Sunday, June 25, 2023

 

Cà cuống chết đến … đít vẫn còn cay

Lời người viết: Thể theo lời yêu cầu của một người bạn,

                                                                                   anh Thinh Nguyễn trên FB, bài viết vui dưới đây

                                                                                          nói về con cà cuống hoàn toàn không có ý mỉa mai hay nói bóng gió gì cả.

1-    Con cà cuống là gì? Cà cuống sống ở đâu?

Cà cuống có tên khoa học là Lethocerus indicus, một loại côn trùng thuộc họ chân bơi (belostomatidae) sống dưới nước. Cà cuống có thân hình quả trám, với hai cánh cứng. Dưới lớp cánh bằng ki-tin là hai chiếc cánh lụa mềm có nhiều đường gân như xương lá khô ép lâu ngày trong quyển vở học trò. Với hai chiếc càng cong hai bên khóe miệng, cà cuống bay liệng khắp bầu trời một cách thản nhiên.

 

Cà cuống có thể sống trên bờ hoặc nơi hồ, ao, đầm hay các ruộng lúa nước. Chúng có thể bơi lội nhờ các đôi chân bè, kẹp chặt mồi nhờ các móng nhọn. Tuy bay không khỏe nhưng về đêm, cà cuống có thể bay từ dưới ruộng lúa lên bờ đến những nơi có ánh đèn điện vì chúng rất nhạy cảm với kích thích của ánh sáng điện. Cà cuống rất háu ăn, chúng tấn công và hút máu của nhiều động vật thủy sinh như: tôm, tép, trai, nòng nọc, nhái, cá con v.v. 

Cà Cuống ngày xưa nhiều lắm, chỉ cần, mỗi chiều về tát nước bên bờ ruộng là đã thấy vô vàng chú em Cà Cuống nghệch ngạc bơi lội. Đến khi chiều mờ tối, đôi khi chúng ta thấy có cả đoàn Cà Cuống bay lên từ mặt đất, hướng về nơi có ánh sáng. Nên thường ban đêm, chúng ta mới thấy cảnh Cà Cuống bay. Còn ban ngày thì chúng nằm bất động, cả trên bờ lẫn dưới hồ nước. 

2-    Nguồn gốc tên gọi cà cuống - Water bug - Lethocerus indicus 

Trong cuốn Thương nhớ mười hai, nhà văn Vũ Bằng kể: “Tục truyền rằng Triệu Đà là người đầu tiên ở nước ta ăn cơm với con cà cuống. Thấy thơm một cách lạ lùng, ông ta gửi dâng vua Hán một mớ và gọi là quế đố nghĩa là con sâu cây quế. Vua Hán nếm thử thì nhận rằng nó giống mùi quế thực, khen ngon và phân phát cho quần thần mỗi người một con. Bất ngờ, trong đám có một ông lắm chuyện lại tâu rằng: “Đó không phải là con sâu sống trong cây quế (quế đố), mà chỉ là một con sâu sống dưới nước” (thủy đố). Vua mới phán rằng: “Thử nãi Đà chi cuống dã” (此乃佗之誑也 – Đó là lời nói láo của Đà).  Dần dần chữ Đà Cuống đọc chệch ra thành Cà Cuống. Nó còn có một tên nữa là long sắt nghĩa là “rận rồng”. 

Cần hơn 2.000 con bọ nước đực để sản xuất 25 ml tinh chất. Chất tạo hương vị thu được, có hương thơm hoa cỏ vui nhộn, được thêm vào nhiều loại súp và nước dùng của miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng hàng thật rất đắt, vì vậy phiên bản tổng hợp hóa học thường được xử dụng phổ biến trong gia đình. Tuy nhiên, những người theo chủ nghĩa truyền thống vẫn thích phô trương tinh chất bọ nước thực sự, thứ được cho là một loại thuốc kích thích tình dục mạnh mẽ. Nhưng đừng quá nhiệt tình: Một số người nói rằng ăn quá nhiều sẽ khiến miệng bạn bị tê. 

3-    Tác dụng cà cuống trong y học 

Theo các tài liệu về y học cổ truyền thì cà cuống có vị ngọt, cay, tính bình và không độc. Dùng cà cuống để điều chế các loại thuốc, hoặc ngâm rượu thì có tác dụng bổ thận, tráng dương. Y học hiện đại sử dụng tinh dầu cà cuống như một chất kích thích thần kinh. Nếu xử dụng tinh dầu cà cuống ở liều thấp, có thể gây hưng phấn nên thường dùng để tăng khả năng sinh dục. Ứng dụng này được đưa vào ở một số trường hợp chữa yếu sinh lý ở nam giới. 

4-    Cách chế biến thức ăn từ cà cuống


 Cách 1: Dùng làm nước mắm cà cuống

Cách 2: Chiên chín trong dầu ăn, dùng như một món ăn

Cách 3: Nướng Cà Cuống chín vàng và thưởng thức

Cách 4: Lấy Bọc tinh dầu từ con Cà Cuống đực dùng làm dược liệu.

Cách 5: Ngâm Cà Cuống còn sống hoặc đã chín con nguyên con với rượu và dùng với liều lượng thích hợp. 

Bánh cuốn, chả cá Lã Vọng, bún thang, bún chả Hà Nội… người ta lại nhớ về mùi vị cay nồng của tinh dầu cà cuống – một hương liệu làm nên nét đặc biệt trong từng món ăn của người Hà thành. Một chút thoang thoảng thôi cũng đủ làm cho người ăn thấy nôn nao và nhung nhớ. Nếu bạn từng thử qua món bánh cuốn, từng nhâm nhi bún chả, bún thang hay đơn giản được thưởng thức một chén nước mắm với mùi thơm đặc trưng của tinh dầu cà cuống… ắt hẳn sẽ khó có thể quên được được mùi thơm ngon, nồng nàn trong từng vì nguyên liệu tươi mới, do sự khéo léo kết hợp của người nấu… nhưng bạn vẫn không thể phủ nhận được mùi thơm rất lạ, cay cay, nồng nồng như mùi quế của tinh dầu cà cuống là sức hút nổi bật cho từng món ăn. 

Mùi thơm của cà cuống rất đặc biệt, chỉ cần nhỏ một đến hai giọt vào chén nước mắm thôi cũng đủ làm cho hương vị món ăn thêm đậm đà, quyến rũ. 


Ở Á châu, cà cuống thường được dùng toàn cơ thể làm thức ăn, từ Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar qua Trung Hoa, Singapore, Indonesia. Người Tàu ăn cà cuống theo kiểu luộc thêm một chút muối ở Quảng Châu, hoặc xào trong dầu mè ở Bắc Kinh. Ở Singapore, fwai fa shim im là một món cà cuống được ưa chuộng. Người Thái Lan gọi cà cuống là mangda. Họ trộn nhuyễn toàn cơ thể, có khi vứt bỏ mắt, cánh và những bộ phận xơ cứng, với hành, kiệu, ớt, đường, thêm vào nước chanh, nước mắm thành một thứ bột nhão gọi là nam prik mangda để ăn với cơm hay rau. Theo sử sách thì từ 200 năm trước Công nguyên, cà cuống đã được xếp vào loại sơn hào hải vị của người Việt để cống nạp cho Trung Hoa với tên gọi con sâu quế. 



Tại miền Bắc Việt Nam, cà cuống được loại chân, cánh, đuôi phụ rồi hấp cách thủy trong một cái chõ hay nướng trên lò than để ăn. Cũng có khi người chế biến để nguyên con đem thái nhỏ rồi xào mỡ để ăn ngay hay ướp muối để tích trữ. Cà cuống cái không có bọng tinh dầu thơm nên thường người ta chỉ ăn trứng; hoặc rang, chiên lẫn cà cuống cái với cà cuống đực thành món chiên cà cuống. 

Thịt và trứng cà cuống: Phần thân và trứng cà cuống chứa protein với hàm lượng khá cao, lipid và các vitamin. Có thể dùng để chế biến các món ăn hoặc sao chín vàng, tán nhỏ làm dược liệu trong các bài thuốc đông y. Cà cuống có vị ngọt, cay, tính bình, không độc, có tác dụng bổ thận, tráng dương, lợi tiêu hóa. 

5-    Tinh dầu cà cuống 

Chỉ có cà cuống đực mới có bọc tinh dầu, cà cuống cái không có bọc tinh dầu. Bọng tinh dầu ở gáy cà cuống đực, thoang thoảng mùi hương quế rất khó tả, là gia vị quý giá được pha chế vào nước mắm, không thể thiếu trong các món ăn truyền thống như bún chả, bún thang, chả cá, bánh cuốn, và chính nó làm cho các món ăn nói trên có hương vị nổi tiếng của nghệ thuật ẩm thực Hà Nội truyền thống. 

Hương thơm cà cuống là do tinh dầu, là hỗn hợp gồm nhiều chất dầu dễ bay hơi, chứ không chỉ một chất. Đại học công nghệ Suranaree (Thái Lan) đã nhận diện được 22 chất tạo hương ở cà cuống đông lạnh, và 27 chất ở cà cuống luộc. Thành phần chiếm nhiều nhất là hai ester (E) – 2-hexenyl acetate và butanoate. Hai chất này cũng có nhiều trong dầu chuối và các loại trái cây khác như táo, chuối, xoài, dâu, mận…Ngoài ra còn nhiều ester lẻ tẻ khác… 

Tất cả gộp lại cấu thành mùi hương riêng của cà cuống. Từ những kết quả này, người ta dùng kỹ thuật phối hương để chế ra tinh dầu cà cuống nhân tạo. 

Tinh dầu, được lấy từ con cà cuống đực bằng cách sau: Dùng đầu nhọn của que tre hay mũi dao rạch một đường ngang ở vị trí giữa đôi chân thứ ba. Gấp bụng cà cuống xuống để bộc lộ hai túi tinh dầu, đây chính là phần tinh túy nhất trong con cà cuống. Dùng kẹp khẽ gắp túi và rút ra một cách nhẹ nhàng (tránh làm rách túi), rồi chích túi cho tinh dầu chảy vào lọ khô, sạch, đậy kín. Nếu đựng trong lọ có nút mài thì có thể bảo quản được rất lâu. Mỗi con cà cuống đực chứa khoảng 0.02 ml tinh dầu. 

Tinh dầu cà cuống là một chất lỏng trong vắt, chứa chất thơm được xác định là một hexanol acetate và được xử dụng như thịt và trứng.Trên thực nghiệm y học, tinh dầu cà cuống được dùng với liều thấp theo giọt như một chất kích thích thần kinh, gây hưng phấn và tăng cường nhẹ khả năng sinh dục. 

Nếu có ít cà cuống, thường người ta thường hấp hoặc nướng chín cà cuống để tinh dầu lan tỏa toàn thân. Sau đó băm nhỏ hoặc để nguyên con và cho vào lọ nước mắm ngon, khi sử dụng thì lấy ra vài giọt để gia vào một số món ăn; pha vào nước mắm dùng cho bún chả, bánh cuốn; chế vào nước dùng của bún thang; và pha vào mắm tôm khi ăn chả cá. Cũng không hiếm khi nước mắm cà cuống được gia thêm vào giò lụa, nhân bánh chưng. 

6-    Hoài niệm về con cà cuống trong ký ức người miền Tây 

Ông bà ta nói: “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò” quả không sai chút nào. Ngày trước những đứa trẻ quê rất thích đi bắt cà cuống vừa được có món ngon vừa có chút tiền mọn tiêu vặt từ cà cuống đem bán. Giá cà cuống thời ấy mỗi con cái năm cắc vì chỉ có trứng không có mùi thơm, còn con đực được một đồng. Người ta mua cà cuống để ăn, ăn chơi. Nướng cà cuống trên lửa than, ngọn gió đi qua đó trở thành ngọn gió nồng thơm, kích thích dịch vị của cả những người có khứu giác tệ nhất. 

Cà cuống là món ăn dân dã, nhưng cũng khá vất vả săn bắt. Ông bà thường nói: “Cà cuống chết đến đít còn cay”, đó là câu dân gian truyền miệng nói về đặc trưng và lý giải vì sao, người ta thích ăn cà cuống. Sự thật thì chất tinh dầu không cay như đã nói mà thơm dìu dịu, thịt ngọt ngon, giúp tráng dương bổ thận, dễ tiêu hóa. 

Con cà cuống đang bị tuyệt chủng bởi đồng ruộng bị ô nhiễm thuốc trừ sâu, phân hóa học được sử dụng vô tội vạ.

 7-    Cà cuống đực có bùa mê.

 


Hương thơm ở cà cuống đực cũng là chất mùi dẫn dụ, đại loại cũng giống như “bùa mê thuốc lú” để dụ con cái xáp lại, hoàn thành sứ mạng truyền giống. Chất dẫn dụ là tín hiệu hoá học mà động vật tiết ra để báo hiệu cho đồng loại nhận biết và thực hiện điều gì đó, chứ không riêng gì chuyện ái tình. 

Chẳng hạn con ong tiết ra pheromone để làm tín hiệu phương hướng cho cả đàn ong bay về tổ. Còn con người có tiết ra pheromone để dụ nhau, hay để ai dụ ai? Chưa thấy khoa học nói tới, nhưng ông bà ta thì có nói “Lia thia quen chậu…” 

Người ta chỉ dùng 12 loại ester trong số 27 chất trong tinh dầu cà cuống để làm hàng nhái. Hầu hết tinh dầu cà cuống bán ngoài thị trường đều là hương nhân tạo, chỉ gần giống thôi, làm sao mà giả được tinh dầu cà cuống thứ thiệt có “vị the” sục lên óc mà không buốt như mù tạt. 

8-    Cà cuống dưới mắt người “tổng hợp” 

·       Biết và thấy hình dáng con cà cuống vào khoảng năm 1960, sau khi cầu Thị Nghè được khánh thành trên xa lộ Biên Hòa. Tối tối, nhờ có đèn sáng hai bên thành cầu, tới mùa dế cơm và cà cuống, bà con chạy xe lên bắt rất đông. 

·       Không biết mùi cà cuống cho đến khi về Việt Nam năm 1973 mới biết do một người bạn Bắc kỳ dẫn đi ăn ốc nhồi, và bún thang ở một nhà hàng đường Chi Lăng, Gia Định. 

·       Câu hỏi được đặt ra là có phải mùi hương (xạ của mỗi người đàn bà) cũng giống như mùi cà cuống, thu hút người khác giống chăng? Trong trường hợp cà cuống thì người lại, con đực cho mùi hương để quyến rũ con cái. Mà sao, với con người, chỉ có đàn bà mới có…xạ? Theo tổ chức nghiên cứu và điều trị về vị giác và khứu giác ở Chicago (Mỹ) đã đưa ra con số 81% đàn ông dễ dàng bị quyến rũ bởi một mùi hương nhẹ nhàng, thơm ngát. Và phụ nữ khôn ngoan nên biết cách giữ trái tim đàn ông bằng việc đánh gục mọi giác quan của họ bởi ngoại hình xinh đẹp khiến đàn ông khó rời còn mùi hương bí ẩn cuốn hút khiến đàn ông mê mẩn không yên. 

·       Có lẽ mùi tinh dầu của cà cuống đực, cũng giống như “mùi xạ” của quý phụ nữ cũng giống như các mùi nước hoa đặc biệt của Pháp có thêm một ít “tinh dầu” của con bọ hung để “ngậy mùi” và kích thích…đối tác là đàn ông? 

·       Theo người viết, câu “cà cuống chết đến đít vẫn còn cay” có nghĩa như sau: “Chữ cay ở đây không phải là “cay như ăn ớt” mà là “cay cú”…nhưng là một thú đau thương, chỉ biết ngậm miệng mà “thấm thía” một khi vì “mùi xạ” mà phải ngậm đắng nuốt cay, không dám thổ lộ cùng ai... suốt cả đời!” Bạn nào đã từng có ở tâm trạng nầy sẽ hiểu …đến đít vẫn còn cay của con cà cuống. 

·       Mùi hương - Chất dẫn của cảm xúc: Mùi cơ thể là một cơ cấu có ở mỗi người do tuyến mồ hôi bài tiết qua da, có thể ở khắp cơ thể và đặc biệt nhiều ở vùng kín như vùng da dưới cánh tay, sau gáy tai. Mỗi người đều có một mùi hương riêng, có mùi tạo cảm giác khó chịu, có mùi để lại ấn tượng lưu luyến khó phai. Mùi khó chịu do các chất có trong tuyến mồ hôi và vi khuẩn tác động gây nên làm chúng ta mất đi sự tự tin và bị mọi người xung quanh lãng tránh. Sẽ thật "kém sang" biết bao, nếu bạn khoác lên mình một bộ đồ hàng sang trọng, có được một gương mặt xinh đẹp hoàn hảo, mà cơ thể lại có những mùi khiến người khác nhăn mũi. Đặc biệt, trong những người có mùi cơ thể khó chịu, bản thân họ lại rất khó nhận biết mùi hôi do nội tiết gây ra. 

Câu hỏi cuối quý phụ nữ trên thế giới là…Bạn có muốn cơ thể của mình có mùi thơm quyến rũ không? 

Những ngày đầu Hè năm nay nóng quá làm anh Ba Da Cam lên cơn…viết bậy!

 

Mai Thanh Truyết

Houston – Hạ chí 21/6/2023

 

 

 

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment