Monday, June 24, 2024

Vài suy nghĩ về giáo dục Việt Nam hiện tại Theo kết luận của nhiều cuộc nghiên cứu quốc tế, một trẻ em học lớp 3 bậc tiểu học nếu không tiếp tục học lên lớp cao hơn, thì chỉ trong vòng 3 năm sau đó, em nầy được xem như “mù chữ’ vì những gì em đã học sẽ không còn tồn đọng trong trí của em nữa. Với dân số 91 triệu, niên học 2010-2011 đã quy tụ dưới 22 triệu học sinh các cấp và sinh viên trong cả nước, trong đó gồm 3 triệu trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầnm non, 18 triệu học sinh phổ thông, 400 ngàn học sinh trung học chuyên nghiệp, và khoảng 1.1 triệu sinh viên đại học thuộc các ngành chuyên môn khác nhau. Con số nầy vẫn không thay đổi nếu so với niên học 2004-2005 có dân dân số khoảng 84 triệu. Như vậy giáo dục Việt Nam có vấn đề? Nhìn chung và so sánh với tỷ lệ dân số, sĩ số sinh viên đại học vẫn còn quá ít chiếm khoảng 0,45% dân số mà thôi. Nếu lấy California làm thí dụ, Cali với 38 triệu dân trong đó có 4,7 triệu sinh viên chiếm 12,36%. Nghịch lý trên đây cho thấy giáo dục Việt Nam hiện tại không có sự phân bổ đồng bộ, nghĩa là hệ thống đại học không đủ cho nhu cầu quá tải của học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông hay chuyên nghiệp. Ở Việt Nam trước 1975, giáo dục miền Nam dựa theo ba mục tiêu: Dân tộc - Nhân bản - và Khai phóng. Từ 3 hướng trên, miền Nam đã cố gắng đáp ứng với những yêu cầu đề ra do Liên Hiệp Quốc về các quyền trẻ em như sau: • Quyền được giáo dục toàn diện là quyền được sống còn (right to survival); • Quyền được phát triển toàn diện (develop to the fullest); • Và quyền được bảo vệ chống lại các ảnh hưởng của quyền lực, lạm dụng và bốc lột, và nhất là quyền được tham dự vào các sinh hoạt gia đình, văn hóa và đời sống xã hội. Các quyền hạn trên được Liên Hiệp Quốc cổ súy để cho trẻ em trên thế giới có được một sự giáo dục toàn diện và hài hoà trong việc phát triển bản thân. Trong điều 3 của Thỏa ước Liên Hiệp Quốc có ghi rõ là trẻ em phải được đặc biệt hưởng các tiêu chuẩn y tế, giáo dục, tư pháp và các dịch vụ xã hội cần thiết để bảo vệ những gì tốt nhất cho trẻ em. Trong lúc đó, Việt Nam hiện tại đã phê chuẩn Thoả ước Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em vào ngày 20-2-1990 và công bố luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 21-8-1991. Cũng theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, trẻ em là tất cả trẻ em từ mới sơ sinh cho đến 16 tuổi. Nói như thế, nghĩa là Việt Nam xã nghĩa đã tiếp cận đầy đủ yêu cầu của LHQ và có thể áp dụng cho chương trình giáo dục trong nước. Tuy nhiên, có thể tóm tắt gọn nhẹ là Giáo dục Việt Nam hiện tại đang phải đối mặt với 4 vấn nạn căn bản như sau: Trường sở, Giáo viên, Chương trình học, và tệ hại hơn hết là tệ trạng thu học phí, lệ phí cho việc học và dạy kèm cũng như những áp lực vật chất và tinh thần từ phía phụ huynh và giáo viên. Đặc biệt đối với chương trình giáo dục, có những môn học hoàn toàn không cần thiết cho việc phát triển quốc gia vẫn được duy trì trên 30 năm nay và chiếm một thời lượng lớn trong chương trình học cũng như trong các cuộc thi tuyển vào đại học. Đặc biệt đối với trẻ em, có những môn học, tiết mục hoàn toàn không phù hợp với sự phát triển mầm non, mà trái lại có thể tạo ra những phản ứng tiêu cực cho xã hội trong tương lai. Một thí dụ về Quyết định của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo ngày 22-12-2004 vào mùa thi tuyển sinh từ năm 2005 là, học sinh phải thi tốt nghiệp 1 trong 2 phương án sau đây trước khi được ghi tên vào cuộc thi tuyển vào đại học: - Thứ nhất: Triết học Mac Lenin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị Mac Lenin, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam và tư tưởng HCM. - Thứ hai: Triết học Mac Lenin, Kinh tế chính trị Mac Lenin, Chủ nghĩa xã hội khoa học... Hiện tại các môn thi kể trên xuất hiện dưới dạng những môn học tuy có khác “tên” nhưng nội dung vẫn không thay đổi về định hướng xã hội chủ nghĩa … vô địch từ triết lý, khoa học xhcn, kinh tế xhcn, chính trị xhcn v.v… Thiết nghĩ, những môn học nầy không giúp ích gì được trong suy nghĩ của những chuyên viên Việt Nam tương lai ngõ hầu đóng góp cho công cuộc phát triển chung của đất nước. Một thí dụ nữa là nói về sách giáo khoa Đố vui để học của bộ Văn hóa Thông tin. Sách nầy đã gieo vào đầu óc các học sinh ngây thơ những hình ảnh hết sức tiêu cực của xã hôị đương thời. Trong sách trên, đầy rẩy những câu hỏi câu đố đại khái như sau: Mua cái bờm xôm, Tay ôm Thị Hến, Say sưa tới bến, Mặt đỏ phừng phừng, Một phút với cưng, Tiền lương mất sạch. Là gì? Lời giải: Bia ôm. Ngoài ra còn nhiều câu đố về đĩ điếm, Nhà chứa, Karaôkê ôm v.v... Phụ huynh của các em làm thế nào để giải thích cho một đứa em nhỏ thuộc hạn tuổi tiểu học về những vấn nạn hết sức tiêu cực trong xã hội Việt Nam hiện tại? Còn gì để nói nữa đây. Mai Thanh Truyết Một ngày “bức xúc” Ngày Hạ chí 2024

Saturday, June 15, 2024

Khởi nghĩa Yên Bái là một cuộc nổi dậy bằng vũ trang bùng phát tại Yên Bái, một phần trong cuộc khởi nghĩa do Việt Nam Quốc dân Đảng (VNQDĐ) tổ chức và lãnh đạo nhằm đánh chiếm một số tỉnh và thành phố trọng yếu của miền Bắc Việt Nam vào ngày 9 tháng 2 năm 1930. Mục đích của cuộc nổi dậy là lật đổ chính quyền thuộc địa của Pháp để xây dựng một nước Việt Nam theo chính thể cộng hòa.[2] Tỉnh lỵ Yên Bái chỉ là một trong những mục tiêu của cuộc Tổng tấn công của VNQDĐ vào quân đội và chính quyền thuộc địa. Lực lượng khởi nghĩa bị đánh bại, đảng viên của VNQDĐ bị truy nã, giam cầm và hành hình. Các lãnh tụ Nguyễn Thái Học và Phó Đức Chính bị Pháp áp giải từ Hà Nội lên Yên Bái xử trảm cùng với 11 người khác sáng sớm ngày 17 tháng 6 năm 1930. Ngày tang Yên Báy 17-6-1930 Kính tặng hương hồn những liệt sĩ đã bỏ mình trong cuộc khởi nghĩa Yên Báy Việt Nam muôn năm! Việt Nam muôn năm! Trong bình minh sương lạnh phủ âm thầm. Mười ba tiếng tung hô bao tráng liệt. Toan lay tỉnh cả toàn dân nước Việt. Gió căm hờn rền rĩ tiếng gào than. Từ lưng trời, sương trắng rủ màn tang. Ánh mờ nhạt của bình minh rắc nhẹ Trên Yên Báy âu sầu và lặng lẽ, Giữa mấy hàng gươm súng toả hào quang, Mười ba người liệt sĩ Việt hiên ngang Thong thả tiến đến trước đài Danh Dự: Trong quần chúng đứng cúi đầu ủ rũ, Vài cụ già đầu bạc lệ ràn rơi Ngất người sau tiếng rú: Ối con ơi! Nét u buồn chợt mơ màng thoáng gợn Trên khoé mắt đã từng khinh đau đớn Của những trang anh kiệt sắp lìa đời, Nhưng chỉ trong giây phút vẻ tươi cười Lại xuất hiện trên mặt người quắc thước. Đã là kẻ hiến thân đền nợ nước, Tình thân yêu quyến thuộc phải xem thường, Éo le thay! muốn phụng sự quê hương Phải dẫm nát bao lòng mình kính mến. Nhưng này đây, phút thiêng liêng đã đến. Sau cái nhìn chào non nước bi ai, Họ thản nhiên, lần lượt bước lên đài Và dõng dạc buông tiếng hô hùng dũng. “Việt Nam muôn năm!” Một đầu rơi rụng, “Việt Nam muôn năm!” Người kế tiến lên. Và Tử Thần kính cẩn đứng ghi tên Những liệt sĩ vào bia người tuẫn quốc, Sau Đức Chính, đây là phiên Thái Học, Anh nghiêng mình trước xác những anh em, Rồi mĩm cười, Anh ngảnh mặt nhìn xem Những kẻ đến quan chiêm đoàn liệt sĩ Để từ biệt những bạn đồng tâm chí. Tiếng tung hô bổng nổi, vang trời cao, Nhưng liền theo Anh đã bị xô vào Chiếc gươm máy giăng tay chào, lặng lẽ. Đao xuống, đầu rơi, máu đào tung toé. Người anh hùng nước Việt thôi còn đâu! Lũ thực dân giám sát đúng nhìn nhau Như trút sạch hết những đìều lo ngại Và xoa tay chúng thở dài khoan khoái, Trong rừng người ứa lệ, Nguyễn Thị Giang Nén nỗi đau như cắt xé can tràng Đứng ngơ ngác lặng người bên Hữu Cảnh. Trong nắng sớm, gió căm hờn quát mạnh Như thề cùng những tử sĩ anh linh Vang dội cùng trên đất Việt điêu linh Những tiếng thét uy hùng vì giống Việt. Việt Nam muôn năm! Việt Nam muôn năm! Như tan trong gió mạnh khóc vang rầm Mười ba tiếng tung hô bao tráng liệt Cố lay tỉnh cả toàn dân nước Việt. Thân anh hùng đã nát dưới ngàn cây Nhưng tiếng hô còn phảng phất đâu đây, Mười lăm năm sau ngày sầu Yên Báy, Toàn thể giống Tiên Rồng cùng đứng dậy, Cố đuổi loài tham bạo khỏi non sông, Hơn hai năm đất Việt máu pha hồng Mà chiến sĩ vẫn một lòng cương quyết Thề tranh đấu đến khi nào nước Việt Được hoàn toàn đôc lập mới ngừng tay. Thế là dòng máu vọt dưới trời mây Một buổi sáng mười lăm năm về trước Đã vẽ được cảnh anh hùng nguyện ước. Đưa non sông ra khỏi chốn u trầm Cả toàn dân nước Việt đến muôn năm Vẫn ghi tạc trong tâm ngày hôm ấy, Ngày hôm ấy, ôi! ngày tang Yên Báy! Việt Nam muôn năm! Việt Nam muôn năm! Xé nát màn sương lạnh phủ âm thầm, Mười ba tiếng tung hô bao tráng liệt Đã lay tỉnh cả toàn dân nước Việt. Đằng Phương – Nguyễn Ngọc Huy Bài thơ này từng được sử dụng trong sách giáo khoa miền Nam trước đây.

Saturday, June 1, 2024

Lakewood Church của Giáo sĩ Joel Osteen Joel Osteen thừa kế Lakewood Church và mục vụ truyền hình từ cha anh, một mục sư Baptist miền Nam. Ông thành lập chương trình truyền hình của Lakewood và sản xuất các bài giảng trên truyền hình của cha mình trong 17 năm. Vào tháng 1 năm 1999, cha anh, John, qua đời vì một cơn đau tim. Hai tuần sau khi cha anh qua đời, Joel đảm nhận vai trò mục sư và nhà truyền giáo trên truyền hình của John mặc dù được đào tạo rất ít về tôn giáo chính thức. Năm 2003, Lakewood mua lại Trung tâm Compaq, nơi từng là sân nhà của đội bóng rổ NBA Houston Rockets. Việc trùng tu mất 15 tháng và tiêu tốn hơn 105 triệu USD. Lễ khai mạc Lakewood Church có sự tham dự của 56.000 người và bao gồm những vị khách nổi tiếng như Thống đốc Texas, Rick Perry và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi. Năm 2006, Osteen lọt vào danh sách 10 người hấp dẫn nhất của Barbara Walters. Đến năm 2008, kênh truyền hình phục vụ hàng tuần của nhà thờ đã được xem ở hơn 100 quốc gia. Joel và gia đình được mời tham dự bữa sáng Phục sinh do Tổng thống Barack Obama tổ chức tại Nhà Trắng năm 2010. Kể từ đó, chương trình phát sóng của Nhà thờ Lakewood đã phát triển theo cấp số nhân và có thể được xem ở 100 quốc gia khác nhau. Joel đã mở rộng cả hội thánh và mục vụ truyền hình trên toàn cầu. Nhà thờ chào đón hơn 50.000 giáo dân mỗi tuần. Các bài giảng trên truyền hình hàng tuần của Osteen được trung bình bảy triệu người xem mỗi tuần và 20 triệu người mỗi tháng. Dù không có bằng cấp chính thức nhưng anh đã trau dồi kỹ năng rao giảng của mình đến mức hoàn hảo dưới sự hướng dẫn của cha mình. Để chuẩn bị cho bài giảng của mình, Osteen ghi nhớ các bài phát biểu của mình và sau đó nghe lại chính mình trên băng. Ông tự nhận rằng anh cố gắng dạy các nguyên tắc Kinh thánh một cách đơn giản và dễ hiểu, tập trung vào sức mạnh của tình yêu thương và thái độ tích cực. Năm 2004, Joel viết cuốn sách đầu tiên “Cuộc sống tươi đẹp nhất của bạn ngay bây giờ” - Your Best Life Now. Cuốn sách được tiếp thị như một cuốn sách có tư duy tích cực, nó đứng đầu danh sách Sách bán chạy nhất của New York Times và ở đó trong 200 tuần. Sự nổi tiếng của cuốn sách nầy và các bài giảng của ông đã cho phép Joel mang thông điệp "Sống hết khả năng của bạn" – “live at your full potential” đến các đấu trường thể thao cháy vé trên khắp thế giới. Cuốn sách thứ hai của ông “Trở thành một người tốt hơn” - "Become A Better You" xuất bản năm 2005, đã bán được bốn triệu bản và được cho là đã mang về cho mục sư hơn 13 triệu USD tiền ứng trước và tiền bản quyền. Năm 2005, Osteen bắt đầu chuyến du lịch qua 15 thành phố của Hoa Kỳ để ủng hộ cuốn sách của mình và ông đã thuyết giảng cho rất đông người tại mỗi địa điểm. John McCain từng mô tả Osteen là tác giả truyền cảm hứng yêu thích của ông. Joel Osteen đã viết hơn 20 cuốn sách trong suốt sự nghiệp của mình, bao gồm cuốn sách mới nhất "Quy tắc ngày của bạn: 6 chìa khóa để tối đa hóa thành công và tăng tốc ước mơ của bạn" - "Rule Your Day: 6 Keys to Maximizing Your Success and Accelerating Your Dreams" và "Sự vĩ đại hơn của bạn đang đến: Khám phá con đường dẫn đến Tương lai của bạn Lớn hơn, Tốt hơn và Tươi sáng hơn". - "Your Greater is Coming: Discover the Path to Your Bigger, Better, and Brighter Future." Đừng bỏ lỡ chiếc bát gốm xinh đẹp và đa năng này được trang trí bên ngoài và bên trong với 2 Corinthians 9:8, “Và Đức Chúa Trời có thể ban phước dồi dào cho bạn, để trong mọi lúc, có đủ những gì bạn cần, bạn sẽ làm đủ mọi việc lành.” Hoàn hảo cho bất cứ nơi nào trong nhà hoặc văn phòng của bạn, hãy để chiếc bát dồi dào bằng gốm này là lời nhắc nhở về những phước lành dồi dào mà Chúa dành sẵn cho bạn. Giáo sĩ Joel Osteen tuyên bố:”Không ích kỷ khi dành thời gian cho bạn. Bạn cần thời gian để sảng khoái, tái tạo năng lượng. Bạn không nên bận rộn đến mức không có thời gian ở một mình, thời gian để cười, thời gian để tập thể dục. Bạn cần giải trí. Bạn cần những thứ giúp bạn giữ thăng bằng.” - It’s not selfish to take time for you. You need time to get refreshed, to reenergize. You shouldn’t be so busy that you don’t have time to be alone, time to laugh, time to exercise. You need recreation. You need things that keep you in balance. Người viết đã từng nghe Giáo sĩ Joel Osreen ba lần ở Lakewood Church. Ờ lần đầu tiên, vì là khách đến lần đầu cho nên được hướng dẫn ngồi hàng ghế đầu tiên, và có dịp quan sát kỹ lưỡng buổi thuyết giảng. Buổi lễ hôm đó cách đây độ 4 năm có khoảng 10.000 người tham dự. Không giống như các buổi lễ ở các nhà thơ Cơ Đốc Giáo, nói là buổi lễ chứ thật sự là một buổi diễn thuyết của ông lồng khung trong những câu chuyện ngoài đời, chuyện gia đình vợ con ông làm từ thiện và sống chung với một bộ lạc ở Phi Châu một thời gian cũng như các sự giúp đỡ và cố gắng giải thích cho người dân sống một cách “văn minh hơn”. Trong suốt buổi giàng thỉnh thoảng có chen vào những bản nhạc vui tươi và giáo sĩ cũng nhảy múa như một ca sĩ, hay kịch sĩ…Người viết cũng hiểu “lỏm bỏm” ý nghĩa của bài giàng hôm đó là…Bạn cần thời gian để sảng khoái, tái tạo năng lượng. Bạn không nên bận rộn đến mức không có thời gian ở một mình, thời gian để cười, thời gian để tập thể dục. Bạn cần giải trí. Bạn cần những thứ giúp bạn giữ thăng bằng… Cuối buổi lễ một ly rượu lễ nhỏ được mang đến tận tay… Vui, hữu ích, thông thoáng, thực tế, và rất “đời thường”, người viết được khai tâm về một nét giảng đạo độc đáo của Giáo sĩ Joel Osteen. Mai Thanh Truyết