Thursday, June 22, 2023

 

Trần Phong Vũ

pSnsoredto9hath7

5

a

M

75

 

J

:

6

fg0

2

75

n

i

A

t

m

 

9328h5gah2

1

20

e

 

4f

 

1

u

Nguy cơ mất nước hay họa diệt vong ở Việt Nam ngày nay vẫn còn thích ứng với 7 họa hoạn ở thời Chiến quốc bên Tàu.

***

 


Trích từ Fb Vỹ Hoàng

Mặc Tử, nhà tư tưởng nổi tiếng thời Chiến Quốc của Trung Hoa từng nói: "Quốc gia sắp diệt vong ắt có 7 họa hoạn"...

Bảy họa hoạn này được viết trong sách "Mặc Tử - Thất hoạn" như sau:

1. Quốc phòng lỏng lẻo mà xây dựng các cung điện hoa lệ, đó là họa hoạn thứ nhất.

2. Quốc gia thù địch áp sát biên giới, bên ngoài không có bạn bè đồng minh cứu giúp, đó là họa hoạn thứ hai.

3. Huy động quân đội, dân chúng vào một số sự tình vô dụng, mệt nhọc sức dân, ban thưởng cho những kẻ bất tài, sức dân bị vắt kiệt vào những việc vô dụng, tài chính bị móc sạch vào những việc tiếp đãi ăn uống, đi lại giải trí, đó là họa hoạn thứ ba.

4. Quan chức chỉ chú ý đến bổng lộc bản thân, người được phái đi du thuyết chỉ chú ý đến tìm bạn gọi bè, người chấp chính soạn thảo pháp luật để thảo phạt nhân dân, người dân do sợ hãi mà không dám nói về chính trị, đó là họa hoạn thứ tư.

5. Người chấp chính tự rêu rao mình tiên tiến, xuất sắc, sáng suốt, không hỏi ý kiến người dân, tự cho là thế giới hòa bình, không có phòng bị, các quốc gia xung quanh đều đang mưu cầu phát triển, còn người cầm quyền không nghĩ đến tiến thủ, đó là họa hoạn thứ năm.

6. Những người được tín nhiệm, trọng dụng lại không trung thành với quốc gia, người thực sự trung thành với quốc gia lại không được trọng dụng, đó là họa hoạn thứ sáu.

7. Dân sinh khốn đốn, khó bảo đảm cuộc sống thường ngày, quan lại trong triều không có năng lực xử lý quốc sự, người chấp chính khen thưởng không khiến nhân dân vui mừng, người chấp chính trừng phạt không có tác dụng khiến dân sợ hãi, đó là họa hoạn thứ bảy.

Có 7 họa hoạn này thì người chấp chính sẽ không còn xã tắc, việc giữ thành, an dân, trị quốc... sẽ bị sụp đổ. Bảy họa hoạn này có ở quốc gia nào thì quốc gia đó sẽ gặp tai ương.





No comments:

Post a Comment