Thursday, May 30, 2019



Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết: Một Kỳ Tài ‘Giải Phóng Môi Sinh’
08/03/200800:00:00(Xem: 7900)
·         Hà Nhân Văn
·          
Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết: 1 Kỳ Tài ‘Giải Phóng Môi Sinh’
Bão tố, nóng lạnh, núi lở, biển dâng, động đất v.v… đều ngoài tầm tay của con người, do một Mẹ Thiên nhiên. Hội Địa Lý quốc gia Hoa Kỳ, xuất bản tập sách với nhiều hình ảnh quí giá, nhan đề "Sức mạnh của Thiên nhiên" (Powers of Nature – NGS, Wash, DC., 199 pp, với những hìnhảnh tuyệt đẹp và sống động). Cuốn sách quí giá trên lôi cuốn độc giả thật mê say và kỳ thú, từ sự thay đổi dáng hình của trái đất với lục địa và biển cả cách đây 200 triệu năm rồi 135 triệu năm, 65 triệu năm cho đến trái đất  ngày nay. Dù là tay vô thần triệt để, trước sóng thần tsunami ở ĐNÁ và bão Katrina ở Hoa Kỳ cũng phải cúi đầu kinh khiếp trước sức mạnh của Mẹ thiên nhiên. Từ ngàn xưa, ta có thể nói một cách đầy tự hào và hãnh diện: Tổ tiên ta đã biết thờ kính Mẹ Thiên nhiên qua Đạo Mẫu VN , xuất phát từ đời vua Hùng. Ngày nay, HNV tôi có thể nói mà không sợ quá đáng, khiên cưỡng hay đề cao: Tiến sĩ Mai Thanh Truyết là "đệ tử" của đại đạo Thiên Nhiên, môi sinh và môi trường. Nói được như thế là HNV tôi đã sưu khảo và đã nghe cả trăm bào viết và nói của Tiến sĩ Mai Thanh Truyết và đài RFA trong nhiều năm qua. Nói một cách tâm linh, hẳn là bà Chúa Thượng Ngàn (Đạo Mẫu) và Mẫu Thoải (Thủy Tiên Thánh Mẫu) chắc sẽ thưởng công cho nhà khoa học lỗi lạc này.
 Trận giá lạnh kinh khủng ở Việt Nam hiện nay từ miền Trung đến Thượng du miền Bắc, DO ĐÂU" Tất nhiên là do Mẹ Thiên Nhiên, ngoài tầm tay của Nhà nước CSVN. Hơn nửa thế kỷ mới có một trận rét và giá buốt khủng khiếp như thế, kéo dài cả tháng; 54.000 trâu bò và gia súc chết! Nhưng ở mặt khác, rất khoa học, lại do con người VN đã tiếp tay với Mẹ Thiên Nhiên.
Về Một Nhà Khoa Học Môi Sinh Việt Nam
Nhà khoa học Mai Thanh Truyết đã liên tiếp lên tiếng về môi sinh và họa phá rừng ở Việt Nam trên đài Á Châu Tự Do (RFA) và trên báo. Tôi sưu tầm được gần 30 bài báo thật giá trị, phong phú và cô đọng của TS Mai Thah Truyết, quê ở Tân Phú Thượng, tỉnh Hậu Nghĩa cũ, đậu Tiến sĩ "Cơ cấu hóa học hữu cơ", ĐH Pháp quốc (Chimie Organique Structurale), cựu Trưởng khoa Hóa Học ĐH Sư Phạm sàgòn, Giám đốc Học vụ ĐH Cao Đài, Tây Ninh, chuyên gia Nghiên cứu Y sinh hóa ĐH Y Khoa  Mineapolis.
Với cách nói và hành văn của TS Truyết rất nhẹ nhàng, bình dị, dễ hiểu, có thể nói rất Việt Nam và rất miền Nam với hàng chục năm ông nói và viết về môi sinh, môi trường, thiên nhiên, rừng cây, ô nhiễm. Ông đã đem lại ơn ích rất lớn quê hương Việt Nam. Theo dõi báo chí trong nước, có hàng tá bài nói và viết của TS Truyết đã được sao chép lại gần như nguyên văn đăng vào mục khoa học trên nhiều báo ở Hà Nội và Sàigòn như SGGP, Hà Nội Thanh Niên, Tuổi Trẻ… Nếu đã nghiên cứu về Đạo Mẫu Việt Nam và khoa học Môi sinh hiện đại, t sẽ thấy TS Truyết quả là một gạch nối giao lưu và phản ảnh truyền thống trọng kính Mẹ Thiên Nhiên , núi rừng và sông biển của ông cha ta xưa. việt Nam có  tục thờ CÂY mà học giả Pháp , LM thừa sai L. Cadière đã trình bày khá cặn kẽ: "Le Culte des Arbres" – (BEFEO T.XVIII, 1918). Bà Chúa Thượng Ngàn trong Đạo Mẫu Tứ Phủ là bà nữ thần coi rừng cây lớn, phải làm lễ cúng bà, phải trồng 6 cây nhỏ để gọi là "trả lại bà Chúa". Trước ngày Chùa Hương mở hội, phải làm lễ cúng bà Chúa gọi là xin bà cho mở cửa rừng núi ở bìa rừng Bình-Trị-Thiên thường dựng miếu thờ Bà Rú hóa thân bà Thượng Ngàn coi núi rừng. Năm Bính Ngọ  (1126), vua Lý Nhân tông ban chiếu chỉ: "Cấm dân chúng mùa Xuân không được chặt cây" (Đại Việt Sử ký  toàn thư, Q.II, tr. 24a).
Thập niên 1990, Âu Mỹ hốt hoảng trước họa môi sinh và Thiên nhiên bị tàn phá, Âu Mỹ nhất loạt nói lên cao trào bảo vệ và Giải phóng Môi sinh, Môi trường. Đặc san khảo cứu khoa học Dedalus của Hàn Lâm Viện Nghệ thuật và khoa học Mỹ ấn hành số đặc biệt, trên 300 trang với chủ đề "THE LIBERATION OF ENVIRONMENT" (Giải phóng môi trường – Dadalus, Summer 1996, vol. 125, no.3). Giáo sư K.M. Meyer-Abich, giảng dạy Triết học Thiên nhiên: Tiến đến một nền Triết học Sinh học Trung đạo (tạm dịch) (Humans in Nature: Toward a Physiocentric Philosophy- Báo đã dẫn, tr. 213-232).
Qua công trình nghiên cứu, nói trên đài RFA và viết trên báo của TS Truyết, quả thực ông là một chiến sĩ cách mạng môi sinh trong cuộc giải phóng  môi trường mà ông nhắm hẳn về quê hương Việt Nam. Với những bài khảo cứu, đại loại như "Năng lượng methanol", "Tế bào năng lượng" và môi sinh ở Việt Nam, có thể tập trung thành một bộ sách mấy trăm trang. Nếu giới lãnh đạo CSVN biết lắng nghe, thiết nghĩ đại họa môi sinh ở Việt Nam đâu đã đến nỗi thê thảm như ngày nay. Trận rét kinh khủng này nếu năm 1945 có thể giảm bớt độ giá rét đi rất nhiều vì rừng cây núi đồi chưa trơ trụi, vì còn cây đa cổ thụ, còn lũy tre làng che chở.
3/2008


No comments:

Post a Comment