TẬP SAN SỬ ĐỊA VÀ BẢN TỰ KHAI CỦA TS NGUYỄN NHÃ
Lời người viết: Bài viết nầy được viết vào
tháng 5/2014. Nhưng vấn đề Biển Đông vẫn là một điểm nóng cho Việt Nam. Vã lại
sau khi bị đổ bể ở hải ngoại, Nguyễn Nhã “đi vào bóng tối” nghĩa là không còn xuất
hiện ở hải ngoại nữa (ít nhứt ngoài công cộng ở hải ngoại), CSBV lại cho lưu
diễn “Tuồng Biển Đông: Hoàng Sa – Trường Sa” bằng cách cho xuất hiện một GS
khác, TS Đinh Kim Phúc ở Đại học Hà Nội với thành tích “có trên 10.000 học trò”
để đi …du thuyết về Biển Đông và đã từng dừng chân tại Houston ngày 24/5/2015.
Luận điệu cũng rập khuôn không khác gì với luận điệu của Nguyễn Nhã đã chuyển
tải trước đây. Rất tiếc, câu chuyện Biển Đông rõ ràng như ánh mặt trời là “Trung Cộng là kẻ cướp biển” mà vẫn còn nhiều
người ở hải ngoại tiếp tục…đưa đường dẫn “mối” cho những người cán bộ Cộng sản
BV đi rao giảng và bào chữa cho Tàu Cộng làm thân tôi đòi. Đó chính là Hán
ngụy, ĐCSBV. 11/9/2017
Trong những
ngày đầu Tháng Tư dương lịch, 2014 vừa qua, trên báo chí và qua các điện thư
được phổ biến, người đọc có nhận được một bản tự khai viết từ năm 1977 của Tiến
Sĩ Nguyễn Nhã, một “trí thức” từ trong
nước được gửi ra hải ngoại từ nhiều năm qua để diễn thuyết về vấn đề các quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bài “tự khai” này cho thấy là đương sự đã nằm vùng và hoạt động cho Cộng Sản ngay từ năm 1966 khi ông
làm công việc nhận thư từ bài vở cho tờ Tập San Sử Địa do Nhóm Sinh Viên Sử Địa
Đại Học Sư Phạm Saigon chủ trương với sự bảo trợ
về ấn loát của Nhà Sách Khai Trí. Vì là một nhân viên của Ban Giảng Huấn
của trường Đại Học Sư Phạm Saigon và là một người luôn luôn đọc và theo dõi Tập
San Sử Địa, tôi thấy trong bản tự khai này ông Nguyễn Nhã đã đưa ra nhiều điểm
sai lầm cần phải được làm sáng tỏ, đặc biệt là những dòng ông tự nhận là đã làm trong
những ngày đầu sau năm 1975 có phương hại tới danh dự của Đại Học Sư Phạm,
trường tôi đã giảng dạy.
Tiểu
sử của Tiến sĩ Nguyễn Nhã
1966-1975: Chủ nhiệm kiêm chủ bút Tập san Sử Địa, Đại học Sư phạm Sài Gòn.
1974-nay: Trưởng Nhóm
Nghiên cứu & Phát huy Truyền thống Việt Nam
1975: xuất bản Tập San Sử
Địa số 29, Đặc khảo Hoàng Sa & Trường Sa và tổ chức triển lãm trưng bày sử
liệu minh chứng chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
1993-2001: sáng lập viên và
Trợ lý Hiệu trưởng Trường Đại học Dân lập Hùng Vương.
1996-nay: Trưởng Nhóm
Nghiên cứu Văn hóa Ăn uống Việt Nam
1997: Trưởng ban tổ chức
Hội nghị khoa học về Bản sắc Việt Nam trong ăn uống tại Khách sạn Majestic
1999: Hội thảo khoa học ẩm
thực trị liệu, Tiệc cưới tiệc đãi quốc khách Việt Nam tại Khách sạn Kỳ Hòa
2000-nay: Chủ nhiệm Câu lạc
bộ Ca trù & Hát thơ Hùng Vương (sau đổi Lạc Việt)
2003: bảo vệ thành công
luận án tiến sĩ đề tài “Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa” (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.HCM).
2007-2012: Viện Trưởng Viện
Nghiên cứu Ẩm thực Việt Nam
2009-nay: Trưởng Đề án Bếp
Việt; chủ biên bộ sách ẩm thực Việt Nam: "Bản sắc ẩm thực Việt Nam"
(2009), "Độc đáo ẩm thực Thăng Long - Hà Nội" (2010), "Độc đáo
ẩm thực Huế" (2011), "Phở Việt" (04/2014).
2013: xuất bản sách
"Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa
- Trường Sa" (Nhà Xuất bản Giáo dục)
2013-2014: Chủ nhiệm CLB Âm
nhạc Dân tộc Hương Sắc Ba Miền của Trung tâm Văn hóa Tp.HCM.
Tiểu sử nầy do chính Nguyễn Nhã cung cấp trên web.
·
Mở đầu tôi sẽ nói tới tiểu
sử của ông Nguyễn Nhã do chính ông ghi ra và phổ biến trong cuốn Những Bằng
Chứng Về Chủ Quyền Của Việt Nam Đối Với Hai Quần Đảo Hoàng Sa, Trường Sa do
Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam xuất bản năm 2013 và những sự
bất thường của bàn tiểu sử này.
·
Tiếp theo là
chuyện ông Nhã tiếm danh Chủ Nhiệm
kiêm Chủ Bút của Tập San Sử Địa mà nhiều người đã nêu ra và sau
đó là những công lao ông tự nhận là đã làm trong thời gian từ năm 1966 đến năm 1975 như một người nằm vùng trong tờ Sử Địa.
·
Cuối cùng là chuyện tại sao Nguyễn Nhã lại cho phổ biến bản tự
khai ông viết từ năm 1977 vào thời điểm 2014 này, cũng như Nguyễn Nhã
muốn gì khi làm việc phổ biến này?
·
Và nhà cầm quyền Cộng Sản
muốn gì khi để Nguyễn Nhã làm công việc này?
Cá nhân Nguyễn Nhã: Trong
bản tiểu sử ghi trên bìa sau của sách viết về hai quần đảo Hoàng Sa,Trường Sa
kể trên, Nguyễn Nhã khai là Tốt
nghiệp Trường Quốc gia Sư phạm Saigon (1962-1965). Cử
nhân Văn khoa Saigon (1966). Cao học giáo dục Saigon (khóa 1). Tiến Sĩ Sử Học
(Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2003).
Đọc bản tiểu sử này, những ai đã biết ông thời trước năm 1975 đều có ngay
nhận xét là ông đã
ghi sai tên của trường ông đã theo học ba năm (1962-1965) và tốt
nghiệp từ đó, vì tên chính thức của trường này là Đại Học
Sư Phạm Saigon, trường đào tạo giáo sư trung học, chứ không phải
là Quốc Gia Sư Phạm, vì trường
nầy là trường tọa lạc bên cạnh trường Đai
Học Sư Phạm, (nằm ở góc đường Thành Thái và Công Hòa) là trường đào
tạo giáo viên tiểu học.
1- Tại sao lạo có sự lầm lẫn vô cùng tệ hại như vậy?
Có ba lý do:
·
Thứ nhất, Nguyễn Nhã đã không biết hay đã quên tên trường
mình đã trải qua cả ba năm theo học;
·
Thứ hai, Nguyễn Nhã đã cố tình chối bỏ nền giáo dục mà ông đã
nhận được trong thờii còn đi học ở miền Nam trước đó, mà sau này
trong bản tự khai ông đã mạt sát lên án;
·
Thứ ba, Nguyễn Nhã cố tình
thêm hai chữ “quốc gia” với ý nói là trường này là trường nhà
nước mà không biết là còn có trường kế bên mang tên này.
2- Tại sao Nguyễn Nhã lại thêm hai chữ quốc gia như vậy?
Lý do là vì Nguyễn Nhã muốn
nói trường ông tốt nghiệp có tầm vóc quốc gia khác với các trường Đại Học Sư
Phạm khác, giống như trường sau này ông lấy bằng tiến sĩ (Đại Học Quốc Gia
Thành Phố Hồ Chí Minh) để lòe bịp người không biết.
Nhưng dù vì lý do nào đi
chăng nữa, cả ba điều trên không thể chấp nhận được nếu
người ta dùng chúng để định giá bản tự khai viết năm 1977 của Nguyễn Nhã, vì nó
chứng tỏ sự vừa tối dạ, vừa kém trí nhớ, vừa
gian trá, lừa đảo, khôn mà không ngoan và thiếu lương thiện của nhân vật này.
Tất cả làm cho những gì ông
viết trong bản tự khai của ông trở thành bất khả tín, từ đó vô giá trị, coi
khinh người đọc, trong đó có những cán bộ Cộng Sản cao cấp. Đó là
chưa kể tới văn bằng Cử Nhân Văn Khoa của ông, vì muốn
được bằng này ông phải lấy bốn chứng chỉ kể từ năm ông học năm thứ hai ĐHSP vì
một sinh viên xuất sắc học hai trường một lúc mỗi năm học và đậu thêm một chứng
chỉ ở trường kia là rất giỏi. Sau đó, năm 1965, khi ra trường rồi, vừa đi dạy
toàn thời gian, vừa đi học, Nguyễn Nhã, như một sinh viên sức học tầm thường,
ngoại ngữ kém, khó có thể lấy hai chứng chỉ để được cấp bằng Cử Nhân Văn Khoa
được chỉ sai một năm khi ra trường Sư Phạm. Vì vậy chuyện ông có
bằng Cử Nhân Văn Khoa cũng là nhiều điều cần phải được phối kiểm.
Cũng nên để ý là việc thi Tú
Tài của Nguyễn Nhã rất trắc trở. Ông phải thì rớt Tú Tài I rồi Tú Tài II rất
nhiều khóa (mỗi năm hai khóa) nên mãi đến năm 1962 ông mới vào được ĐHSP
(Nguyễn Nhã sinh năm 1939, mãi đến năm 1962 mới đỗ Tú Tài II và thi tuyển vào
trường Đại học Sư Phạm Saigon). Học
lực kém, trí nhớ không tốt hay thiếu lương thiện là ba yếu tố khiến
người ta không thể tin vào lời khai của Nguyễn Nhã được. Đó là chưa kể tới những lỗi lầm sơ đẳng về văn phạm mà ông mắc
phải khi liệt kê các tác phẩm bằng ngoại ngữ trong tác phẩm về Hoàng Sa và
Trường Sa mà ông rất hãnh diện. Chỉ có việc chép tên tác giả và nhan đề
sách thôi mà Nguyễn Nhã còn làm không xong thì nói chi đến chuyện đọc và hiểu
các văn bản, nói riêng, nội dung của tác phẩm, nói chung cũng như chuyện ông
khoe làm Chủ Bút Tập San Sử Địa từ năm 1966, năm ông mới ra trường mà ta sẽ bàn
ở phần dưới.
3- Tiếm nhận vai trò Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút Tập San Sử Địa:
Trong lời tự khai cũng như
trong video riêng của mình và ở nhiều nơi, Nguyễn Nhã luôn luôn tự nhận là Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút
Tập San Sử Địa, một tập san do các sinh viên ĐHSP Saigon thực hiện với sự cố vấn của
các giáo sư trường này và các học giả nổi tiếng đương thời, dưới sự bảo trợ ấn
loát của Nhà sách Khai Trí, ngay từ năm 1965-1966, lúc ông mới có 26
tuổi. Điều này hoàn toàn không có vì nhiều lý do:
·
Thứ nhất: Trong phần
liệt kê nhân sự của tờ báo in ở trang sau, bìa trước, Nguyễn Nhã không có tên trong danh sách Ban Chủ Biên và những
người cộng tác, Ông chỉ có tên trong Ban Trị Sự và là người liên lạc (Thư từ, bài vở, ngân chi
phiếu, xin đề: NGUYỄN NHÃ). Không có tên trong Ban Biên Tập, Nguyễn Nhã không thể là Chủ Bút được. Lý do là vì chủ bút phải rành về chuyên môn
và bài vở, người không đủ hiểu biết để đọc và định giá trị tài liệu, bài vở
không thể làm được. Còn danh vị Chủ Nhiệm, tên Nguyễn Nhã có ghi một
cách kín đáo ở mặt trong bìa sau. Điều này có
thể được vì tờ báo cần có người đứng tên để xin phép và lo những chuyện ngoài
chuyên môn và bài vở.
·
Thứ hai: Nguyễn Nhã lúc đó
mới ra trường, học lực không được là bao làm sao dám nhận là Chủ Bút khi ban
biên tập gồm có những học giả lão thành như các Giáo Sư Hoàng Xuân
Hãn, Nguyễn Khắc Kham, Lâm Thanh Liêm, Phạm Cao
Dương, Vương Hồng Sển, Nguyễn Đăng Thục, Bửu Kế, Tạ Chí Đại Trường, Đông Hồ, Lê
Thọ Xuân, Sơn Nam, Trương Bá Cần, Nguyễn Khắc Kham, Thái Công Tụng, Thái Văn
Kiểm, Nguyễn Thế Anh, Bửu Cầm, etc… đều là những bậc Thầy hay cũng là Thầy dạy
Nguyễn Nhã học! … Không những thế, ngay trong danh sách ban biên tập và cộng tác
viên, Nguyễn Nhã cũng không dám ghi tên mình vào giống như các bạn cùng lớp
thời đó như Trần Anh Tuấn, Trần Quốc Giám…
·
Thế nhưng, trong lời tự khai
năm 1977 và luôn luôn trong những năm sau này, Nguyễn Nhã không những đã
khai hay tự nhận là Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút mà còn giải thích thêm “tức là Tổng
Biên Tập” của Tập San Sử Địa để loè bịp người các cán bộ Cộng Sản một cách
thiếu lương thiện. Thêm nữa, từ Tập san Sử Địa Số 1 (1,2,3/1966) cho
đến số cuối cùng là Số 29 (1,2,3/1975), Nguyễn Nhã ngoài 2 bài trên viết về
Hoàng Sa (Số 29), ông chỉ viết một bài ở số 13, đó là bài “Tài dùng binh của
Nguyễn Huệ”. Chúng ta thử tưởng tượng “Ông Chủ Nhiệm” (?), một tờ báo
biên khảo về Sử Địa, Nguyễn Nhã, trong suốt gần 9 năm trời từ 1966 tới 1975 mà
chỉ viết “được” 3 bài biên khảo mà thôi!
4-
Nguyễn Nhã khoe khoang và kể công những gì
với “Cách Mạng” trong bản tự khai 1977?
Ngoài chuyện khoe khoang
bằng cấp và chức vị Chủ Nhiệm kiêm Chủ bút Tập San Sử Địa một cách hồ
đồ, thiếu thận trọng đến nỗi để lộ chân tướng của mình như trên,
Nguyễn Nhã còn khoe và kể công với “Cách Mạng” nhiều thành tích khác khiến
những ai quen hay biết ông thời trước 1975
phải nhăn mặt. Chỉ cần đọc sơ qua bàn tự khai năm 1977 của ông
mà ông mới cho phổ biến, người ta có thể thấy ngay chân tướng của
một kẻ nằm vùng của ông, một chân tướng chưa chắc đã có thật.
Xin đan cử:
·
Thứ nhất: Với tư cách góp phần
làm Tập San Sử Địa, Nguyễn Nhã đã được móc nối và hoạt động cho Mặt Trận từ rất
sớm, từ năm 1965-66 (?), đã mời GS. Tôn Thất Dương
Kỵ, người đã bị Chính phủ VNCH bắt và tống xuất qua
Sông Bến Hải vì tội thân Cộng làm Chủ Bút cho tờ Tập San Sử
Địa. Nguyên văn lời Nguyễn Nhã:“Về chủ biên, lúc đầu nhờ giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ phụ
trách chủ bút, nhưng báo chưa ra, thì giáo sư Dương Kỵ bị chính phủ Sài Gòn
trục xuất ra Miền Bắc và tham gia cách mạng”.
·
Thứ hai: Nguyễn Nhã đã can đảm
nhận và giữ hàng ngàn tài
liệu cộng sản ở trong nhà bất chấp sự thắc mắc của cán bộ Việt
Cộng . Nguyên văn lời Nguyễn
Nhã: “Tôi cũng đã
trao đổi tư tưởng, chủ yếu là phạm vi văn hóa với Ông Đông Tùng, một người được
phái khiến vào Nam hoạt động năm 1954, bị bắt đến năm
1963 được thả ra, tiếp tục hoạt
động cách mạng. Chính tôi đã tàng trữ nhiều tài liệu về lịch sử cách mạng (hàng
ngàn trang đánh máy) do
Ông Đông Tùng trao, cũng như tôi cũng từng cho ông mượn các sách xuất bản ở
Miền Bắc do tôi mua được từ Paris. Vào năm 1974, tôi đã
trao một số thuốc men cho ông khi Ông từ biệt tôi vào khu giải phóng một thời
gian lâu mà ông nói về Bắc”.
·
Thứ ba: Nguyễn Nhã đã đăng
thơ của Hồ Chí Minh trên Tập San Sử Địa. Nguyên văn lời Nguyễn Nhã như sau:“Khi sửa soạn số 16, đặc khảo về Việt Kiều tại các lân bang Miên Thái
Lào, ông Đông Tùng đưa đăng một số bài, trong đó ông cho biết có đoạn kể chuyện
và trích thơ của Hồ Chủ Tịch (dưới bí danh Tín Thầu ở Thái Lan), nếu tòa báo sợ
liên lụy thì cứ đục bỏ. Tôi (Nguyễn Nhã) đã quyết định giữ đăng đoạn đó (Sử
Địa số 16, trang 333)”.
·
Thứ tư: Nguyễn Nhã đã khóc
khi thấy bộ đội chết nhiều trong Tết Mậu Thân. Nguyên văn lời Nguyễn
Nhã: “Tôi đã xúc động không
cầm được nước mắt khi thấy xót xa nhục
nhã, khi lần đầu tiên thấy nhiều xác
chết của bộ đội giải phóng hồi tết Mậu Thân,
tôi cũng không cầm được nước mắt.”
·
Thứ năm: Nguyễn Nhã làm Trưởng Ban
Ủy lạo đón tiếp các chiến sĩ cách mạng của tập thể giáo sư ĐHSP Saigon. Nguyên
văn lời Nguyễn Nhã: “vào những ngày đầu tiên
Miền Nam hoàn toàn giải phóng, tôi đã phấn khởi và hoạt động tích cực trong
chức vụ Trưởng Ban Ủy lạo đón tiếp các chiến sĩ cách mạng của tập thể giáo
sư Đại học Sư Phạm Sài Gòn”. ( Xin nhớ: Nguyễn Nhã không phải là nhân viên của Đại học Sư Phạm Sài Gòn, mà chỉ là
giáo sư trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức, được trình diện tại Trường
Đại học Sư Phạm Saigon để “học tập chính trị”, và
trong suốt thời gian “học tập chính trị” tại trường Sư Phạm, ngày từ ngày đầu
tiên, tôi không thấy “mặt” Nguyễn Nhã xuất hiện. NN chỉ xuất hiện khi
khóa học bắt đầu từ tháng 7/1975. Như vậy làm sao có “những ngày đầu tiên” mà
NN làm Trưởng ban Ủy lạo.)
Phụ
chú:
Tiến sĩ thân kính
Xin cảm ơn Tiến sĩ. Những ai để cho tên tuổi mình dính
với chế độ Cộng sản và để cho cuộc đời mình bị nó lèo lái hay lợi dụng thì đều
biến chất một cách thê thảm. Cộng sản chỉ có thể làm hư con người mà thôi.
Chúc Tiến sĩ an mạnh và viết khỏe để làm người canh giữ
sự thật.
Thân kính
Lm P.Phan Văn Lợi
No comments:
Post a Comment