Saturday, April 13, 2024

Thêm Một Formosa Ở Phía Nam Vũng Áng: Hải Cảng Cửa Việt Từ năm 2014, Hải cảng Cửa Việt đã được chuyển giao về cho Tập đoàn TC lập căn cứ “quân sự” tại Cửa Việt thông qua một “dự án kinh tế” của Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam - một công ty sản xuất thức ăn gia súc, thuỷ sản và chăn nuôi hàng đầu Việt Nam, vốn thuộc tập đoàn C.P. Group của Thái Lan, nhưng đã bị Trung Cộng thâu tóm sau đó... Cảng Cửa Việt là một khu cảng sâu ở tỉnh Quảng Trị, một tỉnh phía Bắc Tp. Huế, nằm ở thị trấn Cửa Việt, huyện Giơ Linh. Từ năm 1965 đến 1972, đoạn sông từ Cửa Việt đến hải cảng quân sự Đông Hà đã trở thành một vùng hải lưu huyết mạch của Quân đội Hoa Kỳ trong cuộc chiến trước 1975. 41 năm sau khi chiếm được toàn cõi Việt Nam, CSBV lần lần “chuyển giao” các hải cảng dọc theo Vịnh Bắc Việt, từ cảng Hải Phòng dành cho kho bãi và bến của tàu bè TC cho đến cảng sâu Cửa Lò, Nghệ An, cảng sâu Sơn Dương, Vũng Áng, và từ đầu năm 2014, cảng Cửa Việt trở thành một vị trí chiến lược của TC. Tất cả các cảng trên phối hợp thành một tam giác biển qua ba trục: Sơn Dương - Cửa Việt - Du Nam, thành phố cực Nam của Đảo Hải Nam, nơi trú ngụ của “hàng không mẫu hạm” Liêu Ninh của TC. Tam giác nầy, đứng trên bình diện quân sự, nhằm kiểm soát toàn thể Vịnh Bắc Việt. Chúng ta còn nhớ trong cuộc bạo loạn tại Bình Dương năm 2014, tàu TC đã ngang nhiên xâm nhập Vịnh Bắc Việt, hải phận của Việt Nam để đến Sơn Dương chở hơn 3000 công nhân của Formosa Vũng Áng về Tàu. Có thể nói, hiện tại, một vùng chiến lược đã được xây dựng ngay tại Cửa Việt... gồm kho bãi, đèn hải đăng (lighthouse) báo hiệu cho tàu bè, và một khu “quân sự” hoàn toàn bị cô lập, người dân Quảng Trị không được bén mảng đến, ngay cả cán bộ CSVN cũng bị cấm. Cửa Việt nằm ở ngay cửa biển của hành lang kinh tế Đông - Tây, và ở cuối Quốc lộ 9, cách cửa khẩu Lao Bảo 90 km về phía Đông, chạy xuyên qua Lào, đến tận hải cảng phía tây Thái Lan, tiếp giáp với Ấn Độ Dương. Hải cảng Cửa Việt được đánh giá là một công trình quan trọng để thúc đẩy kinh tế khu vực Vân Nam-Lào-Thái Lan và Việt Nam phát triển. Nhưng người thủ lợi nhiều nhứt chính là Vân Nam của Trung Cộng. Tỉnh Vân Nam cần 1 triệu thùng dầu thô hàng ngày cho nhu cầu phát triển công kỹ nghệ hóa chất. Trước kia, chi phí chuyển vận lượng dầu thô nầy qua ngả duyên hải Trung Hoa quá tốn kém. Kể từ năm 2008, sau khi hoàn tất việc nạo vét lòng sông Mekong, vào tháng 12, hai chiếc tàu dầu có trọng tải 5.000 tấn đầu tiên đã đến biên giới Vân Nam qua ngả Ấn Độ Dương từ hải cảng phía tây của Thái Lan. Thêm nữa vào năm 2010, Việt Nam đã xuất cảng trên 8 triệu tấn dầu từ Dung Quất qua quốc lộ 9 kể trên. Hải cảng Cửa Việt chỉ cách vùng Đông Bắc Thái Lan 300 km đi theo đường xuyên Á Đông Tây, khoảng cách này ngắn hơn nhiều nếu so với trên 1000 km nếu đi ngược về hướng Vịnh Thái Lan qua hải cảng Mawlamyine. Đây có thể được xem là một lợi thế giúp cho cảng Cửa Việt có cơ hội phát triển thành cảng sâu lớn, giúp cho lưu thông hàng hóa đường biển thuận lợi hơn giữa Việt Nam, Lào và Thái Lan. Chính vì những thuận lợi trên mà TC càng đầy mạnh tiến trình xây dựng cảng kinh tế - chính tri -quân sự và chiến lược nầy. Hải cảng Cửa Việt từ năm 2014 đã được chuyển giao về cho Tập đoàn TC lập căn cứ “quân sự” tại Cửa Việt thông qua một “dự án kinh tế” của Cty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam - một công ty sản xuất thức ăn gia súc, thủy sản và chăn nuôi hàng đầu Việt Nam, vốn thuộc tập đoàn C.P. Group của Thái Lan, nhưng đã bị Trung Cộng thâu tóm sau đó. Cũng cần nên biết, vào năm 2009, Cửa Việt được trao cho tập đoàn công nghiệp Tàu thủy Việt Nam Vinashin, và tập đoàn này đã có dự án 3000 tỷ đồng để xây dựng Cửa Việt thành một cảng biển sâu trong khu vực miền Trung. (Vinashin đã vỡ nợ, thua lỗ và thất thoát lên đến 86.000 tỷ đồng. Hiện nay (2015) cộng tất cả các khoản lãi, thuế phải trả…con số thất thoát của Vinashin lên đến 123.000 tỷ đồng- tương đương hơn 6 tỷ USD). Trong đó, 600 tỷ đồng đầu tư đến năm 2010 cho cầu cảng Cửa Việt để đón tàu 10 nghìn tấn, 1.600 tỷ đồng để xây dựng nhà máy đóng tàu 70 nghìn DWT (công suất 10 tàu/năm), số tiền còn lại sẽ đầu tư vào khu du lịch Cửa Việt. Nhưng sau 6 năm xây dựng, các dự án trên hoàn toàn đi vào... lịch sử, và tất cả vốn đầu tư đã âm thầm vào các túi áo cũa những “nhóm lợi ích” thời bấy giờ. Trong một bài bình luận mới đây trên website của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Cộng, một học giả Trung Hoa đã nói huỵch toẹt âm mưu của Bắc Kinh một khi chiến tranh Trung - Việt nổ ra là sẽ tìm cách chia cắt Việt Nam từ phía biển của vùng nầy. Xin trích một đoạn trong bài “Học giả Trung Hoa bày mưu chia cắt Việt Nam từ phía biển” trên trang Giaoduc.net ngày 19/4/2016: “...Một khi lực lượng hải quân ngoại bang khai triển từ biển thì về mặt địa hình, Việt Nam như ‘dưa hấu gặp dao sắc’, có thể bị tấn công đổ bộ từ bất kỳ địa điểm nào dọc theo đường bờ biển đất liền... Nói cách khác, nếu Việt Nam để mất quyền kiểm soát Biển Đông thì bố trí quân sự của Việt Nam ở miền Bắc mất hẳn chỗ dựa, đầu đuôi khó ứng cứu cho nhau…” Mặc dù Trung Cộng có thể tấn công đổ bộ từ bất kỳ địa điểm nào dọc theo bờ biển Việt Nam, nhưng tất nhiên họ sẽ nhắm đến những vị trí xung yếu nhất về an ninh quốc phòng như các cảng sâu kể trên. Đó là những vị trí đáp ứng được ít nhất một trong những tiêu chuẩn sau: * Thuận tiện cho việc đổ bộ - vùng biển nơi đổ bộ phải đủ sâu cho tàu trọng tải lớn cập bờ, cho phép cả binh lính lẫn các loại vũ khí hạng nặng đổ bộ; * Nếu đổ bộ thành công, Trung Cộng sẽ khống chế được một khu vực rộng lớn có tầm quan trọng chiến lược; * Chỉ cần một lực lượng quân sự vừa phải là đủ sức chia cắt Việt Nam tại đó; * Tại vị trí đối diện bên kia biên giới Lào-Việt hoặc Campuchia-Việt Nam, Trung Cộng cũng thiết lập được căn cứ phối hợp, nhằm khi chiến tranh nổ ra, nó sẽ hợp đồng tác chiến với lực lượng đổ bộ từ biển vào (hoặc với cả lực lượng nằm vùng tại vị trí đổ bộ) để hình thành nên một gọng kìm nguy hiểm. Hiện nay, Trung Cộng đã chiếm hầu hết các vị trí chiến lược nằm dọc theo bờ biển Việt Nam như Cửa Lò, Nghệ An, Sơn Dương, Vũng Áng (Hà Tĩnh), Cửa Việt, Quãng Trị, Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế), Hải Vân (Thừa Thiên - Huế), Silver Shores (Đà Nẵng), Vĩnh Tân (Bình Thuận), Duyên Hải (Trà Vinh), hay Châu Thành (Hậu Giang), v.v... (trích trên internet) Vì đã kiểm soát hoàn toàn khu vực biển, việc mang tàu chở phế thải độc hại từ những nhà máy hóa chất bên Tàu sang... xả thải vào bên trong khu Cửa Việt, để rồi từ đó theo đường ống, nước thải an nhiên và thênh thang đi vào lòng biển... đầu độc nguồn protein cá của người dân sống trong vùng, giống như tình trạng ở Vũng Áng hiện tại. Việc đầu độc thâm sâu nầy của Trung Cộng cần được cáo giác trước dư luận thế giới. San hô ở đảo Lý Sơn đã có chỉ dấu nhiễm hydroxid sắt xả thải từ các ống nước thải ở Vũng Áng mà một số tiến sĩ, khoa học gia của CS Hà Nội kết luận là tảo đỏ (?) khi câu chuyện Vũng Áng bắt đầu ngõ hầu xoa dịu áp lực của ngư dân đã được chứng minh qua việc khám phá qua việc phân tích mẩu san hô ở nơi đây tại Hoa Kỳ vào cuối tháng 7 vừa qua. Thêm một Formosa Cửa Việt cần phải được đề cao cảnh giác. Một lần nữa, Nước dơ cần phải rửa bằng Máu, theo lời của tiền nhân, Vua Duy Tân. Mai Thanh Truyết Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam Phụ chú: Hiểm họa Trung Quốc trong dự án nghỉ dưỡng của FLC tại khu vực bãi biển Cửa Việt – Quảng Trị (Trích trên Dân LÀm Báo) 29/05/2018 - Dư luận chưa hết bất ngờ khi Quảng Ngãi giao gần 4.000 ha đất một cách thần tốc cho FLC của đại gia Trịnh Văn Quyết làm dự án, thậm chí tỉnh này còn sẵn sàng di dời cả đồn biên phòng và huy động cả hệ thống chính trị để hỗ trợ. Thì nay chúng ta lại ngạc nhiên hơn khi Quảng Trị tiếp tục cắt 1.000 ha đất bãi biển Cửa Việt – khu vực trọng yếu và nhạy cảm về an ninh – quốc phòng cho tập đoàn này. Nhiều người tự hỏi FLC lấy đâu ra tiền chỉ trong một thời gian ngắn để thâu tóm một diện tích đất đai khổng lồ dọc bờ biển Bắc Trung Bộ đến Nam Trung Bộ, chưa kể ở các tỉnh khác. Phải chăng đằng sau FLC là ngân hàng TQ cung cấp vốn như người ta từng đồn thổi trước đó? Thử hỏi nếu một ngày những dự án có vị trí chiến lược của FLC rơi vào tay TQ thì hậu quả sẽ như thế nào? Mới đây, nhà báo Hoàng Hải Vân – từng là Tổng Thư ký Toà soạn Báo Thanh Niên, cho biết cả Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị tiến hành khảo sát chuẩn bị giao cho FLC 1.000 ha đất khu vực bãi biển Cửa Việt. Tại đây, FLC dự kiến ngoài khu resort, sân golf, còn xây dựng một sân bay. Có khả năng tập đoàn này sẽ lấp kín các bờ biển mà doanh nghiệp khác chưa chiếm cứ. Đây là nơi có vị trí chiến lược, nếu dự án triển khai sẽ ảnh hưởng đến an nguy quốc gia chưa kể làm xáo trộn cuộc sống người dân nơi đây. Vị trí trọng yếu của Cửa Việt – Quảng Trị Được biết, Cửa Việt là một khu vực trọng yếu và hết sức nhạy cảm về an ninh – quốc phòng, bởi nó hội đủ các tiêu chí: thuận tiện cho việc đổ bộ – vùng biển nơi đổ bộ phải đủ sâu cho tàu trọng tải lớn cập bờ, cho phép cả binh lính lẫn các loại vũ khí hạng nặng đổ bộ; nếu đổ bộ thành công, giặc ngoại bang sẽ khống chế được một khu vực rộng lớn có tầm quan trọng chiến lược và chia cắt Việt Nam thanh hai miền. Khi viết về thời kỳ chống Mỹ, nhà văn Xuân Đức, một người con của Quảng Trị cũng từng công nhận: “…cuộc chiến trên cảng Cửa Việt và sông Cửa Việt nói riêng đã trở thành quyết chiến điểm khốc liệt nhất có ý nghĩa quyết định sự thành bại của cả chiến trường Miền Nam”. Đối với VN, Cửa Việt – Quảng Trị có vai trò như khúc ruột ở miền Trung, thì với TQ cũng quan trọng không kém. Từ căn cứ Du Lâm – TQ, nằm ở thành phố Tam Á, cực Nam trên đảo Hải Nam – là một mối lo an ninh cho các nước ASEAN cũng như Ấn Độ, đến Vũng Áng và Cửa Việt của Việt Nam, có chiều dài đường chim bay khoảng 320-350 km, trong khi khoảng cách giữa Vũng Áng đến Cửa Việt theo QL1A là 190 km. Ba đỉnh này tạo thành một tam giác, và với lực lượng hùng mạnh về tàu ngầm và tàu chiến mặt nước, nếu xảy ra chiến sự TQ rất dễ dàng chia cắt hai miền của Việt Nam ở khu vực Vũng Áng và tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, kể cả đường bộ và đường biển. Đó là lý do vì sao Bắc Kinh lại “ưu tiên” để cắm chốt ở nơi đây? Nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ, thì rất có thể thông qua tam giác căn cứ quân sự Du Lâm – Vũng Áng – Cửa Việt, Trung Quốc dễ dàng chia cắt Việt Nam cả về đường biển và đường bộ, thậm chí chia Việt Nam thành hai miền. TQ từng âm mưu lập khu căn cứ tại bãi biển Cửa Việt Một học giả TQ từng nói huỵch toẹt: một khi chiến tranh Trung – Việt nổ ra là sẽ tìm cách chia cắt Việt Nam từ phía biển. Bởi Việt Nam như “dưa hấu gặp dao sắc”, có thể bị tấn công đổ bộ từ bất kỳ địa điểm nào dọc theo đường bờ biển đất liền. Biết được vị trí trọng yếu của Cửa Việt – Quảng Trị, TQ đã và đang âm thầm ra sức chiếm cứ bằng được nơi đây sau khi hoàn tất thủ tục tại Vũng Áng – Hà Tĩnh. Còn nhớ năm 2011, Trung Quốc sắp thành công khi dự định lập căn cứ tại Cửa Việt trá hình thông qua một “dự án kinh tế” thâu tóm 96,1 ha đất kéo dài hơn 2km dọc theo bờ biển và chỉ cách cảng Cửa Việt chưa đầy 1km, của Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam thuộc tập đoàn C.P. Group của Thái Lan. Vì sự phản đối gay gắt của dư luận nên dự án tạm dừng, nhưng không vì thế mà TQ từ bỏ dã tâm thôn tính Cửa Việt. Bằng thủ đoạn núp bóng người Việt, TQ lại tiếp tục thâu tóm một Chi nhánh của Công ty Cổ phần Phát triển Thuỷ sản Huế tại thôn Phú Hội, xã Triệu An, huyện Triệu Phong, và thế là một căn cứ khác sát nách cảng Cửa Việt được thiết lập. Liệu TQ sẽ dừng lại ở đó? Nếu FLC “cấn nợ” cho TQ bằng những dự án nhạy cảm về an ninh quốc gia thì sẽ ra sao? Tình trạng cắt đất tại khu vực Cửa Việt giao cho DN làm dự án lại một lần nữa bị xáo trộn, khi Quảng Trị bàn giao 1.000 ha đất nơi đây cho FLC. Như ta đã biết, những dự án mà FLC thâu tóm là hàng loạt các điểm xung yếu dọc suốt bờ biển từ Từ Vịnh Hạ Long đến Thanh Hóa, nhất là hai vị trí là Đà Nẵng và Nha Trang. Tại Cao nguyên, địa điểm mà FLC chọn là những đồi thông, đồi cỏ hồng tuyệt đẹp và 500 ha rừng một vị trí chiến lược quan trọng bậc nhất trên mái nhà Đông Dương của một huyện nghèo, heo hút Đắk Đoa, Gia Lai. Tại sao FLC lại chọn một địa điểm hoang vu, xa thành phố xa sân bay như vậy để làm sân golf, và khách sạn cao cấp? Dân thì nghèo đói, liệu khu nghỉ dưỡng của FLC phục vụ cho ai? Điều đáng nói là đi đến đâu chính quyền sở tại đều ưu ái cho FLC đến đấy? Nhiều người tự hỏi thế lực nào đang giúp FLC thâu tóm phần lớn đất đai bờ biển lẫn đất liền như thế? Báo động, Cửa Việt lại sắp rơi vào tay TQ. Thâu tóm đất đai liên tục nhưng hiện FLC không chỉ nợ các nhà băng trong nước mà còn nợ ngân hàng TQ con số lên đến gần chục ngàn tỷ đồng. Xin hỏi FLC lấy đâu ra tiền để thâu tóm những đại dự án với diện tích lên đến hàng ngàn ha? Liệu FLC chỉ là tay sai của giặc phương Bắc, được cử đến chuyên đi mua toàn bộ vị trí đất đai thuộc vùng nhạy cảm về mặt an ninh – quốc phòng của VN? Thử nghĩ nếu một ngày FLC vỡ nợ thì tất cả những dự án tại vị trí xung yếu của FLC có về tay chủ nợ một cách hợp pháp? Với dã tâm thôn tín VN nhằm kiểm soát trọn vẹn biển Đông – nơi luồng vận chuyển của các tàu viễn dương quốc tế đi qua, thu được lợi ích kinh tế là rất lớn mà trước giờ VN chưa khai thác triệt để, thì liệu TQ sẽ bỏ qua cơ hội này? Nếu trường hợp FLC không vỡ nợ thì những dự án này có nguy cơ sang tay cho nhà đầu tư ngoại hay không? Điều đó có thể xảy ra khi trước đó, tại một cuộc hội thảo diễn ra ở Nhật Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết từng tuyên bố ngoài việc bán cổ phần, “FLC có thể chuyển nhượng cả dự án cho nhà đầu tư nước ngoài”. Từ những phân tích trên cho thấy hiểm họa TQ đằng sau những dự án chiếm cứ hàng ngàn ha đất tại những vị trí nhạy cảm về mặt an ninh quốc phòng của doanh nghiệp là rất lớn. Và nhất là đối với FLC – một tập đoàn hiện có trong tay biết bao dự án như thế. Nếu một ngày không xa, những dự án của FLC về tay của TQ thì hậu quả sẽ ra sao? Thật không thể tưởng tượng được. Nên chấm dứt tình trạng giao đất cho DN một cách dễ dàng như thế này bởi sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất chủ quyền rất cao. Thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta nên coi lại ĐIỀU 62 LUẬT ĐẤT ĐAI.

No comments:

Post a Comment