Friday, September 27, 2019




Một cách nhìn khác về sự hâm nóng toàn cầu
Qua cách nhìn của các nhà khoa học trên, chúng ta thấy rằng trái đất
đang nóng dần và có nguy cơ gây khủng hoảng cho nhân loại. Tuy
nhiên, tại Viện Hàn Lâm Khoa học Nga, TS Khabibullo Abdusamatov
mới vùa chứng minh là trái đất sẽ bắt đầu trở lạnh vào năm 2012. Lý do
ông đưa ra là trái đất nóng lên hay lạnh đi hoàn toàn là do mặt trời.
Ông đã tính rằng trong suốt thế kỷ 20 mặt trời luôn luôn chiếu sáng rực rỡ, vì vậy trái đất trong vòng 100 năm nay đã nóng lên 0,60C. Nhưng kể từ thập niên 90 trở đi, mặt trời không còn chiếu sáng rực rỡ nữa. Qua mô hình toán, ông đã chứng minh rằng nhiệt độ của trái đất sẽ giảm xuống cho đến năm 2050 là đạt đến mức tối thiểu. Trung bình sẽ lạnh đi 1,2 - 1,50C so với bây giờ.
Kết luận trên là do sự ước đoán căn cứ vào giai đoạn lạnh lẽo của trái
đất từ năm 1645 đến năm 1715. Cũng theo TS Abdusamatov, Hỏa tinh
nóng lên và lạnh đi theo chu kỳ giống như ở trái đất, và đây cũng là kết
quả nghiên cứu của NASA Hoa Kỳ. Nhưng trên Hỏa tinh, không có dấu
hiệu mầm sống như trên trái đất. Điều đó nói lên một khái niệm khác về
sự hâm nóng toàn cầu hiện đang còn trong vòng tranh cãi.
Kết Luận
Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính là do thán khí và một số khí thải
kỹ nghệ thải hồi vào bầu khí quyển. Tuy nhiên, cũng còn có nhiều giả
thuyết khác nhau đến từ nhiều trường phái khoa học về cách lý giải cho
hiệu ứng nhà kính. Một số khoa học gia trong khi nghiên cứu về hành
tinh Hỏa tinh (Mars) đã đưa ra một giả thuyết về sự thành hình của mặt
địa cầu như sau: Chu kỳ nóng lạnh của trái đất là một hiện tượng tuần hoàn. Trong hiện tại, quả địa cầu đang đi vào một cuộc vận hành “nóng”để rồi sau đó…sau một vài thiên niên kỷ sẽ chuyển trở qua chu kỳ “lạnh”.
Lý do căn bản để làm điểm tựa cho lập luận nầy là vin vào thời đại của
người Viking ở Bắc Cực thời gian trước khi di cư vào phía Nam. Ở vào
thời điểm nầy, những vùng có người Viking sinh sống, vẫn có nhiều
đồng cỏ, do đó họ có điều kiện để chăn nuôi và trồng trọt, chứ không là
một tảng băng vĩ đại như hiện tại. Nếu giả thuyết nầy là một sự thật thì
thuyết Âm Dương cũng có thể là một giải đáp cho bài toán nóng lạnh
của trái đất.

Theo sự suy diễn của thuyết Âm Dương, sự vận hành của trái đất tùy
thuộc vào chu kỳ tuần hoàn của từng giai đoạn. Khi đến chu kỳ Âm, liên
hệ đến mặt trăng, do đó mực nước có thể bị dâng cao. Và khi trái đất
chuyển qua chu kỳ Dương, liên hệ đến mặt trời, thời tiết nóng dần lên.

Tuy nhiên, dù lý giải như thế nào đi nữa, chúng ta cũng đã nhận rõ là trái
đất hiện đang nóng dần, nghĩa là hiện tượng hâm nóng tòan cầu đã là
một hiện thực. Ngoài những nguyên nhân được nêu ra qua sự phát triển
công kỹ nghệ trên thế giới, con người còn tận dụng khai thác tài nguyên
thiên nhiên làm đão lộn hệ sinh thái nhiều vùng trên trái đất. Từ đó, tạo
ra những ảnh hưởng dây chuyền mà con người không thể kiểm soát hay
tiên liệu được như hiện nay.
Còn một nguyên nhân cho đến ngày nay không được các nhà khoa học lưu tâm đến là vào thời điểm năm 1750, dân số trên toàn thế giới chỉ chiếm khoảng vài trăm triệu. Hiện nay, quả địa cầu là nơi cư trú của trên 6,6 (2008) tỷ nhân mạng, phóng thích mỗi ngày, theo ước tính, hàng triệu tấn khí carbonic nhiều hơn so với thời điểm 1750. Điều nầy cũng có thể nào là một phần lý giải cho sự hâm nóng toàn cầu?
Mai Thanh Truyết (2008)”
                                                            Bản dịch lá thư của 500 khoa học gia trên thế giới

Không có trường hợp khẩn cấp khí hậu
There is no climate emergency
23 tháng 9 năm 2019
Kính gửi:
Ông António Guterres, Tổng thư ký, Liên Hợp Quốc,
Trụ sở Liên Hiệp Quốc,
New York, NY 10017, Hoa Kỳ.
Bà Patricia Espinosa Cantellano, Thư ký điều hành,
Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu,
Ban thư ký UNFCCC,
Cơ sở LHQ, Platz der Vereinten Nationen 1,
53113 Bonn, Đức
Thưa Quý Ông/Bà,
Một mạng lưới toàn cầu gồm 500 nhà khoa học và chuyên gia đã chuẩn bị thông điệp khẩn cấp này. Khoa học về khí hậu nên ít chính trị hơn, trái lại các chính sách về khí hậu cần nên có nhiều luận cứ khoa học hơn. Các nhà khoa học nên công khai giải quyết những điều không chắc chắn và cường điệu trong dự đoán của họ về sự nóng lên toàn cầu, trong khi các chính trị gia nên đếm một cách vô tư những lợi ích thực sự cũng như chi phí tưởng tượng của việc thích ứng với sự hâm nóng toàn cầu, và chi phí thực tế cũng như lợi ích tưởng tượng của việc làm giảm thiểu trên.
Các yếu tố tự nhiên cũng như nhân tạo gây ra sự hâm nóng
Các bảo tàng viện địa chất tiết lộ rằng khí hậu Trái đất đã đổi thay theo thời gian miễn là hành tinh này tồn tại, với các giai đoạn lạnh và ấm tự nhiên. Thời kỷ băng hà nhỏ (The Little Ice Age) kết thúc gần đây vào năm 1850. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi chúng ta đang trải qua thời kỳ ấm lên.
Hâm nóng chậm hơn nhiều so với dự đoán
Thế giới đã ấm lên ở mức thấp hơn một nửa so với dự đoán ban đầu, và ở mức thấp hơn một nửa so với dự kiến ​​dựa trên căn bản cưỡng bức nhân tạo và mất cân bằng bức xạ (anthropogenic forcing and radiative imbalance). Điều đó cho chúng ta biết rằng chúng ta còn lâu mới hiểu được sự thay đổi khí hậu.
Chính sách khí hậu dựa trên các mô hình không thích hợp
Các mô hình khí hậu có nhiều thiếu sót và không được xem là một công cụ của chính sách dự phòng từ xa. Hơn nữa, rất có thể chúng phóng đại ảnh hưởng của hiệu ứng  khí nhà kính như CO2. Ngoài ra, họ bỏ qua thực tế rằng việc làm giàu (enriching) không khí bằng CO2 là có lợi.
CO2 là thức ăn thực vật, là nền tảng của mọi sự sống trên Trái đất
CO2 không phải là chất gây ô nhiễm. Nó là điều cần thiết cho tất cả sự sống trên Trái đất. Quang hợp (Photosynthesis) là một ơn phước lành. Nhiều CO2 có lợi cho thiên nhiên, phủ xanh Trái đất: việc CO2 bổ túc vào không khí đã thúc đẩy tăng trưởng sinh khối thực vật toàn cầu (global plant biomass). CO2 cũng tốt cho nông nghiệp, làm tăng năng suất cây trồng trên toàn thế giới.
Sự hâm nóng toàn cầu không làm tăng thiên tai
Không có bằng chứng thống kê nào cho thấy sự hâm nóng toàn cầu đang làm gia tăng các cơn bão, lũ lụt, hạn hán và các thảm họa tự nhiên như vậy, hoặc khiến chúng xảy ra thường xuyên hơn. Tuy nhiên, các biện pháp giảm thiểu CO2 cũng gây tai hại và rất tốn kém. Ví dụ, các turbin gió giết chết chim và dơi, và các đồn điền dầu cọ phá hủy sự đa dạng sinh học của các khu rừng mưa nhiệt đới.
Chính sách phải tôn trọng thực tế khoa học và kinh tế
Không có trường hợp khẩn cấp khí hậu. Do đó, không có nguyên nhân cho sự hoảng loạn và báo động. Chúng tôi phản đối mạnh mẽ chính sách không thực tế “Không-CO2” (Net-zero CO2) được đề ra cho năm 2050. Nếu các tiếp cận tốt hơn xuất hiện, và chắc chắn sẽ có, chúng tôi dành nhiều thời gian để phản ánh và thích nghi những tiếp cận trên. Mục tiêu của các chính sách quốc tế là cung cấp năng lượng đáng tin cậy và giá cả phải chăng trong mọi lúc, và áp dụng trên toàn thế giới.
Chúng tôi khuyên Quý Ông/Bà nên tuân theo chính sách về khí hậu dựa trên khoa học đúng đắn cùng với tính thực tế trong tính toán kinh tế và mối quan tâm thực sự đối với những người sẽ bị tổn hại bởi những nỗ lực làm giảm thiểu CO2 nhưng không cần thiết để làm điều đó.
Chúng tôi yêu cầu Quý Ông/Bà nêu ra Tuyên bố trong chương trình nghị sự của phiên New York sắp diễn ra.
Chúng tôi cũng mời Quý Ông/Bà tổ chức một cuộc họp cấp cao mang tính xây dựng giữa các nhà khoa học có tầm cỡ thế giới ở cả hai phía của cuộc tranh luận về khí hậu toàn cầu vào đầu năm 2020. Cuộc họp sẽ mang lại hiệu quả là cả hai bên nên được nghe đầy đủ và công bằng.
Xin vui lòng cho chúng tôi biết suy nghĩ của Ông/Bà về một cuộc họp chung như vậy.
Trân trọng, Đại sứ Tuyên bố khí hậu Âu Châu
Giáo sư Guus Berkhout Hà Lan
Giáo sư Richard Lindzen Hoa Kỳ
Giáo sư Reynald Du Berger Pháp Canada
Giáo sư Ingemar Nordin Thụy Điển
Terry Dunleavy New Zealand
Related image
Image result for No global warming or Warm - Cool theory
Image result for No global warming or Warm - Cool theory

No comments:

Post a Comment