Thêm một người con Việt vừa nằm xuống: Châu Kim Nhân
Ông Châu Kim Nhân sinh ngày 1 tháng 10 năm 1928 tại làng Uyên Hưng, quận Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa. Năm 1958 Ông tốt nghiệp khóa Đốc Sự 2, ban Kinh Tế Tài Chánh tại học viện Quốc Gia Hành Chánh, Sài Gòn. Ông đã từng du học tại Anh và về nước phục vụ. Ông đãm trách nhiều chức vụ và làm việc tại những nơi sau đây:
* Đổng lý văn phòng bộ Tài Chánh trong nội các Thủ Tướng Nguyễn Cao Kỳ, 1966-1967;
* Tổng giám đốc Tổng nha Tài chánh và Thanh tra Quân phí bộ Quốc Phòng, 1972;
* Tổng giám đốc Cơ quan Tiếp vận Trung ương trực thuộc Phủ Thủ Tướng, 1972;
* Phụ tá Tổng Trưởng Quốc Phòng cho Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, 1972-1973;
* Tổng trưởng Bộ Tài chánh, 1973-1974;
* Phụ tá Thủ tường đặc trách Kinh tế Tài Cháng 1974-1975.
Ông mất ngày 29 tháng 6 năm 2018 tại Hoa Kỳ. Trong những giờ phút sau cùng của VNCH, Ông muốn ở lại cùng đồng bào phục vụ đất nước nhưng cuối cùng, nhờ những người bạn thuyết phục và ông đã lên chiếc tàu Đại Hàn ngày 1/5/1975. Đến Hoa Kỳ ông đã sống một đời sống hầu như ẩn dật ở Maryland ngoài việc thỉnh thoảng viết những khuyến cáo cho Tồng Thồng G. Bush về tình hình thế giới và Việt Nam.
Những bước đi của người con Việt Châu Kim Nhân
Ông Châu Kim Nhân từng nổi tiếng là vị Tổng Trưởng liêm chính của chế độ VNCH.
Qua các chức vụ vừa nêu trên, chúng ta đã thấy con đường hoạn lộ của ông rất hanh thông và bắt đầu sự nghiệp “phục vụ quốc gia” rất sớm ngay sau khi tốt nghiệp Quốc gia Hành chánh. Có thể nói, trong suốt thời gian gắn bó với Việt Nam Cộng Hòa, Ông là một công bộc nổi tiếng thanh liêm thời bấy giờ trong các nhiệm vụ về tài chánh và thanh tra quân phí…vào giai đoạn khó khan nhứt của đất nước ngày sau khi hiệp định Paris năm 1973, và người Mỹ bắt đầu rút khỏi Việt Nam cũng như cắt giảm hầu như tất cả quân phí và tài chánh cho Việt Nam.
Với vai trò TGĐ Cơ quan Tiếp vận trung ương, tức là quản lý các nguồn ngoại viện, tài trợ dân sự cho VNCH, cùng với Ông Đỗ Hải Minh, Phó TGĐ, cùng tốt nghiệp Quốc gia Hành chánh và MA về Chính trị tại Hoa Kỳ. Hai Ông đã cân bằng được giữa nguồn ngân sách quốc gia, ngoại viện và kinh phí chiến tranh, và nhứt là kiểm soát và chận đứng nhiều chuyện thâm lạm công quỹ.
Ngày 5/8/1974 Quốc hội Hoa Kỳ ngang nhiên cắt đứt 60% quân viện cho VNCH, ngược hẳn với những cam kết của TT Nixon là sẽ tăng viện để bù đắp phần nào cho việc đơn phương rút một nửa triệu quân đội Mỹ và việc VNCH ký Hiệp Định Paris. Viện trợ đang từ $2.4 tỷ xuống $1 tỷ. Nhưng ngay sau đó mấy ngày sau khi TT Nixon từ chức, Ban Chuẩn Chi Quốc hội Hoa Kỳ lại cắt thêm $300 triệu nữa, chỉ còn $700 triệu. Từ đó đưa đến sự bế tắc trong việc điều hành quốc gia và đưa đến kết cuộc trong ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Theo lời của tác giả Đỗ Hữu Phương: “Sau hiệp định hòa bình ngày 27-1-1973, đã có những nguồn tin (chưa được kiểm chứng) là những người có thẫm quyền trong Chính Phủ đã phát họa chương trình cho thời bình là: Tất cả hơn một triệu quân nhân sẽ được giải ngũ, những người nầy sẽ tham gia tất cả mọi ngành, nghề để phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. Những người tốt nghiệp Quốc Gia Hành Chánh sẽ là những người điều khiển đất nước từ trung ương đến địa phương. Những người Cảnh Sát khi ấy giữ gìn an ninh, trật tự cho đồng bào vui hưởng cuộc sống trong hòa bình. Nhưng rất tiếc, ngày 30-4-1975 đã đánh mất những mơ ước đó…”
Theo tác giả Huỳnh Bá Thành, Ông Châu Kim Nhân có một câu nói để đời, thiết nghĩ cũng cần được nhắc lại nơi đây:” Làm Tổng trưởng Tài chánh một năm…mà không cứu vãn được nguy cơ …tôi sẽ xin tứ chức”.
Không biết cái nguy cơ mà Ông Nhân định cứu vãn là sự phá giá đồng bạc, nạn lạm phát, túi tiền càng ngày càng eo hẹp của dân, hay là nguy cơ lúc nào chánh phủ cũng cần thêm tiền. Ai muốn hiểu sao thì hiểu…nhưng phải công nhận rằng sau 3 tháng đầu năm 1974, theo thống kê mới của Nha Thuế vụ thì ông Nhân đã vượt xa Tổng Trừng về cái màn thâu thuế đầu mà ông Nhân luôn hô hào “không tăng thuế, chỉ tăng thâu”.
Không biết cái nguy cơ mà Ông Nhân định cứu vãn là sự phá giá đồng bạc, nạn lạm phát, túi tiền càng ngày càng eo hẹp của dân, hay là nguy cơ lúc nào chánh phủ cũng cần thêm tiền. Ai muốn hiểu sao thì hiểu…nhưng phải công nhận rằng sau 3 tháng đầu năm 1974, theo thống kê mới của Nha Thuế vụ thì ông Nhân đã vượt xa Tổng Trừng về cái màn thâu thuế đầu mà ông Nhân luôn hô hào “không tăng thuế, chỉ tăng thâu”.
Một đặc tính khác nữa là Ông Nhân là một Tổng trưởng đầu tiên có xe không có máy lạnh và Ông thường hay tâm tình với các nhà báo. Ông là một Tổng trưởng dành thì giờ giải thích nhiều nhứt với báo chí và ai muốn hỏi gì về thuế má tài chánh cứ quay điện thoại số 94381 sẽ được trả lời liền. (Trích bài viết Câu Kim Nhân cái thùng không đáy của Huỳnh Bá Thành viết ngày 25/3/1974)
Để kết luận xin mượn vài lời thơ của Ông Đỗ Quý Sáng, một cựu nhân viên làm việc dưới quyền Ông:
Vàng bạc biết quý mà chẳng ham
Tín nghĩa biết nguy mà vẫn làm
…
Sống trung thực kiệm cần liêm chính
Tương giao nào câu nệ thấp cao
…
Trả món nợ sĩ phu người hành chánh
Nay tàn lực chịu đành bó gối thôi…
Sĩ phu miền Nam lần lượt ra đi, từ Cụ Trần Văn Hương (cựu Tổng thống VNCH), Gs Nguyễn Thanh Liêm (Cựu Thú trưởng Giáo dục VNCH), GS Nguyễn Văn Trường (Cựu Tổng trưởng Giáo dục VNCH). Và hôm nay một công bộc trung kiên của quốc gia, Ông Châu Kim Nhân, cựu Tổng trưởng Tái chánh VNCH cũng vừa rời khỏi thế gian.
Cầu mong Ông được siêu thoát nơi suối vàng và hộ trì cho Tuổi Trẻ Việt Nam sớm giải trừ được nạn ách do Cộng sản Bắc Việt đang dày xéo quê hương.
Phổ Lập Mai Thanh Truyết
Một người con Việt
Houston, 25/8/2018
No comments:
Post a Comment