sinh thái có khả năng tự phục hồi sau các tác động như thiên tai. Ví dụ, rừng có thể phục hồi sau hỏa hoạn hoặc lũ lụt. - Các loài động thực vật trong tự nhiên duy trì mối quan hệ cân bằng, giúp kiểm soát quần thể sinh vật và bảo vệ môi trường. – Sự tuần hoàn của nước, carbon, và các chất dinh dưỡng được tái chế qua các chu trình tự nhiên, bảo đảm sự tồn tại của hệ sinh thái nguyên thủy. Tuy nhiên, con người cũng là tác nhân là suy giảm “sức khỏe” của thiên nhiên, cũng như giúp sức, tham dự, và can thiệp vào các sinh hoạt: - Hoạt động của con người như khai thác tài nguyên, đô thị hóa, và ô nhiễm có thể làm suy giảm hệ sinh thái. - Cần có các biện pháp bảo vệ và phục hồi để giữ cho thiên nhiên khỏe mạnh. - Con người cần áp dụng các phương pháp quản lý bền vững cho tài nguyên thiên nhiên, như bảo tồn rừng, quản lý nguồn nước, và nông nghiệp hữu cơ. – Con người cũng cần tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên sẽ giúp cộng đồng hành động tích cực hơn. Tóm lại, thiên nhiên có khả năng tự bảo vệ, nhưng sự can thiệp và quản lý của con người là rất cần thiết để bảo đảm sự bền vững và phục hồi tài nguyên thiên nhiên. Việc dân tộc Viking xuôi Nam vào cuối thế kỷ thứ 8 phải chăng là do sự biến đổi tuần hoàn của khí hậu từ chu kỳ ấm qua chu ky lạnh khiến họ phải xuôi Nam tìm nguồn sống? Việc dân tộc Viking xuôi nam vào cuối thế kỷ thứ 8 không chỉ là kết quả của sự biến đổi khí hậu, mà còn do nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, khí hậu là một yếu tố quan trọng trong bối cảnh lịch sử này. 1. Do biến đổi khí hậu: Trước khi họ di cư, khu vực Bắc Âu trải qua một thời kỳ ấm hơn, cho phép nông nghiệp và chăn nuôi phát triển. Đến cuối thế kỷ thứ 8 và đầu thế kỷ thứ 9, nhiệt độ bầu khí quyển bắt đầu hạ thấp, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và khiến cuộc sống trở nên khó khăn hơn. 2. Tìm kiếm nguồn sống: Sự thay đổi khí hậu từ một chu kỳ ấm qua một chu kỳ lạnh, có thể đã thúc đẩy người Viking tìm kiếm vùng đất mới để khai thác tài nguyên và nguồn sống, dẫn đến các cuộc xâm lược và định cư tại các khu vực như Anh, Ireland và các vùng khác của châu Âu như Ukraina và Nga. Việc dân tộc Viking xuôi nam vào cuối thế kỷ thứ 8 là một quá trình phức tạp, có sự tác động của biến đổi khí hậu, nhưng cũng bị chi phối bởi các yếu tố kinh tế, chính trị và tinh thần khám phá. Sự kết hợp của những yếu tố này đã dẫn đến những cuộc di cư và xâm lược nổi tiếng của họ trong suốt một thời gian dài… Có lẽ chúng ta cũng cần đem yếu tố di cư của dân tộc Viking từ cuối thế kỷ thứ 8, cũng như thời tiết bắt đầu nóng lên vào cuối thế kỷ 20 là những yếu tố nhằm giảm thích sự biến đổi khí hậu. Phải chăng thiên nhiên và sự thay đổi khí hậu chỉ là một chu kỳ tuần hoàn của trái đất: Chu kỳ ấm và chu kỳ lạnh và mỗi chu kỳ kéo dài khoảng 12 thế kỷ. Khoa học hiện đại chỉ có khả năng ghi nhận khoảng hàng trăm năm những sự thay đổi của quả đất, vì vậy không đủ dữ kiện để thiết lập một mô hình toán cho tương lai hàng trăm năm được. Thành thử, việc trái đất “nóng lên” đưa đến những hệ quả nguy hiểm cho con người vào thời điểm năm 2100 cũng chỉ là giả thuyết mà thôi. Mai Thanh Truyết Thu phân 23//9/2024

Friday, September 20, 2024

Bão Yagi: Bài học từ thiên tai, ‘nhân tai’ Bài phỏng vấn MTT do BTV Trà My, Radio VOA ngày 20/9/2024 1- Tại sao hậu quả thảm khốc của bão Yagi được giới khoa học liên hệ với biến đổi khí hậu? MTT: Bão số 3 hay Bão Yagi vừa qua đã gây thiệt hại cho Việt Nam khoảng 40.000 tỷ đồng, ước giảm khoảng 0,15% GDP năm 2024. Bão đã gây ra tình trạng mất điện, mất nước, mất thông tin liên lạc trên diện rộng cùng lúc, cả trên biển và trên bờ, toàn bộ địa bàn của một số địa phương và tại nhiều địa phương, khiến công tác thông tin, liên lạc, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn càng trở nên khó khăn, nặng nề và nhiều thách thức hơn. Đến nay, một số địa phương vẫn còn tình trạng ngập lụt, hoặc có nguy cơ cao khiến cho thiệt hại còn có thể còn nặng nề hơn. Về chi tiết có thể kể ra … khoảng 257.000 căn nhà, 1.300 trường học và nhiều công trình hạ tầng bị sập đổ, hư hại; 305 sự cố đê điều, chủ yếu là các tuyến đê lớn từ cấp 3 trở lên; trên 262.000 ha lúa, hoa màu, cây ăn quả bị ngập úng, thiệt hại, gãy đổ; 2.250 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng, cuốn trôi; gần 2,3 triệu gia súc, gia cầm bị chết và gần 310.000 cây xanh đô thị gãy đổ. Nhìn chung, hệ thống kết cấu hạ tầng của các địa phương do ảnh hưởng của bão, nhiều nơi bị hư hại nghiêm trọng. Nhiều công trình hạ tầng thiết yếu, dân sinh về đường sá, cầu, cống, điện, cấp nước, thoát nước, viễn thông, thông tin, trường học… bị hư hại, cần sớm khắc phục. Các công trình hạ tầng thủy lợi, đê kè, đập chứa nước của nhà máy thủy điện… bị thiệt hại, tiềm ẩn rủi ro, nguy cơ khi tình hình bão lũ thời gian tới dự báo còn rất phức tạp. Bão Yagi, giống như nhiều cơn bão khác trong thời kỳ hiện tại, đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và truyền thông vì những hậu quả thảm khốc mà nó gây ra. Có một số lý do khiến các nhà khoa học gắng kết các cơn bão mạnh mẽ như Yagi với sự biến đổi khí hậu như sau: Tăng cường năng lượng nhiệt đới: Một trong những hậu quả của sự Biến đổi khí hậu là làm tăng nhiệt độ của đại dương, vì vậy các cơn bão có thể lấy thêm năng lượng từ đại dương đã ấm hơn. Năng lượng này giúp cơn bão mạnh lên nhanh chóng và có khả năng trở thành bão cấp cao hơn. Nhiệt độ đại dương cao hơn có thể làm gia tăng độ ẩm trong không khí, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các cơn bão mạnh mẽ hơn nữa. Hệ quả là các cơn bão trở nên mạnh mẽ hơn và kéo dài hơn. Trong lúc đó, sự biến đổi khí hậu làm tăng mực nước biển do hiện tượng băng tan và sự giãn nở nhiệt của nước biển. Điều này dẫn đến nguy cơ lũ lụt nghiêm trọng hơn trong các khu vực ven biển khi bão đổ bộ. Từ đó có thể làm thay đổi mô hình khí hậu toàn cầu, ảnh hưởng đến hướng di chuyển và tần suất của bão. Những thay đổi này có thể dẫn đến việc các cơn bão đổ bộ vào các khu vực không thường xuyên bị ảnh hưởng trước đây. Tăng cường cường độ của gió: Sự thay đổi trong khí quyển có thể dẫn đến sự thay đổi trong cường độ và cấu trúc của các cơn bão. Các nghiên cứu cho thấy rằng cường độ gió của bão có thể gia tăng do sự thay đổi nhiệt độ trong bầu khí quyển. Những yếu tố này kết hợp lại có thể giải thích tại sao các cơn bão như Yagi gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn so với những năm trước đây. Mặc dù không thể kết luận một cách chính xác rằng biến đổi khí hậu là nguyên nhân trực tiếp gây ra mỗi cơn bão cụ thể, nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng nó có thể làm tăng cường độ và sự nghiêm trọng của các hiện tượng thời tiết cực đoan, bao gồm cả bão. 2- Biến đổi khí hậu là gì? Biến đổi khí hậu góp phần thế nào vào các thiên tai như thế này? (tạo thời tiết cực đoan hơn, thiên tai dị thường hơn, mức độ tàn phá khắc nghiệt hơn, kéo dài hơn, thường xuyên hơn?) MTT: Biến đổi khí hậu đề cập đến sự thay đổi lâu dài trong các yếu tố và điều kiện khí hậu của Trái Đất, đặc biệt là sự thay đổi nhiệt độ toàn cầu. Điều này chủ yếu là kết quả của các hoạt động của con người, như đốt nhiên liệu hóa thạch (dầu, than, khí đốt), phá rừng, và các hoạt động công nghiệp khác, dẫn đến việc tăng cường khí nhà kính như carbon dioxide (CO2), methane (CH4), và nitrous oxide (N2O) trong khí quyển. Tác động của biến đổi khí hậu đối với thiên tai: 1. Thời tiết khắc nghiệt hơn: Biến đổi khí hậu làm thay đổi nhiệt độ toàn cầu, dẫn đến nhiều đợt nóng hay lạnh bất thường hơn ở nhiều vùng khác nhau vào cùng một thời điểm. Thí dụ như, Houston đang mùa nóng bất thường vào cuối tháng 8 vừa qua trên 100oF, tuy nhiên ở vùng Wyoming cũng vào thời điểm nầy nhiệt độ giảm xuống dưới 10oF so với mức trung bình hàng năm! Vì nhiệt độ tăng cao bất thường tạo nên một khối lượng hơi nước bốc hơi từ đại dương, và vì áp suất không khí thay đổi, tạo thành gió … từ đó đưa hơi nước lần vào các bờ biền và lục địa…tạo mưa giông, hoặc nếu cường độ mạnh hơn sẽ tạo ra bão. Sự tăng cường nhiệt độ đại dương và độ ẩm cung cấp nhiều năng lượng hơn cho các cơn bão, khiến chúng có thể mạnh lên nhanh chóng và đạt cường độ cao hơn. Mặc dù có sự gia tăng mưa ở nhiều khu vực khác nhau, sự biến đổi khí hậu cũng làm gia tăng sự bất thường trong lượng mưa, dẫn đến hạn hán nghiêm trọng hơn ở những nơi bị ảnh hưởng. 2. Bão Yagi vừa qua đã mang theo gió mạnh, có thể lên đến cấp 8, cấp 9 hoặc hơn nữa. Gió mạnh gây thiệt hại cho nhà cửa, cây cối, cột điện và các công trình xây dựng. Bão thường đi kèm với mưa lớn kéo dài nhiều giờ hoặc nhiều ngày. Lượng mưa lớn có thể dẫn đến tình trạng ngập lụt nghiêm trọng ở các khu vực thấp, làm tắc nghẽn giao thông và gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. 3. Và dĩ nhiên, mức độ tàn phá cũng sẽ khắc nghiệt khắc nghiệt hơn, nếu lượng hơi nước bốc hơi ở đại dương cáng nhiều, có thể tạo ra sóng thần và cơn bão sẽ hung dữ hôi, mức ngập lụt và thiệt hại vật chất nhiều hơn nữa. Tóm lại, sự biến đổi khí hậu đang xảy ra hôm hay thể hiện qua các Thượng đỉnh hàng năm do LHQ bảo trợ luôn nhắc nhỡ các quốc gia trên thế giới cần phải hạn chế sự phát thải những khí nhà kính và những khí thải làm tăng sự hâm nóng toàn cầu khi carbon dioxide, methane, các oxit nitrogen v.v…Các khí trên không những làm gia tăng sự bất thường nghiệt ngã, làm xáo trộn chu kỳ thời tiết, đảo lộn các sinh hoạt của dân chúng trên thế giới, nhứt là nông dân trong việc canh tác theo thời vụ. Trong trường hợp trên, con người cũng khó thích ứng được trong lãnh vực môi trường, khoa học, y tế và sức khỏe con người, thưa cô Trà My. 3- Tại sao châu Á được xem là khu vực dễ tổn thương nhất, thiệt hại nặng nề nhất vì biến đổi khí hậu? MTT: Châu Á là một lục địa lớn nhứt, có diện tích khoảng 44,58 triệu km², chiếm 30% diện tích toàn cầu, và đông dân nhứt trên thế giới có hơn 4,7 tỷ người sinh sống, tương đương với 60% dân số thế giới. Châu Á là lục địa lớn nhất và đa dạng về địa lý, từ các vùng ven biển đến vùng núi cao và các khu vực sa mạc. Sự đa dạng này có nghĩa là các khu vực khác nhau có thể bị ảnh hưởng khác nhau bởi biến đổi khí hậu, từ mực nước biển dâng cao đến hiện tượng hạn hán và lũ lụt. Thêm nữa, Á châu nằm cạnh Thái Bình Dương, cũng là đại dương lớn nhứt thế giới, vì vậy, ảnh hưởng liên đới giữa hai vùng nầy cùng chia xẻ “ngọt bùi” cùng với sự hình thành và hoạt động của bão tố nhiệt đới ở châu Á, đặc biệt là ở các khu vực ven biển phía Đông của Việt Nam. Vì vậy, Châu Á là một trong những khu vực dễ tổn thương nhất và chịu thiệt hại nặng nề nhất do biến đổi khí hậu vì một số nguyên do nội tại và ngoại tại, hay do thiên nhiên và con người: Xác suất xảy ra thiên tai: Do vị trí của Châu Á nằm cạnh TB Dương cho nên mật độ xảy ra thiên tai nhiều hơn so với các châu lục khác. Đây là khu vực thường xuyên phải đối mặt với các thiên tai như bão nhiệt đới, động đất, sóng thần, và lũ lụt. Các hiện tượng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn do biến đổi khí hậu, làm gia tăng thiệt hại và tổn thất. Về địa chất vùng biển và ven biển thường là các vùng thấp, nhiều nơi ngang tầm với mực nước biển như miền Nam VN cho nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng cao và lũ lụt. Và sự Biến đổi khí hậu đang làm gia tăng sự biến động trong thời tiết, từ các đợt nắng nóng bất thường đến các cơn bão mạnh hơn và tiến đến nhanh… đôi khi khoa học khí tượng không kịp cảnh báo dân chúng chúng trong vùng kịp thời. Tóm lại, sự biến đổi khí hậu mang đến nhiều hậu quả do nhiệt độ bầu khí quyển nóng lên làm cho băng tan, mực nước biển dâng cao, bão lớn hơn, và hạn hán kéo dài có thể gây thiệt hại nặng nề đối với các nền kinh tế quốc dân và nhiều ảnh hưởng khác đan cử ở phần trên. Và Á châu trở thành một khu vực đặc biệt dễ bị tổn thương trước các tác động của biến đổi khí hậu, dẫn đến thiệt hại nặng nề hơn so với nhiều khu vực khác trên thế giới. 4-Ngoài yếu tố thiên tai, các yếu tố nhân tai nào đưa tới các thảm họa như Yagi tại VN? (Xin liệt kê tổng quát từ đốt rẫy, phá rừng, nạo vét lòng sông, hút cát, xả đập…) Nói về lũ và lụt, Giáo sư Nguyên Ngọc Lung, chuyên gia về rừng vừa có bài viết nói rõ:” khi còn rừng tự nhiên thì mưa xuống chỉ có 5% nước chảy trên mặt đất, 95% sẽ ngấm xuống thành nước ngầm, cho nên ta đào giếng ở đâu cũng có nước. Khi mất rừng tự nhiên thì ngược lại, chỉ 5% ngấm xuống thành nước ngầm, hơn 90% sẽ chảy tràn trên mặt đất. Nghĩa là còn rừng tự nhiên thì chỉ có lụt. Lụt hiền, lành, và thân thuộc như bạn chung tình mỗi năm một lần trở lại. Tôi ở Hội An, tôi biết, 3 năm qua không có lụt, người ta nhớ và chờ. Lụt rửa sạch ruộng đồng và mang về phù sa. Lũ là khi đã mất rừng tự nhiên, chỉ còn lơ thơ mấy cây bụi lẹt đẹt, với cỏ, với cao su, keo, cà phê… tràn lan, là các loại cây không có bộ rễ giữ nước (mà các báo cáo với thống kê cứ gọi vống lên một cách gian dối là “độ che phủ”), 95% nước mưa chảy thành thác trên mặt đất quét hết mọi thứ, làng mạc và con người.” Như vậy, ngoài các yếu tố thiên tai, nhiều yếu tố nhân tai cũng đã góp phần làm gia tăng mức độ thiệt hại và sự tàn phá của các thảm họa như bão Yagi ở Việt Nam. Dưới đây là một số yếu tố nhân tai chính như: Đốt rẫy, phá rừng, nạo vét lòng sông, hút cát xả đập. Đốt rẫy, hay còn gọi là đốt đồng, là một phương pháp truyền thống trong nông nghiệp được sử dụng để làm sạch đất trước khi trồng cây mới. Đây là một kỹ thuật phổ biến ở nhiều nơi, đặc biệt là trong các khu vực nông thôn ở các nước đang phát triển. Khi rừng bị phá, đất trở nên dễ bị rửa trôi hơn khi gặp mưa lớn từ bão, dẫn đến lũ lụ Những video quay ở các điểm sạt lở cho thấy, rừng già hầu như biến mất. Mưa dầm kéo dài khiến đất ẩm ướt, mất tính liên kết và cả ngàn mét khối đổ ập xuống nhà cửa, đường sá. Nếu còn rừng, đất sẽ liên kết tốt hơn. Rễ cây rừng ăn sâu vào lòng đất sẽ như những sợi dây thừng giữ đất không bị trôi. Lớp cây rừng tầng thấp, cây bụi, dây leo, thảm lá sẽ giúp giữ nước tốt hơn, giảm tốc độ chảy của nước. Việc này phần nào kéo giảm được tốc độ lũ tràn về. Tình trạng vét cát ở sông Hồng và sông Cửu Long đang đặt ra nhiều thách thức về môi trường và yêu cầu sự can thiệp quyết liệt từ chính phủ và cộng đồng để giải quyết vấn đề một cách bền vững. Khuyến khích việc khai thác bền vững: Phát triển và áp dụng các công nghệ khai thác cát bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường. Cần nhứt là nâng cao nhận thức cộng đồng và các doanh nghiệp về tác động của việc khai thác cát và tầm quan trọng của bảo vệ môi trường. Việc “Xả đập" ở thượng nguồn sông Mekong và sông Hồng liên quan đến việc xả nước từ các hồ chứa, đập hoặc các cơ sở lưu trữ nước khác ở khu vực thượng nguồn của sông Mekong và sông Hồng, hai con sông huyết mạch của Việt Nam. Đây là một vấn đề quan trọng, vì sự quản lý nước ở thượng nguồn có thể có tác động lớn đến dòng chảy của sông Mekong và ảnh hưởng đến các quốc gia nằm ở hạ nguồn như Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, và Lào. Cũng xin nhắc thêm là sự hiện diện của 362 nhà máy thuỷ điện được mọc lên ở Việt Nam, trong đó có 41 nhà máy có công suất trên 1000 MW như Nhà máy Hòa Bình (1920 MW), Sơn La (2400 MW), Lai Châu (1200MW), và 321 nhà máy cỡ trung và nhỏ rải rác khắp nơi từ Bắc chí Nam. Đây cũng là những trái bom nổ chậm, một cơn bão lớn như Yagi cũng có khà năng làm bể đập hay bị bắt buộc phải xả đập một khi mực nước đã tràn đầy và nhấn chìm các thành phố hay làng mạc ở vùng trũng thấp. Chuyện nầy đã xảy ra nhiều lần ở Việt Nam rồi. Trên đây là vài yếu tố chủ quan do người tạo ra gây ra hậu quả trầm trọng thêm qua các thiên tai như cơn bão Yagi vừa qua thưa Cô Trà My. 5-Xin phân tích chi tiết từng yếu tố một vừa liệt kê, chẳng hạn hút cát gây hậu quả gì, đốt rẫy gây hậu quả gì, phá rừng gây hậu quả gì….) MTT: Như vậy tôi xin đi vào chi tiết và nhận định mức tác hại của các tác động trên. Về lợi ích của việc đốt rẫy, việc làm trên giúp tiêu hủy các phế thải, rác rưởi thực vật từ vụ mùa trước, làm sạch đất và tiêu diệt nhiều loại sâu bệnh và cỏ dại. Tro từ việc đốt rẫy có thể được xem như là một loại phân bón cung cấp một số chất dinh dưỡng cho đất, như kalium, calcium và magnesium có thể thay thế các loại phân bón hóa học tổng hợp, loại phân bón dùng lâu ngày sẽ làm chai đất. Tuy nhiên, việc đốt rẫy gây ra khói và bụi, làm ô nhiễm không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và động vật sống chung quanh vùng. Về việc phá Rừng: Rừng là một thảm thực vật mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Đối với Việt Nam, rừng thượng nguồn ở miền Bắc Sông Hồng và sông Cửu Long giữ một vai trò hết sức quan trọng: giữ nước trong mùa mưa và điều tiết nước cho vùng hạ lưu trong mùa khô qua lớp đất thịt do rễ cây chằng chịt bám phải. Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ đất và giảm sự xói mòn. Theo các chuyên gia, cây rừng tự nhiên lâu năm cao 40-50m sẽ có thảm thực vật và các tầng cây khác. Khi mưa lớn, nước mưa sẽ thấm vào các cành cây khô và thảm lá mục bên dưới. Sau đó, nước sẽ thấm vào đất tạo thành mạch nước ngầm, 80-90% lượng nước mưa sẽ được giữ lại trong quá trình này, 10-20% sẽ trôi đi và ít có khả năng gây sạt lở, lũ ống, lũ quét. Các loại rừng khác chỉ giữ được 20 – 50% lượng nước và chỉ có tác dụng cản lũ. Nếu không có rừng già, lượng nước mưa đổ về các sông, suối tạo lũ nhanh gấp 10 lần và bỗng chốc biến thành những cơn lũ quét, sạt lở nghiêm trọng Thống kê năm 2024, Việt Nam có tỷ lệ che phủ rừng đạt 42% bao gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng. Thế nhưng, rừng già, rừng nguyên sinh còn vô cùng ít. Theo công bố của các chuyên gia về môi trường và biến đổi khí hậu thì Việt Nam chỉ còn 0,25% rừng nguyên sinh, tức là cứ 800 hecta rừng mới có 2 hecta rừng già. Trong 80 năm qua, Việt Nam đã mất khoảng 2 triệu hecta rừng (20.000 Km2). Trước đây, từng có nhiều số liệu cho thấy, Việt Nam có tỷ lệ phá rừng nguyên sinh đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Nigeria. Xin trích một đoạn vàn của tác giả Quyết Hồ về việc phá rừng và trồng rừng:” Đó là sự sốt ruột trước việc mất rừng. Có nhiều người dẫn con số "mật độ che phủ rừng" của Việt Nam tăng liên tục trong nhiều năm qua để biện minh cho ý kiến, nói mưa lũ là do mất rừng là không đúng, hoặc đại khái là do "thế lực thù địch" dựng chuyện mà thôi, chứ làm gì có chuyện đó? Nhưng mật độ che phủ rừng có lớn tới bao nhiêu, có tăng bao nhiêu mà chất lượng rừng không đa dạng, không tăng thì cũng như không. Bởi nếu một trận mưa diễn ra trong rừng tự nhiên nó sẽ khác, đó là cảm giác của tuổi thơ khi đi tìm trâu cả ngày trong rừng những hôm mưa gió. Còn một trận mưa ở rừng keo, rừng cây công nghiệp nó khác hoàn toàn. Nước tuôn xuống xối xả và ộc thẳng ra suối, rồi ra sông và tống về xuôi. Rừng một tán lá, một giống cây thì làm sao mà đủ sức cản trở nước mưa, giữ nước mưa trong nó bằng rừng đa tán, đa tầng? Những bức ảnh bên dưới, tôi chụp ở gần điểm giao giữa Ql6 và QL37, chỗ gần tượng đài Cò Nòi. Kể từ đây, nếu chạy QL37 sang tới Đèo Chẹn, đứng từ đây, nhìn xuống sâu lòng vực thẳm thì thấy hùng vĩ thật đấy. Nhưng bên cạnh cái hùng vĩ đó là sự sợ hãi, bởi vì làm gì còn rừng? Lúc đứng ở đây là vào Tháng Ba, mới sau tết, tôi mơ hồ đặt câu hỏi trong lòng là: nếu mưa to thì ở đây sạt lở chết kinh hoàng tới thế nào? Và cuối cùng là sạt lở ở mạn Yên Bái, Lào Cai nhiều hơn. Nhưng như thế không có nghĩa là điều tôi lo lắng đã không đến. Nó đến,..” Và bây giờ, “Nó” của tác giả Quyết Hồ đã đến qua cơn bão Yagi! Chính nạn phá rừng làm mất đi khả năng giữ nước cho nên, mỗi khi đến mùa khô, nước song chuyển về hạ lưu càng cạn kiệt.. Việc phá rừng làm giảm khả năng của các hệ sinh thái rừng trong việc giữ nước và ổn định đất đai, dẫn đến gia tăng lũ lụt và xói mòn đất. Hậu quả của việc phá rừng còn đưa đến nguyên nhân chính yếu, chính là sự xâm nhập nước biện mặn và sâu trong lục địa vì dòng chảy yếu không thể đuổi mặn đi được.. Về tình trạng nạo vét lòng sông: Tình trạng vét cát ở sông Hồng và Sông Cửu Long ở Việt Nam đang gây ra nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng. Dưới đây là các điểm chính liên quan đến tình trạng này: * Sông Hồng: Vét cát ở sông Hồng nhằm mục đích cung cấp nguyên liệu cho ngành xây dựng. Tuy nhiên, hoạt động khai thác cát ở đây diễn ra rất mạnh mẽ, dẫn đến những tác động tiêu cực lớn đến môi trường: - Xói mòn bờ sông làm suy giảm độ ổn định của bờ sông, dẫn đến xói mòn và mất đất; - Việc hút cát quá mức làm giảm mức nước ngầm và có thể gây sụt lún đất ở các khu vực ven song; - Khai thác cát gây hủy hoại môi trường sống của nhiều loài động thực vật trong sông và các khu vực lân cận. * Sông Cửu Long: Sông Cửu Long, với mạng lưới sông ngòi phức tạp, cũng đang đối mặt với vấn đề khai thác cát không kiểm soát. Hoạt động này nhằm cung cấp cát cho ngành xây dựng và các nhu cầu khác. Tác động môi trường: - Khai thác cát làm giảm khả năng giữ nước của các con sông, dẫn đến nguy cơ ngập úng trong mùa mưa; - Sự thay đổi trong cấu trúc lòng sông và sự lắng đọng cát có thể gây ra biến đổi địa hình, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và nông nghiệp; - Khai thác cát làm giảm lượng phù sa mà các con sông mang đến cho vùng đồng bằng, ảnh hưởng đến màu mỡ của đất đai nông nghiệp. Về việc hút cát từ bờ biển: Hút cát từ các khu vực ven biển làm giảm khả năng bảo vệ của các bãi cát và hệ sinh thái ven biển, dẫn đến mực nước biển dâng cao và gia tăng sự tấn công của sóng biển làm tăng nguy cơ xói mòn bờ biển và làm giảm khả năng bảo vệ bờ biển khỏi các hiện tượng thời tiết cực đoan. Thêm nữa, ở nhiều vùng có rặng san hô như Phan Thiết, Phan Rang, Nha Trang, Vịnh Hạ Long, Mong Cái, việc hút cát sẽ tiêu diệt san hô, một vùng sinh thái cho sinh vật biển sinh sản và trú ngụ. Tóm lại, tất cả những yếu tố chủ quan do con người tạo ra kể trên không chỉ làm tăng cường sự tàn phá của các thảm họa mà còn làm giảm khả năng phục hồi của các cộng đồng và hệ sinh thái, dẫn đến thiệt hại nặng nề hơn trong các tình huống như bão Yagi và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt khác. Thưa Cô Trà My. Về việc xả đập: Thưa Cô TM, cá nhân chúng tôi đã viết rất nhiều bài viết về việc xả đập hay ngăn chận dòng nước ở dòng chính sông Mekong qua đạp Jinghong – Cẩm Hồng ở tỉnh Vân Nam nằm ngay trên phía Bắc biên giới giáp với Lào, ở tỉnh Vân Nam của TC. Trong suốt 5 năm liền từ năm 2019 cho đến 2024, TC đã chặn dòng nước ở con đập trên, làm cho mực nước ở hai trạm quan trắc Tân Châu và Châu Đốc ở sông Tiền và sông Hậu xuống thấp dưới 200 m3/giây vào tháng 3 và tháng tư gây thiệt hại đến 200.000 hecta lúa và hoa màu trong vụ mùa Đông Xuân (trước 1975, mực nước trung bình của hai tháng nầy ở hai địa điểm trên giao động từ 5.000 đến 9.000 m3.giây). Nhưng hiện tại, miền Nam đang vào mùa nước nổi – nước lớn. Cơn bão Yagi sẽ làm tràn đầy các hồ chứa và các đâp ở thượng nguồn ở TC. Vì vậy, bắt buộc họ phải xả đâp. Chúng ta đã kinh qua việc ngập lụt quá mau so với trữ lượng rất lớn của nước mưa do bão gây ra. Đó chính là kết quả của việc xả đập đó. Và Đồng bằng sông Cữu Long “CÓ LẼ” cũng đang bị ngập lụt (20/9) vì cần phải 8, 9 ngày nước từ thượng nguồn mới xuống tận Cửu Long. Không biết nhà cầm quyền có cảnh bào cho người dân hay biết hay không để chuẩn bị di tản? Tóm lại, việc xả đập không hợp lý và tùy tiện là một việc làm phạm pháp, các quốc gia nằm trong lưu vực sông Mekong (Việt Nam, Cambodia, Lào, Thái Lan, Myanmar, và Trung Cộng) và sông Hồng (Việt Nam và Trung Cộng) cần hợp tác chặt chẽ để quản lý nước và điều phối các hoạt động xả dập nhằm đảm bảo lợi ích chung và giảm thiểu tác động tiêu cực của thời tiết. Cùng trao đổi tin tức qua công nghệ dự đoán dòng chảy và hệ thống cảnh báo sớm có thể giúp các quốc gia hạ nguồn chuẩn bị và ứng phó kịp thời với các thay đổi đột ngột trong dòng chảy. Nên nhớ Trung Cộng và Miến Điện đã rút ra khỏi MRC – Mekong River Committee- Uỷ ban ban Sông Mekong để toàn quyền hành động xây dựng đập trên dòng chính ở thượng người từ Trung Công, qua Lào, và Cambodia…Việt Nam cần lưu ý điều nầy! thưa Cô Trà My. 6. Lũ lụt ngoài nguyên nhân do mưa nhiều khiến sông dâng cao ‘tức nước vỡ bờ’, còn những nguyên nhân nào khác? MTT: Lũ lụt có thể xảy ra vì nhiều nguyên nhân khác ngoài việc mưa nhiều làm mực nước sông dâng lên cao. Dưới đây là một số nguyên nhân chính khác gây ra lũ lụt: Về Nguyên nhân chủ quan do con người: • Quản lý nguồn nước không hợp lý do phân bổ không đồng đều, một vùng có dư thừa nước, ngược lại ở một vùng khác không có đủ nước cho nhu cầu sinh hoạt và khai thác nông nghiệp…Tứ đến là việc xả nước từ các đập hoặc hồ chứa không kiểm soát có thể làm gia tăng lưu lượng nước trong các con sông và suối, dẫn đến lũ lụt vùng hạ lưu. • Đô thị hóa không kế hoạch và thiếu nghiên cứu tác động môi trường: Thí dụ vùng Thủ Thiêm, Cát Lái, Tân Thuận là một vùng ngập nước thiên nhiên để điều tiết lượng nước dư thừa trong mùa mưa hay thủy triều lên. Nhưng nay vì nhu cầu xây dựng khu Phú Mỹ Hưng và xa lộ vòng đai cho nên ngập lụt triền miên. Còn trong nội thành Saigon, việc xây cất cao ốc làm tăng bề mặt không thấm nước và làm giảm diện tích đất có khả năng hấp thụ nước, do các bề mặt cứng như bê tông và nhựa đường không cho nước thấm vào. Điều này dẫn đến việc nước mưa chảy ra nhanh chóng vào hệ thống thoát nước và các con sông tạo ra ngập lụt cho dù một cơn mưa nhỏ hay nhằm trăng rằm cho thủy triều cao hơn bình thường. • Phá Rừng và Xói mòn đất như đã nói ở phần trên. Về nguyên nhân do thiên nhiên: Mưa xối xả trong thời gian ngắn hay mưa dai dẳng trong một thời gian dài có thể làm các con sông, kênh thoát nước, và các cống chính dẫn nước ra sông rạch bị tràn ngập nhanh chóng đưa đến lũ lụt. Một nguyên nhân khác nữa là vì miền Nam Việt Nam nằm ở vùng hạ lưu cho nên một khi có lũ lụt ở miền thượng lưu, là ngay sau đó miền Nam cũng bị ảnh hường. Đối với miền Trung và miền Bắc, cấu tạo địa chất có dốc thẳng, cho nên, mỗi khi có mưa rào, một lượng nước rất lớn chảy xiết ra biển làm ngập lụt các vùng chung quanh ven biển. Và sau cùng do biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng lên cao cũng có thể làm gia tăng nguy cơ lũ lụt ven biển, đặc biệt khi kết hợp với với áp thấp trên mặt biển tạo ra gió mạnh hay bão. Biến đổi khí hậu còn tạo ra hai hiện tượng El Nino và La Nina gây ra tình trạng mưa gió bất thường không năm trong các chu kỳ thời tiết như trong quá khứ nữa Tất cả những yếu tố trên có thể tác động đơn lẻ hoặc kết hợp với nhau để làm gia tăng nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của lũ lụt. Do đó, việc quản lý và ứng phó với lũ lụt cần phải xem xét toàn diện các nguyên nhân và tác động khác nhau tùy theo từng vùng hay khu vực trên thế giới. Không thể suy diễn sự việc xảy ra ở vùng nầy để ứng dụng cho một vùng cách xa nào khác. Mỗi kinh nghiệm về thời tiết phản ảnh qua hiện tượng biến đổi khí hậu là một đặc thù cho chính vùng đó mà thôi. 7. Đất chuồi ngoài nguyên nhân mưa nhiều khiến đất ẩm ướt sụt lở, còn những nguyên nhân nào khác? MTT: Đất chuồi, hay còn gọi là trượt đất, xảy ra khi đất hoặc đá trên sườn núi hoặc dốc bị lở hoặc di chuyển xuống dưới do lực kéo của trọng lực hay do thời tiết ẩm ướt. Mưa nhiều khiến đất ẩm ướt và dễ sạt lở. Ngoài ra cũng cần nhắc đến một vài nguyên nhân đã trang trải ở phần trên. Cây rừng và hệ thống rễ của chúng giúp giữ đất lại. Khi rừng bị phá, hệ thống rễ bị mất đi, làm giảm khả năng giữ đất, dẫn đến sự xói mòn và đất chuồi do lớp đất thịt di chuyển về vùng có địa hình thấp hơn. Các hoạt động khai thác mỏ, đào hố hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng có thể làm suy yếu kết cấu của đất, làm cho đất không còn kết dính như trước nữa, do đó, hiện tượng lở đất hay đất chuồi xảy ra. Mất lớp thực vật bảo vệ đất làm tăng khả năng xói mòn, khi đó đất dễ bị cuốn trôi và gây ra hiện tượng đất chuồi. Còn đối với các tầng lợp đất “không có chân đứng”, nghĩa là phần dưới của lớp đất thịt thông thường dày khoảng từ 5 đến 10 m, không dược cấu tạo vững chắc như đất sét ở vùng Houston, hay đất đất bồi ở Đồng bằng sông Cửu Long, do lực nén của những xây dựng trên mặt đất, sẽ làm đất lún hay di chuyển ra một địa điểm khác. Nước ngầm cũng là một yếu tố khá qua trọng trong hiện tượng đất lún hay chuồi. Một thí dụ điển hình ở tỉnh Sóc Trăng, người dân ở đây đã đào hơn 45.000 giếng đóng nhằm mục đích lấy nước để nuôi tôm từ thập niên 90 ở thế kỷ trước. Hậu quả là có thể nói tỉnh Sóc Trăng bị lún trên 50 cm. Còn Thành phố Saigon do xây dựng quá tải, và có rất nhiều nhà trong nội thảnh đào giếng lấy nước từ nước ngầm. Và hiện tượng lún ước tính cũng trên dưới 50 cm. Tóm lại, tất cả những yếu tố kể trên có thể tác động đơn lẻ hoặc kết hợp với nhau để làm tăng nguy cơ đất chuồi, đất lún gây ra thiệt hại lớn đối với môi trường và cơ sở hạ tầng. 8. Thường lũ lụt xảy ra ở vùng trũng hay duyên hải gần biển, nay các vùng cao-vùng núi phía Bắc Việt Nam lại bị lũ lụt khủng khiếp trong bão Yagi, các chuyên gia môi trường lý giải ra sao? MTT: Lũ lụt ở các vùng cao và vùng núi, như xảy ra trong trường hợp bão Yagi ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, có thể được lý giải bởi một số yếu tố môi trường và khí hậu đặc thù. Dưới đây là các lý do chính mà các chuyên gia môi trường thường đưa ra để giải thích hiện tượng này: Mưa lớn và có cường độ cao: Trong trường hợp bão Yagi, lượng mưa lớn có thể rơi trong một khoảng thời gian ngắn, tạo ra khối lượng nước khổng lồ trên các sườn núi và vùng cao. Đặc biệt là mưa rất mạnh, xối xả trong một thời gian ngắn làm cho lớp đất thịt bị bảo hòa nhanh chóng dẫn đến lũ lụt. Miền cực Bắc Việt Nam có địa hình dốc với núi cao, nước mưa chảy nhanh xuống triền dốc và các khe núi làm cho nước tích tụ nhanh chóng gây ra lũ lụt. Thêm nữa, lớp đất thịt ở miền núi cao không dầy, nhiều nơi chưa đến 1m đất, vì vậy, mỗi khi có mưa lớn lớp đất nầy dễ bị chuồi tạo ra hiện tượng sạt lở. Và nguyên nhân chánh yếu cần phải kể ra ở những vùng nầy cũng là do việc phá rừng làm giảm khả năng lưu giữ nước của đất. Hiện tượng biến đổi khí hậu có thể làm gia tăng cường độ mưa và làm thay đổi mô hình thời tiết. Sự gia tăng nhiệt độ có thể dẫn đến nhiều mưa hơn và mưa dai dẳng hơn. Vì ở một vị trí cao, cho nên nhiều đám mây tích tụ hơi nước nhưng đọng lại và tạo ra mưa rào do áp suất và nhiệt độ không khí thấp so với các vùng thấp ở bên dưới Lũ lụt ở các vùng núi, như trong trường hợp bão Yagi, cho thấy rằng các hiện tượng khí hậu khắc nghiệt, bất thường và tác động của con người có thể làm gia tăng nguy cơ lũ lụt ngoài vùng núi cao, mà cũng có thể xảy ra ngay cả ở những khu vực khác nữa, nghĩa là sự biến đổi khí hậu là một hiện tượng có thể phát sinh ra nhiều hậu quả không thể nào tiên liệu trước được thưa Cô Trà My. 9. Nhiều người VN lo ngại về các con đập ở Trung Quốc. Xin cho biết các rủi ro cho các vùng miền của VN từ các con đập ở Trung Quốc? Một khi họ xả đập, xả lũ thì các vùng nào của VN sẽ bị nguy hiểm? MTT: Lo ngại về các con đập ở thượng nguồn sông Hồng và sông Mekong của TC là một vấn đề quan trọng đối với Việt Nam. Dưới đây là các rủi ro và ảnh hưởng có thể xảy ra đối với các vùng miền của Việt Nam nếu TC xả nước từ các đập trên hoặc lấy nước ở dòng chính của song đầu nguồn: • Nguy cơ lũ lụt vì các con đập trên thượng nguồn của TC: Khi TC xả đập đột ngột, một lượng nước lớn có thể được phóng thích vào sông chính, như sông Mekong và sông Hồng, gây ra lũ lụt nghiêm trọng ở các khu vực hạ lưu. Sự gia tăng lưu lượng nước có thể làm vượt quá khả năng của các hệ thống thoát nước và gây ra lũ lụt ở các khu vực hạ lưu. • Trong trường hợp ngược lại, việc tích trữ nước trong đập trong mùa khô cạn cũng là một rủi ro lớn cho Việt Nam. Vì sao? Trong trường hợp nầy, TC tích trữ nước trong các con đập làm cho lưu lượng nước ở các sông chảy vào Việt Nam có thể giảm, dẫn đến tình trạng khô hạn và thiếu nước cho nông nghiệp và sinh hoạt, đặc biệt trong mùa khô. Sông Hồng và sông Cửu Long chính là hai nạn nhân chính của TC. Có thể nói đây là một cuộc chiến xâm lăng của TC không tiếng súng qua việc kiểm soát nguồn nước của hai sông trên. • Từ hai sự kiện trên, Sông Hồng và Sông Cửu Long phải hứng chịu tất cả hệ quả của việc xả nước hay rút nước. Tất cả làm thay đổi hệ sinh thái của con sông, làm xói mòn, sạt lở hai bên bờ sông, làm ô nhiễm nguồn nước sông vì nước trong hồ bị ứ dọng, không phải là nước luân lưu do đó, kết tụ rất nhiều phế thải cho nên bị ô nhiễm. Qua hai trường hợp điển hình trên, những nguy cơ và tác động từ các con đập ở TC đối với Việt Nam là rất nghiêm trọng, do đó, xin đề nghị trong trường hợp sông Mekong, cần phải có sự tham gia quốc tế nhằm giải quyết những tranh chấp trong việc quản lý nguồn nước là:”Đề nghị các cơ quan liên quan đến nguồn nước sông Mekong và quốc tế, các nhà hoạch định chính sách và cư dân của lưu vực sông Mekong và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuân thủ và duy trì các nguyên tắc dưới đây để phát triển và khai thác lưu vực sông Mekong một cách nghiêm chỉnh và có trách nhiệm. Và lệnh cấm được áp dụng ngay lập tức đối với các dự án chuyển dòng nước, đập, và thủy điện trên sông Mekong, ưu tiên hàng đầu của các cơ quan quốc gia và quốc tế là phát triển dữ liệu cơ sở khoa học về sông Mekong, thủy văn và hệ sinh thái của sông.” 10. VN có cách nào tránh? Phải làm gì? MTT: Để giảm thiểu và ứng phó với rủi ro từ các con đập ở TC và các vấn đề liên quan đến lũ lụt, Việt Nam có thể thực hiện một số biện pháp chiến lược và cụ thể. Dưới đây là các phương pháp và biện pháp cần thiết nhằm giảm thiểu những tác động của bão. Trước hết cần phải thực hiện hệ thống dự báo bão lũ, mưa lớn, động đất (đất run chuyển) hữu hiệu để theo dõi tình hình và kịp thời thông báo cho dân chúng ở các khu vực bị ảnh hưởng. Việc quản lý đập cần phải do những nhà chuyên môn về đê điều - đập thủy điện – thủy văn điều hành và phối hợp chặt chẽ với dự đoán thời tiết và thực hiện xả lũ theo kế hoạch để giảm thiểu tác động tiêu cực. Đây là những việc làm thuần túy chuyên môn không phải là một công tác chính trị. Đảng cần đứng ngoài trong vấn đề nầy. Tóm lại, việc xả lũ của các đập ở thượng nguồn có thể làm trầm trọng thêm thiệt hại từ bão và mưa lũ, và quản lý hợp lý việc xả lũ cùng với các biện pháp phòng ngừa là rất quan trọng để giảm thiểu tác động tiêu cực. VN cần học bài học: Qua kinh nghiệm từ cơn bão Yagi, Việt Nam có thể rút ra nhiều bài học quan trọng để cải thiện khả năng ứng phó và giảm thiểu thiệt hại từ các cơn bão trong tương lai. Dưới đây là một số bài học quan trọng: Việt Nam cần nâng cao hệ thống dự báo và cảnh báo sớm đến dân chúng, đầu tư cà cải thiện các hệ thoát thoát và rút nước, không xây dựng hay đô thị hóa những vùng ngập nước thiên nhiên nhằm điều tiết ngập lụt. Hạn chế khai thác các rừng ngập mặn chung quanh mũi Cà Mau (khoàng 200.000 hecta) vì đây là một vùng đệm thiên nhiên để hạn chế nước mặn tràn vào nội địa, vùng trú ẩn và sinh sản cho tôm cá, cây tràm, cây đước của rừng ngăn chặn xói mòn và hấp thụ phèn trong nước, và nhứt là rừng ngập mặn nầy có khả năng hạn chế phần nào sức tàn phá của bão nhiệt đới trong vùng. Những bài học này sẽ giúp Việt Nam nâng cao khả năng ứng phó với các cơn bão trong tương lai, giảm thiểu thiệt hại và bảo vệ tốt hơn cho người dân thưa C6 Trà My. 11- Sông Hồng, hệ thống đê điều, ảnh hưởng của Yagi như thế nào? MTT: Đối với Sông Hồng và châu thổ, các tỉnh phía Bắc Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh như Lào Cai, Yên Bái, Hà Nội, và các tỉnh đồng bằng sông Hồng, một khi TC xả đập ở các con sông nguồn như sông Hồng, lưu lượng nước đổ về khu vực đồng bằng sông Hồng có thể gia tăng nhanh chóng, cộng thêm một lượng lớn nước mưa do bão Yagi cung cấp… sẽ gây ra lũ lụt nghiêm trọng. Điều này có thể làm ngập các khu vực thấp và gây thiệt hại lớn cho cơ sở hạ tầng và sản xuất nông nghiệp. Sông Hồng, với hệ thống đê điều phát triển, đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lũ lụt và bảo vệ đất đai nông nghiệp ở miền Bắc Việt Nam. Hệ thống đê điều giúp ngăn chặn nước lũ, duy trì dòng chảy ổn định và bảo vệ các khu vực dân cư có thể bị vỡ sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng sạt lở và ngập lụt. Bão Yagi có thể ảnh hưởng đáng kể đến các con đê của Sông Hồng, đặc biệt là đoạn chảy qua thủ đô Hà Nội. Nếu mực nước sông dâng cao, áp lực lên các công trình đê có thể tăng, dẫn đến nguy cơ tràn bờ hay vở đê hoặc sạt lở. Gió bão có thể làm hư hại trực tiếp đến cấu trúc đê, gây ra hiện tượng xói mòn hoặc làm suy yếu nền đất. Và nếu các đoạn đê bị hư hại hoặc không kịp thời nâng cấp, vùng đất ven sông sẽ đối mặt với nguy cơ ngập úng, ảnh hưởng đến đời sống của người dân và sản xuất nông nghiệp mỗi khi có bão. Còn hệ thống đê điều của các sông phụ lưu Sông Hồng, như sông Đuống, sông Thái Bình, và sông Lô, cũng rất quan trọng trong việc quản lý lũ lụt và bảo vệ nông nghiệp. Tuy nhiên, đê điều ở các sông phụ lưu này có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố có thể xảy ra trong khi cơn bão Yagi hoành hành. Khi lượng nước mưa lớn hoặc nước từ các sông chính dâng cao, đê điều có thể bị áp lực lớn, dẫn đến nguy cơ tràn hoặc sạt lở. Các đoạn đê gần khu vực cửa sông hoặc nơi dòng chảy mạnh có thể bị xói mòn, làm giảm khả năng ngăn chắn một khi bão Yagi quét ngang. Việc theo dõi, đánh giá và nâng cấp thường xuyên các công trình đê điều là rất quan trọng để bảo đảm an toàn cho khu vực Hà Nội, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu và gia tăng tần suất các hiện tượng thời tiết khắc nghiệp trong mùa bão nhiệt đới hàng năm.. 12- Cảnh báo của giới môi trường sau hậu quả từ Yagi? MTT: Sau các hậu quả thảm khốc từ bão Yagi, các nhà chuyên môn về môi trường có thể đưa ra một số nhận định và cảnh báo quan trọng về tương lai khi dựa trên kinh nghiệm từ các cơn bão như bão Yagi. Dưới đây là một số điểm chính mà họ có thể đề cập: 1. Bão có khuynh hướng ngày càng mạnh hơn và tàn phá khốc liệt hơn: Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng sự thay đổi khí hậu có thể làm gia tăng cường độ của các cơn bão. Bão Yagi có thể là một ví dụ của xu hướng này, với các cơn bão trở nên mạnh mẽ hơn và có sức tàn phá lớn hơn do nhiệt độ biển cao hơn do sự biến đổi khí hậu. 2. Thật khó để dự đoán bão trong những ngày sắp tới vì bão sẽ thay đổi cường độ, hướng di chuyển, và tốc độ bão vì những sự thay đổi đột ngột của áp suất của bầu khí quyển.. 3. Trong trường hợp bão Yagi vừa qua, chúng ta có thể kết luận rằng không nơi nào, vùng nào được ghi nhận là “vùng không có bão” như các vùng cực Bắc của VN nằm sâu trong lục địa với núi cao chắn…nghĩa là không còn khu vực nào gọi là an toàn cả đối với “thiên nhiên” ngày hôm nay. Tóm lại, bão Yagi đã cho chúng ta một bài học đích đáng là hiện tại, xin đừng xem thường bão. Não trạng “thay trời làm mưa” chỉ là một câu thiệu cho những người huyễn tưởng mà thôi! 13- Khuyến nghị giúp khắc phục và phòng tránh từ bài học Yagi? Nhà nước phải làm gì, người dân phải làm gì? MTT: Bài học từ Yagi liên quan đến các vấn đề về nhận định, cảnh giác, quản lý, phát triển cộng đồng, hoặc ứng phó với những tình huống khẩn cấp do thiên nhiên mang đến. Tuy nhiên, một số khuyến nghị chung dựa trên các bài học phổ biến từ các tình huống tương tự mà Yagi có thể đại diện. Đây có thể là các bài học từ quản lý thiên tai, hạn chế thảm họa, phát triển cộng đồng, hay canh tân chính sách. Đứng về phương diện chính quyền: Cần phải đầu tư vào công nghệ và hệ thống cảnh báo sớm để phát hiện và thông báo về các nguy cơ sớm hơn để bảo đảm tin tức kịp thời và chính xác đến người dân. Trong những khu vục nhạy cảm với bão, mưa lớn, đất chuồi, cần phải lắp đặt những hệ thống quan trắc để nắm vững các biến động của thời tiết như vũ lượng, mặt đất chuyển động v.v…Sau cùng cần phải đào tạo một lớp chuyên viên có khả năng chuyên môn cao hầu đảm trách những công việc trên. Cũng cần phải nói thêm, là, nhà cầm quyền cũng cần phải, qua truyền thông, hội thảo… hướng dẫn cho người dân biết và hiểu tầm quan trong của nguy cơ của những thiên tai sẽ ngày càng khốc liệt hơn nhằm hạn chế thiệt hại nhân mạng và tài sản một khi cơn bão tiến về.. Về phía người dân, qua sự hướng dẫn của nhà cầm quyền, đã được hiểu biết cung cách ứng phó bới bão để từ đó có chuẩn bị kịp thời và chu đáo hơn, hầu hạn chế được thiệt hại. Có được sự hợp tác giữa người dân và nhà cầm quyền, thiết nghĩ những cơn bão trong tương lai sẽ không còn gây tác hại khủng khiếp vầ nhân mạng và tài sản ước tính lên đến 40.000 tỷ Đồng VN tương đương với 0,15% ngân sách quốc gia như cơn bão Yagi vừ qua. Cảm ơn Cô Trà My đã điều hướng chương trình và cảm ơn tất cả Quý vị đã lắng nghe… Mai Thanh Truyết Houston 20/9/2024

Thursday, September 19, 2024

Chính sách Năng lượng của Hoa Kỳ qua Đảng Dân chủ và Cộng hòa Chương trình Tiếng Dân Việt với Đoàn Trọng Hiếu và Mai Thanh Truyết ngày 19/9/2024 Hỏi: Chủ trương khai thác xử dụng năng lương của HARRIS và đảng dân chủ. Chủ trương NĂNG LƯƠNG XANH nhắm đến năm 2050 không còn các nhà máy xử dụng than và dầu khí, không còn xử dụng xe chạy xăng trên toàn nước Mỹ, Đóng cửa Keystone Pipeline. Dùng năng lượng mặt trời để đạt hiệu ứng khí thải là Zero. Chủ trương này có khả thi hay không? MTT: Chủ trương Năng lượng Xanh mà PTT Harris và đảng Dân chủ chủ trương có nhiều mục tiêu đầy tham vọng, bao gồm việc giảm thiểu sử dụng than và dầu khí, chuyển đổi sang năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, và đạt được mức khí thải carbon bằng 0 vào năm 2050 căn cứ vào quyết định của Thượng đỉnh COP21 năm 2015 tại Paris.. Tuy nhiên, việc thực hiện các mục tiêu này có thể gặp một số thách thức và có thể nói đây là một kế hoạch đầy tham vọng và ảo tưởng của nhóm quyền lực toàn cầu Globalists nhằm áp đặt công dân thế giới theo con đường xã hội không tưởng của họ, vì: 1. Việc chuyển đổi hoàn toàn từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo đòi hỏi một sự đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng mới, bao gồm lưới điện, hệ thống lưu trữ năng lượng, và các công nghệ năng lượng sạch, trong lúc hiện tại, mạng lưới điện toàn cầu từ năng lượng từ năng lượng hóa thạch chiếm tỷ lệ trên 60%. 2. Làm sao có được sự đồng thuận chính trị mạnh mẽ của lưỡng đảng để thực hiện các chính sách này, cũng như việc đối phó với những phản ứng từ các ngành công nghiệp truyền thống và những người lao động trong các lãnh vực này. Chuyển đổi nguồn năng lượng hóa thạch qua nguồn năng lượng sạch không thể thực hiện trong vài chục năm được. 3. Mặc dù chi phí của năng lượng tái tạo đã giảm nhiều trong những năm qua, nhưng vẫn cần nguồn vốn đáng kể để phát triển công nghệ, sản xuất, và triển khai với quy mô lớn. 4. Việc chuyển đổi sang xe điện và các phương tiện xử dụng năng lượng tái tạo khác đòi hỏi sự chấp nhận từ phía người tiêu dùng, cũng như cơ sở hạ tầng sạc điện phù hợp. Một câu hỏi nhỏ nhưng rất quan trọng là năng lượng điện dùng cho các xe điện đến từ nguồn năng lượng nào hiện nay? Phải chính là năng lượng tái tạo hay không? Hay đó cũng chỉ là điện có được từ năng lượng hóa thạch mà ra. 5. Còn nói về năng lượng thay thế. năng lượng mặt trời và gió phụ thuộc vào thời tiết, do đó cần có các giải pháp lưu trữ năng lượng hiệu quả để bảo đảm tính ổn định và liên tục, cũng như việc sản xuất hàng loạt đòi hỏi mức đầu tư lớn, vượt quá khả năng của chi phí quốc gia, nhứt là các quốc gia đang phát triển như Brazil, Argentina, Ấn Độ, Trung Cộng, và một số quốc gia nhỏ khác. Một thí dụ điển hình là Việt Nam và TC, tuy đã kết ước trong COP21 là giảm thiểu sự phát thải khí carbonic về số không vào năm 2050, nhưng hiện nay vẫn còn trên 5 dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện dùng năng lượng hóa thạch từ nay cho đến năm 2040, thay vì phải dỡ bỏ những nhà máy điện hóa thạch hiện có! 6. Dự án đường ống Keystone XL đã bị TC Energy Corporation chấm dứt vào ngày 9 tháng 6 năm 2021. Dự án đã bị hủy bỏ sau khi Hoa Kỳ thu hồi giấy phép vào tháng 1 năm 2021. Vào thời điểm hủy bỏ, khoảng 8% đường ống đã được xây dựng. Còn nói về việc đóng cửa Đường ống Keystone Pipeline mà TT Trump đã cho khởi động từ năm 2019 nhằm chấm dứt khủng hoảng đầu hỏa thế giới và trong năm nầy, Mỹ đã sản xuất hàng ngày từ 12 đến 16 triệu thùng dầu thô, thay vì hạn chế sản xuất khoảng 8 triệu thùng/ngày và nhập cảng 2 triệu thùng/ngày. Quyết định nầy chấm dứt hẳn sự khống chế của APEC và hạ giá xăng dầu xuống dưới 2US$/G ờ Houston vào thời điểm trên. Đóng cửa Đường ống Keystone và chuyển sang xử dụng năng lượng mặt trời để đạt được hiệu ứng khí thải bằng 0 là một phần của chiến lược năng lượng tái tạo và là một giải pháp lý tưởng nhưng đầy ảo tưởng nếu không nói là… không tưởng. Vì sao? Đứng về mặt lý thuyết, việc ngừng khai thác dầu sẽ giúp giảm khí thải carbon và các chất ô nhiễm khác, góp phần vào việc hạn chế biến đổi khí hậu; cũng như năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo, bền vững và không phát thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất điện. Việc đầu tư vào công nghệ năng lượng mặt trời có thể tạo ra nhiều việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế … nhưng phải cần mất bao nhiêu thời gian và vốn đầu tư quốc gia để thay thế hoàn toàn năng lượng hóa thạch như đã nói ở phần trên. Trái lại. việc đóng cửa Keystone Pipeline có thể gây ra những gián đoạn trong nguồn cung cấp năng lượng, đặc biệt trong ngắn hạn, khi mà hạ tầng năng lượng tái tạo chưa hoàn tất việc thay thế đòi hỏi một thời gian rất dài. Tóm lại, đóng cửa đường ống Keystone và chuyển sang năng lượng mặt trời là một hướng đi tích cực hướng tới năng lượng bền vững và giảm khí thải. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối ưu, cần có một kế hoạch chi tiết về cơ sở hạ tầng, đầu tư và công nghệ để đảm bảo sự chuyển đổi diễn ra một cách suôn sẻ mà không gây ra gián đoạn cho nền kinh tế và an ninh năng lượng. Những việc trên có thể nói là không thể thực hiện được vì quá lý thuyết và không tưởng. Một thí dụ điển hình hiện nay là việc bảo quản và lưu trữ điện năng dư thừa qua nguồn điện mặt trời và gió là một công việc rất phức tạp và tốn kém. Hỏi: Chủ trương xử dụng năng lương của ông Trump cho tiếp tục khai thác dầu khí trên phiến đá, trên đất liền và biển khơi, cho tái hoạt động lại chương trình ống dẫn dầu Keystone trải dài từ Alberta Canada xuống Nebraska nhằm hạ giá xăng dầu, cũng như bảo vệ nguồn xăng dầu trong trường hợp có chiến tranh. Chuyển sang NĂNG LƯỢNG XANH MỘT CÁCH TỪ TỪ KHÔNG TẠO NHỮNG KHÓ KHĂN CHO KINH TẾ VÀ TRÁNH NHỮNG BẤT CẬP CHƯA LƯỜNG HẾT ĐƯỢC. MTT: Chủ trương xử dụng năng lượng của ông Trump tập trung vào việc khai thác dầu khí, bao gồm cả dầu từ phiến đá bằng phương pháp “fracking” dùng hơi nước dưới áp suất cao để tách shale oil (được gọi là dầu thô trong đá hay dầu đá phiến) và chương trình ống dẫn dầu Keystone, nhằm giảm giá xăng dầu và bảo vệ nguồn năng lượng quốc gia trong tình huống khẩn cấp. Đặc điểm chính của chủ trương này là: 1. Tăng cường khai thác nội địa: Khai thác dầu và khí tự nhiên trên đất liền và biển khơi nhằm giảm phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài và duy trì tính ổn định về giá cả. 2. Tái khởi động các dự án lớn như Đường ống Keystone, được cho là sẽ tạo ra việc làm và cải thiện cơ sở hạ tầng năng lượng. Ngoài ra đường ống nầy cũng đã được dự trù kéo dài xuống Galveston, Texas nhằm chuyển tải dầu và khí đốt qua Tây Âu, mục đích làm giảm áp lực về nhu cầu dầu khí của vùng nầy do Nga Sô khuynh đảo. 3. Chuyển đổi năng lượng dần dần: Ông Trump ủng hộ việc chuyển sang năng lượng xanh nhưng nhấn mạnh rằng điều này cần diễn ra từ từ để tránh gây ra gián đoạn lớn cho nền kinh tế. Mặc dù có nhiều lợi ích trong việc duy trì nguồn năng lượng truyền thống, chủ trương này cũng đối mặt với một số thách thức: • Biến đổi khí hậu: Tiếp tục phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch có thể làm trầm trọng thêm vấn đề khí thải và biến đổi khí hậu. • Công nghệ năng lượng tái tạo: Nếu không đầu tư vào năng lượng xanh, Mỹ có thể tụt hậu lại so với các nước khác trong lĩnh vực công nghệ sạch. • Sự chuyển mình của thị trường: Nhu cầu về năng lượng tái tạo đang gia tăng, và các công ty năng lượng có thể đối mặt với áp lực từ thị trường nếu không thích nghi. • Đầu tư và chuyển đổi: Để chuyển đổi một cách hiệu quả mà không gây ra khủng hoảng kinh tế, cần có kế hoạch chi tiết và hợp tác từ nhiều bên liên quan. Tóm lại, chủ trương của ông Trump có thể giúp duy trì ổn định năng lượng trong ngắn hạn, nhưng việc không đầu tư mạnh mẽ vào năng lượng tái tạo có thể khiến Mỹ gặp khó khăn trong dài hạn khi thị trường toàn cầu chuyển mình. Đó là tình hình thực tế trong vấn đề xử dụng năng lượng tái tạo sạch ở Hoa Kỳ. Việc nầy đòi hỏi một kế hoạch dài hạn, liên tục qua nhiều đời tổng thống khác nhau dù Dân chủ hay Cộng hòa mới hy vọng có thể chuyển đổi trong một tương lai dài hạn. Chính trị ngắn hạn không thể nào giải quyết vấn đề nầy được. Hỏi: Tiến sĩ cho biết để có thể sản xuất một bình battery cho xe chạy điện thì phải xử dụng đến những nguồn nhiên liệu nào, và sau khi hết xử dụng thì bình battery này có thể tái sinh hay không? Hay nó lại trở thành phế thải độc hại cho môi trường. Cũng tương tự thì điện tích tụ từ mặt trời qua hệ thống SOLAR như thế nào. Nó có hiệu quả kinh tế và tối cho môi trường hay không? Hết hạn xử dụng Solar này có tái chế được không? Hay cũng là phế thải độc hại cho môi trường. MTT: Để sản xuất một bình pin (battery) cho xe điện, chủ yếu sử dụng các nguyên liệu sau: 1. Lithium: Nguyên liệu chính trong pin lithium-ion, thường được khai thác từ các mỏ hoặc muối lithium. 2. Cobalt: Thường được sử dụng để tăng hiệu suất và độ ổn định của pin. 3. Nickel: Cũng được dùng để cải thiện mật độ năng lượng. 4. Graphite: Được sử dụng cho anode của pin. Tái chế và tác động môi trường • Tái chế: Pin lithium-ion có thể tái chế, nhưng quá trình này vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Một số công ty đã bắt đầu tái chế lithium, cobalt, và nickel từ pin đã hết hạn xử dụng. Tuy nhiên, hiện tại, tỷ lệ tái chế còn thấp và có thể không hiệu quả về mặt kinh tế. • Phế thải độc hại: Nếu không được thanh lọc và giải quyết đúng cách, pin đã qua xử dụng có thể trở thành phế thải độc hại do chứa các chất độc hại. Việc phát triển công nghệ tái chế hiệu quả là rất quan trọng để giảm thiểu tác động này. Năng lượng mặt trời - Solar energy 1. Cách hoạt động: Hệ thống năng lượng mặt trời xử dụng các tấm pin quang điện (PV) để chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện. Quá trình này dùng silicon, kim loại và các vật liệu khác để sản xuất các tấm Pin Voltaic - PV. 2. Hiệu quả kinh tế: Năng lượng mặt trời đang trở nên ngày càng hiệu quả và kinh tế hơn, nhờ vào việc giảm chi phí sản xuất và công nghệ tiên tiến. Việc lắp đặt tấm pin mặt trời có thể giúp làm giảm hóa đơn tiền điện và tạo ra nguồn năng lượng bền vững. 3. Tái chế: Các tấm pin mặt trời có thể tái chế, nhưng cũng tương tự như các bình điện của xe điện, tỷ lệ tái chế hiện tại còn hạn chế. Các vật liệu như silicon, bạc, và nhôm có thể được tái chế, nhưng quy trình này rất phức tạp và tốn kém hiện nay, cần cải thiện để giảm thiểu tác động môi trường. Tóm lại, cả pin xe điện và tấm pin năng lượng mặt trời đều có tiềm năng tái chế, nhưng hiện tại còn nhiều thách thức trong việc thực hiện. Nếu không được thanh lọc đúng cách, chúng có thể trở thành phế thải độc hại. Do đó, việc phát triển công nghệ tái chế và quy trình quản lý chất thải là rất quan trọng để bảo vệ môi trường. Hỏi: Với chủ trương NĂNG LƯỢNG XANH của đảng DC Mỹ, thì Tàu cộng được hưởng lợi gì? Iran được hưởng lợi gì? MTT: Chủ trương Năng lượng Xanh của đảng Dân chủ Mỹ có thể mang lại lợi ích cho nhiều quốc gia, trong đó có TC và Iran, tùy theo những phương cách khác nhau: Đối với Trung Cộng 1. TC hiện là một quốc gia hàng đầu về sản xuất và phát triển công nghệ năng lượng tái tạo, đặc biệt là pin mặt trời và năng lượng gió. Nếu Mỹ đẩy mạnh năng lượng xanh, điều này có thể tạo ra nhu cầu lớn cho sản xuất và phát triển công kỹ nghệ của TC qua việc xuất cảng các sản phẩm trên đi tới các quốc gia khác trên thế giơi, nhứt là thị trường Mỹ. Và nhờ đó TC đẩy mạnh việc phát triển quốc gia. 2. Nếu Mỹ tăng cường chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, TC có thể hưởng lợi từ sự chuyển mình này bằng cách cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho thị trường toàn cầu. Đối với Iran 1. Trong bối cảnh Mỹ chuyển đổi sang năng lượng xanh, Iran có thể tìm kiếm cơ hội để tăng cường xuất khẩu dầu khí đến các quốc gia khác, nhất là các nước không bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ. 2. Iran có thể tìm kiếm hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo với các nước khác, đặc biệt là những nước đang phát triển, nhằm phát triển các dự án năng lượng sạch trong nước. 3. Việc Mỹ chuyển hướng sang năng lượng xanh có thể tạo ra cơ hội cho Iran trong việc điều chỉnh các chiến lược ngoại giao và chính trị, đặc biệt trong bối cảnh cuộc chiến thương mại và các lệnh trừng phạt. Điều nầy khiến cho vị trí của Iran trong công cuộc phát triển chung của thế giới và tiếng nói của Iran sẽ được đón nhận nhiều hơn so với hiện tại. Tóm lại, chủ trương Năng lượng Xanh của đảng Dân chủ Mỹ có thể tạo ra cơ hội cho cả TC và Iran trong các lĩnh vực kinh tế và chính trị. TC có thể tận dụng lợi thế công nghệ và sản xuất, trong khi Iran có thể tìm kiếm cách để tối đa hóa lợi ích từ nguồn tài nguyên dầu khí trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu. Hỏi: Tiến sĩ có lời nhắn gởi gì đến với đồng hương của chúng ta trong cuộc bầu cử quan trong ngày 05 tháng 11 tới đây. MTT: Vào ngày 27 tháng 1 năm 2021, Tổng thống Joe Biden đã ký một Sắc lệnh Hành pháp với tiêu đề “Báo cáo Bảo tồn và Khôi phục Nước Mỹ Tươi đẹp” hay còn gọi là Lệnh Điều hành 30/30 sẽ giúp khôi phục sự cân bằng trên đất và nước công cộng, tạo việc làm và đưa ra con đường để điều chỉnh việc quản lý đất và nước công cộng của Hoa Kỳ với các mục tiêu về khí hậu, bảo tồn và năng lượng sạch của Hoa Kỳ. Sắc lệnh sẽ khiến Bộ Nội vụ vạch ra các bước để tạm dừng việc cho thuê dầu và khí đốt tự nhiên mới trên đất công và vùng biển ngoài khơi, đồng thời với việc đánh giá toàn diện chương trình dầu khí liên bang. Câu hỏi được đặt ra là: • Giả sử hiện tượng nóng lên toàn cầu do việc phóng thích khí carbonic từ năng lượng hóa thạch là có thật. • Giả sử những mục tiêu cao cả mà Chương trình nghị sự 2030 tại COP 21 năm 2015 đề ra và được chính quyền Biden thực hiện đang được tất cả các quốc gia trên thế giới tiến hành và thông qua. Liệu thế giới này có trở thành thiên đường trên trái đất không? Câu trả lời thẳng thừng của tôi là KHÔNG! Rất đơn giản! Bởi không ai, không một quốc gia nào có thể đạt được bất kỳ mục tiêu nào trong 17 mục tiêu cao cả và thời thượng trên. Đó là 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững là trong Nghị trình 2030 tại COP21 năm 2015: - Không nghèo - Không đói - Sức khỏe tốt và hạnh phúc - Giáo dục phẩm chất - Bình đẳng giới tính - Nước sạch và vệ sinh - Năng lượng sạch và giá cả phải chăng - Việc làm ổn định và tăng trưởng kinh tế - Công nghiệp, đổi mới và cơ sở hạ tầng - Giảm bất bình đẳng - Thành phố và cộng đồng bền vững - Tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm - Hành động vì khí hậu - Cuộc sống dưới nước - Cuộc sống trên đất liền - Hòa bình, công lý và thể chế vững mạnh - Hợp tác vì các mục tiêu. Làm sao mà thực hiện được vì những lý do là… 17 mục tiêu liên quan đến ba trụ cột chính là Con người, Thịnh vượng, Hành tinh, đặc biệt là mục tiêu thứ 16 thúc đẩy xã hội hòa bình và mục tiêu cuối cùng thứ 17 là quan hệ đối tác toàn cầu vì phát triển bền vững… không thể nào thực hiện được vì sự đa dạng và đa cực của các quốc gia trên thế giới. Còn lại, những yếu tố về: • Con người: Mục tiêu 1,2 chấm dứt Nghèo, Đói. Mục tiêu 3,4 để bảo đảm cuộc sống lành mạnh và giáo dục chất lượng toàn diện và công bằng. Mục tiêu 5 đạt được bình đẳng giới tính và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái. TẤT CẢ các mục tiêu trên đều KHÔNG THỂ đạt được. Chấm dứt. • Thịnh vượng: Mục tiêu 7 dành để bảo đảm khả năng tiếp cận năng lượng hiện đại, đáng tin cậy, bền vững và giá cả phải chăng cho tất cả mọi người. Mục tiêu 8 nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện và bền vững, tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm bền vững cho tất cả mọi người. Mục tiêu 9 về xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng phục hồi, thúc đẩy công nghiệp hóa toàn diện và bền vững và đổi mới rừng. Mục tiêu 10 về giảm bất bình đẳng trong và giữa các quốc gia. Và Mục tiêu 11 để làm cho các thành phố và khu định cư của con người trở nên toàn diện, an toàn, kiên cường và bền vững. Những mục tiêu kể trên chỉ là lý thuyết, hoàn toàn không có khả năng và diều kiện tài chính để thực hiện. Ảo tưởng! • Hành tinh: Mục tiêu 12 dự trữ để đảm bảo mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững. Mục tiêu 13 về thực hiện hành động khẩn cấp để chống lại biến đổi khí hậu và các tác động của nó. Mục tiêu 14 về bảo tồn và xử dụng bền vững đại dương, biển và tài nguyên biển để phát triển bền vững. Mục tiêu 15 nói về bảo vệ, khôi phục và thúc đẩy việc xử dụng bền vững các hệ sinh thái trên cạn. Hoàn toàn ảo tưởng! Như vậy, cuộc bầu cử ngày 5 tháng 11 tới đây là một dịp quan trọng để mỗi người trong chúng ta thể hiện tiếng nói và quan điểm của mình. Đây là thời điểm để bạn: 1. Tham gia: Hãy bảo đảm rằng bạn đã ghi danh và chuẩn bị để đi bầu. Mỗi lá phiếu đều có ý nghĩa. Đừng nghĩ rằng người Việt ở Hoa Kỳ chỉ là một cộng đồng rất nhỏ trong xã hội Mỹ, thêm hay bớt một hay nhiều lá phiếu người Việt không thể ảnh hưởng hay làm đảo lộn kết quả cuộc bầu cử. Suy nghĩ trên sai lầm hoàn toàn. Nên nhớ, trong cuộc bầu cử Tồng thống giữa Ông Bush và Al Gore, việc đếm phiếu lại bằng “tay” ở tiểu bang Florida xảy ra 3 lần và TT Bush thắng Al Gore có 539 phiếu mà thôi. Đi bầu và nhắc nhở người thân, bạn bè đi đầu là bổn phận của một công dân trong một nước, là thể hiện nét văn hóa và văn minh của mỗi con người. 2. Cần nghiên cứu các ứng cử viên và vấn đề để đưa ra quyết định thông minh. Hãy tìm hiểu về các chính sách mà họ đề xuất và ảnh hưởng của chúng đối với cộng đồng. 3. Cuộc bầu cử không chỉ là về ứng cử viên mà còn về tương lai của cộng đồng. Hãy nói lên quan điểm của bạn và khuyến khích người khác cũng tham gia. 4. Trong một xã hội đa dạng như xã hội Mỹ hiện nay, không những đa dạng mà còn phân cực quá lớn, hãy tôn trọng ý kiến và quan điểm khác nhau. Thảo luận một cách xây dựng có thể giúp tạo ra sự hiểu biết và đồng thuận. Cuối cùng, bạn hãy nhớ rằng sự tham gia tích cực vào quá trình dân chủ không chỉ giúp bạn mà còn mang lại lợi ích cho toàn cộng đồng. Hãy đi bầu và là một phần của sự thay đổi! Đi bầu ngày 5/11 sắp tới đây rất quan trọng. Nó sẽ là một bước ngoặt lớn không những cho Hoa Kỳ mà còn ảnh hưởng đến các hướng đi chính trị khác của những quốc gia trên thế giới. Dù bạn thuộc đảng Dân chủ hay Cộng hòa, xin bỏ phiếu cho các giải pháp nhằm điều hành quốc một cách hợp lý trong tiến trình phát triển chung, chứ không bỏ phiếu vì cảm tính, vì cá nhân, hay chấp nhận làm con cừu Panurge đi theo tấm bảng chỉ đường của lãnh tụ! Mai Thanh Truyết Viết trong tâm trạng an nhiên tự tại Houston 19.9.2024

Wednesday, September 18, 2024

Tản mạn về ngày Thu phân năm nay, ngày 23-9-2024 Equinox áp dụng cho mùa Xuân và Thu – Solstice áp dụng cho mùa Hạ và Đông Xuân phân – Thu phân – Hạ chí – Đông chí Gần đến lúc chuyển sang thu rồi, mặc dù ở nhiều nơi trên đất nước, chúng ta có cảm giác như đã đến lúc rồi. Có những thời điểm cụ thể khi các mùa thiên văn chính thức chuyển giao - đối với mùa thu, đó là điểm thu phân. Đối với mùa xuân, đó là điểm xuân phân. Điểm thu phân Bắc bán cầu là vào tháng 9 và đánh dấu sự thay đổi đáng hoan nghênh trong các mùa đối với nhiều người sau một mùa hè dài và nóng nực. Nhưng điểm thu phân chính xác là gì? Tất cả đều liên quan đến Trái đất và mối quan hệ của nó với mặt trời. Sau đây là cách hiểu, hình dung và kỷ niệm điểm phân thu. Điểm Thu phân là gì? Ý nghĩa của điểm phân nằm ngay trong tên gọi: sự kết hợp của các từ tiếng Latin có nghĩa là bằng nhau và đêm - Equinox. "Chỉ có hai thời điểm trong năm mà trục Trái đất không nghiêng về phía hoặc ra xa mặt trời, dẫn đến lượng ánh sáng ban ngày và bóng tối 'gần như' bằng nhau ở mọi vĩ độ", Cơ quan Thời tiết Quốc gia cho biết trong một bài giải thích về các mùa. A NASA illustration shows the angle of Earth's tilt in relation to the sun. NASA's Goddard Space Flight Center. Trái đất quay trên một trục (hãy tưởng tượng một đường thẳng chạy từ cực này sang cực kia) và hành tinh này có độ nghiêng 23,5 độ. Độ nghiêng là thứ tạo ra các mùa. Khi Trái đất quay quanh mặt trời, độ nghiêng có nghĩa là một số khu vực của hành tinh nhận được nhiều ánh sáng mặt trời trực tiếp hơn những khu vực khác. Đó là cách mà mùa hè có thể xảy ra ở Bắc bán cầu (nghiêng về phía mặt trời) và mùa đông có thể xảy ra ở Nam bán cầu (nghiêng ra xa mặt trời) cùng một lúc. Vào thời điểm xuân phân, mặt trời chiếu thẳng vào đường xích đạo và trao tặng tình yêu thương ngang nhau cho cả hai bán cầu. Các hành tinh khác cũng nghiêng trên trục quay của chúng cũng trải qua xuân phân. Tuy nhiên, thang thời gian có thể rất khác nhau. Xuân phân trên Sao Thổ - Saturn chỉ xảy ra khoảng 15 năm Trái Đất. Điều đó có nghĩa là mỗi mùa kéo dài hơn bảy năm trên Sao Thổ. Thậm chí còn khắc nghiệt hơn trên Sao Hải Vương - Neptune, nơi có các mùa kéo dài hàng thập kỷ. Chúng ta có thể biết ơn vì các mùa tương đối ngắn trên hành tinh của mình. Thu phân ở Bắc bán cầu rơi vào ngày 22 tháng 9 năm nay, vào lúc 5:44 sáng theo giờ Thái Bình Dương. Ngày Thu phân năm 2024 rơi vào ngày 23 tháng 9. Đây là thời điểm mà ngày và đêm có độ dài bằng nhau, đánh dấu sự bắt đầu của mùa thu ở bán cầu Bắc. Mùa là sự phân chia của năm, nói chung dựa trên sự thay đổi chung theo chu kỳ của thời tiết: • Trong các khu vực ôn đới và vùng cực nói chung có bốn mùa rõ rệt: xuân, hạ (hè), thu và đông. • Trong một số khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới thì có thể người ta chỉ chia thành hai mùa là mùa mưa và mùa khô, dựa trên lượng mưa có sự thay đổi đáng kể hơn so với sự thay đổi của nhiệt độ. • Trong một số khu vực khác của vùng nhiệt đới thì lại có sự phân chia thành ba mùa: mùa nóng, mùa mưa và mùa lạnh. • Người Ai Cập cổ đại còn chia một năm thành: - Mùa Aklet là mùa ngập lụt, mùa cày cấy và gieo hạt, - Và mùa Stem là mùa thu hoạch mùa màng. • Ở khu vực Melbourne của miền đông nam nước Úc, TS Beth Goth từ Monash School of Biological sciences (Trường Sinh học Monash) đã biên soạn các tài liệu của một số các đồng nghiệp, là những người đang quảng cáo cho mô hình 6 mùa đối với khu vực này. • Trên đảo Vancouver ngoài bờ biển phía tây của Canada, John Neville - một nhà nghiên cứu thiên nhiên và một nhà văn nổi tiếng - tin rằng phần phía đông của đảo này có mùa trước mùa xuân trên thực tế (de facto) trong khoảng thời gian giữa mùa đông và mùa xuân. Mùa xuân đang đến dần trong tháng 2 thỉnh thoảng bị ngắt quãng bởi những trận tuyết rơi ngắn ngày làm cho thời kỳ tháng 2-3 có đặc trưng của một mùa lai tạp, nó không phải mùa đông mà cũng chẳng phải mùa xuân. • Trong một số khu vực của thế giới, các "mùa" đặc biệt được định nghĩa một cách khá lỏng lẻo dựa theo các sự kiện tự nhiên như mùa bão, mùa lốc xoáy, hay mùa cháy rừng. Trên một số hành tinh trong Hệ Mặt Trời, cũng có hiện tượng thời tiết thay đổi tuần hoàn theo chu kỳ quay quanh Mặt Trời, cũng gọi là mùa; cùng nguyên nhân là độ nghiêng trục quay so với mặt phẳng quỹ đạo. Tại điểm Thu phân, người quan sát sẽ thấy Mặt Trời khi đó mọc "chính xác" ở phía Đông và lặn "chính xác" ở phía Tây. Có thể nói nôm na là thu phân là thời điểm mà trước và sau đó khoảng ba tháng Mặt Trời có xu hướng mỗi ngày mọc và lặn nhích dần về phía nam. Tại các quốc gia Âu Mỹ, mùa thu cũng là mùa thu hoạch chính và có các lễ hội mừng được mùa. Lễ hội thu hoạch truyền thống tại Anh được tổ chức vào ngày chủ nhật gần "Ngày trăng thu hoạch" (Harvest Moon), đó là ngày trăng tròn xảy ra gần điểm thu phân (22 hoặc 23 tháng 9) nhất. Tại Hoa Kỳ và Canada vào tháng 10 hay tháng 11 vào ngày lễ tạ ơn. Ngày Thu phân năm 2024 sẽ bắt đầu vào lúc 2:44 sáng UTC (Thời gian phối hợp quốc tế) vào ngày 23 tháng 9. Từ đó, Bắc bán cầu sẽ nhận được ít ánh sáng trực tiếp từ mặt trời hơn và trời sẽ lạnh hơn theo tuần. Điểm Xuân phân và Thu phân khác nhau với Hạ chí và Đông chí như thế nào? Xem hình Đồ họa với Trái đất trong bóng râm một phần khi quay quanh mặt trời do Cơ quan Thời tiết Quốc gia này cho thấy độ nghiêng của Trái đất, cách Trái đất quay quanh mặt trời và thời điểm xảy ra điểm phân và điểm chí ở bán cầu bắc. NWS/NOAA Giống như điểm Phân, điểm Chí cũng liên quan đến độ nghiêng của Trái đất, nhưng thay vì ban ngày và ban đêm đều nhau, ngày và đêm ở thời điểm cực đại của chúng. Đông chí là ngày ngắn nhất trong năm, trong khi hạ chí là ngày dài nhất. Đông chí ở Bắc bán cầu rơi vào ngày 21 tháng 12 năm nay. This National Weather Service graphic shows Earth's tilt, how it orbits the sun and when the equinoxes and solstices occur in the northern hemisphere. NWS/NOAA Chúng ta mừng Thu phân như thế nào? Xuân phân không giống như nhật thực hay sao băng. Không có khoảnh khắc tuyệt vời nào khi bạn nhìn thấy điều gì đó ngoạn mục. Thu phân năm nay sẽ giống như bất kỳ ngày nào khác, nhưng đây là cách tiện lợi để đánh dấu sự thay đổi của các mùa thiên văn. Bạn có thể đi khắp nơi và tuyên bố, Cây mùa thu chuyển sang màu đỏ và vàng ở vùng núi New Mexico. Mùa thu có nghĩa là đã đến lúc cho những cuộc phiêu lưu ngắm lá mùa thu. Amanda Kooser/CNET "Hôm nay chính thức là ngày đầu tiên của mùa thu!" Bạn ăn mừng như thế nào là tùy thuộc vào bạn. Sau đây là một gợi ý: Mặc chiếc áo len yêu thích của bạn, lái xe ngắm lá và nhâm nhi một ly cà phê bí ngô để chào đón mùa thu theo phong cách riêng. Người viết sẽ bay lên Denver vì được biết năm nay những chiếc là vàng của rừng cây Aslen sẽ bắt đầu rụng vào ngày 26 và 27/9 năm nay. Trăng thu hoạch – The harvest Moon Cũng cần nói thêm, Trăng thu hoạch, xuất hiện vào ngày 17 tháng 9, xuất hiện hàng năm. Đây chỉ là tên gọi của mặt trăng xuất hiện gần nhất với điểm thu phân thu, diễn ra vào ngày 23 tháng 9 năm nay. Nhưng trăng thu hoạch năm nay cũng sẽ là siêu trăng – super moon, cũng như trăng máu, và những hiện tượng này không thường xảy ra cùng nhau. Để trở thành siêu trăng, mặt trăng phải ở cận điểm, nghĩa là nó ở gần Trái đất nhất có thể trong quỹ đạo của nó. Điều này khiến mặt trăng trông to hơn và sáng hơn bình thường. Có ba đến bốn siêu trăng một năm và chúng thường xếp thành hàng. Năm nay, siêu trăng đầu tiên là siêu trăng xanh hiếm gặp của tháng trước. Tháng 9 sẽ là siêu trăng thứ hai. Chúng ta cũng sẽ có siêu trăng vào tháng 10 và tháng 11. Vậy thì, trăng máu là gì? Trăng máu – blood moon xảy ra trong quá trình nguyệt thực một phần hoặc toàn phần. Trái đất chặn không cho mặt trời chiếu sáng hoàn toàn mặt trăng, khiến ánh sáng của mặt trời cuộn quanh từ trường của Trái đất. Từ trường này lọc ánh sáng của mặt trời, để lại chủ yếu ánh sáng từ phần màu đỏ của quang phổ màu, do đó làm cho mặt trăng có màu đỏ. Tương tự như siêu trăng, trăng máu xảy ra một vài lần mỗi năm. *** Tóm lại, Thu Phân nghĩa là gì? Điểm phân tháng 9 (Thu phân) là thời điểm Mặt trời xuất hiện vượt qua xích đạo thiên thể, hướng về phía nam. ... Tại điểm Thu phân, Mặt trời khi nhìn từ đường xích đạo mọc theo hướng đông và lặn về hướng tây. Điều gì xảy ra trong điểm Thu phân? Vào điểm Thu phân, mặt trời băng qua xích đạo thiên thể (celestial equator), để đi vào Bắc bán cầu của bầu trời. ... Nếu là tiết Xuân phân. Mặt trời đang băng qua bầu trời dọc theo xích đạo thiên thể, ngay trên xích đạo của Trái đất. Cả hai bán cầu của Trái đất đều nhận được tia nắng mặt trời như nhau. Đó là thời điểm mà mặt phẳng của xích đạo Trái đất đi qua tâm của đĩa Mặt trời, hoặc thời điểm mà Mặt trời đi qua xích đạo thiên thể. Vào những ngày này, có số giờ ban ngày và bóng tối xấp xỉ bằng nhau. Thu phân kéo dài bao lâu? Vào điểm Thu phân, ngày và đêm dài khoảng 12 giờ (với thời gian thực tế là ngày và đêm bằng nhau, ở Bắc bán cầu, xảy ra vài ngày sau điểm thu). Mặt trời băng qua xích đạo thiên thể đi về phía nam; nó tăng chính xác đến hạn về phía đông và đặt chính xác về phía tây. Tại sao Điểm phân (Equinox) lại quan trọng như vậy? Hai điểm giao nhau này rất quan trọng đối với cư dân trên Trái đất, bởi vì chúng đánh dấu sự thay đổi hướng tia Mặt trời chiếu xuống Trái đất. Cụ thể, vào ngày Chủ nhật, mặt trời sẽ di chuyển từ Bắc bán cầu sang Nam bán cầu. Điểm đặc biệt về ngày nầy là gì? Trong thời điểm phân cực, cực bắc và cực nam của trái đất không nghiêng về phía trước hoặc ra khỏi mặt trời và thời lượng ánh sáng ban ngày về mặt lý thuyết là như nhau tại tất cả các điểm trên bề mặt trái đất. Do đó, tên gọi, điểm phân, có nguồn gốc từ tiếng Latinh có nghĩa là đêm bình đẳng (equal night). Thu phân có giống nhau ở mọi nơi không? Khi Trái đất quay quanh quỹ đạo hàng năm, một bán cầu hướng về mặt trời nhiều hơn bán cầu còn lại, phía có mùa hè. ... Tuy nhiên, điểm phân đánh dấu thời điểm chính xác hai lần một năm khi trục của Trái đất không nghiêng về phía trước hoặc ở phía xa Mặt trời. Tuy nhiên, độ nghiêng trục khoảng 23,4 độ, vẫn được giữ nguyên. Thu phân ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào? Bạn có thể mong đợi một số tác dụng phụ thoáng qua, nhưng sẽ nhanh chóng biến, các tác dụng phụ bao gồm như: nhức đầu, tăng tiết mồ hôi, tăng mùi hơi thở, da căng ra…, đi tiểu và đi tiêu nhiều hơn một chút, cảm thấy mệt mỏi mấy ngày đầu thu phân. Hàng năm Thu phân giúp chúng ta tôn vinh vẻ đẹp của sự cân bằng giữa ngày và đêm, giữa hoạt động và thời gian nghỉ ngơi, giữa năng suất và sự chiêm nghiệm, đồng thời khuyến khích chúng ta cảm ơn vì thu hoạch bội thu trong cuộc sống" (bountiful harvest). Thu phân có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn không? Đối với một số người, sự thay đổi thời tiết giữa các mùa có thể làm thay đổi khí sắc (mood) của cơ thể . Trong thời gian chuyển mùa đông, nhiều người phát triển chứng rối loạn ái cảm theo mùa (SAD – Seasonal Affective Disorder). Một số chuyên gia tin rằng ngày ngắn hơn, với ánh sáng mặt trời, làm đảo lộn đồng hồ bên trong cơ thể, gây mất năng lượng và thiếu vẻ tươi sáng cho cuộc sống. Thu phân ảnh hưởng như thế nào về mặt tâm linh? Ở cấp độ tâm linh sâu sắc hơn, theo Blog Conscious Reminder, điểm thu phân được cho là đại diện cho: "thời kỳ đấu tranh giữa bóng tối và ánh sáng, cái chết và sự sống. Nó xảy ra khi đêm và ngày bằng nhau, và hành trình của Mặt trời thực sự đến đó cũng thể hiện cuộc hành trình của Vũ trụ”. Như vậy, đối với mỗi Bà Con, ngày Thu phân đến với Bà Con như thế nào? Vào ngày Thu phân, nhiều người có thể cảm thấy tâm trạng nhẹ nhàng hơn do thời tiết mát mẻ và không khí thu dịu dàng. Sự chuyển mùa này thường gợi lên cảm xúc về sự thay đổi, khiến mọi người trở nên nhạy cảm hơn với những gì xung quanh. Bên cạnh đó, một số người có thể cảm thấy buồn hơn hoặc trầm tư hơn vì sự thay đổi trong ánh sáng và thời tiết. Nói chung, cảm xúc và hành vi của con người thường bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh, và thời tiết là một yếu tố quan trọng. Bạn có thấy mình có những thay đổi gì vào thời điểm này không? Nếu tại thời điểm nầy, mỗi chúng ta soi rọi trong một sát na hiện tại đó, chúng ta cũng sẽ…KHÔNG THẤY GÌ! Vì Điểm phân thời gian qua một vị trí đặc biệt của Mặt trời so với Trái đất đã, đang, và sẽ xảy ra hàng năm…chẳng có gì khác hết! Họa chăng một cơn hồng thủy xảy ra, hay một Big Bang bùng nổ…thì chúng ta cũng sẽ CHẲNG CÒN GÌ! Mai Thanh Truyết Houston, 19/9/2024 When is the first day of fall in 2023? The first day of fall in the Northern Hemisphere is Saturday, Sept. 23 this year. The fall equinox will specifically happen at 2:50 a.m. Eastern Daylight Time. From there, the Northern Hemisphere will get less direct light from the sun, and it will get chillier by the week.

Saturday, September 14, 2024

Trị liệu pháp logo: Sáng tạo một nền văn hóa có mục đích Logotherapy: creating a culture of purpose Mọi thứ đều có thể bị lấy đi khỏi một người đàn ông ngoại trừ một thứ: quyền tự do cuối cùng của con người, quyền lựa chọn thái độ của mình trong bất kỳ hoàn cảnh nào” – Viktor Frankl Everything can be taken from a man but one thing: the last of the human freedoms to choose one’s attitude in any given set of circumstances” – Viktor Frankl Logotherapy dịch sang tiếng Việt là "Trị liệu pháp ý nghĩa" hoặc "Trị liệu pháp tìm kiếm ý nghĩa". Đây là một phương pháp trị liệu tâm lý được Viktor Frankl phát triển, tập trung vào việc giúp cá nhân tìm kiếm và xác định ý nghĩa trong cuộc sống của họ, đặc biệt khi họ đối mặt với đau khổ, khủng hoảng, hoặc thử thách. "Logotherapy" xuất phát từ từ Hy Lạp "logos," có nghĩa là "ý nghĩa" hoặc "mục đích," và "therapy," có nghĩa là "trị liệu" hoặc "chữa trị." Do đó, "Liệu pháp ý nghĩa" phản ánh mục tiêu chính của phương pháp này là giúp con người khám phá và kết nối với những yếu tố ý nghĩa và giá trị trong cuộc sống của họ. Trị liệu pháp Logotherapy của Viktor Frankl dựa trên tiền đề rằng con người được thúc đẩy bởi “ý chí hướng đến ý nghĩa”, một sức hút bên trong để tìm kiếm ý nghĩa trong cuộc sống. Theo Frankl: “Chúng ta có thể khám phá ý nghĩa này trong cuộc sống theo ba cách khác nhau: • Bằng cách tạo ra một tác phẩm hoặc làm một việc gì đó; • Bằng cách trải nghiệm điều gì đó hoặc gặp gỡ ai đó; • Và bằng thái độ chúng ta dành cho nỗi đau khổ không thể tránh khỏi (unavoidable suffering). Do đó, liệu pháp Logotherapy “ý chí hướng đến ý nghĩa – the will to meaning” rất phù hợp và có ý nghĩa trong cuộc sống của mỗi chúng ta. 1- Logotherapy là gì? Logotherapy là một phương pháp trị liệu tâm lý được phát triển bởi Viktor Frankl, một bác sĩ tâm lý học và nhà thần học người Áo. Logotherapy dựa trên giả thuyết rằng nhu cầu căn bản nhất của con người là tìm kiếm ý nghĩa trong cuộc sống của họ. Theo Frankl, cảm giác thiếu ý nghĩa có thể dẫn đến cảm giác trầm cảm, lo âu và khủng hoảng tinh thần. Do đó, mục tiêu của logotherapy là giúp người bệnh tìm ra ý nghĩa và mục đích cá nhân của họ, ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn. Logotherapy có ba nguyên tắc chính: 1. Tìm kiếm ý nghĩa: Theo Viktor Frankl, mỗi người có nhu cầu tìm kiếm một mục đích và ý nghĩa trong cuộc sống của mình. Việc này không chỉ giúp con người cảm thấy cuộc sống có giá trị mà còn cung cấp động lực trong những thời điểm khó khăn. Mỗi người có thể tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống của mình qua các trải nghiệm, mục tiêu và giá trị cá nhân. 2. Tự do và trách nhiệm: Con người có quyền tự do và trách nhiệm trong việc lựa chọn cách họ phản ứng với hoàn cảnh và tìm kiếm ý nghĩa trong đó. Sự tự do này cho phép họ định hình cuộc sống của mình theo cách phù hợp với giá trị và mục tiêu cá nhân. 3. Khả năng vượt qua đau khổ: Ngay cả khi đối mặt với đau khổ, người ta vẫn có thể tìm thấy ý nghĩa trong những trải nghiệm đó. Việc chấp nhận và hiểu rằng đau khổ có thể là một phần của cuộc sống có thể giúp tăng cường sự chịu đựng và phát triển cá nhân. Logotherapy đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, từ trị liệu tâm lý đến tư vấn nghề nghiệp và phát triển cá nhân. 2- Cách tiếp cận Logotherapy • Bước 1: Suy ngẫm về lý do cốt lõi khi bước vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Bằng cách xem lại động lực ban đầu (ví dụ: mong muốn giúp đỡ người khác, tạo ra sự khác biệt hoặc mang lại sự an ủi), cá nhân có thể kết nối lại với các khía cạnh có ý nghĩa của vai trò của mình. • Bước 2: Xác định những khoảnh khắc có ý nghĩa trong các nhiệm vụ hàng ngày. Ví dụ, nhận ra rằng hành động của họ đóng góp vào sự hồi phục của bệnh nhân hoặc mang lại sự thoải mái trong những thời điểm khó khăn có thể giúp thay đổi công việc của họ thành một nỗ lực ý nghĩa hơn là chỉ là một nguồn căng thẳng. • Bước 3: Khám phá những con đường mới để hoàn thiện bản thân. Điều này có thể bao gồm đặt ra những mục tiêu nghề nghiệp mới, chẳng hạn như nâng cao kiến thức trong một lĩnh vực y tế cụ thể hoặc tình nguyện cho các sáng kiến sức khỏe cộng đồng, củng cố cảm giác về mục đích và phương hướng. 3- Trong đời sống logotherapy giúp con người vượt qua những bất ổn tâm lý như thế nào? Cách áp dụng liệu pháp logotherapy vào cuộc sống hàng ngày 1. Tạo ra thứ gì đó. 2. Xây dựng các mối quan hệ. 3. Tìm mục đích trong nỗi đau. 4. Hiểu và chấp nhận rằng cuộc sống là bất công. 5. Nắm bắt sự tự do để tìm kiếm ý nghĩa. 6. Tập trung vào người khác. 7. Chấp nhận điều tồi tệ nhất. Logotherapy tập trung vào việc tìm kiếm và khôi phục ý nghĩa trong cuộc sống, đặc biệt trong các hoàn cảnh khó khăn hoặc khủng hoảng. Từ việc truy tìm ý nghĩa căn bản của cuộc sống, từ đó suy nghiệm ra cung cách thực hành logotherapy. Logotherapy còn có thể giúp con người vượt qua các bất ổn tâm lý bằng cách tập trung vào việc tìm kiếm và khôi phục ý nghĩa trong cuộc sống. Trong đời sống, luôn có khoảng trống hiện sinh. Đây chính là trạng thái trống rỗng bên trong và thiếu mục đích, thường biểu hiện qua sự buồn chán, thờ ơ hoặc cảm giác vô nghĩa. Khi con người không thể tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống, họ có thể trải qua "rối loạn tâm lý - mental disorder," đặc trưng bởi cảm giác vô nghĩa, dẫn đến các vấn đề tâm lý như trầm cảm, nghiện ngập hoặc lo âu. Với trọng tâm là tìm kiếm ý nghĩa trong cuộc sống, Logotherapy có thể hỗ trợ trong quá trình điều trị trầm cảm, nhưng không nên xem nó như là một phương pháp duy nhất hoặc thay thế cho các phương pháp điều trị khác. Đặc biệt trong trường hợp trầm cảm nghiêm trọng, việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý học hoặc bác sĩ là cực kỳ quan trọng. Dưới đây là cách bạn có thể áp dụng logotherapy như một phần trong quá trình điều trị trầm cảm:cũng như việc hỗ trợ trong việc giải quyết và vượt qua các bất ổn tâm lý: Trong trường hợp trầm cảm nặng hoặc kéo dài, logotherapy nên được xử dụng như một phần trong kế hoạch điều trị tổng thể, bao gồm tư vấn từ các chuyên gia tâm lý học, bác sĩ tâm thần, hoặc các phương pháp điều trị khác như thuốc hoặc liệu pháp tâm lý khác. Trầm cảm là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng và cần được điều trị toàn diện và chuyên nghiệp. 3- Trị liệu pháp logotherapy có gì gây tranh cãi? Ngày nay, liệu pháp logotherapy được Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ và Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ công nhận là một trong những trường phái trị liệu tâm lý có cơ sở khoa học. Rollo May, một nhà phê bình trị liệu pháp logotherapy, tin rằng phương pháp nầy mang tính độc đoán và không cho phép cá nhân khám phá ý nghĩa. Những người khác chỉ trích tính tôn giáo của liệu pháp logotherapy, cho rằng nó chịu ảnh hưởng của tôn giáo Do Thái của Frankl. Các nguyên tắc cốt lõi của trị liệu pháp logotherapy như sau:”Mỗi người là một con người độc nhất và không thể thay thế, sự tồn tại của họ là điều đặc trưng bởi sự tự do lựa chọn, trách nhiệm cá nhân và tinh thần nhân văn.” Yếu tố chính là, mỗi người đều có quan điểm riêng, bạn có quan điểm của bạn, họ có quan điểm của họ. Và nếu chúng ta phân tích cả hai quan điểm này, thì mỗi quan điểm đều có vẻ hợp lệ và hợp lý như nhau. Do đó, mục tiêu là không để cuộc chiến trở thành cuộc chiến về quan điểm. Trên thực tế, mục tiêu của chúng ta là tham gia vào một cuộc thảo luận và hiểu được người kia cảm thấy bạn đã làm họ thất vọng ở đâu và tự kiểm tra xem bạn có thể hoàn thành những gì họ mong đợi ở bạn trong một tình huống nhất định hay không. Người ta có thể nói rằng mỗi khoảnh khắc quyết định quỹ đạo cuộc sống của chúng ta, nhưng trị liệu pháp Logotherapy sẽ nói rằng, cách chúng ta phản ứng với từng khoảnh khắc trong cuộc sống sẽ quyết định cách nó diễn ra. Thật khó để sống với nhận thức này vì thông thường, chúng ta đang ở chế độ “lái tự động” và chúng ta cần ở chế độ đó để thích nghi với cuộc sống. Trị liệu pháp logotherapy nhấn mạnh rằng có một thứ gì đó vượt ra ngoài con người, đó là sự sống. Nếu con người chọn cách vượt qua và thừa nhận sự hiện diện của một thứ gì đó vượt ra ngoài họ, con người sẽ có một cuộc sống có ý nghĩa. 4- Kết luận Cuộc sống vốn đã bất toàn. Đi tìm ý nghĩa đích thực của cuộc sống không phải là một chuyện làm dễ dàng, nhứt là trong những lúc tâm trạng bất an, rối bời vì chính cuộc sống mang lại.Làm sao mà hiểu được cái Đẹp trong sự bất toàn trong tinh thần Wabi-sabi của Nhựt? Người viết chỉ nhìn thấy được “cái đẹp” nầy trong vòng 10 năm trở lại đây thôi, nghĩa là tâm thức đã “mù lòa” trong suốt một chặng đường dài trong cuộc sống. Người viết trong một mãn thời gian thật dài ước chừng khoảng trên dưới 60 năm, đã từng “cứng ngắt” với quan điểm về người “đàn ông” của chính mình, đã từng “cứng rắn” huấn luyện con khi còn rất nhỏ:”Là con trai, không bao giờ để lộ tình cảm của mình trước người khác, không cho ai thấy giọt nước mắt của mình cả, nhứt là trước một người con gái”. Với tinh thần đó, cuộc sống đã quá … khô cằn trong một thời gian … dài!. Người viết đã từng để lỡ một mái gia đình êm ấm hạnh phúc. Tất cả cũng chỉ vì cái ngã của bản thân. Đã từng từ chối bước xuống tàu trong cơn can qua của đất nước vì muốn đứng trên bàn chân của mình, không lệ thuộc vào người khác, cho dù quyết định trên đã đánh đổi trên 7 năm sống dưới chế độ csBV. Người viết đã từng “không chịu” quay đầu về núi, khuất phục VC theo lịnh của một người”! Người viết, với quan niệm không bao giờ “looking back” mà chỉ biết “go forward”, nhưng hôm nay, nhìn lại chính mình khi suy nghĩ về… ý nghĩa đích thực của cuộc sống? Không có gì mâu thuẫn cả, tất cả chỉ là một tiến trình chuyển hóa của con người theo thời gian mà thôi. Cái tôi, cái ngã, cái “đã từng chạy theo hào quang hào nhoáng” rồi cũng phải nhường chỗ cho bản năng tích thiện trong mỗi con người. Hôm nay, nhân chia xẻ về việc tìm hiểu và “truy tìm” ý nghĩa của cuộc sống đích thực, đây cũng là lần đầu tiên, với tuổi trên 80, người viết một lần… nhìn lại bản thân. Tóm lại, nhìn lại bản thân, tức là đã áp dụng những lới khuyên qua logotherapy dưới đây: 1. Tìm hiểu về ý nghĩa cá nhân; 2. Chấp nhận sự đau khổ; 3. Tập trung vào sự tự do lựa chọn; 4. Tạo giá trị qua hành động và quan hệ; 5. Khám phá các tài liệu của Viktor Frankl. Đọc các tác phẩm của Viktor Frankl, đặc biệt là cuốn "Man's Search for Meaning" (Tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời), có thể giúp bạn hiểu sâu hơn về logotherapy và cách áp dụng nó trong cuộc sống hàng ngày. Điểm mạnh của Logotherapy nằm ở việc tập trung vào ý nghĩa, điều này giúp cá nhân nhìn xa hơn những khó khăn hiện tại và chấp nhận giá trị nội tại của sự tồn tại của họ. Bằng cách tìm kiếm mục đích trong cuộc sống, con người có thể vượt qua đau khổ, nuôi dưỡng sức mạnh bên trong và đạt được sự bình an trong tâm hồn. Dù là qua công việc, các mối quan hệ hay vượt qua nghịch cảnh cá nhân, logotherapy cung cấp một lộ trình để điều hướng những thách thức của cuộc sống bằng cách làm nổi bật sức mạnh biến đổi của ý nghĩa. Theo lời của Nietzsche, “Người có lý do để sống có thể chịu đựng hầu như bất kỳ hoàn cảnh nào” - “He who has a why to live for can bear almost any how”. Trong Man’s Search for Meaning, Viktor Frankl kể lại những trải nghiệm của mình trong các trại tập trung khác nhau của Đức Quốc xã để giải thích về khám phá của ông về liệu pháp logotherapy. Những lời của Nietzsche cho thấy giọng điệu mà Frankl xử dụng khi giải thích khái niệm trị liệu pháp logotherapy vì nó tóm tắt các trụ cột mà phương pháp nầy dựa trên trong một câu. Frankl định nghĩa trị liệu pháp logotherapy là một khái niệm tâm lý nhằm mục đích trao cho bệnh nhân khả năng nhìn thấy ý nghĩa trong cuộc sống của họ thay vì áp đặt một câu trả lời chắc chắn cho cuộc tìm kiếm của bệnh nhân trong cuộc sống. (Frankl defines logotherapy as a psychological concept that aims to confer the patient the ability to see meaning in their lives rather than imposing a definitive answer to the patient’s quest in life.) Hy vọng những lời góp nhặt cát đá trên sẽ giúp bạn tiếp cận logotherapy một cách hiệu quả và tìm thấy sự bình yên cũng như ý nghĩa trong cuộc sống của chính mình. Mai Thanh Truyết A sudden awakening Houston, 14/9/2024