Thursday, August 22, 2024
Đất Hiếm: Một Thách Thức Của Trung Cộng Đối Với Hoa Kỳ
Câu chuyện khủng hoảng đất hiếm bắt đầu từ năm 2010 qua sự dằn co giữa Trung Cộng và Nhật Bản. Các Công ty nhập cảng Nhật đã nỗ lực hạn chế để giảm tiêu thụ đất hiếm và sự phụ thuộc vào TC sau tranh chấp ngoại giao giữa hai nước năm 2010. Nhật Bản cáo buộc TC ngừng cung cấp đất hiếm vì lý do chính trị, khiến thế giới thừa nhận rủi ro khi phụ thuộc vào một nhà cung cấp.
Đứng trước nguy cơ Trung Cộng có thể dễ dàng quyết định hạn chế xuất cảng đất hiếm một lần nữa với những hậu quả tai hại. Tính đến 2022, TC chiếm 63% sản lượng khai thác đất hiếm của thế giới, 85% chế biến đất hiếm và 92% sản lượng nam châm đất hiếm. Hợp kim đất hiếm và nam châm mà TC kiểm soát là những thành phần quan trọng trong tên lửa, súng cầm tay, radar và máy bay tàng hình.
Nguy cơ phụ thuộc vào Bắc Kinh về các bộ phận này đã giảm bớt đáng kể vào tháng 9/2023, khi Ngủ Giác Đài đình chỉ việc giao F-35 trong khoảng một tháng sau khi phát hiện ra rằng một nam châm trong động cơ phản lực của máy bay phản lực được chế tạo bằng hợp kim coban và samarium đến từ TC. Najieb-Locke cho biết hợp kim này chỉ có nguồn gốc từ TC mà thôi, không truyền tải thông tin nhạy cảm hoặc gây nguy hiểm cho máy bay chiến đấu. Nhưng sự hiện diện của các vật liệu do TC sản xuất có thể đã vi phạm quy định mua lại quốc phòng mới của liên bang, do đó, yêu cầu các nhà thầu tiết lộ bất kỳ công việc nào ở TC trong một số hợp đồng quân sự. Quy tắc của DoD Mỹ nhằm khuyến khích ngành công nghiệp quốc phòng chỉ dựa vào các nhà thầu Mỹ.
Trung Cộng có trữ lượng đất hiếm vào khoảng 44 triệu tấn, phần lớn tập trung tại khu vực Nội Mông, đứng nhất thế giới. Từ nhiều năm nay, nước này đã đẩy mạnh thăm dò, khai thác, xử lý và xuất khẩu đất hiếm, vừa để phục vụ nhu cầu phát triển của các ngành công nghiệp quốc nội, vừa để tự tạo cho mình một con bài chiến lược khi có thời điểm kiểm soát tới gần 90% nguồn cung đất hiếm toàn cầu.
Có lẽ vì thế mà TC xử dụng đất hiếm để làm vũ khí phản công Mỹ trong cuộc cạnh tranh kinh tế công nghệ đang diễn ra ngày càng khốc liệt.
Trong chuyến thăm Việt Nam để nâng cấp quan hệ song phương, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký một thỏa thuận nhằm tăng cường khả năng thu hút các nhà đầu tư vào trữ lượng đất hiếm của Việt Nam. Khai thác đất hiếm đáng chú ý nằm trong số các dự án hợp tác được Washington và Hà Nội đồng ý trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Việt Nam vào 10/9/2023 vừa qua.
Một trong nhiều ký kết, hai bên đã ký bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác kỹ thuật nhằm hỗ trợ Việt Nam nỗ lực định lượng tài nguyên đất hiếm và tiềm năng kinh tế, thu hút đầu tư có chất lượng để phát triển tổng hợp ngành đất hiếm.
Việc khai thác đất hiếm trên thế giới bắt đầu từ thập niên 50 của thế kỷ trước, thoạt tiên là những cát chứa chất khoáng monazite trên các bãi biển. (Trong thời VNCH, Nhật mua rất nhiều cát ở miền Trung, nói là để làm kiếng xe, nhưng thật ra là mua “đất hiếm thô” để về tinh chế.) Vì monazite chứa nhiều thorium (Th) có tính phóng xạ ảnh hưởng đến môi trường nên việc khai thác bị hạn chế. Theo các chuyên gia, quá trình khai thác, chế biến đất hiếm phát sinh nhiều nguyên tố độc hại và có tính phóng xạ, do vậy nếu khai thác, chế biến đất hiếm không đúng quy trình kỹ thuật có thể gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và những hệ lụy về môi trường, sức khỏe của người dân xung quanh khu vực khai thác.
Trữ lượng đất hiếm trên thế giới khoảng 87,7 triệu tấn (chưa qua tinh chế), tập trung vào các nước như: Trung Cộng (27 triệu tấn); Liên Xô trước đây (19 triệu tấn); Mỹ (13 triệu tấn), Australia (5,2 triệu tấn); Ấn Độ (1,1 triệu tấn), Canada (0,9 triệu tấn); Nam Phi (0,4 triệu tấn); Brazil (0,1 triệu tấn); các nước còn lại (21 triệu tấn). Nhu cầu hằng năm chỉ cần 125.000 tấn thì 700 năm nữa mới cạn kiệt loại khoáng sản này. (Có nhiều nguồn tài liệu khác, ước tính trữ lượng các nơi trên có thể khác nhau.)
Hoa Ký, từ năm 1965, khai thác đất hiếm ở vùng núi Pass, Colorado - Mỹ. Đến năm 1983, Mỹ mất vị trí độc tôn khai thác vì nhiều nước đã phát hiện mỏ đất hiếm. Trong đó, ưu thế khai thác dần nghiêng về phía TC vì nước này đã phát hiện được nhiều mỏ đất hiếm. Đến năm 2004, vùng mỏ Bayan Obo của TC đã sản xuất đến 95.000 - 102.000 tấn đất hiếm.
Trong khi Mỹ và các nước phương Tây khác đang cố gắng chấm dứt sự phụ thuộc vào đất hiếm của TC, Việt Nam lại có kế hoạch khởi động lại mỏ đất hiếm lớn nhất nước này cùng với một số mỏ đất hiếm khác vào năm 2024. Theo số liệu của Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, Việt Nam có trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai thế giới nhưng phần lớn vẫn chưa được khai thác. Vì đất hiếm rất quan trọng đối với ngành bán dẫn nên Việt Nam có tiềm năng rất lớn để trở thành nước đóng vai trò chính trong ngành bán dẫn trong tương lai.
Theo tin tức, Hoa Kỳ đã đồng ý giúp Việt Nam lập bản đồ tài nguyên đất hiếm tốt hơn và "thu hút đầu tư với phẩm chất cao", một động thái có thể khuyến khích các nhà đầu tư Mỹ đấu thầu. Kế hoạch trên sẽ liên quan đến việc vận chuyển đất hiếm do Công ty cổ phần Đất hiếm Việt Nam - VTRE, Chủ tịch, ông Lưu Anh Tuấn xuất cảng đất hiếm tinh chế sang Mỹ, và có thể đầu tư 200 triệu USD trong tương lai vào Việt Nam, theo nguồn tin từ tờ Reuters. VTRE xác nhận thỏa thuận vận chuyển đã được ký kết giữa hai bên.
Kề từ đầu năm 2021, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ (DOE) nay đã trao 19 triệu USD cho 13 dự án tại các cộng đồng sản xuất nhiên liệu hóa thạch truyền thống trên khắp đất nước để hỗ trợ sản xuất các nguyên tố đất hiếm và các khoáng chất quan trọng cần thiết cho việc sản xuất pin, nam châm và các thành phần quan trọng khác đối với nền kinh tế. nền kinh tế năng lượng sạch.
Do đó, với tầm quan trọng và phức tạp do nhiều biến động hiện tại của thế giới, đất hiếm trở thành một thành tố dự phần trong cán cân quân sự toàn cầu.
1- Đất hiếm là gì - Công dụng của đất hiếm
Kim loại đất hiếm là một nhóm gồm 17 nguyên tố: Lanthanum, Cerium, Praseodymium, Neodymium, Promethium, Samarium, Europium, Gadolinium, Terbium, Dysprosium, Holmium, Erbium, Thulium, Ytterbium, Lutetium, Scandium, Yttrium, hiện diện ở nồng độ thấp trong đất. Mặc dù có trữ lượng tương đối lớn, nhưng việc khai thác và tinh chế chúng rất phức tạp và tốn kém.
Một thí dụ cụ thể của đất hiếm trong kỹ nghệ là nam châm làm từ đất hiếm đóng vai trò thiết yếu trong việc sản xuất xe điện, năng lượng sạch và rất quan trọng đối với an ninh quốc phòng của chúng ta. Loại nam châm nầy được xử dụng trong nghiên cứu vũ khí thế hệ tiếp theo cũng như máy bay phản lực F-35 của Lockheed Martin Corp (LMT.N) và đạn dẫn đường chính xác của Raytheon Technologies Corp (RTX.N).
Lithium, một thành phần quan trọng được dùng để sản xuất pin xe điện, sẽ rất quan trọng đối với mục tiêu của Hoa Kỳ là chuyển đội xe đặc biệt không phát thải (một loại xe tàng hình).
Từ điện thoại thông minh trong túi của bạn đến nam châm cung cấp năng lượng cho số lượng xe điện ngày càng tăng trên đường phố, các nguyên tố đất hiếm vẫn là một thành tố căn bản và cần thiết cho một số công nghệ được xử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Nhưng trong ba thập kỷ qua, Bắc Kinh đã nắm chặt chuỗi cung ứng đất hiếm của thế giới đến mức gần như tất cả nguyên liệu – bất kể chúng được khai thác ở đâu trên thế giới – đều phải chuyển đến TC để sàng lọc trước khi chúng có thể được xử dụng trong công nghệ.
Theo Bộ Thương mại Hoa Kỳ, hiện nay, nước này kiểm soát gần 60% hoạt động khai thác đất hiếm, hơn 85% công suất chế biến và hơn 90% sản lượng nam châm vĩnh cửu.
2- Đất hiếm ở Hoa Kỳ
Thống kê và tin tức về cung, cầu và sự luân lưu trên toàn thế giới của nhóm khoáng sản đất hiếm - scandium, yttrium và lanthanides cho thấy nguồn kinh tế chính của đất hiếm là các khoáng chất bastnaesite, monazite, loparite và ion Laterit- đất sét hấp phụ (ion-adsorption).
Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra hoạch hỗ trợ các nước phát triển nguồn khoáng sản như lithium, đồng và cobalt, nhằm giảm phụ thuộc vào TC về những khoáng sản quan trọng đối với ngành công nghiệp kỹ thuật cao.Trong thời gian gần đây, Washington quan ngại về việc phụ thuộc vào khoáng sản nhập khẩu sau khi có tin Bắc Kinh xem xét cắt giảm xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ giữa lúc chiến tranh thương mại song phương leo thang.
Các công ty quốc phòng Mỹ Raytheon và Lockheed Martin dùng đất hiếm trong hệ thống hướng dẫn và bộ cảm biến cho tên lửa. Đất hiếm cũng rất cần thiết cho những thiết bị quân sự quan trọng khác như động cơ máy bay, laser, và thiết bị nhìn xuyên đêm.
Theo Reuters, 80% lượng đất hiếm nhập vào Mỹ trong giai đoạn 2014-2017 là từ TC trong khi hiện nay không có nhiều bên cung cấp khác có thể cạnh tranh với nước nầy.
“Hơn 80% chuỗi cung cấp đất hiếm toàn cầu bị một nước kiểm soát. Việc dựa vào bất kỳ một nguồn nào làm gia tăng nguy cơ bị gián đoạn về nguồn cung”, Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo trong tài liệu về kế hoạch hỗ trợ các nước phát triển khoáng sản, được gọi là Sáng kiến quản lý nguồn năng lượng. Theo kế hoạch, Mỹ sẽ chia sẻ kỹ thuật khai thác nhằm hỗ trợ phát hiện và phát triển nguồn khoáng sản cũng như tư vấn cách quản lý nhằm đảm bảo ngành công nghiệp của các nước hấp dẫn đối với giới đầu tư quốc tế.
Bước đi này được kỳ vọng sẽ giúp đảm bảo nguồn cung khoáng sản toàn cầu có thể đáp ứng nhu cầu của thế giới. Nhu cầu về khoáng sản năng lượng thiết yếu có thể gia tăng gần 1.000% vào năm 2050, theo ước tính của giới chuyên gia.
Ở Bắc Mỹ, nguồn tài nguyên đất hiếm được đo lường và chỉ ra ước tính bao gồm 2,4 triệu tấn ở Hoa Kỳ và hơn 15 triệu tấn ở Canada.
Bao nhiêu phần trăm đất hiếm được khai thác ở Hoa Kỳ?
Theo Bộ Thương mại Hoa Kỳ, hiện nay, nước này kiểm soát gần 60% hoạt động khai thác đất hiếm, hơn 85% công suất chế biến và hơn 90% sản lượng nam châm vĩnh cửu.
Mỹ nhập khẩu bao nhiêu nguyên tố đất hiếm?
Hoa Kỳ nhập khẩu ròng 100% vào các nguyên tố đất hiếm trong năm 2018, nhập khẩu ước tính khoảng 11.130 tấn hợp chất và kim loại trị giá 160 triệu USD. Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, 80% lượng hàng nhập khẩu đó có nguồn gốc từ TC.
Mỹ đang thắng thế về đất hiếm?
Cuộc cạnh tranh toàn cầu về các khoáng sản quan trọng đang nóng lên và Mỹ chưa giành được chiến thắng. Trong số các khoáng sản quan trọng này có một tập hợp con được gọi là các nguyên tố đất hiếm (Rare Earth Element-REE), rất quan trọng đối với mọi hoạt động từ quá trình chuyển đổi năng lượng sang kỹ nghệ quốc phòng. Vào ngày 4 tháng 3, Tesla TSLA +6,2% đã công bố hợp tác với một mỏ niken ở New Caledonia.
Trước kia, Mỏ Mountain Pass của California là cơ sở đất hiếm duy nhất đang hoạt động của Hoa Kỳ. Nhưng Cty MP Materials mua lại mỏ Mountain Pass, quyết định, thay vì tinh chế, lại cho vận chuyển khoảng 50.000 tấn đất hiếm cô đặc mà họ khai thác mỗi năm từ California đến TC để chế biến. TC đã áp đặt mức thuế 25% đối với những mặt hàng nhập khẩu đó trong cuộc chiến thương mại.
Hiện tại, Mỏ Mountain Pass, CA hoạt động trở lại vào năm 2012 sau nhiều năm ngừng hoạt động, ngày nay, 2020 cung cấp khoảng 15% sản lượng đất hiếm của thế giới, một nhóm gồm 17 khoáng chất được sử dụng để chế tạo nam châm trong công nghệ thương mại và quân sự tiên tiến nhất của Mỹ, từ xe điện. cho các tàu ngầm tấn công lớp Virginia. Mountain Pass của California, một trong những mỏ lớn nhất thế giới, nơi sản xuất 43.000 tấn REO vào năm 2022, theo USGS.
Nhưng trong vòng ba thập niên qua, Bắc Kinh đã nắm chặt chuỗi cung ứng đất hiếm của thế giới đến mức gần như tất cả nguyên liệu – bất kể chúng được khai thác ở đâu trên thế giới – đều phải chuyển đến TC để sàng lọc trước khi chúng có thể được xử dụng trong công nghệ.
Theo Bộ Thương mại Hoa Kỳ, hiện nay, TC kiểm soát gần 60% hoạt động khai thác đất hiếm, hơn 85% công suất chế biến và hơn 90% sản lượng nam châm vĩnh cửu.
Đây là một vấn đề gây ra lỗ hổng lớn trong chuỗi cung ứng của Hoa Kỳ và gây ra những rủi ro an ninh quốc gia tiềm ẩn, xét đến mối quan hệ căng thẳng của Washington với Bắc Kinh. Khi tín hiệu nhu cầu về công nghệ dựa trên các yếu tố này được dự đoán sẽ tăng vọt, cả ngành công nghiệp và chính phủ đều đang đầu tư vào các phương pháp nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng đất hiếm trong nước.
Mặc dù được dán nhãn là “hiếm”, nhưng 17 nguyên tố khác nhau được gọi là đất hiếm lại tương đối dồi dào trong lớp vỏ Trái đất. Chính quyền Biden coi chúng là một trong những vật liệu và khoáng sản chiến lược và quan trọng để xử dụng trong một số công nghệ thương mại và quốc phòng hiện đại - bao gồm điện thoại thông minh, thiết bị y tế và nam châm chuyên dụng cao được dùng trong xe điện, máy bay chiến đấu phản lực và máy bay không người lái.
Nhưng do đặc tính hóa học của các nguyên tố đất hiếm gần như không thể phân biệt được với nhau nên việc tách và tinh chế riêng lẻ chúng để có thể xử dụng chế tạo nam châm và các công nghệ khác là một quá trình phức tạp, Linda Chrisey, giám đốc chương trình tại Cơ quan Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến, cho biết.
“Hai nguyên tố đất hiếm khác nhau có thể là những phần nhỏ của một angstrom có đường kính khác nhau - điều đó có nghĩa là rất khó phân tách bằng các phương pháp vật lý. Các quy trình hiện đang được áp dụng… có thể gồm 100 bước”, Chrisey cho biết, đồng thời lưu ý rằng quy trình này có thể rất tốn kém và nguy hiểm cho môi trường do các hóa chất được dùng để tách và tinh chế kim loại. Bà nói thêm: “Đây là tất cả những lý do khiến việc duy trì kiểu hoạt động đó ở Hoa Kỳ trở nên khó khăn”.
Tuy nhiên, trên đỉnh núi ở sa mạc Mojave tại mỏ đất hiếm lớn nhất nước Mỹ, MP Materials đang cố gắng đảo ngược xu hướng đó. Với quy mô và năng lực cơ sở vật chất của mình, MP Materials đang cố gắng trở thành “nhà vô địch về nam châm” ở Tây bán cầu, Matt Sletcher, phó chủ tịch cấp cao về truyền thông và chính sách của MP Materials cho biết. Ông nói: “Những gì chúng tôi đang cố gắng làm là xây dựng một chuỗi cung ứng từ tính hoàn chỉnh và chúng tôi muốn có thể sản xuất tất cả các vật liệu cần thiết và tái chế những vật liệu cần thiết để có được chuỗi cung ứng từ tính đó”.
Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, kể từ khi mua lại mỏ Mountain Pass vào năm 2017, MP Materials đã khôi phục hoạt động sản xuất các nguyên tố đất hiếm tại địa điểm này và tạo ra hỗn hợp đất hiếm cô đặc, đóng góp khoảng 15% lượng khoáng chất đất hiếm được tiêu thụ mỗi năm.
Và chẳng bao lâu nữa, MP Materials sẽ không còn phải vận chuyển hỗn hợp này ra nước ngoài tới TC để thực hiện quá trình tách và tinh chế các nguyên tố đất hiếm kéo dài. Sau hai năm xây dựng, công ty đã thông báo vào tháng 11, 2019 rằng họ sắp mở cơ sở tinh chế đất hiếm đầu tiên ở Hoa Kỳ tại cơ sở Mountain Pass.
Đầu tiên, họ phải vận hành tài sản cho cơ sở mới cho giai đoạn sản xuất thứ hai, đây là một quá trình kiểm tra sức chịu đựng của thiết bị của cơ sở để đảm bảo nó hoạt động theo tốc độ được thiết kế, Slestcher cho biết trong chuyến thăm công trình đang diễn ra tại nhà máy cho biết thủ tục này sẽ diễn ra trong suốt năm 2023.
Ông giải thích, giai đoạn sản xuất thứ hai bắt đầu bằng quá trình sấy khô, rang, lọc và tinh chế hỗn hợp đất hiếm cô đặc. Sau đó, đất hiếm được đưa vào một trong những bể chứa cao chót vót nằm trong một tòa nhà dài hơn một sân bóng đá Mỹ. Ông cho biết, trong những thùng này, quy trình chiết dung môi sẽ tách hỗn hợp thành các oxit đất hiếm riêng lẻ.
Mặc dù đây chỉ là một cơ sở sàng lọc đang cạnh tranh với nhiều cơ sở ở TC, nhưng việc khai trương cơ sở này đánh dấu một bước quan trọng trong nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm giải quyết chuỗi cung ứng đất hiếm dễ bị tổn thương. Theo thông cáo báo chí của Ngũ Giác Đài, vào năm 2020, Bộ Quốc phòng đã đầu tư 10 triệu USD vào dự án trị giá 200 triệu USD này.
Sletcher lưu ý, MP Materials sẽ tập trung vào việc tinh chế hợp chất neodymium và praseodymium - một trong những vật liệu phổ biến nhất được dùng để chế tạo nam châm đất hiếm - cũng như lanthanum và xerium. Những nguyên tố này được phân loại là “đất hiếm nhẹ”.
Chính phủ cũng đang thúc đẩy sản xuất trong nước “đất hiếm nặng”, loại đất khó tinh chế hơn nhưng cũng được sử dụng để chế tạo nam châm chuyên dụng hơn. Ví dụ, terbium và dysprosium đất hiếm nặng cần thiết để tạo ra nam châm vĩnh cửu đất hiếm có thể hoạt động ở nhiệt độ cao, trong khi samarium được dùng để sản xuất nam châm samarium-coban được dùng trong các ứng dụng hàng không vũ trụ và quốc phòng.
Bộ Quốc phòng đã trao cho MP Materials một hợp đồng trị giá 35 triệu USD vào tháng 2 năm 2022 để xây dựng một cơ sở được thiết kế đặc biệt để xử lý các nguyên tố đất hiếm nặng tại mỏ Mountain Pass. Sletcher cho biết đất hiếm nặng sẽ được tinh chế ở một tòa nhà khác và nói thêm rằng dự án chỉ mới bắt đầu.
Để thuần hóa hoàn toàn chuỗi cung ứng nam châm, MP Materials cũng đã bắt đầu xây dựng nhà máy từ tính đất hiếm đầu tiên của Hoa Kỳ vào tháng 4 năm 2022. Tọa lạc tại Fort Worth, Texas, cơ sở này sẽ có thể sản xuất khoảng 1.000 tấn neodymium-sắt hàng năm. Theo công ty, nam châm boron từ các nguyên tố đất hiếm được khai thác và tinh chế tại các cơ sở của Mountain Pass.
Sletcher lưu ý rằng do thị trường quốc phòng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nhu cầu về đất hiếm của Hoa Kỳ - khoảng 5% - nên công ty đang tìm cách giải quyết các nhu cầu trong ngành thương mại trước tiên.
Theo báo cáo của công ty nghiên cứu độc lập Adamas Intelligence, nhu cầu toàn cầu về oxit đất hiếm được dự báo sẽ tăng gấp ba lần từ 15 tỷ USD vào năm 2022 lên 46 tỷ USD vào năm 2035.
Đất hiếm hiện tập trung nhiều nơi ở Hoa Kỳ và hiện đang được khai thác ở: North Dakota, West Virginia, Appalachian Basin — North (Kentucky, Maryland, Ohio, Pennsylvania and West Virginia), Appalachian Basin — Central (Kentucky, Tennessee, Virginia and West Virginia), Appalachian Basin — South (Alabama, Georgia and Tennessee), San Juan River-Raton-Black Mesa Basin (Arizona, Colorado and New Mexico), Illinois Basin (Kentucky, Illinois, Indiana and Tennessee), Williston Basin (Montana, North Dakota and South Dakota), Powder River Basin (Montana and Wyoming), Uinta River Basin (Colorado and Utah): University of Utah (Salt Lake City, Utah), Green River — Wind River Basin (Colorado and Wyoming), Gulf Coast Basin (Alabama, Arkansas, Georgia, Louisiana, Mississippi and Texas), Alaska (Alaska): University of Alaska Fairbanks (Fairbanks, Alaska)
3- Kết luận
Tại hội nghị thượng đỉnh các nước G7 ở Hiroshima, Nhật từ 19 đến 21 tháng 5, 2023, bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) , đã nhấn mạnh cần phải hợp tác với những đối tác và các quốc gia có tầm nhìn chung để “giảm thiểu sự phụ thuộc của chúng ta vào Trung Cộng” ở một số lĩnh vực then chốt, trong đó có đất hiếm. Ngày 18/5/2023, Bộ Tài nguyên của Australia, là khách mời tham dự G7 tương tự như Việt Nam, đã ra thông báo chính sách tài trợ cho ngành khai thác mỏ, trong đó có chiến lược khai thác đất hiếm, nhằm giảm thiểu các rủi ro về chủ quyền và tăng cường năng lực cho chuỗi cung ứng của các lĩnh vực sản xuất.
Trong thời đại của nền kinh tế công nghệ cao cấp, các nguyên tố đất hiếm có mặt khắp mọi sản phẩm công nghiệp như xe hơi, điện thoại di động, vệ tinh, động cơ, tên lửa dẫn đường bằng tia laser, một số linh kiện dùng trong kỹ nghệ tình báo và quân sự như trong động cơ và các thiết bị điện tử của mỗi chiếc máy bay chiến đấu F-35 Lightning II thế hệ mới nhất của Hoa Kỳ có khoảng 450 kg nguyên tố đất hiếm và dĩ nhiên, không cần công bố chi tiết chính xác …
Khai thác đất hiếm và công cuộc bảo vệ môi trường trong quá trình tinh chế đất hiếm đòi hỏi các kỹ năng khoa học kỹ thuật cao và cân bằng với việc bảo vệ môi trường. Từ một nguồn đất thô và phải qua nhiều giai đoạn tinh lọc, tinh chế…, phát thải một số lượng quá lớn phế thải độc hại lỏng, rắn, và khí. Các công ty Hoa Kỳ, chỉ vì chú trọng vào hiệu quả kinh tế hơn vấn đề an ninh quốc phòng, cho nên trước một phí tổn rất lớn do EPA quy định trong việc thanh lọc phế thải, người Mỹ đã từng ngủ một giấc ngủ dài trong việc tinh chế các đất hiếm nầy.
Ngược lại, TC với quyết tâm đại hán, muốn trở thành bá chủ toàn cầu, vì vậy họ xem nhẹ việc bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn sống của hơn 1,4 tỷ người Tàu nhằm sản xuất đất hiếm và làm ngơ việc thanh lọc phế thải lỏng. Nên nhớ, sản xuất chỉ 1kg đất hiếm, phát thải ra hàng chục ngàn lít phế thải lỏng độc hại…cần phải thanh lọc.
Cuộc chiến về đất hiếm giữa TC và Mỹ đang lần lần được cân bằng sau cuộc chiến cấm vận của Hoa Kỳ và TC, cũng như thương chiến về đất hiếm khơi nguồn từ tranh chấp giữa Nhật và TC năm 2010.
Vấn đề là, đất hiếm một khi đã được tinh luyện rồi cần phải…được dùng để sản xuất những sản phẩm “công nghệ tối tân” nhằm phục vụ trong công kỹ nghệ quốc phòng, y tế, không gian v.v…chứ không nhằm để xuất cảng như hầu hết đất hiếm của TC.
Và, về điểm trên, Hoa Kỳ vẫn chiếm ưu thế, vì TC không đủ khả năng để chạy theo các tiến bộ khoa học - kỹ thuật của HK. Nên nhớ, dưới thời TT Reagan, chì vì chạy theo chính sách không gian của Mỹ, mà Liên Sô bị hụt hơi và “tự” bứt từ vào năm 1991.
Và cũng cần nên nhớ, tuy Trung Cộng được xem như một nhà máy cung ứng cho toàn cầu …với giá rẻ, nhưng chưa bao giờ có đủ linh kiện “tự sáng chế” để hoàn tất 100% một sản phẩm cao cấp nào cả, từ những mặt hàng công nghệ tiêu dùng hay trong lãnh vực quân sự hoặc quốc phòng hay không gian!
Sẽ còn lâu lắm Trung Cộng mới có khả năng đuổi kịp thế giới tự do.
Có chăng là Trung Cộng sẽ bị xẻ ra làm sáu mãnh do những mâu thuẫn chủng tộc tiềm ẩn dưới ách cai trị độc đoán của Hán tộc.
Gương Liên Sô cũ hãy còn sờ sờ trước mắt. Chờ xem.
Mai Thanh Truyết
Houston – Hiệu đính 8-2024
Wednesday, August 7, 2024
Trả Lại Thiên Nhiên Cho Thiên Nhiên
Tiến bộ khoa học cùng với việc phát minh nhiều công nghệ mới trong thời gian gần đây đã cho ra đời nhiều ứng dụng hầu thỏa mãn nhu cầu mà con người cần đến hay nghĩ đến. Con người ngày càng say mê trong những khám phá mới, tìm thêm nhu cầu mới dù cần thiết hay không cần thiết cho cuộc sống. Cuộc chạy đua do chính con người đặt ra có vẽ như không có điểm đến! Và hơn nữa, cuộc đua nầy càng kích thích thêm tham vọng ngự trị của con người, làm tăng thêm ngã vọng đến một mức độ khó kềm chế được trong cuộc chinh phục thiên nhiên.
Với khả năng khoa học hiện có, con người hầu như làm chủ thiên nhiên trong việc chế tạo các sản phẩm mới để phục vụ cho nhu cầu của nhân loại. Đôi khi những nhu cầu đó hoàn toàn không cần thiết.
Con người ngày càng xử dụng nhiều hóa chất khác nhau để kiến tạo ra những sản phẩm tổng hợp theo ý muốn hay theo nhu cầu và dĩ nhiên trong hóa trình tổng hợp hay phản ứng đã sinh ra một số sản phẩm phụ không cần thiết (chất phế thải). Chính những chất sau nầy trở thành những vấn nạn cho đời sống con người do đó con người bị bắt buộc phải giải quyết hay thanh lọc...
Như vậy, vấn đề Sinh (sản xuất ra sản phẩm mới) và Diệt (thanh lọc các sản phẩm phụ, không cần thiết hay độc hại) là một hiện tượng tuần hoàn, xoay dần liên tục trong đời sống con người. Con người khai triển trí thông minh để cố tạo ra nhu cầu mới thì cần phải nặn óc nhiều hơn để thanh toán các phế phẩm độc hại. Và nếu nói theo tinh thần Phật giáo, con người càng chạy theo cái NGÃ của mình thì phải gánh thêm NGHIỆP càng nặng.
1- Trái đất và Thiên nhiên
Vạn vật đã tự sắp xếp theo một thứ tự nào đó của thiên nhiên. Từ ngàn năm trước nếu nhìn lại, khi khoa học chưa phát triển nhiều và con người có một hiểu biết rất hạn chế, thiên nhiên vẫn ưu đãi và tạo dựng ra một đời sống tương đối an lành; số mầm bịnh không nhiều so với hiện tại, và sự xuất hiện những mầm bịnh mới, nhất là những loại ung thư xuất hiện trong vài chục năm trở lại đây. Đó là sản phẩm của các hóa chất độc hại xâm nhập vào cơ thể con người tạo ra những biến đổi gen không kiểm soát được. Đó cũng chính là sản phẩm của con người qua khoa học!
Con người đã lạm dụng khoa học và với niềm tự tôn họ tin rằng sẽ chiến thắng được thiên nhiên, kiểm soát thiên nhiên, và luôn cố gắng thỏa mãn lòng kiêu hãnh của mình.
Để cuối cùng thiên nhiên đáp lại rằng, hãy còn quá nhiều ẩn số mà con người chưa thể giải đáp được!
Thiên nhiên đã vận hành tuần hoàn, có chu kỳ thời tiết mưa, nắng, bão, lụt...cho từng khu vực trước kia; mà hôm nay con người đã làm đảo lộn các chu kỳ trên một cách không kiểm soát nổi.
2- Hiệu ứng nhà kính
Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính là do thán khí và một số khí thải kỹ nghệ thải hồi vào bầu khí quyển. Tuy nhiên, cũng còn có nhiều giả thuyết khác nhau đến từ nhiều trường phái khoa học về cách lý giải cho hiệu ứng nhà kính. Một số khoa học gia trong khi nghiên cứu về hành tinh Hỏa tinh (Mars) đã đưa ra một giả thuyết về sự thành hình của mặt địa cầu như sau: Chu kỳ nóng lạnh của trái đất là một hiện tượng tuần hoàn. Trong hiện tại, quả địa cầu đang đi vào một cuộc vận hành “nóng” để rồi sau đó…sau một vài thiên niên kỷ sẽ chuyển trở qua chu kỳ “lạnh”.
Lý do căn bản để làm điểm tựa cho lập luận nầy là vin vào thời đại của người Viking ở Bắc Cực thời gian trước khi di cư vào phía Nam vào thế kỷ thứ 6. Ở vào thời điểm nầy, những vùng có người Viking sinh sống, vẫn có nhiều đồng cỏ do đó họ có điều kiện để chăn nuôi và trồng trọt, chứ không là một tảng băng vĩ đại như hiện tại. Nếu giả thuyết nầy là một sự thật thì thuyết Âm Dương cũng có thể là một giải đáp cho bài toán nóng lạnh của trái đất.
Theo sự suy diễn của thuyết Âm Dương, sự vận hành của trái đất tùy thuộc vào chu kỳ tuần hoàn của từng giai đoạn. Khi đến chu kỳ Âm, liên quan đến mặt trăng, do đó mực nước có thể bị dâng cao. Và khi trái đất chuyển qua chu kỳ Dương, liên quan đến mặt trời, thời tiết nóng dần lên.
Tuy nhiên, dù lý giải như thế nào đi nữa, chúng ta cũng đã nhận rõ là trái đất hiện đang nóng dần, nghĩa là hiện tượng hâm nóng tòan cầu đã là một hiện thực. Ngoài những nguyên nhân được nêu ra qua sự phát triển công kỹ nghệ trên thế giới, con người còn tận dụng khai thác tài nguyên thiên nhiên làm đảo lộn hệ sinh thái nhiều vùng trên trái đất. Từ đó, tạo ra những ảnh hưởng dây chuyền mà con người không thể kiểm soát hay tiên liệu được như hiện nay.
Còn một nguyên nhân cho đến ngày nay không được các nhà khoa học lưu tâm đến là vào thời điểm năm 1750, dân số trên toàn thế giới chỉ chiếm khoảng vài trăm triệu. Hiện nay, quả địa cầu là nơi cư trú của trên 7 tỷ nhân mạng, phóng thích mỗi ngày, theo ước tính, hàng triệu tấn khí carbonic nhiều hơn rất nhiều so với thời điểm 1750. Điều nầy cũng có thể nào là một phần lý giải cho sự hâm nóng toàn cầu?
3- Hướng giải quyết mới
Đi tìm một phương hướng khác để giải quyết vấn đề ô nhiễm hiện nay quả là một nan đề cho bất cứ nhà khoa học nào có lương tâm và có một tầm nhìn đúng đắn về dự phóng tương lai. Dùng khoa học hay kỹ thuật thuần túy để giải quyết ô nhiễm môi trường đã gặp những bế tắc kể trên.
Từ ngàn xưa Phật Thích Ca đã gợi ý là dùng thiên nhiên để giải quyết và điều chỉnh những vấn nạn của thiên nhiên (do con người gây ra!) trong khi rao giảng đạo Từ Bi của Ngài. Ngài đã nhắc nhở rằng mọi sinh vật kể cả cây cỏ đều có một đời sống riêng góp phần vào sự hài hòa của thiên nhiên và nếu hủy diệt một mầm sinh vật nào đó, có thể làm đảo lộn sự hài hòa ấy. Do đó nguyên lý dùng thiên nhiên để giải quyết các vấn nạn của thiên nhiên là một suy nghiệm căn bản cho mọi phương pháp xử lý ô nhiễm môi trường trong hiện tại và tương lai.
Trong chiều hướng đó các nhà khoa học đã tìm về thiên nhiên để suy nghiệm và giải lý từ các chu kỳ tuần hoàn của cây cỏ để đưa ra các phương pháp thích nghi cho việc xử lý ô nhiễm môi trường. Nguyên lý SINH – DIỆT của Phật giáo có thể được đem ra áp dụng ở trường hợp này để mang lại sự cân bằng cho hai nhu cầu phát triển và cải thiện môi sinh. Vì vậy, trong thiên niên kỷ thứ ba này, nhiệm vụ chính yếu của các nhà khoa học trên thế giới là:
• Phải tập trung trí tuệ để bảo vệ và tái tạo sự tuần hoàn nguyên thủy của thiên nhiên;
• Nghiên cứu những công nghệ sạch để thay thế các nguồn năng lượng đang sử dụng hiện tại.
• Truy tìm các giải pháp thiên nhiên để giải quyết vấn nạn ô nhiễm trên thế giới.
Trong thiên niên kỷ thứ ba nầy, con người có hai nhu cầu chính yếu: nhu cầu phát triển và sản xuất sản phẩm để sinh tồn và nhu cầu giải quyết các phụ phế phẩm để làm sạch môi trường do nhu cầu phát triển tạo ra.
4- Làm sạch bầu khí quyển
Trong tiến trình sản xuất năng lượng cho nhu cầu của con người trên thế giới, thán khí hay carbon dioxide (CO2) đã được thải ra quyện vào không khí do việc thiêu đốt than, dầu khí, khói xe, nhà máy v. v.. . Thán khí là một thành tố quan trọng nhất trong việc gây ra sự hâm nóng toàn cầu. Theo Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa kỳ (EPA) và Bộ năng lượng (DOE), kể từ khi cách mạng kỹ nghệ toàn cầu bắt đầu khoảng 200 năm trước đây thì lượng thán khí trong bầu khí quyển tăng từ 280 mg/L lên 370 mg/L Năm 2016, lượng than khí trong không khí đã qua ngưỡng cửa 400mg/L. Hoa Kỳ cũng đã ước tính trong vòng 20 năm tới, lượng thán khí sẽ tăng lên 43%. Do đó, nhu cầu thiết yếu hiện tại là phải tìm một phương cách tối ưu để giảm thiểu lượng thán khí này.
5- Biến cải đất và làm sạch nguồn nước
Cho đến nay, phương pháp thông dụng nhất để biến cải các vùng đất đã bị ô nhiễm là đất sẽ được đào xới lên và đem đi chôn ở một nơi khác. Việc làm này chính là việc di chuyển “ô nhiễm” từ một điểm A đến điểm B, chứ không phải là một phương pháp giải quyết ô nhiễm. Do đó, từ hơn một thập niên trở lại đây, việc nghiên cứu các vi khuẩn có khả năng hấp thụ các chất hữu cơ và kim loại độc hại phế thải trong kỹ nghệ là mục tiêu cấp bách của các khoa học gia trên thế giới.
6- Giải pháp duy nhất: “Tái hòa giải” với thiên nhiên
Con người đã ảo tưởng là có thể sống không cần đến thiên nhiên, trong khi bản thân sự tồn tại của cơ thể con người đã là hiện thân cho sự đa dạng sinh học, với bao nhiêu tế bào, vi khuẩn tồn tại cộng sinh. Nguyên Giám đốc Bảo tàng Quốc gia về Lịch sử Tự nhiên Pháp nhấn mạnh là: loài người không thể phá hủy được sự sống, bởi các biểu hiện của sự sống sẽ vẫn tồn tại, cho dù loài người không còn nữa. Nhưng rất có thể là, với đà diệt chủng hiện nay, con người sẽ biến mất cùng với các loài động vật có xương sống, với các loài thực vật quen thuộc trong vườn nhà của chúng ta.
Biến đổi khí hậu khiến tình hình càng trở nên khó khăn hơn. “Giải pháp duy nhất”, theo ông, đó là “tái hòa giải một nền kinh tế mới, được cân nhắc một cách kỹ lưỡng với thiên nhiên”. Tình hình hiện nay là “đã quá trễ để có thể bi quan”.
Không ai biết được thời điểm nào thảm họa sẽ là “không thể đảo ngược”. Chỉ có một cách duy nhất là hành động khẩn cấp.
7- Cần có một đóng góp “phi thường” của thiên nhiên cho kinh tế
Không chỉ là bệ đỡ cho sự sống của con người, đa dạng sinh học còn có đóng góp quyết định vào nền kinh tế nhân loại. Báo Le Monde dẫn thêm một con số của báo cáo WWF gây bàng hoàng: đóng góp của “các loài côn trùng và chim chóc thụ phấn” cho nông nghiệp hàng năm tương đương với 125.000 tỉ đô la, gấp 1,5 GDP toàn cầu (chưa tính đến các đóng góp khác của thiên nhiên). Nhà môi trường Pascal Canfin bình luận: “nếu phải trả tiền cho dịch vụ này, mô hình kinh tế hiện nay của chúng ta sẽ phá sản”.
8- Giải quyết nạn hạn hán qua kinh nghiệm của Nhật Bản
Vào mùa hè năm 1994, Nhật Bản bị thiếu nước nghiêm trọng. Tháng 8 năm đó, hội nghị về Sử dụng nước mưa để cứu trái đất do Nhật Bản đề xướng đã được tổ chức một Hội nghị quốc tế tại Tp. Sumida, Tokyo. Chủ đề của hội nghị nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng các hệ thống quản lý nước mưa hiệu quả để giải quyết các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, đô thị hóa, và sự khan hiếm nước. Những giải pháp có thể bao gồm việc thu gom nước mưa, sử dụng nó cho các mục đích khác nhau như tưới tiêu, giảm ngập lụt đô thị, và bảo vệ nguồn nước sạch.
Hội nghị cũng có thể đã tạo điều kiện cho các nhà khoa học, nhà quản lý, và các chuyên gia quốc tế trao đổi kiến thức và kinh nghiệm về cách tích hợp nước mưa vào các chiến lược quản lý đô thị và môi trường.
Hội nghị quốc tế tại TP. Sumida, Tokyo vào năm 1994 với chủ đề "Sử dụng nước mưa để cứu Trái đất - Xây dựng mối quan hệ thân thiết với nước mưa ở các thành phố" tập trung vào nhiều khía cạnh của việc quản lý nước mưa. Dưới đây là một số chi tiết chính về những chủ đề có thể đã được thảo luận tại hội nghị:
Sử dụng nước mưa:
• Thu gom và lưu trữ nước mưa: Các phương pháp thu gom nước mưa từ mái nhà, bề mặt không thấm nước, và các khu vực khác để lưu trữ cho các mục đích sử dụng khác nhau như tưới tiêu, làm mát, và cấp nước sinh hoạt.
• Ứng dụng trong đô thị: Các giải pháp để tích hợp hệ thống thu gom nước mưa vào thiết kế đô thị, chẳng hạn như hệ thống đường ống, bể chứa, và các khu vực lưu trữ khác.
• Giảm nguy cơ ngập lụt: Cải thiện quản lý nước mưa để giảm nguy cơ ngập lụt đô thị bằng cách sử dụng hệ thống thoát nước mưa thông minh và bền vững.
Lưu trữ nước mưa:
• Hệ thống lưu trữ: Các thiết bị và công nghệ lưu trữ nước mưa, bao gồm bể chứa, thùng chứa, và các công nghệ khác để bảo đảm rằng nước mưa có thể được sử dụng hiệu quả và an toàn.
• Quản lý phẩm chất nước: Các biện pháp để duy trì chất lượng nước mưa, bao gồm các phương pháp lọc và xử lý để loại bỏ tạp chất trước khi sử dụng.
• Sử dụng lâu dài: Các chiến lược để tối ưu hóa việc sử dụng nước mưa trong dài hạn và giảm sự phụ thuộc vào nguồn nước sạch từ các hệ thống cấp nước chính.
Lợi ích môi trường:
• Bảo vệ tài nguyên: Sử dụng nước mưa giúp giảm áp lực lên nguồn nước ngọt và bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên.
• Giảm ô nhiễm: Các phương pháp thu gom và sử dụng nước mưa có thể giúp giảm ô nhiễm nước mưa và cải thiện chất lượng nước trong các đô thị.
Thách thức và giải pháp:
• Chi phí và đầu tư: Các vấn đề liên quan đến chi phí đầu tư và bảo trì hệ thống thu gom và lưu trữ nước mưa.
• Khả năng tích hợp: Tích hợp hệ thống nước mưa vào cơ sở hạ tầng đô thị hiện có và các chính sách hỗ trợ từ chính phủ.
Kinh nghiệm và chia sẻ:
• Chia sẻ kinh nghiệm: Các quốc gia và thành phố chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn tốt nhất trong việc quản lý nước mưa.
• Hợp tác quốc tế: Thúc đẩy hợp tác quốc tế trong việc nghiên cứu và phát triển các công nghệ và phương pháp mới để quản lý nước mưa hiệu quả.
Hội nghị này có thể đã tạo cơ hội để các nhà nghiên cứu, kỹ sư, nhà hoạch định chính sách, và các bên liên quan khác thảo luận và hợp tác trong việc giải quyết các thách thức liên quan đến việc sử dụng và quản lý nước mưa.
Vấn đề là cách nhìn của chúng ta về nước mưa cũng sẽ phải thay đổi, không thể lãng phí nước mưa.
Miền Nam với vũ lượng hàng năm thay đổi theo vùng, trung bình từ 1.500 đến 2.000 mm/mùa mưa. Như vậy, nếu rút được kinh nghiệm qua hội nghị trên, Bà con sẽ không bao giờ phải ứng xử với nạn thiếu nước ngọt như tháng 4 và 5, 2024 vừa qua.
Có thể chứa nước mưa trong những hồ lớn đặt cố định trên mặt đất tại những địa điểm có tính chiến lược. Nên hạn chế lượng nước mưa chảy xuống các cống và rãnh thoát nước ở xung quanh nhà hoặc hai bên đường phố. Lượng nước mưa được lưu giữ lại có thể sử dụng trong cộng đồng như tưới cây, và trong trường hợp khẩn cấp, có thể dùng lượng nước mưa dự trữ này để chữa cháy hoặc thậm chí có thể thay thế nước ăn. Mỗi hồ chứa nên được lắp đặt thêm một chiếc bơm tay và một cái vòi nhỏ để bất cứ ai cũng có thể sử dụng nước vào bất cứ lúc nào. Bể chứa nước loại này được gọi là "Tensuison" có nghĩa là "trân trọng nguồn nước mưa Chúa đã ban tặng".
Khi bạn dạo quanh quận Ichitera-Kototoi thuộc TP. Sumida, đi ngang qua đường phố Eco-Roji - đường phố sinh thái (Roji theo tiếng Nhật có nghĩa là "đường phố") và sẽ thấy đường phố có tên Rojison - theo nghĩa đen là "tôn trọng các ngõ hẹp". Phố Rojison có một hồ chứa nước mưa ngầm với dung lượng tối đa 10 mét khối, có lắp đặt thêm bơm tay. Nguồn nước này được dùng tưới cây và được xem như hệ thống chứa nước mưa cho cộng đồng dùng trong trường hợp khẩn cấp. Bạn cũng sẽ thấy những hồ chứa lớn sơn màu đỏ tía có lắp vòi ở trước cửa các căn nhà. Các ý tưởng về Tensuison được nêu trong cuốn sách "Quan điểm về ốc đảo Sumida" đã trở thành hiện thực dưới nhiều hình thức khác nhau tại vùng Ichitera-Kototoi.
Trên đây thực sự là những đề nghị và giải pháp rất khoa học và mang tính “bồi hoàn” nghĩa là sử dụng thiên nhiên, điều chỉnh và cải thiện việc làm “ô nhiễm nguồn nước” của con người. Đó chính là mục tiêu và mục đích của bài viết.
Còn như, câu chuyện về là một tuyên bố nổi tiếng của bà Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong năm 2010, bà Bộ trưởng Cao Đức Phát đã nêu ra một ý tưởng về việc mỗi hộ gia đình ở miền Nam nên mua một cái lu (chum) để chống lụt, với hy vọng rằng việc này có thể giúp lưu trữ nước mưa hoặc giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt. Tuyên bố này gây ra nhiều phản ứng khác nhau từ cộng đồng và truyền thông, một phần vì ý tưởng này không thực sự khả thi và không giải quyết được các vấn đề cơ bản về quản lý lũ lụt, gây tranh cãi trong và cũng là đề tài hài hước trong dư luận.
9- Thay lời kết
Tiến trình làm sạch thiên nhiên và trả lại thiên nhiên những nguồn nước trong lành, bầu khí quyển tươi mát, bảo vệ những cánh rừng nơi trú ngụ của các thú vật sắp bị tiệt chủng, bớt phí phạm những nguồn tài nguyên thiên nhiên trên thế giới nhất là nguồn nước sạch .... là bổn phận và trách nhiệm của mọi người trên hành tinh nầy.
Đã tự nhận là một sinh vật thượng đẳng, con người không thể từ chối bổn phận trên được.
Việt Nam từ khi mở cửa để phát triển từ năm 1986 trở đi, tình trạng môi trường ngày càng xuống cấp tệ hại. Tương tự như ở Trung Cộng, có thể nói rằng mức độ tiếp nhận ô nhiễm do con người tạo ra ở Việt Nam đã đến mức tới hạn tối đa (threshold limit) rồi. Một thí dụ điển hình về chỉ số phẩm chất không khí – Air Quality Index – AQI ở Hà Nội hàng năm. Hà Nội thường có chỉ số AQI từ mức “kém” đến “rất xấu” trong nhiều tháng trong năm. Các chỉ số AQI cụ thể có thể dao động từ khoảng 100 (mức "kém") đến 300 (mức "rất xấu") trong những ngày ô nhiễm nặng. Khi chỉ số AQI tang lên 150, theo WHO, nhà cửa cần phải phải được đóng kín và không được đi ra ngoài.
Có nhiều chỉ dấu đã báo động về mức tới hạn trong hiện tại. Đó là, hệ thống sông ngòi từ Bắc chí Nam đã và đang biến thành những dòng sông chết, hệ lụy tất yếu của sự phát triển bừa bãi và không cân bằng với việc bảo vệ môi trường. Một khi thiên nhiên không còn khả năng tự điều tiết để tái tạo hay làm sạch môi trường thì hệ quả về sự suy thoái môi trường ở Việt Nam sẽ khốc liệt hơn và con người sẽ không còn đủ khả năng để điều chỉnh hay cứu chữa nữa. Và chính sự khuất tất trên của những người quản lý đất nước hiện tại đã là một trọng tội đối với những thế hệ tiếp nối.
Mỗi người trong chúng ta, nếu ý thức được điều đó, cần phải biết gìn giữ và bảo vệ môi trường sống chung quanh mình. Đó là một phương cách an toàn và nhân bản nhất trong thiên niên kỷ thứ ba.
Và hơn nữa, có làm được như thế, chúng ta đã trả lại một phần nào món nợ mà chúng ta đã vai mượn trước của các thế hệ sau do việc làm suy thoái môi trường và phí phạm tài nguyên trong quá trình phát triển kỹ nghệ để phục vụ tham vọng của con người.
Mai Thanh Truyết
Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam (VEPS)
Mùa hè Houston 2024
Monday, August 5, 2024
Thân chuyển một bài “chuyển dịch” từ một youtube của Tác giả Andrew Millison, Giảng viên về Khoa Canh tác bền vững – Permaculture. Vì cố gắng nghe từ giọng nói cho nên có thể còn nhiều chỗ sai sót.
***
2 Tỷ Mẫu Đất Nông Nghiệp Mới
Andrew Millison, một giảng viên về khoa canh tác bền vững - permaculture, đã đến Tây Ban Nha để ghi hình dự án việc vĩ đại của Seawater Solutions, một công ty châu Âu tiên phong trong một hình thức nông nghiệp hoàn toàn mới: trồng cây sản xuất trong nước mặn. Họ ước tính rằng bằng cách sử dụng các loại cây gọi là cây halophyte lâu năm, họ có thể biến 2 tỷ mẫu đất hoang mặn thành đất nông nghiệp sản xuất. Điều này thay đổi mọi thứ!
Trên hành tinh có hơn 2 tỷ mẫu đất hoang mặn, nếu tôi nói rằng chúng có thể được biến thành nông nghiệp sản xuất mà không cần sử dụng một giọt nước ngọt nào thì sao?
Thực ra chúng ta có thể làm được điều đó bằng cách tìm kiếm các loại cây hiếm có thể phát triển trong nước mặn, một hình thức nông nghiệp hoàn toàn mới. Họ đang khai thác nguồn nước đại dương vô tận, bao gồm cả khu vực 4500 mẫu ở miền nam Tây Ban Nha. Cảm ơn bạn đã gặp tôi, Yanik. Tôi đã rất bị cuốn hút bởi khái niệm nông nghiệp nước mặn phục hồi này – regenerative seawater agriculture .Chúng tôi đang phục hồi các cánh rừng ngập mặn và đồng thời tạo ra hệ thống rừng ngập mặn, đây là một hình thức canh tác và hệ thống lâm nghiệp có chủ đích đối với cây ngập mặn để lấy gỗ, các sản phẩm dệt may khác nhau và thức ăn cho động vật.
Nông nghiệp nước mặn phục hồi và các hệ sinh thái tự nhiên dựa trên loài then chốt này - cây ngập mặn. Các cánh rừng ngập mặn là cánh cửa để tạo ra hệ thống nuôi trồng thủy sản hiệu quả và biến các đồng bằng sông delta này trở thành những khu vực sản xuất thực phẩm phong phú hơn. Bạn có thể thấy các đám rễ và thân cây này, chúng hoạt động như một bộ giảm chấn tự nhiên giúp giảm lực của sóng bão, phân tán lực để không gây ra cú sốc mạnh lên đất liền. Không có lý do gì mà các khu vực ven biển nhiệt đới và đặc biệt là các đồng bằng sông delta không nên được bao phủ hoàn toàn bởi các hệ sinh thái dựa trên cây ngập mặn. Trên toàn thế giới, có hàng chục triệu hecta đất ngập mặn hiện có hoặc bị suy thoái và hơn 900 triệu hecta đất bị mặn hóa ở nội địa, có thể được chuyển đổi và cải tạo thành đất nông nghiệp mới chỉ bằng cách sử dụng nước mặn.
Điều tuyệt vời về phương pháp tích hợp này là không cần phải đánh đổi giữa sản xuất thực phẩm, thiên nhiên và đa dạng sinh học. Đây là sự đồng tồn tại trong một khu vực mà một yếu tố thực sự nuôi dưỡng yếu tố khác. Thật đặc biệt khi thấy nông nghiệp và thiên nhiên hòa hợp với nhau.
Đây là nông nghiệp thực sự nâng cao hệ thống tự nhiên và đồng thời cung cấp thực phẩm cho con người.
Đây có tiềm năng trở thành một trong những đổi mới quan trọng nhất trong nông nghiệp hiện đại. Như thể một phần hoàn toàn mới của hành tinh vừa mở ra để canh tác. Điều này thay đổi tất cả mọi thứ.
Bạn đã sẵn sàng để biến đổi các sa mạc thành những khu vườn xanh tươi và cung cấp cộng đồng chưa?
Nó nghe giống như một câu chuyện khoa học viễn tưởng. Tôi muốn tìm hiểu chính xác cách thức hoạt động của nó.
Phía sau chúng ta trông giống như một đầm lầy mặn nhưng cũng là một đầm lầy mặn được canh tác và kỹ thuật hóa với hai tài nguyên phong phú nhất trên thế giới: đất bị suy thoái và nước mặn. Chúng tôi gọi đó là các hệ sinh thái nông nghiệp mặn, kết hợp phục hồi và xây dựng hệ sinh thái với việc canh tác.
Vậy bí quyết để trồng thực phẩm trong nước mặn là gì?
Phần lớn các loại cây chúng ta ăn và sử dụng thương mại không thể sống được trong nước mặn. Nhưng có hơn 3.000 loài thực vật có thể phát triển trong nước mặn, và những cây này được gọi là cây chịu mặn - halophytes. Lý do chúng có thể làm được điều đó là qua hàng thiên niên kỷ, chúng đã phát triển để có thể thanh lọc mặn hoặc ngăn nước mặn thấm vào màng tế bào.
Những cây này và nhiều loại halophytes lâu năm có giá trị thương mại khác nhau ở mỗi cấp độ. Thí dụ:
• Carbon và rễ có thể bán được như tín chỉ carbon.
• Các thân gỗ dài có thể trở thành vật liệu xây dựng tuyệt vời như tấm ván sợi dùng làm thức ăn cho động vật.
• Các đầu lá xanh ở trên cùng là rau quả có giá trị cao hoặc thức ăn cho động vật.
• Ở đầu lá, nơi sản xuất hạt, có thể tạo ra dầu ăn có giá trị cao và thậm chí là nhiên liệu sinh học.
Chúng tôi sử dụng công nghệ và thiết bị nông nghiệp thông thường như máy kéo và máy gặt, được chỉnh sửa để có thể tiếp cận địa hình đất ngập nước và đầm lầy. Chúng tôi thường xuyên thấy năng suất hàng năm trên mỗi hecta đạt hơn 30 tấn. So với lúa mạch hoặc lúa mì, nơi chỉ đạt từ 5 đến 7 tấn trên mỗi hecta mỗi năm, nhưng phải cần nhiều nước gấp nhiều lần hơn hơn trong sinh khối.
Chúng tôi đã trồng các loại halophytes này trong một số điều kiện khắc nghiệt nhất, nơi mà không có gì khác có thể sống sót. Đôi khi chúng hoàn toàn bị ngập nước, đôi khi đất rất khô. Sự kiên cường của các loài này không phải do biến đổi gen hay lai giống, chúng là các loại cây tự nhiên. Khi bạn nhìn kỹ chúng, bạn sẽ thấy chúng là cây mọng nước, vì vậy chúng tích trữ rất nhiều nước và độ ẩm. Đây là các loại cây lâu năm, có rễ lâu dài, phát triển và sống sót hàng thập kỷ, vì vậy chúng tạo dựng đất và sản xuất sinh khối rất phong phú. Vì chúng là cây lâu năm, chúng tôi có thể cắt phần trên của sinh khối ba hoặc bốn lần một năm mà không làm hại cây. Rễ cây tiếp tục phát triển và hấp thụ carbon, và chúng tôi có thể khai thác bền vững mà không cần cày xới đất hoặc làm gì đó với đất.
Chúng tôi không sử dụng phân bón hoặc thuốc trừ sâu vì nước mặn là phân bón và thuốc trừ sâu tự nhiên. Nước biển là phân bón có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất mà bạn có thể tưởng tượng, và bạn biết đấy, nó miễn phí và cứ chảy vào khu vực này. Vì vậy, gần như không có đầu vào nào ở đây, làm cho công việc của chúng tôi là nông dân trở nên cực kỳ dễ dàng.
Bằng cách sử dụng nước biển, họ đã mở ra một nguồn tài nguyên vô tận. Nước ngọt là yếu tố hạn chế nhất đối với nông nghiệp trên toàn cầu, nhưng loại nông nghiệp này chạy bằng nước mặn hoàn toàn loại bỏ nhu cầu về nước ngọt trong khi vẫn sản xuất ra năng suất lâu năm.
Chúng tôi đang ở đồng bằng sông Guadalquivir, đây là một vùng trũng thấp với phần lớn mặt đất ở cách mực nước biển chỉ một mét, vì vậy có rất nhiều nước mặn từ đại dương vào một không gian rộng lớn. Có rất nhiều đất ở đây mà hình thức nông nghiệp mới này có thể được triển khai. Yanik và đội ngũ của anh ấy đã mở rộng dự án rất nhiều. Chúng tôi đã lái xe đến địa điểm phát triển mới nhất của họ để xem một hệ thống như vậy được thiết lập và tất cả các chi tiết kỹ thuật về cách thức hoạt động của hệ thống nước.
Chào mừng bạn đến địa điểm của chúng tôi gọi là Marisma Treina, tức là các đầm lầy Treina, nơi con sông gặp biển. Ôi, bạn có rất nhiều công việc ở đây! Vâng, đó là những công đoạn hoàn thiện cho dự án này, với diện tích vài trăm hecta. Thông thường, chúng tôi cố gắng giảm thiểu cơ sở hạ tầng, làm cho mọi thứ tiết kiệm chi phí và rẻ nhất có thể. Trong trường hợp này, đây là một dự án trị giá hàng triệu Euro liên quan đến nhiều bên liên quan khác nhau và nhiều nguồn tài trợ từ chính phủ, vì vậy đây là một dự án đánh dấu sự phục hồi đầm lầy ở châu Âu. Tôi không thể tin rằng chúng tôi đến vào thời điểm tuyệt vời như vậy để thấy dự án như thế nào trước khi nó trở thành một khu vực đầy cây cối trong vòng 6 tháng tới. Sẽ có một hệ sinh thái xanh và khỏe mạnh. Chúng tôi đã thấy những con hồng hạc trong các đầm lầy - lagun mới đầy nước trong vài tuần qua, vì vậy sự gia tăng đa dạng sinh học ở đây sẽ dễ dàng lên tới 1.000% trong 12 tháng tới. Đây như một giấc mơ của các nhà biến đổi địa hình, nơi bạn có nước vô tận để tạo ra những động thái tuyệt vời nhất có thể.
Có một hệ thống cơ sở hạ tầng nước phức tạp với các kênh và sông quản lý lượng nước mặn vào khu vực vào bất kỳ thời điểm nào. Đây là nơi tất cả bắt đầu, nơi tất cả nước đến từ. Chúng tôi có các cổng điều chỉnh ở đây có thể mở và đóng, và đây là nơi chúng tôi có thể kiểm soát hệ sinh thái từ điểm đầu vào nước. Một điểm kiểm soát này có thể cung cấp nước cho toàn bộ 600 hecta. Vâng, nó thực sự có thể làm ngập một khu vực lớn hơn thế nhiều. Hơn 15.000 hecta phía sau đó cũng có thể chuyển đổi thành loại hình nông nghiệp mặn này. Đây là phần quan trọng nhất của khu vực, nơi tất cả các chất dinh dưỡng, cá, sinh khối thực vật, hạt giống, tất cả đều đến từ sông và cửa sông và biển. Vì vậy, cơ bản là bạn chỉ lấy nước biển và trải đều nó trên khu vực đầm lầy này, tập trung vào các kênh này và thế là xong. Đúng vậy, chúng tôi không phải gieo hạt hoặc trồng hoặc làm gì cả. Nước tự làm tất cả công việc cho chúng tôi, và nó đến từ đây.
Thật tuyệt vời! Đây là cách nó mở ra, rất đơn giản. Đây là phần cuối của kênh vào chính. Những cổng thông minh này rất đơn giản về nhiều mặt, nhưng về cơ bản, động năng của nước từ thủy triều cao đẩy mở tấm chắn ở phía này, và khi thủy triều rút, động năng đến từ phía bên kia đẩy cổng đóng. Vì vậy, nó giữ nước lại và khi thủy triều vào, nó lại mở ra. Chúng tôi không cần làm gì cả, nó tự điều chỉnh để đảm bảo rằng càng nhiều nước càng tốt ở lại đó mọi lúc. Vì vậy, nó cơ bản là hệ thống tưới tiêu bằng thủy triều, điều chỉnh bởi thủy triều. Hôm nay chỉ có một cổng mở, khi tất cả ba cổng mở, đó là một khối lượng nước khổng lồ đang ngập đất.
Trong gần 30 năm làm nhà thiết kế canh tác bền vững (permaculture) và đi khắp thế giới, tôi đã đưa tất cả những gì tôi học được vào khóa học thiết kế permaculture trực tuyến của Đại học Oregon State, tôi và đội ngũ của tôi sẽ hướng dẫn bạn qua hơn 20 bài tập với hơn 100 giờ video giảng dạy và tài nguyên phẩm chất cao, tất cả đều tập trung vào việc phát triển tài sản hoặc dự án của riêng bạn. Trong suốt khóa học, bạn sẽ nhận được phản hồi cá nhân từ một giảng viên tận tâm trong một nhóm nhỏ. Mọi người luôn hỏi tôi làm thế nào để trở thành một phần của giải pháp, đây là điểm khởi đầu của bạn. Hãy kiểm tra liên kết dưới đây để biết các khóa học sắp tới và tham gia cùng chúng tôi trong việc tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người. Hẹn gặp bạn trong lớp học!
Lời người chuyển dịch” Nguyên lý "dùng thiên nhiên để điều chĩnh những sai lệch đã phạm phải trong quá trình phát triển quốc gia". Đó là một phương pháp thích hợp nhứt ứng hợp với việc bảo vệ môi trường thên thế giới ngày nay.
Mai Thanh Truyết lược dịch từ video của tác giả Andrew Millison
Houston 8 - 2024
Subscribe to:
Posts (Atom)