Sunday, November 24, 2024
COP29 kết thúc với thỏa thuận về tài chính khí hậu
sau cuộc tranh cãi gay gắt
Hội nghị lần thứ 29 của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku (Azerbaijan) đã đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua Khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. Đây được coi là một thành tựu đáng kể, mở ra cơ hội cho việc giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả hơn về mặt chi phí. Tuy nhiên, bên cạnh những hứa hẹn, thị trường carbon toàn cầu cũng đối mặt với nhiều thách thức cần được giải quyết để bảo đảm tính hiệu quả và công bằng.
Gần 200 quốc gia đã đồng ý tăng gấp ba số tiền có sẵn để giúp các nước đang phát triển đối phó với nhiệt độ nóng lên nhanh chóng.
Nhưng thỏa thuận đạt được khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh COP29 kéo dài hai tuần tại Azerbaijan là kết quả của các cuộc đàm phán căng thẳng và đôi khi công khai thù địch, tạo ra một thỏa thuận mà ngay cả những người ủng hộ cũng có thể thấy là không đủ và đáng thất vọng. Quá trình hợp tác khí hậu toàn cầu sẽ tiến triển chậm chạp từ đây dưới sức nặng của những câu hỏi hiện hữu nặng nề hơn.
Nhiệt độ toàn cầu đang trên bờ vực 1,5 độ C, một điểm then chốt để tránh những hậu quả thảm khốc nhất của biến đổi khí hậu.
"Chúng tôi cần rời Baku với một thỏa thuận để duy trì hệ thống đa phương", Juan Carlos Monterrey-Gomez, đại diện đặc biệt của Panama về biến đổi khí hậu cho biết. "Chúng tôi đã duy trì hệ thống. Nhưng tôi nghĩ 1,5 độ đã chết".
Các nước giàu đã cam kết cung cấp ít nhất 300 tỷ đô la mỗi năm vào năm 2035, thông qua nhiều nguồn khác nhau, bao gồm tài chính công cũng như các thỏa thuận song phương và đa phương. Thỏa thuận này cũng kêu gọi các bên nỗ lực giải ngân tổng cộng 1,3 nghìn tỷ đô la mỗi năm, phần lớn dự kiến sẽ thông qua tài chính tư nhân.
Các nước phát triển và đang phát triển tham gia đàm phán ở khoảng cách xa nhau. Vào một thời điểm nào đó vào thứ Bảy, các cuộc đàm phán dường như đã bên bờ vực sụp đổ, trước khi nhiều cuộc họp kín đưa thỏa thuận đến gần hơn.
Các quốc gia giàu đang vật lộn với hàng loạt hạn chế về tài chính và chính trị, bao gồm lạm phát, ngân sách hạn hẹp và chủ nghĩa dân túy gia tăng. Việc Donald Trump đắc cử và lời đe dọa rút Hoa Kỳ khỏi thỏa thuận khí hậu Paris mang tính bước ngoặt của ông cũng phủ bóng đen lên hội nghị thượng đỉnh.
Theo một thỏa hiệp, các quốc gia giàu cuối cùng đã đồng ý cam kết thêm 50 tỷ đô la so với số tiền được yêu cầu trong dự thảo thỏa thuận vào thứ Sáu (11/22/2024). Họ cũng đã đưa ra bất kỳ thỏa thuận nào tùy thuộc vào việc tái khẳng định kết quả COP28 năm ngoái tại Dubai, bao gồm lời cam kết chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch.
Nhưng Ả Rập Xê Út, dẫn đầu một khối các quốc gia Ả Rập, phản đối động thái chỉ trích bất kỳ lĩnh vực nào.
"Chắc chắn là có một thách thức trong việc đạt được tham vọng lớn hơn khi bạn đang đàm phán với người Saudi", John Podesta, nhà đàm phán khí hậu hàng đầu của Hoa Kỳ, nói với các phóng viên. "Vào thời điểm thế giới đang phải đối mặt với những tác động thảm khốc như vậy từ biến đổi khí hậu, thì từng chút một là không đủ" – “At a time when the world is facing such catastrophic effects from climate change an inch at a time is not enough.”
Cuối cùng, các nước phát triển đã phải chấp nhận chỉ đơn giản là tái khẳng định thỏa thuận đã đạt được vào năm ngoái tại COP28 ở Dubai, mà không đề cập rõ ràng đến "nhiên liệu hóa thạch" bằng tên.
'Quá ít'
Số tiền tài trợ đã hứa không đủ để đáp ứng hàng nghìn tỷ đô la mà các quốc gia nghèo và dễ bị tổn thương cho biết họ cần để chống biến đổi khí hậu cho nền kinh tế của mình. Họ cũng muốn có thêm số tiền đó dưới hình thức tài trợ và hỗ trợ tài chính giá cả phải chăng khác, vì các khoản vay dựa trên thị trường có nguy cơ làm tăng thêm gánh nặng nợ nần của họ.
Việc thông qua thỏa thuận diễn ra bất chấp sự phản đối của Ấn Độ, các đại biểu của nước này đã giơ tay để cố gắng can thiệp, và khi tiếng búa gõ xuống, họ đã bước lên sân khấu trong một nỗ lực không thành công để thu hút sự chú ý.
Đại diện của Ấn Độ Chandni Raina gọi thỏa thuận này là không đủ. gọi là không đủ. "Mục tiêu quá nhỏ, quá xa vời", bà nói, bài phát biểu của bà thường xuyên được ngắt quãng bởi tiếng vỗ tay và reo hò.
Tuy nhiên, đối với một số người, kết quả này có thể sẽ là bằng chứng cho thấy quy trình COP vẫn là cách tiếp cận tốt nhất để phối hợp hành động toàn cầu nhằm ứng phó với những thách thức ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu.
"COP29 diễn ra trong hoàn cảnh khó khăn nhưng chủ nghĩa đa phương vẫn tồn tại và cần thiết hơn bao giờ hết", Laurence Tubiana, giám đốc điều hành của Quỹ Khí hậu Châu Âu, một kiến trúc sư của Thỏa thuận Paris mang tính bước ngoặt.
Thỏa thuận mới sẽ giúp cung cấp thông tin cho các cam kết của từng quốc gia về việc cắt giảm khí thải nhà kính vào năm 2035 cũng như vòng đàm phán tiếp theo về khí hậu của Liên hợp quốc tại Brazil. Nhiều quốc gia đang phát triển nhấn mạnh rằng cam kết tài chính nhỏ hơn mong đợi (the smaller-than-hoped finance commitment) sẽ làm chậm quá trình chuyển đổi sang năng lượng không phát thải CO2 của họ và hạn chế tham vọng của họ trong việc đặt ra các mục tiêu giảm carbon vào tháng 2/2025.
Mục tiêu của Thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu COP 29 năm 2024
COP29, như các hội nghị thượng đỉnh trước đây của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu, dự kiến sẽ có nhiều quyết định quan trọng liên quan đến các cam kết quốc tế để đối phó với biến đổi khí hậu. Dưới đây là một số ý kiến chung mà nhiều nhà quan sát và chuyên gia đưa ra khi thảo luận về các hội nghị COP trong quá khứ, cũng như kỳ vọng cho các hội nghị COP trong tương lai:
1. Tăng cường hành động toàn cầu: Một trong những điểm quan trọng trong các hội nghị COP là việc các quốc gia đưa ra các cam kết giảm khí thải carbon và thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế xanh. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng các cam kết chưa đủ mạnh để ngăn chặn tác động tồi tệ của biến đổi khí hậu. Các nhà lãnh đạo cần có hành động cụ thể và mạnh mẽ hơn.
2. Đảm bảo công bằng khí hậu: Thách thức lớn trong các cuộc đàm phán khí hậu là sự không công bằng giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển. Các quốc gia phát triển cần hỗ trợ tài chính và công nghệ cho các quốc gia đang phát triển để giúp họ ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời giảm thiểu khí thải.
3. Tạo ra động lực mới: Các hội nghị COP trước đây đã tạo ra những thỏa thuận quan trọng như Thỏa thuận Paris (COP 21). Tuy nhiên, cần có thêm động lực để thúc đẩy các quốc gia thực hiện các cam kết của mình. COP 29 có thể là cơ hội để củng cố những thỏa thuận này và thiết lập các cơ chế mới nhằm đạt được mục tiêu giữ nhiệt độ toàn cầu không tăng quá 1,5°C so với mức tiền công nghiệp.
4. Ứng phó với các sự kiện cực đoan: Biến đổi khí hậu đã gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như sóng nhiệt, lũ lụt, bão mạnh, ảnh hưởng đến hàng triệu người. COP29 cần có các chiến lược cụ thể để hỗ trợ các cộng đồng bị ảnh hưởng và giảm thiểu tác động của những sự kiện này.
5. Vai trò của doanh nghiệp và các tổ chức phi nhà nước: Một xu hướng đáng chú ý trong các hội nghị COP gần đây là sự tham gia mạnh mẽ của doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và các nhóm xã hội dân sự. Họ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các sáng kiến đổi mới và hành động về khí hậu.
Kết ước sau COP29
Một thỏa thuận vừa được thông qua tại COP29, cam kết hỗ trợ 300 tỷ USD mỗi năm cho các nước nghèo và dễ bị tổn thương ứng phó biến đổi khí hậu.
Sau hai tuần đàm phán hỗn loạn và căng thẳng, đại diện gần 200 quốc gia đã thông qua hiệp ước tài chính gây tranh cãi vào sáng sớm nay tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu thường niên lần thứ 29 (COP29) tại Baku, Azerbaijan.
Theo đó, các nước giàu cam kết cung cấp 300 tỷ USD mỗi năm cho các nước nghèo đến năm 2035 để giúp họ đối phó với những tác động ngày càng thảm khốc của cuộc khủng hoảng khí hậu. Số tiền này sẽ được chuyển đến các quốc gia nghèo đói và dễ bị tổn thương để giúp họ đối phó với thời tiết cực đoan ngày càng khắc nghiệt và chuyển đổi nền kinh tế sang năng lượng sạch. Con số này tăng so với mức 100 tỷ USD hiện do các quốc gia giàu có cung cấp theo một cam kết sắp hết hạn, cũng như cao hơn so với mức 250 tỷ USD được đề xuất trong dự thảo thỏa thuận hôm 22/11.
Tuy nhiên, số tiền cam kết vẫn kém xa so với con số 1,3 nghìn tỷ USD mà các nước đang phát triển lâu nay khẳng định là cần thiết để giúp họ đối phó với cuộc khủng hoảng khí hậu.
"Chúng tôi sẽ chỉ nhận được một phần nhỏ trong số tiền tài trợ mà các quốc gia dễ bị tổn thương do khí hậu đang rất cần. Số tiền này không đủ, nhưng đây là một khởi đầu", Tina Stege, phái viên về khí hậu của Quần đảo Marshall, nói.
Nhưng bà chỉ trích nặng nề các cuộc đàm phán vì cho thấy "bản chất tồi tệ nhất của chủ nghĩa cơ hội chính trị". Stege cho biết trong một tuyên bố rằng những nhóm lợi ích liên quan đến nhiên liệu hóa thạch "đã quyết tâm ngăn chặn tiến trình và làm suy yếu các mục tiêu đa phương mà chúng tôi đang nỗ lực xây dựng".
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres bày tỏ lo ngại rằng thỏa thuận tài chính khí hậu được nhất trí tại Azerbaijan chưa tiến đủ xa, song kêu gọi các quốc gia coi đây là "nền tảng" để tiếp tục xây dựng.
"Tôi đã hy vọng có một kết quả tham vọng hơn, về cả tài chính và mục tiêu giảm thiểu khí thải, nhằm đáp ứng thách thức to lớn mà chúng ta đang phải đối mặt", ông cho biết, nhưng thêm rằng thỏa thuận "phải được tôn trọng đầy đủ và đúng hạn".
"Các cam kết phải nhanh chóng trở thành tiền mặt. Tất cả các quốc gia phải cùng nhau đảm bảo đạt được mục tiêu mới này ở mức cao nhất". Ông kêu gọi các quốc gia đưa ra những kế hoạch hành động khí hậu mới đối với toàn bộ nền kinh tế "trước COP30 như đã hứa".
"Kết thúc của kỷ nguyên nhiên liệu hóa thạch là điều tất yếu về mặt kinh tế. Các kế hoạch quốc gia mới phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi và giúp đảm bảo rằng nó đi kèm với sự công bằng", ông nói, kết thúc bằng thông điệp thúc giục các nhà hoạt động làm nhiều hơn nữa để duy trì nỗ lực chống biến đổi khí hậu.
"Liên Hợp Quốc luôn sát cánh cùng các bạn. Cuộc chiến của chúng ta vẫn tiếp diễn. Và chúng ta sẽ không bao giờ bỏ cuộc", ông Guterres nói.
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) muốn các nền kinh tế mới nổi giàu có như Trung Cộng, quốc gia phát thải lớn nhất thế giới, cùng tham gia. Tuy nhiên, dự thảo cuối cùng của thỏa thuận chỉ "khuyến khích" các nước đang phát triển như Trung Cộng, Arab Saudi đóng góp tự nguyện cho nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ trở lại Nhà Trắng vào tháng 1/2025 và ông là người hoài nghi về cả biến đổi khí hậu lẫn viện trợ nước ngoài. Trong khi đó, một số nước châu Âu đã chứng kiến phản ứng dữ dội của phe cánh hữu chống lại chương trình nghị sự xanh.
Lời sau cùng
Câu hỏi của người góp nhặt về COP29 năm nay là, thế giới cần phải chấm dứt việc khai thác và sản xuất năng lượng bằng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2050, nghĩa là phải ngưng tất cả nhà máy than nhiệt điện hiện có và “cấm” xây dựng thêm từ đây (2024) cho đến năm 2025. Thế mà, Trung cộng, Ấn Độ, Brazil, Việt Nam hiện nay đang có kế hoạch xây thêm hàng 50 nhà máy than nhiệt điện mới cho đến năm 2040. LHQ có biện pháp chế tài nào không?
Và câu hỏi thứ hai là, nếu ngưng tất cả nhà máy than nhiệt điện trên toàn thế giới, chúng ta cần phải có nguồn năng lượng tương đương để thay thế.
Năng lượng gió ư?
Năng lượng mặt trời ư?
Năng lượng thủy triều ư?
Năng lượng nguyên tử ư?
Hay là thủy điện?
Tất cả các loại năng lượng (nếu co đủ kinh phí xây dựng và thực hiện đúng thời hạn) trên có khả năng thay thế chỉ một phần năng lượng hóa thạch hiện tại mà thôi.
Như vậy từ hai câu nhận định và câu hỏi trên đủ để chứng minh rằng, tất cả những biện pháp đề nghị, kết ước của các quốc gia đang phát triển hay đã phát triển trong suốt 29 Thương định vừa qua, trong đó Thương đỉnh COP21 tại Paris năm 2015 là một bước ngoặt cho quyết định tới năm 2100… chỉ là trên GIẤY mà thôi.
Sự việc trên dưới 200 nguyên thủ quốc gia tụ họp nhau 10 ngày hàng năm tại một quốc gia chỉ định, thiết nghĩ có cần thiết không khi bàn thảo một sự kiện, một giải pháp hoàn toàn không thực tế?
Kinh phí cho việc tổ chức hàng năm chắc chắn sẽ cao hơn kinh phí cho việc cứu hàng tỷ trẻ em trên thế giới bị thiếu ăn và suy dinh dưỡng!
Xin dừng lại hành động “thời thượng” trên!
Mong lắm thay,
Mai Thanh Truyết
Mùa Tạ ơn 2024
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen phát biểu tại cuộc họp báo ở Brussels, Bỉ. (Ảnh: THX/TTXVN)
Ngày 24/11, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen khẳng định thỏa thuận tài chính mà các nước đạt được trước đó cùng ngày tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu (COP29) tại Baku (Azerbaijan), đánh dấu "kỷ nguyên mới về hợp tác và tài chính khí hậu."
Theo bà von der Leyen, việc các quốc gia phát triển cam kết chi ít nhất 300 tỷ USD/năm, từ nay đến năm 2035, sau các cuộc đàm phán căng thẳng kéo dài "sẽ thúc đẩy đầu tư vào quá trình chuyển đổi sạch, giảm phát thải và xây dựng khả năng thích ứng trước Biến đổi Khí hậu."
Chủ tịch Ủy ban châu Âu khẳng định Liên minh châu Âu (EU) “sẽ tiếp tục dẫn đầu, tập trung hỗ trợ cho những người dễ bị tổn thương nhất".
Tuy nhiên, các nước nghèo nhất - vốn chịu nhiều tác động của Biến đổi Khí hậu, cho rằng cam kết đóng góp ít nhất 300 tỷ USD/năm của các nước phát triển - cũng là những nước gây ô nhiễm nhất, là quá thấp. Đại biểu Ấn Độ Chandni Raina cho rằng đây chỉ là “một số tiền nhỏ”, không thể “giải quyết được thách thức to lớn mà tất cả chúng ta đang phải đối mặt."
Bộ trưởng Khí hậu Sierra Leone Jiwoh Abdulai nhấn mạnh thỏa thuận cho thấy "sự thiếu thiện chí" của các nước giàu khi hỗ trợ những nước nghèo nhất thế giới - vốn phải đối mặt với tình trạng nước biển dâng và hạn hán khắc nghiệt hơn.
Trước đó, khi đến Baku, các nước đang phát triển hy vọng sẽ nhận được khoản hỗ trợ tài chính của các nước giàu cao gấp nhiều lần so với cam kết hiện tại là 100 tỷ USD/năm.
Trong một tuyên bố, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cũng cho rằng thỏa thuận tài chính khí hậu vừa đạt được tại COP29 là "chưa đủ tham vọng." Ông kêu gọi các quốc gia coi đây là nền tảng để xây dựng các cam kết khí hậu tiếp theo, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải "tuân thủ đầy đủ và đúng hạn" thỏa thuận này.
Cũng theo người đứng đầu Liên hợp quốc, các quốc gia cần đưa ra các kế hoạch hành động khí hậu quốc gia mới trước khi diễn ra COP30 như đã cam kết./.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen phát biểu tại cuộc họp báo ở Brussels, Bỉ. (Ảnh: THX/TTXVN)
Ngày 24/11, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen khẳng định thỏa thuận tài chính mà các nước đạt được trước đó cùng ngày tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu (COP29) tại Baku (Azerbaijan), đánh dấu "kỷ nguyên mới về hợp tác và tài chính khí hậu."
Theo bà von der Leyen, việc các quốc gia phát triển cam kết chi ít nhất 300 tỷ USD/năm, từ nay đến năm 2035, sau các cuộc đàm phán căng thẳng kéo dài "sẽ thúc đẩy đầu tư vào quá trình chuyển đổi sạch, giảm phát thải và xây dựng khả năng thích ứng trước Biến đổi Khí hậu."
Chủ tịch Ủy ban châu Âu khẳng định Liên minh châu Âu (EU) “sẽ tiếp tục dẫn đầu, tập trung hỗ trợ cho những người dễ bị tổn thương nhất".
Tuy nhiên, các nước nghèo nhất - vốn chịu nhiều tác động của Biến đổi Khí hậu, cho rằng cam kết đóng góp ít nhất 300 tỷ USD/năm của các nước phát triển - cũng là những nước gây ô nhiễm nhất, là quá thấp. Đại biểu Ấn Độ Chandni Raina cho rằng đây chỉ là “một số tiền nhỏ”, không thể “giải quyết được thách thức to lớn mà tất cả chúng ta đang phải đối mặt."
Bộ trưởng Khí hậu Sierra Leone Jiwoh Abdulai nhấn mạnh thỏa thuận cho thấy "sự thiếu thiện chí" của các nước giàu khi hỗ trợ những nước nghèo nhất thế giới - vốn phải đối mặt với tình trạng nước biển dâng và hạn hán khắc nghiệt hơn.
Trước đó, khi đến Baku, các nước đang phát triển hy vọng sẽ nhận được khoản hỗ trợ tài chính của các nước giàu cao gấp nhiều lần so với cam kết hiện tại là 100 tỷ USD/năm.
Trong một tuyên bố, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cũng cho rằng thỏa thuận tài chính khí hậu vừa đạt được tại COP29 là "chưa đủ tham vọng." Ông kêu gọi các quốc gia coi đây là nền tảng để xây dựng các cam kết khí hậu tiếp theo, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải "tuân thủ đầy đủ và đúng hạn" thỏa thuận này.
Cũng theo người đứng đầu Liên hợp quốc, các quốc gia cần đưa ra các kế hoạch hành động khí hậu quốc gia mới trước khi diễn ra COP30 như đã cam kết./.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment