Tuesday, April 30, 2024
Thực hiện Cách mạng Bất tuân dân sự ở Việt Nam
Năm nay 2024, sẽ không than khóc, không kể lể mà mỗi người con Việt nhân ngày tưởng niệm Quốc hận 30/4 cần phải có tầm nhìn tích cực hơn, nghĩa là chúng ta cần phái hướng về tương lai, một khi con rắn VC bắt đầu gậm nhắm cái đuôi của nó. Chỉ trong vòng một thời gian ngắn, trong vòng một tháng, hai cái ghế trong tứ trụ triều đình đã gảy. Ghế ba chân đã khó ngồi, thì ghế hai chân làm sao … đứng vững được?
Chúng ta không trông chờ họ tự hủy diệt mà chúng ta cần thúc đầy tiến trình tự hủy diệt của chúng mau hơn …nhằm rút ngắn cơn đau dân tộc sau 49 năm.
Tù đó, vào năm 2024 nầy, một khi nhận diện được rằng trong hiện tại, Việt Nam đang vấp phải những khó khăn về kinh tế, nhiều nơi không còn tiền để trả lương cho công nhân viên chức, thậm chí đến cả công an, một thành phần ưu đãi của chế độ ở vài thành phố “ruột” vẫn chưa nhận được lương hang tháng, tạo ra một hiện tượng lãng công. Cộng thêm thiên tai, hạn hán, nhiễm mặc nhiều nới…làm cho đảng ta bối rối. Và nhứt là nội bộ CSBV đang phân hóa trầm trọng, tinh thần bất ổn trong cuộc tranh dành quyền lợi và quyền lực giữa các phe nhóm lợi ích.
Vì vậy, họ chỉ muốn … hạ cánh an toàn ở ngoại quốc mà thôi và một số đông cán bộ lãnh đạo của trung ương đảng đã làm việc đó cho con cháu họ trước, đã chuyển khoản tài chánh ra ngoại quốc. Và ngay chính bản thân họ cũng đã chuẫn bị vài sổ thông hành của các “quốc gia” như Cayman, như New Zealand là hai quốc gia dễ được cấp quốc tịch qua việc đầu tư tài chánh. Sở dĩ hai quốc gia nầy được ưa chuộng vì nằm trong Liên Hiệp Anh, đó đó, chỉ sau một thời gian ngắn họ sẽ di chuyển qua các nước khác như Canada hay Úc châu dễ dàng.
Đó là con đường chạy trốn của lãnh đạo cao cấp của CSBV, vì họ biết chắc chắn rằng người dân sẽ không tha thứ cho họ một khi đất nước trở nên dân chủ và tự do…
Vì vậy, trước hiện tình đất nước đang trở mình, chính CSBV cũng đang đứng trước việc phân vân giữa hai chọn lựa:
• Con đường hội nhập và thế giới Tây phương để sống còn,
• Sự lệ thuộc vào Trung Cộng ngày càng thắt chặt nhứt là sau khi Tập Cận Bình tóm thâu quyền lực sau Đại hội đảng tháng 10, 2022 vừa qua. Đọc lá thư cám ơn của Nguyễn Phú Trọng khi về lại Việt Nam sau ngày hội kiến với TCB, chúng ta mới thấy sự lệ thuộc của đảng CSBV như thế nào trong điện thư cảm ơn gửi ông Tập ngay sau khi về tới Hà Nội hôm 1/11, ông Trọng nói rằng: “Tôi và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam hết sức hài lòng về kết quả phong phú của chuyến thăm” và “tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần định hướng lâu dài cho quan hệ hai Đảng, hai nước” cũng như “góp phần quan trọng vào việc tăng cường tình hữu nghị, sự tin cậy chính trị, tiếp tục đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc,”
Về phía TC, cuộc chiến giữa Nga và Ukraine làm cho họ đang lúng túng trong việc lựa chọn chỗ đứng tế nhị giữa Nga và Hoa Kỳ. Thêm nữa, Trung Cộng cũng đang bị bế tắc về kinh tế tài chánh trong cuộc chiến mậu dịch với Hoa Kỳ, những cuộc đứng lên đòi quyền lợi hưu trí của cựu quân nhân Tàu, và nhứt là cuộc chiến dành quyền lực trong đảng và sự tóm thâu trọn vẹn quyền lực của TCB khiến cho tình trạng bất ổn nội bộ có thể tạo nên khủng hoảng chính trị trong những ngày sắp tới của đất nước nầy.
Qua hai sự kiện kể trên, thiết tưởng, mọi người con Việt trong và ngoài nước cần có những suy nghĩ dưới đây:
Về cá nhân - Mỗi người chúng ta trong 100 triệu dân ta có thể làm những việc sau đây:
• Để đuổi Tàu đang ngự trị trên lãnh thổ Việt Nam, chúng ta phá hoại bằng cách ĐỐT những cơ sở làm ăn của chúng, từ tiệm chạp phô, tiệm hủ tiếu, hay một nhà máy sản xuất v.v…Vì bây giờ họ rất sợ. Kinh nghiệm vụ đốt phá Đông Đô Đại Phố ở Bình Dương năm 2014 cho thấy các chủ nhân ông Tàu đã chạy mau về Tàu rồi. Thậm chí TC cho tàu qua rước công nhân của họ ở Vũng Áng, Hà Tĩnh về Tàu nữa;
• Để triệt tiêu Việt Cộng và các nhóm lợi ích, áp dụng cùng chính sách như trên, phục kích, đốt phá bằng mọi cách các cơ ngơi được xây dựng trên xương máu của dân tộc. Trong giai đoạn “gần như tuyệt vọng” của đất nước như ngày hôm nay, phương châm “cứu cánh biện minh cho phương tiện” cần áp dụng triệt để. Vì chính cá nhân và gia đình họ cũng đã và đang chuẩn bị “hạ cánh an toàn” ở ngoại quốc.
Về các tập đoàn xã hội dân sự và đại chúng trong và ngoài nước
Những đề nghị dưới đây có thể triệt tiêu và xóa tan cơ chế chuyên chính vô sản của CSBV trong hỗn loạn. TS David Steinman, một luật sư Hoa Kỳ và cộng sự viên của TNS Daniel Moynihan khuyến cáo rằng:” Sớm muộn gì quý vị cũng phải dùng biện pháp bất tuân dân sự. Phải có phong trào bất tuân dân sự trên toàn quốc mới hy vọng thay đổi được chế độ cộng sản độc tài.”
Chắc chắn cường quyền sẽ đàn áp dã man.
Chắc chắn máu con Rồng cháu Tiên sẽ tuôn rơi ngập tràn.
Và chắc chắn cơ chế chuyên chính vô sản sẽ bị triệt tiêu vĩnh viễn.
Nhớ lại câu chuyện tổng biểu tình ở toàn quốc ngày 10/6/2018, chúng ta thấy gì? Trên mạng từ ngày 10/6 trở đi, nhiều tít lớn loan tin:
• Tin vui không hề tưởng tượng nổi – Lực lượng CSCĐ Phan Rí phải cởi áo hạ vũ khí;
• Dân chúng xâm nhập UBND Bình Thuận v.v…
Ngày nầy đã trở thành một ngày lịch sử nhất trong lịch sử kể từ sau 30/4/75, cuộc tổng biểu tình phản đối Luật Đặc khu cho Vân Đồn, Bắc Vân Phong, và Phú Quốc cùng Luật An ninh mạng đã bùng nổ suốt từ Bắc chí Nam. Chúng ta chưa tuyệt vọng. Ánh sáng vẫn còn le lói ở cuối đường hầm. Xin đan cữ vài trường hợp trong lịch sử đương đại về những hồi sinh ở những quốc ga độc tài – cộng sản gần đề, để từ đó, chúng ta có thể hình dung con đường dân tộc phải đi để nhằm xóa tan cơ chế chuyên chính vô sản của CSBV.
Trường hợp Liên Xô sụp đổ
Có thể nói ngắn gọn là Liên bang Xô viết sụp đổ, 26/12/1991 vì những nguyên nhân dưới đây:
• Các tiểu bang trong liên bang là những quốc gia độc lập, có nguồn gốc khác với dân tộc Nga, do dó, sự ràng buộc liên bang là do CS Nga áp đặt chứ không do ý muốn của các dân tộc trên;
• Khi Liên Xô sụp đổ, họ vẫn là chủ tịch nước, là tổng thống quốc gia mà họ đã từng là Tổng Bí thư trước đó, cho nên quyền lợi và quyền lực không thay đổi;
• Liên Xô sụp đổ cuối cùng là do kinh tế liên bang kiệt quệ do cuộc chạy đua vũ khí với Hoa Kỳ.
Trường hợp cách mạng bất bạo động Ấn Độ
Một trong những đóng góp lớn nhất của Thánh Gandhi cho Ấn Độ là mang lại sự độc lập cho nước Ấn. Gandhi đã lãnh đạo dân tộc và đưa cả đất nước chống lại người Anh và sử dụng các khái niệm bất tuân dân sự và không bạo lực để đuổi thực dân Anh ra khỏi quê hương mình. Ngài còn được gọi là Cha của dân tộc.
Nhưng đây không hẳn là một cuốc cách mạng bất bạo động gọi là “Salt March”, hay Dandi March hay Dandi Satyagraha (Hành trình Sức mạnh và Sự thực) mà là một cuộc cách mạng ngay từ đầu, phản kháng lại thuế má áp đặt của người Anh, để rồi sau cùng, một cuộc bất tuận dân sự được ông khởi động qua việc tăng thuế MUỐI, nguồn sống chính của người dân miền ven biển Dandi (nay là tỉnh Gujarat). Cuộc “viễn chinh” 386 cây số diễn ra từ ngày 12/3/1930 đến ngày 5/4/1930 đã mang cuộc cách mạng bất tuân dân sự, hay là cuộc cách mạng “muối” đã đem lại độc lập và tự chủ cho dân tộc Ấn Độ.
Hiện tượng Đông Đức sụp đổ
Một nhóm lớn cư dân Đông Berlin đang chờ đợi để nhìn thấy người thân của họ ở phía Tây thành phố đứng phía sau Bức tường Berlin, tại Phố Bernauer. Từ ngày 13/8/1961, ngày bắt đầu xây dựng bức tường, cho đến ngày 9/11/1989, ngày bức tường sụp đổ, Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) và Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) bị ngăn cách bởi Bức Màn sắt (ảnh: Dpa/picture alliance/ Getty Images).
Chúng ta hãy lược qua tiến trình của cuộc cách mạng Đông Đức được trích dịch từ phần phụ lục của tác phẩm "Nonviolent Struggle and the Revolution in Eastern Germany" của Roland Bleiker, do The Albert Einstein Institution xuất bản, 1993.
• 7/5/1989: Hơn 100 người biểu tình chống gian lận bầu cử bị bắt ở Leipzig.
• 18/9: Hơn 100 người biểu tình bị bắt sau buổi lễ cầu nguyện vào ngày thứ Hai tại Nhà thờ Thánh Nicholas ở Leipzig. Biểu tình liên tục tiếp theo sau đó;
• 16/10: Hơn 120.000người biểu tình ở Leipzig, 10.000 người ở Dresden và Magdeburg, 5.000 người ở Halle, và 3.000 người ở Berlin.
• 18/10: Bộ Chính trị buộc Erich Honecker từ chức.
• 7/11: Toàn bộ chính quyền Đông Đức từ chức.
• 8/11: Toàn thể Bộ Chính trị từ chức.
• 9/11/1989: Các cuộc biểu tình ở Erfurt (80.000 người) và Gera (10.000 người). Tối hôm ấy Bức tường Berlin sụp đổ!
Chúng ta thấy rõ là tiến trình làm cho Bức tường Bá Linh sụp đổ bắt đầu từ tháng 5/1989, và tiếp tục hầu như liên tục cho đến ngày N là ngày 9/11/1989. Một chuổi đấu tranh của toàn dân trong 6 tháng liên tiếp.
Bây giờ, thử tìm hiểu xem những yếu tố nào đưa đến sự thành công của người dân Đông Đức?
Đó là:
• Ý thức dân chủ và dân tộc của người dân cao;
• Lý tưởng cộng sản của Tây phương dù sao vẫn còn hé mở (nhìn về phương Tây) chứ không khép kín và cực đoan kiểu Mao Trạch Đông;
• Không bị áp lực bên ngoài trực tiếp ảnh hưởng kinh tế - quân sự lên chính quốc (Liên Xô trong giai đoạn nầy đang “ngất ngư” về kinh tế do cuộc chạy đua vũ khí chiến lược dưới thời TT Reagan của Hoa Kỳ;
• Quan trọng nhứt là, chỗ dựa và là nơi yểm trợ “LỚN” của người dân Đông Đức là Tây Đức, một quốc gia hùng mạnh về kinh tế.
Bốn yếu tố thành công căn bản trên của Đông Đức, tiếc thay không hiện hữu cho trường hợp Việt Nam:
• Ý thức dân chủ và dân tộc của người Việt chưa cao (cả trong lẫn ngoài nước) từ đó những cuộc tập hợp, biểu tình có tính cách “bầy đàn” nhiều hơn quyết tâm đứng dậy chấp nhận hy sinh, ngay cả mạng sống. Hy vọng Tuổi Trẻ Việt Nam nhận thức được điều nầy và điều chỉnh hướng hoạt động trong những ngày sắp đến;
• CSBV ôm cứng lý thuyến cứng rắn của Đệ tam CS Quốc tế, cộng thêm việc phải bảo vệ quyền lợi và quyền lực cá nhân cho nên càng có quyết tâm …ĐÀN ÁP với hàng triệu công an, dư luận viên …để bảo vệ sự sống còn của chế độ và của chính bản thân. Chỉ hy vọng quân đội, nhứt là tầng lớp sĩ quan trẻ còn chút hùng khí dân tộc, không bị ô uế vì tham nhũng, bốc lột …, “ít” chịu ảnh hưởng của áp lực BCT và TƯ đảng, sẽ đứng lên làm cuộc cách mạng dân tộc;
• Việt Nam luôn bị áp lực của Trung Cộng, một quốc gia luôn luôn có mục tiêu tiêu diệt Việt Nam ngay từ buổi sơ khai của dân tộc. Đây cũng là một cột mốc khó gở cho bài toán tự do của Việt Nam trong tương lai;
• Một chỗ dựa của người Việt trong nước là hải ngoại trong cuộc chiến đấu loại trừ CSBV. Người Việt hải ngoại tuy mạnh về kinh tế, nhưng không thể hoạt động trợ giúp Việt Nam như một quốc gia như Tây Đức, cũng như chưa sẵn sàng đoàn kết nhau lại để … đuổi CSBV về Tàu. Vã lại, người Việt hải ngoại, trong tận tâm thức của mỗi người trong chúng ta, chúng ta có đóng được như vai trò của người Tây Đức trong công cuộc thống nhứt đất nước như họ hay không?
• Một yếu tố sau cùng làm cho cuộc cách mạng dân tộc qua tiến trình bất tuân dân sự càng thêm khó khăn cho người dân Việt, chính là chính sách đối với Việt Nam CS của Mỹ. Hoa Kỳ chủ trương chuyển hóa Việt Nam qua tiến trình thay đổi từ từ bằng giáo dục để chuyển hóa CSBV. Đây là một tiến trình dài lâu, nhưng chưa chắc HK đạt được ý muốn vì…sau 29 năm áp dụng chính sách nầy ngay khi Mỹ - Việt thiết lập bang giao chính thức vào nằm 1995, CSBV ngày càng cứng rắn hơn, bốc lột và đàn áp người dân tàn khốc hơn. Và chắc chắn, mọi người dân Việt đều thao thức muốn thúc đẩy tiến trình giải thể CSBV càng nhanh hơn vì tình trạng kiệt quệ của đất nước.
Đã 79 năm ở ngoài Bắc, 49 năm trong Nam!
Dù đã thuộc lòng chữ NHẪN trong luân lý và đạo đức, nhưng với hơn ¾ thế kỷ sống dưới chế độ hà khắc của CSBV đã vượt quá mức chịu đựng của những người con Việt rồi.
Tuổi Trẻ Việt Nam sẽ phải biết làm gì!
Mai Thanh Truyết
Houston – 30-4-2024
Ubuntu: Thông điệp chữa lành
Lời người góp nhặt cát đá: Thân tặng đến tất cả bạn bè, đồng hương nhân ngày Quốc hận những dòng chữ dưới đây về ý nghĩa của chữ “Ubuntu”: “Tôi như thế nầy vì mọi người xung quanh cũng vậy – I am because we are”.
Đọc bài viết “Giá trị chữa lành của Ubuntu” của tác giả Trịnh Hiệp có đoạn:” Cái tên Ubuntu xuất phát từ ngôn ngữ Xhosa ở châu Phi, nó có nghĩa là "tình nhân ái cho mọi người", "tôi như thế này vì mọi người xung quanh cũng vậy" (I am because we are)”, làm cho tôi chú ý đến tử ngữ Ubuntu. Ubuntu (phát âm IPA uːˈbuːntuː).Tên của nó bắt nguồn từ "ubuntu" có nghĩa là "tình người". Mô tả triết lý ubuntu: "Tôi được là chính mình nhờ có những người xung quanh," một khía cạnh tích cực của cộng đồng.
Tôi cũng được biết Ubuntu cũng là :”Ubuntu là một hệ điều hành máy tính mã nguồn mở dựa trên hạt nhân Linux và được phát triển bởi Canonical Ltd. Ubuntu được thiết kế với các tiện ích dễ xử dụng, linh hoạt và miễn phí. Hệ điều hành này có mục tiêu phổ biến hóa việc tận dụng Linux đối với người dùng bình thường và doanh nghiệp”. Đây là một công nghệ được thiết lập từ năm 2004, tích hợp cửa hàng ứng dụng Ubuntu Software để người dùng có thể tải và cài đặt ứng dụng nhanh chóng hơn. Hệ điều hành này được nhà phát triển cập nhật thường xuyên nhằm đảm bảo tính an toàn cho hệ thống và khả năng hoạt động với hiệu suất tốt.
Bài viết chỉ nhằm chia xẻ về Ubuntu trong khái niệm về “sự người - humaness” xuất phát từ châu Phi, và sự người này được đặt để trong ngữ cảnh tương tác và chung sống của con người với nhau trong một cộng đồng. Giá trị của Ubuntu là tôn trọng, giúp đỡ người khác, chia sẻ, quan tâm, tin tưởng, sống hội nhập và không ích kỷ với cộng đồng.
1- Câu chuyện Ubuntu
Trong bối cảnh cũ, triết lý Ubuntu là nền tảng định hình các mối quan hệ giữa các cá nhân trong các xã hội Châu Phi. Về bản chất, Ubuntu là dấu ấn quan trọng trong nền văn hóa Châu Phi và khu vực cận Sahara thể hiện sự hiểu biết, nhân phẩm, lòng nhân ái, sự hòa hợp và nhân văn vì lợi ích xây dựng cộng đồng và sự quan tâm lẫn nhau của tất cả mọi người. Ngày nay, trong bối cảnh Nam Phi hiện đại, triết lý này được đơn giản hoá thông qua ngôn ngữ của các chính trị gia hay các nhân vật của công chúng để kêu gọi sự gắn kết và đồng lòng hướng tới một mục tiêu chung.
Một nhà nhân chủng học đưa ra một trò chơi cho các em nhỏ trong một bộ lạc ở châu Phi: ông đặt một rổ quả ở một gốc cây và bảo bọn trẻ đứa nào chạy tới gốc cây trước sẽ thắng cuộc và được rổ quả. Bọn trẻ con nắm tay nhau và cùng chạy tới gốc cây, cùng chia nhau phần thưởng. Ông hỏi tại sao các cháu không chạy riêng thì sẽ được hết số quả cho mình, chúng nó trả lời "Ubuntu, làm sao một người có thể vui khi mọi người khác buồn?"
Linh muc Desmond Tutu đã diễn giải:
"Một trong những ngạn ngữ ở nước tôi là Ubuntu, bản chất của con người. Ubuntu nói cụ thể về sự thật rằng bạn không thể tồn tại là người trong cô độc. Nó nói về tính liên kết lẫn nhau. Một mình bạn không thể là người, và khi có phẩm chất Ubuntu bạn được biết về tính hào hiệp của mình. Chúng ta thường nghĩ về mình quá nhiều chỉ như những cá nhân riêng rẽ, chia cắt khỏi những người khác, trong khi chúng ta có liên kết với nhau và việc mình làm ảnh hưởng tới cả thế giới xung quanh. Khi bạn làm điều tốt, nó sẽ lan toả ra và nó có tác dụng cho cả cộng đồng".
2- Còn chúng ta thì sao?
Và tất cả những điều nêu ở phần trên dường như đang rất thiếu trong xã hội của chúng ta. Có lẽ đơn giản vì chúng ta đã được dạy trong một thời gian dài cứ phải lo tập trung học kiếm tiền, làm giàu về vật chất, mâm trên bát trước, làm ông làm cha thiên hạ mới có thể ngóc đầu kiêu hãnh với xã hội. Làm giàu không sai, trừ phi làm sai để giàu. Nhưng nếu một xã hội chỉ chăm chăm lo giàu tiền giàu bạc, nghèo nhân nghèo nghĩa thì xã hội đó hoàn toàn không có nền tảng, gốc rễ để phát triển bền vững, trước sau gì cũng phát bệnh đâm chém, chèn ép, hãm hại nhau vì cái sự hơn thua tiền bạc mà ra. Chẳng phải đó là điều chúng ta đang nhìn thấy hay sao?
Là người mà chưa chắc đã làm người là như thế. Thân xác con người không đo được mức độ làm người của một con người. Muốn đo thì phải đo giá trị cốt lõi. Con người thì có phần con và phần người. Nếu cá nhân, gia đình, xã hội tập trung nuôi phần con thì đương nhiên nó càng ngày càng phổng phao, rồi biến thành quái thú lúc nào không hay. Khổ một nỗi là, trong một đám quái thú thì làm sao thấy mình quái thú, cứ ngỡ như thế mới là người, là người phải như thế, vì xung quanh ai cũng thú vậy mà ta….
Lúc này, đứa nào lỡ sa chân chọn đường làm người thì sẽ rất gian nan, vì làm người là không giống ai, quá dị biệt, sẽ trải qua nhiều gian nan, thất bại, và hoàn toàn không trộn sỏi trộn gạch được vào đám đông. Yếu bóng vía chút là phần người sẽ bị xã hội đè bẹp, hoặc vì gian nan quá mà bỏ cuộc, tuyệt vọng quá mà buông xuôi.
Làm người đã khó. Làm người trong một xã hội không đề cao sự người lại càng khó khăn hơn. Cho nên, ai dám lựa chọn Ubuntu để làm la bàn mà canh theo, trong ngữ cảnh hiện nay thì phải gọi là quá liều lĩnh và cố chấp.
Có điều, câu hỏi lung lay thế kỷ cần đặt ra là, “Ta sinh ra là để làm người hay để làm gì khác?”
Nếu sinh ra để làm người, liệu ta có Ubuntu chưa?
Có tôn trọng, giúp đỡ người khác, chia sẻ, quan tâm, tin tưởng, sống hội nhập và không ích kỷ với cộng đồng?
Có hay không? Có hay chưa? Có chút nào không?
Hay còn đang tìm hiểu và còn đang đắn đo suy nghĩ về quyết định khó khăn này?
Còn “khác” sự người, cho dù là gì đi chăng nữa, cũng có nghĩa là ta đã không chọn làm “người”. Vậy nghĩa là mọi khát khao, mong muốn trong cuộc đời này, đích đến và lẽ sống của ta là không liên quan hay ngược lại?
Thật ra, không ai được quyền phán xét sự lựa chọn của ai, và lựa chọn nào sẽ tương ứng với kết quả đó. Có điều, nếu đứng từ góc độ được nhận lãnh, bạn có muốn được người khác tôn trọng, giúp đỡ, chia sẻ, quan tâm, tin tưởng, sống hội nhập và chan hoà với bạn hay không?
Nếu câu trả lời là không thì thôi ta giải tán miễn bàn.
Còn nếu câu trả lời là có thì, bạn có đang ngóng chờ Ubuntu từ người khác mà quên Ubuntu ngược lại?
Ai chơi kỳ vậy! Đời này làm gì có bữa trưa nào miễn phí, càng không thể cắm mặt lủi mãi vào đường một chiều. Chơi cho công bằng thì phải có qua có lại.
Còn ai sống đẹp thì tự người ta bao dung, trải lòng không mong cầu. Ngay cả khi người ta chọn sống kiểu đó thì mình mặt mũi đâu mà lợi dụng hoài?
Có gieo có gặt. Có qua có lại chút chớ.
Ngạn ngữ tiếng Anh có câu, “Chim cùng lông cùng cánh thì bay cùng với nhau - Birds of the same feather fly together”. Còn đồng loại “làm người” chắc cũng phải tụ vào nhau mà tồn tại. Nếu bạn đang lẻ loi, cô độc vì muốn chọn làm người, có khi bạn cần thay đổi môi trường, đi tìm đồng bọn ở một nơi rất khác, rất Ubuntu.
Đừng tuyệt vọng thưa bạn, vì ở đâu cũng có loài này loại kia. Và đâu đó vẫn còn hiện diện những bộ lạc làm người. Còn nếu ai đang chưa muốn làm người thì, cũng nên nhắm mắt phân tích chút ít về cảnh giới bạn muốn nhận lãnh. Quít không đi thì sao mà cam lại? Đừng mong cầu ích kỷ cho mình mà quên đáp trả tương ứng với đời. Vậy thôi à!
3- Tại sao chúng ta cần Ubuntu trong bối cảnh hiện tại?
René Descartes, một trong các nhà khoa học và triết gia vĩ đại nhất mọi thời đại và được coi là nhà sáng lập của chủ nghĩa duy lý hiện đại, từng nói: “Tôi suy nghĩ, nên tôi tồn tại – Je pense donc je suis”. Suy tư này từng tác động đến cách nhân loại hình thành ý thức về bản thân mình qua nhiều thế hệ. Trong đó, sự định hình thành tựu hay cá tính của một cá nhân không nhất thiết phải được xác định bởi mối quan hệ của một cá nhân với người khác. Tuy nhiên, người Châu Phi cổ đại không nghĩ thế, họ nuôi dưỡng cộng đồng của mình thông qua một triết lý phi phương Tây và vẫn còn tồn tại vững mạnh đến ngày nay, đó là Ubuntu.
Sự lên ngôi của chủ nghĩa cá nhân cũng như sự phát triển của xã hội hiện đại dễ khiến cho các giá trị cộng đồng bị lu mờ, đi cùng với đó là chuỗi hành động thể hiện sự ích kỷ cá nhân hay lòng tham được đề cao. Ubuntu tồn tại không chỉ để nhắc nhở người Châu Phi mà loài người nói chung về bản chất đẹp đẽ của một con người, là tia sáng thiêng liêng của sự tốt đẹp vốn có bên trong mỗi người.
Bởi lẽ, Ubuntu còn mang nhiều tầng lớp nghĩa như tình yêu, sự thật, hòa bình, hạnh phúc, sự lạc quan vĩnh cửu, lòng tốt bên trong.
Ngay từ đầu các nguyên tắc của Ubuntu đã hướng dẫn các xã hội châu Phi hình thành, tương tác lẫn nhau, tương tác với thiên nhiên hay đấng sáng tạo. Không chỉ ở Châu Phi, thế giới cũng cần một nguyên tắc hướng dẫn chung về các giá trị nhân văn để con người hướng đến. Ubuntu là cốt lõi của các giá trị con người và nếu không có Ubuntu, con người sẽ bị bao trùm bởi lòng tham, ích kỷ, vô luân, kiêu ngạo. Và quan trọng hơn hết, một khi hiểu rõ được ý nghĩa trong cách đối xử của con người đối với nhau và sự quan trọng của giá trị nhân đạo được nuôi dưỡng trong tâm thức của con người, nó có thể đảm bảo rằng những sự kiện vô nhân đạo như chiến tranh, phân biệt chủng tộc sẽ không bao giờ xảy ra nữa.
Sinh ra ở bối cảnh Châu Phi, Ubuntu cho thấy rằng nó mang giá trị chữa lành hơn bao giờ hết. Học giả Kenya James Ogude tin rằng Ubuntu có thể đóng vai trò đối trọng với chủ nghĩa cá nhân đang lan tràn trong thế giới đương đại. Trên thực tế, Ubuntu đặt trọng tâm vào các liên kết chung trong một nhóm quan trọng hơn bất kỳ lập luận hay phân chia riêng lẻ nào của cá nhân trong đó. Nhưng áp dụng triết lý này không có nghĩa là mọi người sẽ không tranh cãi, không mâu thuẫn. Học giả James Ogude cho rằng: “ Mọi người có thể tranh luận, có thể không đồng ý, nó không có nghĩa là không có căng thẳng. Mà coi nó như việc đến với nhau và xây dựng một sự đồng thuận xung quanh những gì ảnh hưởng đến cộng đồng. Và một khi bạn đã tham gia tranh luận, bạn sẽ hiểu điều gì là tốt nhất cho cộng đồng, và sau đó bạn phải chấp thuận điều đó.”
Vượt qua cả một triết lý, Ubuntu còn mang cả thông điệp chữa lành. Theo thời gian, các quốc gia Châu Phi vẫn còn mang những chấn thương tâm lý cộng đồng. Hệ thống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trong lịch sử đã tàn phá phần lớn niềm tin của con người về giá trị nhân đạo và phẩm giá con người. Ubuntu lúc này có giá trị thúc đẩy công lý phục hồi, gắn kết mối quan hệ mà đôi lúc không chỉ giữa con người với con người, mà còn của con người với thực thể đời sống xung quanh. Triết lý như kim chỉ nam gắn chặt vào đời sống và niềm tin của người Châu Phi, dẫn dắt họ đi qua bóng tối của những sự kiện vô nhân đạo và tiếp tục đặt niềm tin vào giá trị con người, cộng đồng.
4- Thay lời kết
Người viết xin mượn lời của tác giả Trịnh Hiệp để thay lời kết cho câu chuyện Ubuntu:”Xã hội VN hiện đại ngày càng man di, nghĩa là tính lợi ích cá nhân nhiều, sống bằng cái đầu và cái dạ dày của thú dữ nhiều. Họ mất đi trái tim để cảm nhận hạnh phúc và nỗi đau của những người xung quanh. Người làm quan chỉ muốn vơ vét cho đầy túi tham, chứ không muốn thấy một xã hội, một thành phố, một làng quê tốt đẹp hơn. Người CSGT ra đường chỉ muốn chặn xe lấy tiền người dân, họ không thấy hạnh phúc của mình chỉ có khi làm tốt công việc của mình, để người dân đi lại dễ dàng hơn, an toàn hơn, thoải mái hơn. Người làm cầu, làm đường, thì ăn bớt vật liệu, thi công gian dối để đút túi tiền, họ không thấy hạnh phúc là khi làm được một cây cầu, một con đường tốt cho người dân. ...
Xã hội Việt Nam đã mất đi trái tim của người, khi một người không thể vui trong khi những người khác buồn, khi một người không thể làm người khi cắt đi mối quan hệ tương hỗ với những người xung quanh.
Ubuntu là ở châu Phi, còn ở Việt Nam là "Ôi buồn tủi!"
Còn lời cuối của người viết là:”Đàng Ngoài đối xử với Đàng Trong hoàn toàn không có Ubuntu chút nào hết!”
Mai Thanh Truyết
Góp nhặt cát đá đó đây
Houston – Tháng tư 2024
Sunday, April 28, 2024
Quốc Hận Trong Lòng Dân Tộc Việt
Thưa Bà Con,
Một trong những nỗi nhớ trong suốt 49 năm qua, lịch sử dân tộc chắc không bao giờ quên một vị Tướng chấp nhận tuẫn tiết và chết theo thành dù có nhiều cơ hội để di tản ra ngoại quốc. Đó chính là Tướng Nguyễn Khoa Nam. Xin mời Bà Con đọc lời người em ruột của Tướng Nam nói về người anh của mình dưới đây:
THÁNG TƯ LẠI VỀ, TƯỞNG NHỚ TƯỚNG NGUYỄN KHOA NAM
(Bài viết của ông Nguyễn Khoa Phước - Giáo sư Trung Học, Cựu Nghị sĩ VNCH về anh trai mình)
Năm 1956, anh Nam ở Pháp về làm Đại Đội Trưởng Kỹ Thuật Dù trong trại Hoàng Hoa Thám. Anh mang lon Đại Úy cho đến cuối năm 1965 khi anh giữ chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù, tôi mới thấy anh lên Thiếu Tá. Từ lúc nắm TĐ5ND anh đi hành quân khắp bốn Vùng Chiến Thuật. Năm 1966, khoảng tháng 3, TĐ5ND tham dự cuộc hành quân Liên Kết 66 tại Quảng Ngãi do Sư Đoàn 2 Bộ Binh tổ chức, anh có về thăm gia đình tôi. Anh rất thương các cháu con tôi và có thì giờ rảnh là về nhà tôi tắm rửa, ăn cơm và thăm các cháu. Thời gian này, tôi là Hiệu Trưởng trường Trung Học Đệ Nhất Cấp Trần Quốc Tuấn ở Quảng Ngãi. Đây là lúc anh em tôi gặp nhau nhiều nhất cả thời gian sau này. Thấy anh có vẻ buồn dù ta đang thắng, tôi hỏi anh, anh nói:
- Chiến tranh đem lại chết chóc và đau thương, hàng trăm xác Việt Cộng 15, 16 tuổi phơi thây trên núi Tròn, bên đơn vị mình có mười mấy binh sĩ bị hy sinh, tội quá. Kỳ này về phải lo cho gia đình tử sĩ.
Đầu năm 1970, được đề cử giữ chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh kiêm Tư Lệnh Khu Chiến Thuật Tiền Giang. Tháng 11 năm 1974, được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Quân Đoàn IV và Vùng 4 Chiến Thuật cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Chiều ngày 1 tháng 5 năm 1975, Trung Úy Danh, Sĩ Quan Tùy Viên của Anh lên Sài Gòn tin cho chị tôi là bà Diệu Khâm biết là Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam đã tuẫn tiết. Trung Úy Danh nói thêm Thiếu Tướng tự sát vào khoảng 6-7 giờ rạng ngày 1 tháng 5 năm 1975. Ông dùng tay mặt cầm khẩu Colt-45 bắn vào màng tang bên phải, máu thấm đầy quân phục, đầu ngả sang bên trái. Trên bàn giấy, chiếc cặp của Thiếu Tướng có một số giấy tờ và khoảng 40,000 đồng tiền Việt Nam. Bác Sĩ Trung Tá Hoàng Như Tùng và một số chiến hữu lo tẩm liệm và đưa ra an táng tại Nghĩa Trang Quân Đội Cần Thơ ngày 2 tháng 5 năm 1975.
Nói tới Tướng Nguyễn Khoa Nam, cũng không quên nhắc đến Trung Tá Nguyễn Văn Long nằm chết “thẳng thớm” dưới tượng người lính trước Quốc hội, Sài Gòn do viên đạn ông tự bắn vào đầu…thật bi thảm và oai hùng. Người lính Cộng hòa là như vậy đó, Bà Con ơi!
Thưa Bà Con,
Nhân Ngày Quốc Hận hôm nay 30/4/2024, xin mượn ý thơ của Leonard Cohen để rung một hồi chuông chào đón Ngày Đau Buồn nhưng luôn hy vọng sẽ có ánh sáng bình minh len vào những đổ vỡ rạn nứt của dân tộc suốt 49 năm qua…
Hình TT Nguyễn Văn Long tự tử trước Tòa Đô Chánh Saigon ngày 30/4/1975
Hãy rung những hồi chuông vẫn còn có thể rung
Hãy quên đi lời chào mời hoàn hảo của bạn
Trong mọi thứ đều có vết rạn nứt
Đó là cách ánh sáng len vào”
……
Ring the bells that still can ring
Forget your perfect offering
There’s a crack in everything
That’s how the light gets in.
Và cùng ngẩng mặt suy nghĩ thêm về con đường tương lai của dân tộc:
• Ngày hôm nay chúng ta không còn thấy cần thiết phải lấy tư tưởng về giáo dục, luân lý, những lời giảng dạy của Khổng Tử làm mẫu mực trong cuộc sống nữa;
• Cũng không còn là lúc bình luận chiến lược, chiến thuật …đánh nhau qua các thế trận của …Binh pháp Tôn Tử nữa!
Chính vì vậy mà con người và Đất Nước Việt phải chịu sự trì trệ biết bao thế hệ, đặc biệt trong suốt 49 năm qua.
Vì vậy,
• Chúng ta cần phải áp dụng ý tưởng dân tộc từ tiền nhân để lại cộng thêm chiều hướng đổi mới của dòng lịch sử để tiến đến sự toàn hảo trong cái bất toàn trong trời đất.
Xin hãy chấp nhận sự bất toàn của dân tộc để làm kim chỉ nam cho những định hướng mới trong việc mưu tìm sự toàn bích trong cái bất toàn…
Thưa Bà Con,
Để kết thúc viết cho tháng Quốc hận năm nay 2024, người viết mong được chia xẻ cùng Bà Con về Những Nỗi Nhớ Về Sài Gòn đã từng nằm trong ký ức từ tuổi còn thơ cho đến quá kỳ của tuổi thất thập cổ lai hy.
Xin ghi lại một giai đoạn sống nghiệt ngã suốt chiều dài lịch sử dân tộc từ năm 1945 cho đến 1975.
***
Hiện diện nơi cõi trần gian năm 1942, bài viết dưới đây chỉ nhắm vào một mục đích duy nhứt là cố truy tìm trong ký ức những dấu ấn về Sài Gòn, nhứt là vào những thời điểm còn là một cậu nhà quê lên tỉnh vào tuổi ấu thơ.
Chia lìa cuống rún
Chưa đầy ba tuổi nhưng dấu ấn đầu tiên là thủ đô Sài Gòn (hay Saigon) choáng ngợp mặc dù gia đình đang trong cảnh kinh hoàng và đau buồn trước đó với hình ảnh một người cha trên người đầy máu và nhà cửa đang bị đốt cháy phừng phựt.
Quê tôi-Ấp Sò Đo-Làng Tân Phú Thượng, Hậu Nghĩa
Cả gia đình còn lại gồm Ba Má, chị Hai, Chị Sáu, Anh Bảy, Chị Chín, Anh Mười…dìu dắt nhau trên một chiếc xe ngựa hướng về Sài Gòn.
Hai Anh Ba và Anh Năm trong thời điểm đó đang đi học ở đây.
Đó là hình ảnh tôi mang theo về Sài Gòn khi tuổi còn thơ, và sau đó, những hình ảnh đã khắc ghi trong tôi đậm nét với những gương mặt tuổi trên dưới 20, đầy nét hận thù đầy hùng khí trong vụ bắn Ba tôi và đốt nhà năm đó. Sau nầy, chính Má tôi kể lại, họ chính là những tá điền của gia đình tôi.
1- Nỗi nhớ đầu tiên ở Sài Gòn: Tuổi thơ
Tuổi thơ của tôi yên ả với ngôi nhà thuê tại đường Cô Bắc (Dumortier cũ). Nhà tôi số 1, nhà của Chú Năm Nghĩa (ba của cô đào Thanh Nga) số 2. Sống thong dong như mọi trẻ con, nửa quê, nửa tỉnh, chiều chiều thả diều trên bãi đất trống trong khu phố.
Thỉnh thoảng “rắn mắt” cùng các bạn cùng tuổi đi thọc trái “me keo” ở hàng rào bao bọc một thành Tây còn sót lại nằm trên góc đường Nguyễn Khắc Nhu (Ballande) và Trần Hưng Đạo (Galliéni cũ).
Cũng biết đánh đáo, tạt hình với “tiền” là những bao thuốc lá xếp lại.
Cũng biết lấy nút phén (nấp của những chai bia Larue, xá xị…) để dưới đường rầy xe điện chạy ngang qua ga Arras (Cống Quỳnh) để được cán dẹp. Sau đó, đục hai lỗ ở giữa, thắt sợi dây vào và dùng hai ngón tay cái, xoay vòng vòng, làm vũ khí đấu với vũ khí của “địch”. Bên nào bị cắt đứt giây trước là bị thu. Đôi khi bánh xe “nút phén” được khía vòng ngoài làm răng cưa để …chiến đấu. Tôi đã chứng kiến một bạn nhỏ cùng xóm bị nút phén cắt đứt môi khi vũ khí của anh ta bị cắt đứt dây.
Cũng biết bắn đạn (người Bắc gọi là bắn bi), cũng biết đi “hoang” cùng chúng bạn, xuống chợ Cầu Muối đường Cô Giang (Douaumont cũ).
Cũng biết thỉnh thoảng chạy qua đống rác của nhà máy làm vỏ ruột xe đạp Labbé để lượm những ống ruột xe đạp được cắt từng sợi dây thung kết liền nhau. Và đây cũng là một loại “tiền” để tuổi trẻ chúng tôi “ăn thua” trong khi đánh đáo hay bắn đạn…Các dây thung nầy cũng được tuổi trẻ “gái” kết nối làm sợi dây dài dùng để nhảy dây. Có thể nhảy một mình, nhảy đôi hoặc nếu dây dài hơn nữa, có thể nhảy một lượt nhiều người trông rất đẹp mắt và vui.
Cũng biết chạy theo sau xe ngựa với chiêng trống inh ỏi, hai bên là hai bảng vẽ quảng cáo chiếu phim ở các rạp hát bóng. Chạy theo để lượm những tờ programme của các phim sắp chiếu của rạp Nam Tiến bên kia cầu Ông Lãnh.
Đôi khi mạo hiểm hơn nữa, xuống Cầu Ông Lãnh, vượt qua Cầu Mống, thả lần qua nhà máy thuốc lá Bastos và dừng lại ở Rạp hát bóng Nam Tiến.
Thế mà tôi cũng hoàn tất bậc tiểu học ở trường Tiểu học Trương Minh Ký nằm ngay góc đường Nguyễn Thái Học (Kitchener cũ) và đại lộ Trần Hưng Đạo.
2- Nỗi nhớ thứ hai: Đám tang Trần Văn Ơn
Qua tin tức do hai người anh lớn kể lại, học sinh Trần Văn Ơn đang học lớp Première ở trường Petrus Trương vĩnh Ký, nhưng vì một lý do gì đó bị bắn chết ngày 9/1/1950 tại trường. (Người viết thiết nghĩ không cần thiết nêu ra nguyên nhân hoặc lý do vì không nằm không ký ức và còn trong vòng tranh cãi vì ý thức hệ).
Từ sáng sớm 12-01-1950 hàng chục ngàn học sinh, sinh viên và dân chúng đã tề tựu chật sân trường và sân vận động trong khuôn viên trường, trong đó có tôi tháp tùng cùng với hai người anh, và cũng không biết tại sao lại có mặt ở đây nữa?
Nhìn thấy bà con, cô bác từ khắp nơi, sinh viên, học sinh cùng từng hàng xe xích lô chở nước, bánh mì. Đoàn người sau khi tề tụ đông đủ và ngay hàng thẳng lối rất trật tự đúng 7g30 sáng. Đoàn khởi hành đi theo lộ trình từ trường Petrus Ký ra đường Nancy (sau là Cộng Hòa), theo vòng xoay đi đường Frédéric Drouhet (Hùng Vương), quẹo qua đường Armand Rousseau (Trần Hoàng Quân) vòng ngã sáu Chợ Lớn, đi thẳng qua hảng rượu La Bière nhắm thẳng đến nhà quàn đường Thuận Kiều, nơi chứa quan tài anh Ơn.
Sau cùng dừng lại ở một nghĩa trang nằm trước sân vận động Renault mà sau nầy đổi tên là sân vận động Cộng Hòa. Đây là một kỷ niệm khó quên khi chưa đầy 8 tuổi!
3- Nỗi nhớ thứ ba: Trận giặc Bình Xuyên
Định mệnh đã đưa đẩy tôi cùng học dưới hai trường có tên Ký, và là hai Thầy Trò với nhau. Đó là trường Trương Minh Ký và Trương Vĩnh Ký. Một kỷ niệm nơi đây mà tôi không bao giờ quên là trận đánh giữa quân đội quốc gia và lực lượng Bình Xuyên.
Số là phải dành cho trường Chu Văn An vừa mới di cư từ miền Bắc vào, các lớp đệ nhứt cấp chúng tôi mỗi ngày chỉ học 2 giờ từ 11 giờ tới 1 giờ trưa. Lực lượng quân đội Bình Xuyên chiếm khu nội trú của trường không biết từ bao giờ (hai dãy nội trú sau nầy trở thành Trường Đại học Sư Phạm Sài Gòn là nơi tôi tùng sự ngay sau khi từ Pháp về năm 1973).
Tôi còn nhớ, ngày hôm ấy khoảng đầu tháng 4-1955 là buổi học Pháp văn của Thầy Phạm Văn Thới (sau nầy Thầy làm Chuyên viên trong Phủ Thủ tướng và qua đời năm 2002). Tiếng súng bắt đầu nổ giữa trưa. Quân Bình Xuyên bò lên đỉnh của nóc nhà ngang, nơi có phòng thí nghiệm và phòng vệ sinh của trường.
Bên ngoài từ hướng cổng trường từ đường Nancy, quân chính phủ gồm những lính người Nùng chạy xuyên qua hành lang rộng. Hai bên bắn nhau, tôi không thấy ai bị thương hay chết cả. Sau nầy mới biết là nạn nhân của cuộc giao tranh hôm ấy chính là bức tượng bán thân Petrus Ký, hướng mặt về phía cổng trường. Cụ bị một vết đạn làm má bên phải lún sâu vào như một đồng tiền (giả tạo). Vì tượng bán thân của Cụ hướng ra đường Cộng Hòa, cho nên thủ phạm hẳn là do lính chính phủ bắn vào…
Chỉ sau độ nửa giờ giao tranh, Ông Hiệu trưởng Phạm Văn Còn bắt loa kêu gọi hai bên ngưng chiến và thầy trò chúng tôi bắt đầu ra khỏi trường. Thay vì chạy thẳng về nhà, lũ trẻ chúng tôi lại mân mê và đi lượm những võ đạn đồng rơi tung tóe trên sân trường, làm các thầy giám thị phải một phen cực nhọc xua đuổi.
4- Nỗi nhớ thứ tư: Ném đá cộng sản
Vào năm 1954, khi Hiệp định Genève, Thụy Sĩ được ký kết vào ngày 20/7, theo giao ước, những người lính cộng sản được tập trung tại nhiều địa điểm ở Sài Gòn, để rồi sau đó được tập kết về Bắc. Qua một người anh lớn, tôi biết có hai địa điểm tập trung: một là khách sạn Majestic ở đường Catinat (Tự Do), và một ở góc đường Galliéni (Trần Hưng Đạo) và Huỳnh Quang Tiên, đối diện với nhà ga Arras (Cống Quỳnh). Dù còn nhỏ cũng như chưa hiểu nhiều vầ Quốc – Cộng, tôi cũng tham gia …ném đá vào các cửa sổ của khách sạn (dù không trúng vào đâu cả!).
5- Nỗi nhớ thứ năm: Tấn công chùa Xá Lợi
Ngay từ khi Thượng tọa Thích Quảng Đức tự thiêu ở đường Lê Văn Duyệt vào đầu tháng 6/1963, tình trạng xáo trộn ở Sài Gòn ngày càng phức tạp hơn, căng thẳng hơn. Và cao điểm là vụ tấn công chùa Xá Lợi đêm 20/8, hành pháp Đệ I Cộng hòa cho lịnh bắt tất cả Phật tử và thầy tu trong chùa, duy chỉ có thầy Thích Trí Quang trốn thoát.
Vào buổi xế trưa ngày thứ sáu 23/8/1963, trong một buổi học Histology do GS Listenberger dạy tại Đại học Y khoa số 28 đường Trần Quý Cáp (sau 30/4/1975, nơi nầy được dùng để làm bảo tàng viện Tội ác Mỹ ngụy), tôi rất ngạc nhiên khi thấy Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu và sinh viên Tô Lai Chánh bước vào, cả hai đều cạo đầu trọc lóc. Ngay sau đó, GS Mẫu nói cho sinh viên cả lớp biết tình trạng chính trị hiện tại và yêu cầu toàn thể bãi khóa và tham dự biểu tình ngày chủ nhựt 25/8 sắp đến.
Khi ra về, chúng tôi cùng hai bạn trong Nhóm Nguồn Sống là BS Hoàng Cơ Trường (đã mất) và KS Nguyễn Kim Long (Westminster) quyết định tham gia biểu tình.
Sáng sớm chủ nhựt, tôi đang chạy xe mobylette ngang qua nhà thờ Đức Bà thì bị bắt. Bị chở về bót Quân I, và chiều đó được chuyển vào Nha Cảnh sát đường Võ Tánh (Frères Louis).
Số người bị bắt rất đông. Tối hôm đó, tất cả được dồn lên xe nhà binh bít bùng…trực chỉ Quang Trung.
Theo lời một sĩ quan tuyên bố, từ nay tất cả chúng tôi đã là tân binh, quần áo bị tịch thu và được phân phối hai bộ quân phục mỗi người cùng với giày vớ và ba lô cùng lon hủ để đựng thức ăn…Ở Quang Trung tập cầm súng, đi ắt ê đâu được một tuần lễ, tôi được thả về; và từ đó mới biết là Quách Thị Trang bị bắn ở bùng binh chợ Sài Gòn hôm 25/8.
Đây có thể nói về kinh nghiệm được mặc quân phục và cầm súng trên vai trong suốt cuộc đời. Một nỗi nhớ khó quên!
6- Nỗi nhớ thứ sáu và sau cùng: Ngày 30-4-1975 và sau đó…
Nỗi nhớ dưới đây chính thực là nỗi nhớ và sẽ không bao giờ quên và không được quên. Đó là Sài Gòn, thành phố đã khiến cho tôi lấy quyết định cho suốt cuộc đời còn lại là phải dứt khoát tranh đấu nhằm xóa tan cơ chế chuyên chính vô sản của Cộng sản Bắc Biệt và “đuổi Trung cộng” về Tàu. Dứt khoát như vậy!
Xin thưa,
Vào thời điểm ngay sau ngày 30/4/1975, tâm trạng người dân Sài Gòn hoang mang cực độ. Nhà nhà e dè mỗi khi tiếp xúc hay trao đổi với những người hàng xóm thân thuộc trước kia. Không khí xóm giềng thân mật không còn ứng hợp với câu “bà con xa không bằng láng giềng gần” nữa, đối lại bằng những cặp mắt nghi ngờ, e sợ, nhất là khi thấy bóng dáng một người quen thuộc nhưng trên cánh tay có mang một băng vải đỏ. Đó là hình ảnh tiêu biểu nhứt cho những ngày đầu gọi là “cách mạng”.
Chúng tôi, một nhóm giáo chức của trường Đại học Sư phạm Sài Gòn gồm GS Nguyễn Văn Trường (mất 2018), GS Lý Công Cẩn (mất 2017), GS Lê Trọng Vinh (mất 1977), GS Trần Kim Nở (mất 2018), GS Trần Văn Tấn (mất 2016), và người viết (đã ở khu cư xá 57 Tự Đức từ mấy ngày trước 30/4), chúng tôi đang ngồi với nhau để bàn thảo xem phải hành xử như thế nào, trình diện ra sao, vì hôm đó chỉ là ngày thứ hai của “cách mạng”, tức thứ năm ngày 1/5/1975.
Tình cờ GS Nguyễn Hoàng Duyên (hiện là Luật sư ở San Jose), một thành viên của Ban Hóa học của trường chạy Honda đến. Tôi đề nghị với các GS huynh trưởng để tôi cùng Duyên lên trường xem xét tình hình trước.
Hai anh em đèo nhau trên chiếc Honda dame, mỗi người một tâm trạng bất an, nhưng vẫn không lộ ra. Khi vào khỏi cổng trường, không khí hoàn toàn khác, không còn một không khí quen thuộc như ngày nào. Một cảm giác nặng trĩu nơi tôi khi nhìn thấy một Giảng nghiệm viên (tên V.) thuộc Ban Vạn vật mang băng vải đỏ nơi cánh tay, chận chúng tôi lại, và hỏi với nét mặt lạnh lùng:”Hai anh vào ghi tên trình diện đi”.
Bước vào một phòng thí nghiệm hóa học, tôi lại thấy anh Nguyễn Minh Hòa (sau 30/4 được ”xếp” vào vị trí Trưởng khoa Hóa ĐH Sư phạm “tp HCM” thay thế chỗ của người viết trước ngày đó, vì “người” đã từng tuyên bố sau đó là nhờ cách mạng mà vợ tôi mới…mang thai được và tôi có con nối dòng(!), (hiện tại đã về hưu), cũng là một giảng nghiệm viên của tôi, cũng mang băng đỏ trên cánh tay hỏi tôi bằng một giọng lạnh lùng, không còn “lom khom” kính trọng như cách vài ngày trước đó. Dĩ nhiên là tôi ghi tên và bước ra ngoài.
Đi lần đến văn phòng Phó Khoa trưởng, cánh cửa đã bị mở toang từ lúc nào, tôi thấy Ngô Phàn, một sinh viên Ban Lý hóa của trường đã chạy vào bưng hai năm về trước. Phàn hỏi tôi, trên tay cầm khẩu súng lục nhỏ của GS Lý Công Cẩn: “Anh có gặp Ô C. không? Tôi đáp:” GS LCC sẽ vào trình diện sáng nay”.
Quan sát chung quanh sân trường, tôi chỉ thấy vài chị “nhà quê” quấn khăn rằn trên cổ, vẽ mặt thể hiện nét thỏa mãn của kẻ chiến thắng bước qua lại, chỉ chỏ các “anh” đeo băng đỏ mà trước đó chỉ vài ngày là những giáo sư của VNCH. Ngoài ra, không thấy bóng dáng của một “cán bộ” hay “bộ đội” Bắc Việt nào cả.
Sau đó, Duyên và tôi đi về báo cho các GS đang chờ đợi ở cư xá Tự Đức. Mọi người lên trường trình diện ngay sau khi được chúng tôi thông báo.
Một thời không quên
Một tháng sau, mọi sự đi dần vào ổn định, nghĩa là mọi thủ tục kiểm soát, kiểm tra đã hoàn tất, số giáo sư của trường được chia ra làm hai nhóm rõ rệt:
• Các giáo sư đeo băng đỏ trong những ngày đầu trở thành các Tổ trưởng và Tổ phó học tập trong đó Tôn Nữ Thị Ninh là một Tổ trưởng sáng giá nhứt, và,
• Số giáo sư còn lại chiếm đa số là Tổ viên.
Chúng tôi bắt đầu chương trình “học tập” tại chỗ với mỗi tổ khoảng trên dưới 20 người, trong đó, ngoài Tổ trưởng, Tổ phó còn có một GS hướng dẫn học tập mới vào từ miền Bắc. Nơi trường Sư phạm, các “giáo sư” đó đến từ trường ĐHSP Vinh, trong đó, “một cháu ngoan của Bác” tên Trần Thanh Đạm làm Hiệu trưởng, “GS” Cao Minh Thì làm Hiệu phó, “GS” Nguyễn Văn Châu và một số “GS” khác như Yến, Thoa …và một số khác tôi không còn nhớ tên. Tuy nhiên, một người Trưởng ban tổ chức mà tôi không bao giờ quên được, đó là Bảy Được, một công an chánh gốc, mà sau nầy đã hỏi cung tôi cùng với một sĩ quan cấp tá công an là chồng của giáo sư Yến nói trên.
Dĩ nhiên những buổi học tập trên có tính chất giáo điều, diễn ra trong tẽ lạnh vì thái độ bất hợp tác của đa số giáo sư, ngoài những câu hỏi cò mồi của “đám gs đeo băng đỏ”. Tuy nhiên cũng có những giây phút sôi nổi vì các câu hỏi “móc lò” của một số GS trẻ như Duyên và Tuấn làm cho “đám ba mươi” cứng họng, vì họ làm sao có khả năng giải đáp được trong khi chứa trong đầu một tâm thức nô lệ!
Một kỷ niệm tôi còn nhớ đến hôm nay sau 49 năm là buổi đúc kết học tập. Tổ trưởng của tôi là một tiến sĩ cũng tốt nghiệp bên Pháp và là Phó ban Hóa học thời VNCH tên Nguyễn Thị Phương (hiện ở tại Rennes, Pháp). Trong suốt thời gian “học tập”, Cô Phương thường đi bên cạnh môt “nồng cốt” thực sự, có tên Bùi Trân Phượng, con một giáo sư Việt Văn bên Đại học Văn khoa. Cô nầy luôn luôn mặc áo bà ba và quần lãnh đen và cũng “bắt chước” túi sách cán bộ sau lưng, luôn quấn trên cổ một khăn rằn.
Cô nầy luôn luôn “bên cạnh” “anh” Ba Trực của thành ủy mỗi lần đi họp Tổ của Hội trí thức yêu nước Tp hcm có trụ sở chiếm được ở Cư xá Phục Hưng cũ đường Nguyễn Thông (Tôi không “CÓ” vào Hội nầy, chỉ “bị bắt buộc” đi họp vì các buổi họp nằm trong chương trình của giai đoạn “học tập chánh trị”). Trong thời gian nầy, Phượng còn là sinh viên, nhưng ở thời điểm hiện tại (2019), Phượng là một “tiến sĩ” giữ nhiệm vụ một Khoa trưởng một trường Đại học tư ở Sài Gòn và làm thêm nhiệm vụ “đặc biệt” cho một tổ A…ở Boston(!)
Tôi được xướng danh đọc bài đúc kết học tập đầu tiên. Vì đã chuẩn bị trước, tôi đã nhờ người học trò “ruột” hiện ở Vancouver soạn thảo, ghi lại tất cả những lời “Bác Hồ dạy” “Bác Tôn dạy” cùng các phát biểu của “Chú Duẩn” v.v…Tất cả được học trò tôi đúc kết, ráp nối trên 30 trang giấy…
Và trong suốt buổi đúc kết, tôi là cây đinh trong đó. Tôi đã chiếm hết giờ dành cho Tổ để đúc kết. Do đó, sau khi thảo luận bài đúc kết, vì đã hết giờ cho nên các đồng nghiệp còn lại của tôi được ra về khoan khoái vì đã tránh được nói lên những điều ngược với lòng mình…
Trong suốt những ngày tháng gọi là “học tập”, thỉnh thoảng cũng có những cán bộ cao cấp từ ngoài Bắc vào như Cù Huy Cận, Xuân Diệu, và nhiều người khác…giảng dạy về thiên đường cộng sản.
Một hôm, tại giảng đường của Đaị học Khoa học có sức chứa gần 500 người, nhà thơ tình lãng mạn “ngày xưa” Xuân Diệu đăng đàn. Có thể nói, chưa bao giờ tôi có thể hình dung được một cán bộ cao cấp của cộng sản, từng giữ chức Thứ trưởng Văn hóa Bắc Việt có những thái độ và cung cách thiếu văn hóa như thế.
Ông Xuân Diệu, với cái áo sơ mi bỏ ngoài, mang đôi dép lẹp xẹp, vai mang cái bị da cán bộ…chễm chệ ngồi cao trên bục giảng…tự do phát ngôn. Bên cạnh đó hai chai la de Con Cọp BGI 75cc và một ly lớn. Vừa uống, vừa nói, miệng mồm đầy bọt bia, tay chân “huênh hoang” với luận điệu của kẻ chiến thắng…
Và những câu nói ngày hôm đó là bài học …đầu tiên của tôi sau “cách mạng”.
Ông ta nói cái gì?
Xin thưa,
Ông ta chê chế độ Việt Nam Cộng Hòa, đặc biệt là giới trí thức miền Nam, giới giáo sư đại học…và ví tất cả như những cây cổ thụ xum xuê cành lá…nhưng không có rễ. (Xin các giáo sư có mặt ngày hôm đó, hiện đang ở hải ngoại làm chứng dùm cho tôi, để tôi khỏi bị nói oan là bêu xấu chế độ ưu việt bằng triệu lần tư bản).
Một thời để nhớ lại và sẽ không bao giờ quên
Sau 49 năm, nghiệm lại câu nói năm xưa của một thi sĩ “thương cha thương một, thương ông thương mười” của Tố Hữu, người bạn của Xuân Diệu, lòng tôi chùng xuống và cảm thương cho một người lớn lên trong “cách mạng”, được “cách mạng” nuôi dưỡng… cho nên mới có ý so sánh đầy ‘biện chứng” trên.
Bốn mươi chín năm qua, bây giờ cả thế giới mới thực sự thấy rõ hình ảnh Việt Nam ngày nay, hình ảnh nầy đã chứng minh rành rọt qua một đất nước tan hoang từ xã hội băng hoại cho đến đạo đức suy đồi, trong đó giáo dục thể hiện tất cả những gì tồi tệ nhứt như thầy trò, cô trò…có thể trao thân cho nhau vì những đổi chác cho một kỳ thi, hay một mảnh bằng, chưa kể những tệ hại khác không cần phải nêu ra đây. Có thể nói, trong lịch sử giáo dục Việt Nam chưa có thời đại nào đưa đến sự đảo lộn luân thường đạo lý như giai đoạn hiện tại của Đất và Nước hôm nay.
Bài học đầu tiên của Xuân Diệu 49 năm về trước về cây cổ thụ cần phải được xem xét lại.
Do đó, cần phải nói cho rốt ráo là “Cây cổ thụ xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện tại là một cây chết khô, không hoa, không lá, không rễ, và thân cây đã mục nát, thậm chí mối và mọt cũng không còn gì có thể gậm nhấm được”.
Và hôm nay, đúng ngày 30/4, sau đúng 45 năm, hệ thống giáo dục của CSBV đã biến học sinh thành một công cụ cho đảng như suy nghĩ của Phạm Đình Trọng:”Học trò thay vì thích thú mặc bộ đồ mới đón năm học mới như đứa trẻ xênh xang áo mới đón ngày tết lại phải mặc đồng phục đồ lính, đội mũ lính, mang vẻ mặt xung trận, đi ắc ê một, hai, tập những bước đi đầu tiên của rô bốt công cụ, của bầy đàn, muôn người như một, không có cá nhân, không còn cá tính”…trong ngày khai trường cho niên học mới.
Và một tương phản khác của ngày khai trường năm cách đây một năm ở một miền núi trên cao nguyên Việt Nam với hình ảnh học trò ngồi chồm hổm trên đôi chân đất trong “lớp học – sân trường lầy lội” dưới trời mưa lâm râm, hay phải “du dây” qua thác ghềnh trên đường đi đến trường!
7- Thay lời kết
Quý Bà Con vừa đọc xong “Những nỗi nhớ về Sài Gòn” của một người con Việt.
Suốt 30 năm từ 1945 đến 1975 (trừ 10 năm vắng “quê” Sài Gòn vì đi du học), trải dài từ những bước chân thơ dại đến những bước chập chững vào đời.
Đôi chân đó đã từng lê la khắp mọi nơi, để lại biết bao nhiêu kỷ niệm cùng sự thăng trầm của thủ đô Sài Gòn yêu dấu. Từ những buổi sơ khai, Sài Gòn vẫn còn nét mộc mạc, vẫn còn những con đường đất, rổi trải đá, rồi tráng nhựa. Sài Gòn với đường xe điện từ bùng binh đến Chợ Lớn qua những ga: Ga chánh Sài Gòn có logo hình con cò trắng, ga Arras (Cống Quỳnh), ga Nancy (Cộng Hòa), ga Cuniac, ga An Bình, ga Jaccaréo, và cuối cùng là ga Bonhoure (Hải Thượng Lãn Ông).
Làm sau quên được Sài Gòn với bột chiên Ngã sáu. Sài Gòn với ăn chơi, với sòng bạc Kim Chung và Đại Thế Giới. Sài Gòn với Bò 7 món Pagolac, với bánh bao Ông Cả Cần. Sài Gòn với quán cơm sinh viên Anh Vũ đường Bùi Viện, với Cà phê Năm Dưỡng nơi bùng binh Hồng Thập Tự, Nguyễn Hoàng, Nancy, Lý Thái Tổ, Phạm Viết Chánh…
Và Sài Gòn với muôn trùng nỗi nhớ trong tim…
Giờ đây viết lại, người viết không cầm được xúc động. Xin chia xẻ cùng Bà Con khắp nơi với cùng một lời nguyền:” những người con Việt sẽ cùng góp tay xây dựng lại Đất và Nước một khi sạch bóng quân thù”.
Thưa Bà Con,
Trong suốt tháng tư người viết đã ghị lại qua ký ức, qua mạng toàn cầu, qua các sự kiện hiện đang xảy ra liên quan đến Việt Nam – Trung Cộng – Hoa Kỳ cùng thế giới. Tất cả đều nhắm vào mục tiêu là gióng lên thêm một tiếng chuông nhằm mục đích cho Bà Con trong nước và hải ngoại thấy rõ dã tâm của Trung Cộng muốn thôn tính Việt Nam qua hơn 4.000 năm. Và những năm sau cùng sau nầy khiến cho cuộc thôn tính càng khốc liệt hơn để nuốt cho “bằng được” Việt Nam trong năm 2024 nầy!
Bằng cách nào?
• Triệt hạ nguồn protein của dân tộc bằng cách tiêu diệt nguồn cá ở Biển Đông qua Nhà máy chế tạo gang thép Hưng Nghiệp ở Đặc khu Vũng Áng, Hà Tĩnh từ năm 2016;
• Triệt hạ nguồn carbohydrate qua món ăn chính là gạo của người con Việt, qua việc ngăn giữ nước ở các đập do TC xây trên dòng chính sông Mekong, chận ngang dòng chảy vào sông Cửu Long của miền Nam làm cho mùa lúa Đông xuân gieo trồng trên 200.000 mẫu hàng năm bị mất trắng, và nước mặn ngày càng vào sâu trong đất liền (Năm 2024 có nơi nước mặn vào sâu trên 120 Km, và theo ước tính World Bank, thiệt hại năm 2024 ở ĐBSCL có thể lên đến 2 tỷ Mỹ kim));
• Hơn nữa, Cao nguyên Trung phần Việt Nam vốn là một thảm thực vật với trên 2 triệu mẫu rừng trồng cây công nghiệp như cao su, trà, cà phê…gần như bị xóa qua các dự án khai thác Bauxite từ năm 2008, để lại một di hại môi trường chạy dài suốt miền Đông Nam Việt.
Ngần ấy sự kiện nói lên tính dã man và phi nhân cách của Trung cộng như thế nào?
Tuổi Trẻ Việt Nam, con cháu của Hưng Đạo Vương, của Trần Quốc Toản, của Phan Châu Trinh, của Phan Bội Châu, của Nguyễn Thái Học …sẽ không bao giờ quên được THÙ nầy!
Và,
Càng đau buồn hơn nữa, trong cuộc chiến đấu dành lại Quê hương, những người con Việt lại vướng phải một kẻ thù khác nữa hiện đang đóng vai trò Thái thú giống như Phạm Ích Tắc, như Lê Chiêu Thống ngày xưa. Đó là Đảng cộng sản Bắc Việt!
Nhận diện chính xác hai kẻ thù của dân tộc, chắc chắn
TUỔI TRẺ VIỆT NAM biết sẽ PHẢI LÀM GÌ?
Houston, Ngày Quốc Hận 30-4-2024
Mai Thanh Truyết thay mặt:
• Hội Khoa Học & Kỹ Thuật Việt Nam – VAST từ năm 1990
• Hội Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam – VEPS từ năm 2016
• Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng – ACAVG từ năm 2011
Wednesday, April 24, 2024
Quốc Hận Trong Lòng Dân Tộc Việt
Một trong những nỗi nhớ trong suốt 47 năm qua, lịch sử dân tộc chắc không bao giờ quên một vị Tướng chấp nhận tuẫn tiết và chết theo thành dù có nhiều cơ hội để di tản ra ngoại quốc. Đó chính là Tướng Nguyễn Khoa Nam. Xin mời Bà Con đọc lời người em ruột của Tướng Nam nói về người anh của mình dưới đây:
THÁNG TƯ LẠI VỀ, TƯỞNG NHỚ TƯỚNG NGUYỄN KHOA NAM
(Bài viết của ông Nguyễn Khoa Phước - Giáo sư Trung Học, Cựu Nghị sĩ VNCH, nói về anh trai mình)
Năm 1956, anh Nam ở Pháp về làm Đại Đội Trưởng Kỹ Thuật Dù trong trại Hoàng Hoa Thám. Anh mang lon Đại Úy cho đến cuối năm 1965 khi anh giữ chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù, tôi mới thấy anh lên Thiếu Tá. Từ lúc nắm TĐ5ND anh đi hành quân khắp bốn Vùng Chiến Thuật. Năm 1966, khoảng tháng 3, TĐ5ND tham dự cuộc hành quân Liên Kết 66 tại Quảng Ngãi do Sư Đoàn 2 Bộ Binh tổ chức, anh có về thăm gia đình tôi. Anh rất thương các cháu con tôi và có thì giờ rảnh là về nhà tôi tắm rửa, ăn cơm và thăm các cháu. Thời gian này, tôi là Hiệu Trưởng trường Trung Học Đệ Nhất Cấp Trần Quốc Tuấn ở Quảng Ngãi. Đây là lúc anh em tôi gặp nhau nhiều nhất cả thời gian sau này. Thấy anh có vẻ buồn dù ta đang thắng, tôi hỏi anh, anh nói:
- Chiến tranh đem lại chết chóc và đau thương, hàng trăm xác Việt Cộng 15, 16 tuổi phơi thây trên núi Tròn, bên đơn vị mình có mười mấy binh sĩ bị hy sinh, tội quá. Kỳ này về phải lo cho gia đình tử sĩ.
Đầu năm 1970, được đề cử giữ chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh kiêm Tư Lệnh Khu Chiến Thuật Tiền Giang. Tháng 11 năm 1974, được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Quân Đoàn IV và Vùng 4 Chiến Thuật cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Chiều ngày 1 tháng 5 năm 1975, Trung Úy Danh, Sĩ Quan Tùy Viên của Anh lên Sài Gòn tin cho chị tôi là bà Diệu Khâm biết là Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam đã tuẫn tiết. Trung Úy Danh nói thêm Thiếu Tướng tự sát vào khoảng 6-7 giờ rạng ngày 1 tháng 5 năm 1975. Ông dùng tay mặt cầm khẩu Colt-45 bắn vào màng tang bên phải, máu thấm đầy quân phục, đầu ngả sang bên trái. Trên bàn giấy, chiếc cặp của Thiếu Tướng có một số giấy tờ và khoảng 40,000 đồng tiền Việt Nam. Bác Sĩ Trung Tá Hoàng Như Tùng và một số chiến hữu lo tẩm liệm và đưa ra an táng tại Nghĩa Trang Quân Đội Cần Thơ ngày 2 tháng 5 năm1975.
Nói tới Tướng Nguyễn Khoa Nam, cũng không quên nhắc đến Trung Tá Nguyễn Văn Long nằm chết “thẳng thớm” dưới tượng người lính trước Quốc hội, Sài Gòn do viên đạn ông tự bắn vào đầu…thật bi thảm và oai hùng. Người lính Cộng hòa là như vậy đó, Bà Con ơi!
Nhân Ngày Quốc Hận hôm nay 30/4/2022, xin mượn ý thơ của Leonard Cohen để rung một hồi chuông chào đón Ngày Đau Buồn nhưng luôn hy vọng sẽ có ánh sáng bình minh len vào những đổ vỡ rạn nứt của dân tộc suốt 47 năm qua…Mỗi một năm qua đi là mỗi một năm quằng thêm nỗi nhớ và đau thêm niềm đau Quốc hận.
Hãy rung những hồi chuông vẫn còn có thể rung
Hãy quên đi lời chào mời hoàn hảo của bạn
Trong mọi thứ đều có vết rạn nứt
Đó là cách ánh sáng len vào”
……
Ring the bells that still can ring
Forget your perfect offering
There’s a crack in everything
That’s how the light gets in.
Và cùng ngẩn mặt suy nghĩ thêm về con đường tương lai của dân tộc:
• Ngày hôm nay chúng ta không còn thấy cần thiết phải lấy tư tưởng về giáo dục, luân lý, những lời giảng dạy của Khổng Tử làm mẩu mực trong cuộc sống nữa;
• Cũng không còn là lúc bình luận chiến lược, chiến thuật …đánh nhau qua các thế trận của …Binh pháp Tôn Tử nữa!
Chính vì vậy mà con người và Đất Nước Việt phải chịu sự trì trệ biết bao thế hệ, đặc biệt trong suốt 46 năm qua.
Vì vậy,
• Chúng ta cần phải áp dụng ý tưởng dân tộc từ tiền nhân để lại cộng thêm chiều hướng đổi mới của dòng lịch sử để tiến đến sự toàn hảo trong cái bất toàn trong trời đất.
Xin hãy chấp nhận sự bất toàn của dân tộc để làm kim chỉ nam cho những định hướng mới trong việc mưu tìm sự toàn bích trong cái bất toàn…
Để kết thúc bài viết cho tháng Quốc hận năm nay 2022, người viết mong được chia xẻ cùng Bà Con về Những Nỗi Nhớ Về Sài Gòn đã từng nằm trong ký ức từ tuổi còn thơ cho đến quá kỳ của tuổi thất thập cổ lai hy.
Xin ghi lại một giai đoạn sống nghiệt ngã suốt chiều dài lịch sử dân tộc từ năm 1945 cho đến 1975.
***
Hiện diện nơi cõi trần gian năm 1942, bài viết dưới đây chỉ nhắm vào một mục đích duy nhứt là cố truy tìm trong ký ức những dấu ấn về Sài Gòn, nhứt là vào những thời điểm còn là một cậu nhà quê lên tỉnh vào tuổi ấu thơ.
Chia lìa cuống rún
Chưa đầy ba tuổi nhưng dấu ấn đầu tiên là thủ đô Sài Gòn (hay Saigon) choáng ngợp mặc dù gia đình đang trong cảnh kinh hoàng và đau buồn trước đó với hình ảnh một người cha trên người đầy máu và nhà cửa đang bị đốt cháy phừng phựt.
Quê tôi-Ấp Sò Đo-Làng Tân Phú Thượng, Hậu Nghĩa
Cả gia đình còn lại gồm Ba Má, chị Hai, Chị Sáu, Anh Bảy, Chị Chín, Anh Mười…dìu dắt nhau trên một chiếc xe ngựa hướng về Sài Gòn.
Hai Anh Ba và Anh Năm trong thời điểm đó đang đi học ở đây.
Đó là hình ảnh tôi mang theo về Sài Gòn khi tuổi còn thơ, và sau đó, những hình ảnh đã khắc ghi trong tôi đậm nét với những gương mặt tuổi trên dưới 20, đầy nét hận thù đầy hùng khí trong vụ bắn Ba tôi và đốt nhà năm đó. Sau nầy, chính Má tôi kể lại, họ chính là những tá điền của gia đình tôi.
1- Nỗi nhớ đầu tiên ở Sài Gòn: Tuổi thơ
Tuổi thơ của tôi yên ả với ngôi nhà thuê tại đường Cô Bắc (Dumortier cũ). Nhà tôi số 1, nhà của Chú Năm Nghĩa (ba của cô đào Thanh Nga) số 2.
Sống thong dong như mọi trẻ con, nửa quê, nửa tỉnh, chiều chiều thả diều trên bãi đất trống trong khu phố. Thỉnh thoảng “rắn mắt” cùng các bạn cùng tuổi đi thọc trái “me keo” ở hàng rào bao bọc một thành Tây còn sót lại nằm trên góc đường Nguyễn Khắc Nhu (Ballande) và Trần Hưng Đạo (Galliéni cũ).
Cũng biết đánh đáo, tạt hình với “tiền” là những bao thuốc lá xếp lại.
Cũng biết lấy nút phén (nấp của những chai bia Larue, xá xị…) để dưới đường rầy xe điện chạy ngang qua ga Arras (Cống Quỳnh) để được cán dẹp. Sau đó, đục hai lỗ ở giữa, thắt sợi dây vào và dùng hai ngón tay cái, xoay vòng vòng, làm vũ khí đấu với vũ khí của “địch”. Bên nào bị cắt đứt giây trước là bị thu. Đôi khi bánh xe “nút phén” được khía vòng ngoài làm răng cưa để …chiến đấu. Tôi đã chứng kiến một bạn nhỏ cùng xóm bị nút phén cắt đứt môi khi vũ khí của anh ta bị cắt đứt dây.
Cũng biết bắn đạn (người Bắc gọi là bắn bi), cũng biết đi “hoang” cùng chúng bạn, xuống chợ Cầu Muối đường Cô Giang (Douaumont cũ).
Cũng biết thỉnh thoảng chạy qua đống rác của nhà máy làm võ ruột xe đạp Labbé để lượm những ống ruột xe đạp được cắt từng sợi dây thung kết liền nhau. Và đây cũng là một loại “tiền” để tuổi trẻ chúng tôi “ăn thua” trong khi đánh đáo hay bắn đạn…Các dây thung nầy cũng được tuổi trẻ “gái” kết nối làm sợi dây dài dùng để nhảy dây. Có thể nhảy một mình, nhảy đôi hoặc nếu dây dài hơn nữa, có thể nhảy một lượt nhiều người trông rất đẹp mắt và vui.
Cũng biết chạy theo sau xe ngựa với chiêng trống inh ỏi, hai bên là hai bảng vẽ quảng cáo chiếu phim ở các rạp hát bóng. Chạy theo để lượm những tờ programme của các phim sắp chiếu của rạp Nam Tiến bên kia cầu Ông Lãnh.
Đôi khi mạo hiểm hơn nữa, xuống Cầu Ông Lãnh, vượt qua Cầu Mống, thả lần qua nhà máy thuốc lá Bastos và dừng lại ở Rạp hát bóng Nam Tiến.
Ba tôi không cho đi học lớp năm như mọi đứa trẻ khác mà Ba dạy tôi ở nhà, để rồi sau đó vô trường học lớp tư (lớp 2 sau nầy).
Thế mà tôi cũng hoàn tất bậc tiểu học ở trường Tiểu học Trương Minh Ký nằm ngay góc đường Nguyễn Thái Học (Kitchener cũ) và đại lộ Trần Hưng Đạo.
2- Nỗi nhớ thứ hai: Đám tang Trần Văn Ơn
Qua tin tức do hai người anh lớn kể lại, học sinh Trần Văn Ơn đang học lớp Première ở trường Petrus Trương vĩnh Ký, nhưng vì một lý do gì đó bị bắn chết ngày 9/1/1950 tại trường. (Người viết thiết nghĩ không cần thiết nêu ra nguyên nhân hoặc lý do vì không nằm không ký ức và còn trong vòng tranh cãi vì ý thức hệ).
Từ sáng sớm 12-01-1950 hàng chục ngàn học sinh, sinh viên và dân chúng đã tề tựu chật sân trường và sân vận động trong khuôn viên trường, trong đó có tôi tháp tùng cùng với hai người anh, và cũng không biết tại sao lại có mặt ở đây nữa?
Nhìn thấy bà con, cô bác từ khắp nơi, sinh viện, học sinh cùng từng hàng xe xích lô chở nước, bánh mì. Đoàn người sau khi tề tụ đông đủ và ngay hàng thẳng lối rất trật tự đúng 7g30 sáng. Đoàn khởi hành đi theo lộ trình từ trường Petrus Ký ra đường Nancy (sau là Cộng Hòa), theo vòng xoay đi đường Frédéric Drouhet (Hùng Vương), quẹo qua đường Armand Rousseau (Trần Hoàng Quân) vòng ngã sáu Chợ Lớn, đi thẳng qua hảng rượu La Bière nhắm thẳng đến nhà quàn đường Thuận Kiều, nơi chứa quan tài anh Ơn.
Sau cùng dừng lại ở một nghĩa trang nằm trước sân vận động Renault mà sau nầy đổi tên là sân vận động Cộng Hòa. Đây là một kỷ niệm khó quên khi chưa đầy 8 tuổi!
3- Nỗi nhớ thứ ba: Trận giặc Bình Xuyên
Định mệnh đã đưa đẩy tôi cùng học dưới hai trường có tên Ký, và là hai Thầy Trò với nhau. Đó là trường Trương Minh Ký và Trương Vĩnh Ký. Một kỷ niệm nơi đây mà tôi không bao giờ quên là trận đánh giữa quân đội quốc gia và lực lượng Bình Xuyên.
Số là phải dành cho trường Chu Văn An vừa mới di cư từ miền Bắc vào, các lớp đệ nhứt cấp chúng tôi mỗi ngày chỉ học 2 giờ từ 11 giờ tới 1 giờ trưa. Lực lượng quân đội Bình Xuyên chiếm khu nội trú của trường không biết từ bao giờ (hai dãy nội trú sau nầy trở thành Trường Đại học Sư Phạm Sài Gòn là nơi tôi tùng sự ngay sau khi từ Pháp về năm 1973).
Tôi còn nhớ, ngày hôm ấy khoảng đầu tháng 4-1955 là buổi học Pháp văn của Thầy Phạm Văn Thới (sau nầy Thầy làm Chuyên viên trong Phủ Thủ tướng và qua đời năm 2002). Tiếng súng bắt đầu nổ giữa trưa. Quân Bình Xuyên bò lên đỉnh của nóc nhà ngang, nơi có phòng thí nghiệm và phòng vệ sinh của trường.
Bên ngoài từ hướng cổng trường từ đường Nancy, quân chính phủ gồm những lính người Nùng chạy xuyên qua hành lang rộng. Hai bên bắn nhau, tôi không thấy ai bị thương hay chết cả. Sau nầy mới biết là nạn nhân của cuộc giao tranh hôm ấy chính là bức tượng bán thân Petrus Ký, hướng mặt về phía cổng trường. Cụ bị một vết đạn làm má bên phải lún sâu vào như một đồng tiền (giả tạo). Vì tượng bán thân của Cụ hướng ra đường Cộng Hòa, cho nên thủ phạm hẳn là do lính chính phủ bắn vào…
Chỉ sau độ nửa giờ giao tranh, Ông Hiệu trưởng Phạm Văn Còn bắt loa kêu gọi hai bên ngưng chiến và thầy trò chúng tôi bắt đầu ra khỏi trường. Thay vì chạy thẳng về nhà, lũ trẻ chúng tôi lại mân mê và đi lượm những võ đạn đồng rơi tung tóe trên sân trường, làm các thầy giám thị phải một phen cực nhọc xua đuổi.
4- Nỗi nhớ thứ tư: Ném đá cộng sản
Vào năm 1954, khi Hiệp định Genève, Thụy Sĩ được ký kết vào ngày 20/7, theo giao ước, những người lính cộng sản được tập trung tại nhiều địa điểm ở Sài Gòn, để rồi sau đó được tập kết về Bắc. Qua một người anh lớn, tôi biết có hai địa điểm tập trung: một là khách sạn Majestic ở đường Catinat (Tự Do), và một ở góc đường Galliéni (Trần Hưng Đạo) và Huỳnh Quang Tiên, đối diện với nhà ga Arras (Cống Quỳnh). Dù còn nhỏ cũng như chưa hiểu nhiều vầ Quốc – Cộng, tôi cũng tham gia …ném đá vào các cửa sổ của khách sạn (dù không trúng vào đâu cả!).
5- Nỗi nhớ thứ năm: Tấn công chùa Xá Lợi
Ngay từ khi Thượng tọa Thích Quảng Đức tự thiêu ở đường Lê Văn Duyệt vào đầu tháng 6/1963, tình trạng xáo trộn ở Sài Gòn ngày càng phức tạp hơn, căng thẳng hơn. Và cao điểm là vụ tấn công chùa Xá Lợi đêm 20/8, hành pháp Đệ I Cộng hòa cho lịnh bắt tất cả Phật tử và thầy tu trong chùa, duy chỉ có thầy Thích Trí Quang trốn thoát.
Vào buổi xế trưa ngảy thứ sáu 23/8/1963, trong một buổi học Histology do GS Listenberger dạy tại Đại học Y khoa số 28 đường Trần Quý Cáp (sau 30/4/1975, nơi nầy được dùng để làm bảo tàng viện Tội ác Mỹ ngụy), tôi rất ngạc nhiên khi thấy Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu và sinh viên Tô Lai Chánh bước vào, cả hai đều cạo đầu trọc lóc. Ngay sau đó, GS Mẫu nói cho sinh viên cả lớp biết tình trạng chính trị hiện tại và yêu cầu toàn thể bãi khóa và tham dự biểu tình ngày chủ nhựt 25/8 sắp đến.
Khi ra về, chúng tôi cùng hai bạn trong Nhóm Nguồn Sống là BS Hoàng Cơ Trường (đã mất) và KS Nguyễn Kim Long (Westminster) quyết định tham gia biểu tình.
Sáng sớm chủ nhựt, tôi đang chạy xe mobylette ngang qua nhà thờ Đức Bà thì bị bắt. Bị chở về bót Quân I, và chiều đó được chuyển vào Nha Cảnh sát đường Võ Tánh (Frères Louis). Số người bị bắt rất đông. Tối hôm đó, tất cả được dồn lên xe nhà binh bít bùng…trực chỉ Quang Trung.
Theo lời một sĩ quan tuyên bố, từ nay tất cả chúng tôi đã là tân binh, quần áo bị tịch thu và được phân phối hai bộ quân phục mỗi người cùng với giày vớ và ba lô cùng lon hủ để đựng thức ăn…Ở Quang Trung tập cầm súng, đi ắt ê đâu được một tuần lễ, tôi được thả về; và từ đó mới biết là Quách Thị Trang bị bắn ở bùng binh chợ Sài Gòn hôm 25/8.
Đây có thể nói về kinh nghiệm được mặc quân phục và cầm súng trên vai trong suốt cuộc đời. Một nỗi nhớ khó quên!
6- Nỗi nhớ thứ sáu: Ngày 30-4-1975 và sau đó…
Nỗi nhớ dưới đây chính thực là nỗi nhớ và sẽ không bao giờ quên và không được quên. Đó là Sài Gòn, thành phồ đã khiến cho tôi lấy quyết định cho suốt cuộc đời còn lại là phải dứt khoát tranh đấu nhằm xóa tan cơ chế chuyên chính vô sản của Cộng sản Bắc Biệt và “đuổi Trung cộng” về Tàu. Dứt khoát như vậy!
7- Nỗi nhớ sau cùng
Xin mỗi người trong chúng ta nhìn lại thông báo của Việt Cộng về việc các quân nhân VNCH đã được giải ngũ và “bị” gọi đi học tập 7 ngày dưới đây:
Thế mà, Bà chị dâu của tôi, Đại tá Trần Cẩm Hương, đã giải ngũ từ tháng 3 năm 1974, mà vẫn bị gọi đi học tập, không những hơn 7 ngày mà…hơn 5 năm. Và chị mất chỉ sau vài tháng bị quảng thúc tại Hậu Nghĩa, dù nhà chị và con cái vẫn còn ỡ Sài Gòn!
Việt Cộng là thế đó!
Cộng sản Bắc Việt là thế đó
Làm sao mà quên được!
Xin thưa,
Vào thời điểm ngay sau ngày 30/4/1975, tâm trạng người dân Sài Gòn hoang mang cực độ. Nhà nhà e dè mỗi khi tiếp xúc hay trao đổi với những người hàng xóm thân thuộc trước kia.
Không khí xóm giềng thân mật không còn ứng hợp với câu “bà con xa không bằng láng giềng gần” nữa, đối lại bằng những cặp mắt nghi ngờ, e sợ, nhất là khi thấy bóng dáng một người quen thuộc nhưng trên cánh tay có mang một băng vải đỏ. Đó là hình ảnh tiêu biểu nhứt cho những ngày đầu gọi là “cách mạng”.
Chúng tôi, một nhóm giáo chức của trường Đại học Sư phạm Sài Gòn gồm GS Nguyễn Văn Trường (mất 2018), GS Lý Công Cẩn (mất 2017), GS Lê Trọng Vinh (mất 1977), GS Trần Kim Nở (mất 2018), GS Trần Văn Tấn (mất 2016), và người viết (đã ở khu cư xá 57 Tự Đức từ mấy ngày trước 30/4), chúng tôi đang ngồi với nhau để bàn thảo xem phải hành xử như thế nào, trình diện ra sao, vì hôm đó chỉ là ngày thứ hai của “cách mạng”, tức thứ năm ngày 1/5/1975.
Tình cờ một thành viên của Ban Hóa học của trường chạy Honda đến. Tôi đề nghị với các GS huynh trưởng để tôi cùng Duyên lên trường xem xét tình hình trước.
Hai anh em đèo nhau trên chiếc Honda dame, mỗi người một tâm trạng bất an, nhưng vẫn không lộ ra. Khi vào khỏi cổng trường, không khí hoàn toàn khác, không còn một không khí quen thuộc như ngày nào. Một cảm giác nặng trĩu nơi tôi khi nhìn thấy một Giảng nghiệm viên (tên V.) thuộc Ban Vạn vật mang băng vải đỏ nơi cánh tay, chận chúng tôi lại, và hỏi với nét mặt lạnh lùng:”Hai anh vào ghi tên trình diện đi”.
Bước vào một phòng thí nghiệm hóa học, tôi lại thấy anh Nguyễn Minh Hòa (sau 30/4 được ”xếp” vào vị trí Trưởng khoa Hóa ĐH Sư phạm “tp HCM” thay thế chỗ của người viết trước ngày đó, vì “người” đã từng tuyên bố sau đó là nhờ cách mạng mà vợ tôi mới…mang thai được và tôi có con nối dòng(!), (hiện tại đã về hưu), cũng là một giảng nghiệm viên của tôi, cũng mang băng đỏ trên cánh tay hỏi tôi bằng một giọng lạnh lùng, không còn “lom khom” kính trọng như cách vài ngày trước đó. Dĩ nhiên là tôi ghi tên và bước ra ngoài.
Đi lần đến văn phòng Phó Khoa trưởng, cánh cửa đã bị mở toang từ lúc nào, tôi thấy Ngô Phàn, một sinh viên Ban Lý hóa của trường đã chạy vào bưng hai năm về trước. Phàn hỏi tôi, trên tay cầm khẩu súng lục nhỏ của GS Lý Công Cẩn: “Anh có gặp Ô C. không? Tôi đáp:” GS LCC sẽ vào trình diện sáng nay”.
Quan sát chung quanh sân trường, tôi chỉ thấy vài chị “nhà quê” quấn khăn rằn trên cổ, vẽ mặt thể hiện nét thỏa mãn của kẻ chiến thắng bước qua lại, chỉ chỏ các “anh” đeo băng đỏ mà trước đó chỉ vài ngày là những giáo sư của VHCH. Ngoài ra, không thấy bóng dáng của một “cán bộ” hay “bộ đội” Bắc Việt nào cả.
Sau đó, Duyên và tôi đi về báo cho các GS đang chờ đợi ở cư xá Tự Đức. Mọi người lên trường trình diện ngay sau khi được chúng tôi thông báo.
Một thời không quên
Một tháng sau, mọi sự đi dần vào ổn định, nghĩa là mọi thủ tục kiểm soát, kiểm tra đã hoàn tất, số giáo sư của trường được chia ra làm hai nhóm rõ rệt:
• 1- Các giáo sư đeo băng đỏ trong những ngày đầu trở thành các Tổ trưởng và Tổ phó học tập trong đó Tôn Nữ Thị Ninh là một Tổ trưởng sáng giá nhứt, và
• 2- Số giáo sư còn lại chiếm đa số là Tổ viên.
Chúng tôi bắt đầu chương trình “học tập” tại chỗ với mỗi tổ khoảng trên dưới 20 người, trong đó, ngoài Tổ trưởng, Tổ phó còn có một GS hướng dẫn học tập mới vào từ miền Bắc. Nơi trường Sư phạm, các “giáo sư” đó đến từ trường ĐHSP Vinh, trong đó, “một cháu ngoan của Bác” tên Trần Thanh Đạm làm Hiệu trưởng, “GS” Cao Minh Thì làm Hiệu phó, “GS” Nguyễn Văn Châu và một số “GS” khác như Yến, Thoa …và một số khác tôi không còn nhớ tên. Tuy nhiên, một người Trưởng ban tổ chức mà tôi không bao giờ quên được, đó là Bảy Được, một công an chánh gốc, mà sau nầy đã hỏi cung tôi cùng với một sĩ quan cấp tá công an là chồng của giáo sư Yến nói trên.
Dĩ nhiên những buổi học tập trên có tính chất giáo điều, diễn ra trong tẽ lạnh vì thái độ bất hợp tác của đa số giáo sư, ngoài những câu hỏi cò mồi của “đám gs đeo băng đỏ”. Tuy nhiên cũng có những giây phút sôi nổi vì các câu hỏi “móc lò” của một số GS trẻ như Duyên và Tuấn làm cho “đám ba mươi” cứng họng, vì họ làm sao có khả năng giải đáp được trong khi chứa trong đầu một tâm thức nô lệ!
Một kỷ niệm tôi còn nhớ đến hôm nay sau 44 năm là buổi đúc kết học tập. Tổ trưởng của tôi là một tiến sĩ cũng tốt nghiệp bên Pháp và là Phó ban Hóa học thời VNCH tên Nguyễn Thị Phương (hiện ở tại Rennes, Pháp). Trong suốt thời gian “học tập”, Cô Phương thường đi bên cạnh môt “nồng cốt” thực sự, có tên Bùi Trân Phượng, con một giáo sư Việt Văn bên Đại học Văn khoa. Cô nầy luôn luôn mặc áo bà ba và quần lãnh đen và cũng “bắt chước” túi sách cán bộ sau lưng, luôn quấn trên cổ một khăn rằn.
Cô nầy luôn luôn “bên cạnh” “anh” Ba Trực của thành ủy mỗi lần đi họp Tổ của Hội trí thức yêu nước Tp hcm có trụ sở chiếm được ở Cư xá Phục Hưng cũ đường Nguyễn Thông (Tôi không “CÓ” vào Hội nầy, chỉ “bị bắt buộc” đi họp vì các buổi họp nằm trong chương trình của giai đoạn “học tập chánh trị”). Trong thời gian nầy, Phượng còn là sinh viên, nhưng ở thời điểm hiện tại (2019), Phượng là một “tiến sĩ” giữ nhiệm vụ một Khoa trưởng một trường Đại học tư ở Sài Gòn và làm thêm nhiệm vụ “đặc biệt” cho một tổ A…ở Boston(!)
Tôi được xướng danh đọc bài đúc kết học tập đầu tiên. Vì đã chuẩn bị trước, tôi đã nhờ người học trò “ruột” hiện ở Vancouver soạn thảo, ghi lại tất cả những lời “Bác Hồ dạy” “Bác Tôn dạy” cùng các phát biểu của “Chú Duẩn” v.v…Tất cả được học trò tôi đúc kết, ráp nối trên 30 trang giấy…
Và trong suốt buổi đúc kết, tôi là cây đinh trong đó. Tôi đã chiếm hết giờ dành cho Tổ để đúc kết. Do đó, sau khi thảo luận bài đúc kết, vì đã hết giờ cho nên các đồng nghiệp còn lại của tôi được ra về khoan khoái vì đã tránh được nói lên những điều ngược với lòng mình…
Trong suốt những ngày tháng gọi là “học tập”, thỉnh thoảng cũng có những cán bộ cao cấp từ ngoài Bắc vào như Cù Huy Cận, Xuân Diệu, và nhiều người khác…giảng dạy về thiên đường cộng sản.
Một hôm, tại giảng đường của Đaị học Khoa học có sức chứa gần 500 người, nhà thơ tình lãng mạn “ngày xưa” Xuân Diệu đăng đàn. Có thể nói, chưa bao giờ tôi có thể hình dung được một cán bộ cao cấp của cộng sản, từng giữ chức Thứ trưởng Văn hóa Bắc Việt có những thái độ và cung cách thiếu văn hóa như thế.
Ông Xuân Diệu, với cái áo sơ mi bỏ ngoài, mang đôi dép lẹp xẹp, vai mang cái bị da cán bộ…chễm chệ ngồi cao trên bục giảng…tự do phát ngôn. Bên cạnh đó hai chai la de Con Cọp BGI 75cc và một ly lớn. Vừa uống, vừa nói, miệng mồm đầy bọt bia, tay chân “huênh hoang” với luận điệu của kẻ chiến thắng…
Và những câu nói ngày hôm đó là bài học …đầu tiên của tôi sau “cách mạng”.
Ông ta nói cái gì?
Xin thưa,
Ông ta chê chế độ Việt Nam Cộng Hòa, đặc biệt là giới trí thức miền Nam, giới giáo sư đại học…và ví tất cả như những cây cổ thụ xum xuê cành lá…nhưng không có rễ. (Xin các giáo sư có mặt ngày hôm đó, hiện đang ở hải ngoại làm chứng dùm cho tôi, để tôi khỏi bị nói oan là bêu xấu chế độ ưu việt bằng triệu lần tư bản).
Một thời để nhớ lại và sẽ không bao giờ quên
Sau 45 năm, nghiệm lại câu nói năm xưa của một thi sĩ “thương cha thương một, thương ông thương mười” của Tố Hữu, người bạn của Xuân Diệu, lòng tôi chùng xuống và cảm thương cho một người lớn lên trong “cách mạng”, được “cách mạng” nuôi dưỡng… cho nên mới có ý so sánh đầy ‘biện chứng” trên.
Bốn mươi lăm năm qua, bây giờ cả thế giới mới thực sự thấy rõ hình ảnh Việt Nam ngày nay, hình ảnh nầy đã chứng minh rành rọt qua một đất nước tan hoang từ xã hội băng hoại cho đến đạo đức suy đồi, trong đó giáo dục thể hiện tất cả những gì tồi tệ nhứt như thầy trò, cô trò…có thể trao thân cho nhau vì những đổi chác cho một kỳ thi, hay một mãnh bằng, chưa kể những tệ hại khác không cần phải nêu ra đây. Có thể nói, trong lịch sử giáo dục Việt Nam chưa có thời đại nào đưa đến sự đão lộn luân thường đạo lý như giai đoạn hiện tại của Đất và Nước hôm nay.
Bài học đầu tiên của Xuân Diệu 45 năm về trước về cây cổ thụ cần phải được xem xét lại.
Do đó, cần phải nói cho rốt ráo là “Cây cổ thụ xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện tại là một cây chết khô, không hoa, không lá, không rễ, và thân cây đã mục nát, thậm chí mối và mọt cũng không còn gì có thể gậm nhấm được”.
Và hôm nay, đúng ngày 30/4, sau đúng 45 năm, hệ thống giáo dục của CSBV đã biến học sinh thành một công cụ cho đảng như suy nghĩ của Phạm Đình Trọng:”Học trò thay vì thích thú mặc bộ đồ mới đón năm học mới như đứa trẻ xênh xang áo mới đón ngày tết lại phải mặc đồng phục đồ lính, đội mũ lính, mang vẻ mặt xung trận, đi ắc ê một, hai, tập những bước đi đầu tiên của rô bốt công cụ, của bầy đàn, muôn người như một, không có cá nhân, không còn cá tính”…trong ngày khai trường cho niên học mới.
Và một tương phản khác của ngày khai trường năm cách đây một năm ở một miền núi trên cao nguyên Việt Nam với hình ảnh học trò ngồi chồm hỗm trên đôi chân đất trong “lớp học – sân trường lầy lội” dưới trời mưa lâm râm, hay phải “du dây” qua thác ghềnh trên đường đi đến trường!
8- Thay lời kết
Quý Bà Con vừa đọc xong “Những nỗi nhớ về Sài Gòn” của một người con Việt. Suốt 30 năm từ 1945 đến 1975 (trừ 10 năm vắng “quê” Sài Gòn vì đi du học), trải dài từ những bước chân thơ dại đến những bước chập chững vào đời. Đôi chân đó đã từng lê la khắp mọi nơi, để lại biết bao nhiêu kỷ niệm cùng sự thăng trầm của thủ đô Sài Gòn yêu dấu. Từ những buổi sơ khai, Sài Gòn vẫn còn nét mộc mạc, vẫn còn những con đường đất, rổi trải đá, rồi tráng nhựa. Sài Gòn với đường xe điện từ bùng binh đến Chợ Lớn qua những ga: Ga chánh Sài Gòn có logo hình con cò trắng, ga Arras (Cống Quỳnh), ga Nancy (Cộng Hòa), ga Cuniac, ga An Bình, ga Jaccaréo, và cuối cùng là ga Bonhoure (Hải Thượng Lãn Ông).
Làm sau quên được Sài Gòn với bột chiên Ngả sáu. Sài Gòn với ăn chơi, với sòng bạc Kim Chung và Đại Thế Giới. Sài Gòn với Bò 7 món Pagolac, với bánh bao Ông Cả Cần. Sài Gòn với quán cơm sinh viên Anh Vũ đường Bùi Viện, với Cà phê Năm Dưỡng nơi bùng binh Hồng Thập Tự, Nguyễn Hoàng, Nancy, Lý Thái Tổ, Phạm Viết Chánh…
Và Sài Gòn với muôn trùng nỗi nhớ trong tim…
Giờ đây viết lại, người viết không cầm được xúc động. Xin chia xẻ cùng Bà Con khắp nơi với cùng một lời nguyền:” những người con Việt sẽ cùng góp tay xây dựng lại Đất và Nước một khi sạch bóng quân thù”.
Trong quá khứ, người viết đã ghị lại qua ký ức, qua mạng toàn cầu, qua các sự kiện hiện đang xảy ra liên quan đến Việt Nam – Trung Cộng – Hoa Kỳ cùng thế giới. Tất cả đều nhắm vào mục tiêu là gióng lên thêm một tiếng chuông nhằm mục đích cho Bà Con trong nước và hải ngoại thấy rõ dã tâm của Trung Cộng muốn thôn tính Việt Nam qua hơn 4.000 năm. Và những năm sau cùng sau nầy khiến cho cuộc thôn tình càng khốc liệt hơn để nuốt cho “bằng được” Việt Nam trong năm 2020!
Bằng cách nào?
• Triệt hạ nguồn protein của dân tôc bằng cách tiêu diệt nguồn cá ở Biển Đông qua Nhà máy chế tạo gang thép Hưng Nghiệp ở Đặc khu Vũng Áng, Hà Tĩnh từ năm 2016;
• Triệt hạ nguồn carbohydrate qua món ăn chính là gạo của người con Việt, qua việc ngăn giữ nước ở các đập do TC xây trên dòng chính sông Mekong, chận ngang dòng chảy vào sông Cửu Long của miền Nam làm cho mùa lúa Đông xuân gieo trồng trên 200.000 mẫu hàng năm bị mất trắng, và nước mặn ngày càng vào sâu trong đất liền (Năm 2020 có nơi nước mặn vào sâu trên 120 Km);
• Hơn nữa, Cao nguyên Trung phần Việt Nam vốn là một thảm thực vật với trên 2 triệu mẫu rừng trồng cây công nghiệp như cao su, trà, cà phê…gần như bị xóa qua các dự án khai thác Bauxite từ năm 2008, để lại một di hại môi trường chạy dài suốt miền Đông Nam Việt.
Ngần ấy sự kiện nói lên tính dã man và phi nhân cách của Trung cộng như thế nào?
Tuổi Trẻ Việt Nam, con cháu của Hưng Đạo Vương, của Trần Quốc Toản, của Phan Chu Trinh, của Phan Bội Châu, của Nguyễn Thái Học …sẽ không bao giờ quên được THÙ nầy!
Và,
Càng đau buồn hơn nữa, trong cuộc chiến đấu dành lại Quê hương, những người con Việt lại vướng phải một kẻ thù khác nữa hiện đang đóng vai trò Thái thú giống như Phạm Ích Tắc, như Lê Chiêu Thống ngày xưa. Đó là Đảng cộng sản Bắc Việt!
Nhận diện chính xác hai kẻ thù của dân tộc, chắc chắn
TUỔI TRẺ VIỆT NAM biết sẽ PHẢI LÀM GÌ?
Houston, Ngày Quốc Hận 30-4-2022
Mai Thanh Truyết thay mặt:
• Hội Khoa Học & Kỹ Thuật Việt Nam – VAST từ năm 1990
• Hội Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam – VEPS từ năm 2016
• Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng – ACAVG từ năm 2011
Tuesday, April 16, 2024
Namaste – Tôi Cúi Đầu Trước Sự Thiêng Liêng Trong Bạn
I bow to the divine in you
Lời người viết: Những suy nghĩ dưới đây được người viết “góp nhặt cát đá” và đúc kết lại. Đây không phải là một suy nghĩ hay diễn giảng có tính cách tôn giáo mà là, theo người viết, một cách thể hiện “cái Tâm lành” sẳn có trong mỗi chúng ta. Thể hiện cái Tâm lành trên tức là chúng ta …đang đi trên con đường tự sám hối. Đã là một con người, ai không là người KHÔNG CÓ TỘI?
Trời đất giao thoa đem giác ngộ
Gió trăng hòa điệu xóa mê bờ - Thơ Phương Hoa CĐ
Namaste (/ ˈnɑːməsteɪ /, hay Devanagari: रमस तत, đây là biển hiện của một lời chào trong văn hóa Ấn Độ. Namasta thường được biểu hiện với một cái cúi nhẹ và hai bàn tay ấp vào nhau, hai lòng bàn tay chạm vào nhau và ngón tay hướng lên trên, ngón cái áp sát vào ngực và nhắm mắt lại. Cử chỉ này được gọi là Añjali Mudrā; tư thế đứng kết hợp nó là Pranamasana.
Trong Ấn Độ giáo, nó có nghĩa là "Tôi cúi đầu trước sự thiêng liêng trongi bạn". Namasta cũng có thể được nói mà không có cử chỉ hay động tác nào, hoặc cử chỉ có thể được thực hiện bằng lời nói.
Thuật ngữ namas được tìm thấy trong văn học Vệ Đà (Vedic). Namas-krita và các thuật ngữ liên quan xuất hiện trong kinh điển Rigveda của Ấn Độ giáo như trong Vivaha Sukta, theo nghĩa "thờ phượng, tôn thờ" (workship, adore).Đó là một biểu hiện của sự tôn kính, thờ phượng, tôn kính, một "sự tôn kính" và "chầu" trong văn học Vệ Đà và các văn bản hậu Vệ Đà như Mahabharata.
Trong thời đại đương đại, “Namaḥ” có nghĩa là 'cúi đầu', 'vâng lời', 'chào hỏi tôn kính' hoặc 'chầu', và “te” có nghĩa là 'với bạn'. Do đó, Namaste có nghĩa đen là "cúi chào bạn". Trong Ấn Độ giáo, nó cũng có một phần tâm linh phản ánh niềm tin rằng "thần thánh và linh hồn -divine and soul” cũng tương tự như là trong “bạn và tôi – you and me", hay diễn nôm na và có hàm ý là: "Tôi cúi đầu trước sự thiêng liêng trong bạn". Và nếu diễn giảng theo nhà thần học Oxhandler, đó là một thuật ngữ của Ấn Độ giáo có nghĩa là:” sự linh thiêng trong tôi nhận ra sự thiêng liêng trong bạn - the sacred in me recognizes the sacred in you”.
Trong văn hóa đương đại, Namaste có liên hệ chặt chẽ với yoga và gắn liền với yoga, trong đó một tôn hành giả có thể bắt đầu hoặc kết thúc một phiên với Namaste với một cử chỉ giống như cầu nguyện đi kèm. Trong yoga phương Tây, Namaste thường có các ứng dụng tâm linh, một cách để nhận ra sự thiêng liêng trong tâm khảm (inner divinity) hoặc sự bình an (peace) bên trong của một người.
Bạn có thể sử dụng Namaste để nói lời tạm biệt?
Namaste có thể được sử dụng để nói ‘tạm biệt. Điều này là bởi vì điều đó không có nghĩa là ‘xin chào’ hay ‘tạm biệt’, mà là:”Tôi cúi đầu trước sự thiêng liêng trong bạn”. Vì vậy, đó là một điều tôn trọng và tích cực để nói cả trong lời chào lẫn chia tay. Như khi nó được sử dụng như một lời chào, khi bạn nói Namaste khi chia tay, nghĩa là cùng với cử chỉ cúi đầu của bạn kèm theo.
Namaste và đời sống
Dưới đây là một vài cách giải thích về Namaste có thể ảnh hưởng và thay đổi tích cực cuộc sống của bạn.
1. Đây là một nguyên tắc vàng (golden rule) khuyến khích chúng ta đối xử với người khác theo cách chúng ta muốn được đối xử. Nếu bạn thừa nhận sự đồng nhất của bản thân với Namaste, rõ ràng là bạn dễ dàng đối xử với mọi người bằng sự tôn trọng mà chính bản thân mong muốn.
2. Tất cả những gì tốt nhất và trang trọng nhất trong tôi đều chào đón tất cả những gì tốt nhất và trang trọng nhất trong bạn. Như vậy, chúng ta thấy vui khi tập trung suy nghĩ vào những gì tốt nhất và trang trọng nhất trong nhau không?
Thay vì chỉ phản ứng lại những gì tha nhân đang nói hay hành động có thể làm tổn thương bản thân hoặc gây ra phản ứng tiêu cực, bạn có thể tập trung vào một sự suy nghĩ tích cực hơn là:’Thay vì phản ứng lại, bạn có thể dừng lại và nhận thức rằng có lẽ người này đang sợ hãi hoặc đang bị một cảm xúc quá nặng”. Từ đó, phản ứng của bạn có thể thay đổi diễn tiến của câu chuyện, và có thể làm dịu lại cảm xúc của người đối diện.
3. Nếu mỗi bản thân điều có cùng suy nghĩ:”Tôi tôn vinh cả một vũ trụ trong bạn, tôi tôn vinh Tình yêu, Sự thật, Ánh sáng, và Bình an chất chứa trong bạn”. Khi bạn và tôi đều nói và nghĩ như vậy: Namaste đã ở trong bạn và tôi. Chúng ta là Một.
Có một nơi thiêng liêng trong tất cả chúng ta, nơi tình yêu, sự thật, ánh sáng và bình yên ngự trị. Nếu chúng ta có thể tập trung vào những phần đó trong chính chúng ta và ở những người khác cùng một lúc, chúng ta đã thực sự hành xử trong cung cách Namaste.
Thực hành Namaste
Mỗi lần suy nghĩ về Namaste, bản thân đã thấy “ánh sáng trong tôi nhìn thấy ánh sáng trong bạn”. Bản thân nên tự hỏi điều gì sẽ thay đổi đối với mỗi chúng ta nếu chúng ta thực hiện hành vi Namaste thành một động tác áp dụng hàng ngày.
Điều này có nghĩa là chúng ta có thể chọn xem Sự thật của một ai đó bất kể họ đang hành động như thế nào…như vui, buồn, giận, tức! Chúng ta có thể thấy họ sống đầy đủ, nhà ở nguy nga tráng lệ, tình yêu dạt dào, phong phú, v.v.
Nghĩ đến những điều trên, không có nghĩa là nếu một người đang làm điều gì đó khiến chúng ta không thích, chúng ta từ khước những hành vi hiện tại của họ. Mà, điều này chỉ có nghĩa là chúng ta được ở trong một không gian yêu thương ngự trị trong bản thân để nhìn thấy chân lý cao nhất, đẹp nhất ở người khác.
Khi chúng ta đang phán xét người khác, chúng ta cũng đang nhận lại bản án đó. Như:
• Sự phán xét mà chúng ta cảm thấy đối với người khác “đã” được cảm nhận trong bản thể chúng ta.
• Nhưng khi chúng ta chọn nhìn thấy Chân lý cao nhất ở người khác, bất kể ngoại hình/ thói quen bên ngoài, chúng ta cũng “đã” chọn điều này cho chính mình.
Điều tương tự cũng đúng khi chúng ta tự nhiên ngưỡng một sự thành đạt lớn ở người khác - những người cố vấn, anh hùng, bạn bè, gia đình của chúng ta, v.v. - nhưng có thể thấy “tự” bản thân mình không được như tha nhân. Nếu giảng giải theo Namaste, có nghĩa là “ánh sáng trong tôi nhìn thấy ánh sáng trong bạn”. Nó không có nghĩa là nói rằng ánh sáng yếu hơn của tôi nhìn thấy ánh sáng “sáng hơn” trong bạn. Mà là:”Chúng ta có cùng một ánh sáng”.
Vì vậy, khi chúng ta ngưỡng mộ những phẩm chất có trong người khác, chúng ta cũng thấy những gì cũng có trong chúng ta. Chúng ta đang cộng hưởng với nhau (resonance)
Nhìn thấy sự “lớn mạnh” ở người khác một cách vô điều kiện cũng có nghĩa là tự thấy thấy sự “lớn mạnh” trong bản thân mình vô điều kiện.
Tạm kết luận
Từ đây, để tạm kết luận, có một tư thế thực sự cho thuật ngữ Namaste:
• Để thực hiện Namaste, chúng ta đặt hai bàn tay vào nhau ở trung tâm trái tim, nhắm mắt và cúi đầu.
• Nó cũng có thể được thực hiện bằng cách đặt hai bàn tay áp vào nhau trước mắt/trán, cúi đầu và sau đó đưa hai bàn tay xuống trái tim.
Đây là một hình thức đặc biệt sâu sắc của sự tôn trọng. Từ đó, mọi người sẽ hiểu rằng chính cử chỉ đã thể hiện cho Namaste và do đó, không cần thiết phải nói gì cả…Và, trong khi cúi đầu, bạn đã nói hết lời và…tha nhân đã hiểu và sẽ cùng đáp lại. Chúng ta đã cùng thể hiệm một Tâm lành đối với nhau.
Thực hành những cử chỉ trên trước tha nhân hay trước một đối tượng nào đó, và trong bất cứ tình huống nào, bạn luôn luôn cảm thấy trong Tâm có…Ánh sáng, Tình yêu, Sự thật và, Bình an. Như vậy là bạn đã hiểu và thấm nhuần Namaste rồi đó…
Mai Thanh Truyết
Người đang dò đường đi…
Nhuận sắc lại 7-2023
Ghi chú:
Dinh Hung NHU
4:05 AM (2 hours ago)
Namaste trong tiếng hindi chỉ là lời chào như venakham vậy thôi. Vậy mà anh viết thành bài 'triết luận' thiệt hay. Nếu thử làm 'triết luận' trong lời chào của người Việt Nam thì sao? Chào ông, chào bà, chào cô, chào cậu... cho thấy sự kính trọng được thiết lập giữa ta và người, được tôn trọng và phân biệt theo giới tính, tuổi tác, vị thế xã hôi,...Kẻ hèn xin chào đại nhân...không dám, tôi xin chào cụ...v.v
Trong khi chào, theo cổ tục, người chào chắp tay xá người đối diện như vậy đã có sự tôn trọng người đối diện, cái được gọi là giữ lễ. Luôn luôn tôn trọng người đối diện nếu không sẽ bị xếp vào hàng 'phi lễ dã '. Bạn 'thiêng liêng' hay không, tôi vẫn tôn trọng bạn!
”Thực hành những cử chỉ trên trước tha nhân hay trước một đối tượng nào đó, và trong bất cứ tình huống nào, bạn luôn luôn cảm thấy trong Tâm có…Ánh sáng, Tình yêu, Sự thật và, Bình an. Như vậy là bạn đã hiểu và thấm nhuần Namaste rồi đó…
Mai Thanh Truyết
Người đang dò đường đi…
Giao thừa năm Canh Tý, 2020”
Huynh ơi, huynh không phải “Người đang dò đường đi…” mà là “người đang chỉ đường cho thiên hạ đi!”
Này nhé,
*là Giáo Sư, huynh chỉ đường cho người ta về kiến thức
*là Nhà môi trường, huynh chỉ đường cho nhân loại giữ gìn trái đất và bảo vệ sinh linh
*là Nhà lãnh đạo một chính đảng yêu nước, huynh chỉ đường cho người ta đuổi giặc thù cứu lấy quê hương...
*last but not least, là vị Cố vấn lãnh đạo của một tôn giáo chủ trương “Tam Giáo Quy Nguyên, Ngũ Chi Hợp Nhất” huynh chỉ đường cho một thế giới đại đồng không chiến tranh và chia rẽ tôn giáo...
Cho nên huynh PLEASE đừng có quá khiêm nhường. Cũng đừng băn khoăn với những chuyện đã qua, vì lẽ thường sinh diệt đến đi không tránh khỏi...
“Diện bích” là để làm tốt hơn, không phải để ... sám hối, kéo lại quá khứ làm cho tâm càng bất an, đó là “có tội” với cái thân xác mình.” Muội nhớ lời một thiền sư đã nói như vậy.
Lại... lèm bèm nữa rồi! Chắc huynh sẽ nói thế
Chúc huynh ngày mới vui vẻ
Muội muội
Namaste from India! Follow Trump and FLOTUS, see unprecedented love and energy in photos and videos
February 24, 2020 | Frieda Powers | Print Article
(Photo by Mandel NGAN / AFP) (Photo by MANDEL NGAN/AFP via Getty Images)
President Donald Trump made his first official trip to India where he and first lady Melania Trump were enthusiastically greeted from the moment they arrived. The president expressed his gratitude for the “spectacular welcome” during his speech at a cricket stadium in Ahmadabad where he spoke before an amazing crowd of more than 110,000 people.
“America will always be faithful and loyal friends to the Indian people,” Trump said at the ”Namaste Trump” rally where he announced to the people of India a $3 billion deal to send state-of-the-art military helicopters to the country.
Sunday, April 14, 2024
Phải làm điều gì đó!
Các nhóm biến đổi khí hậu chen chúc ở Dubai vừa qua, cùng với hơn 190 nguyên thủ quốc gia và 97.000 dự thính viên trong suốt 13 ngày nhóm họp, được lặp đi lặp lại bởi các chính trị gia “đà điểu vùi đầu trong cát” như John Kerry, ông này đã ngoan ngoãn khuyến cáo rằng người Mỹ sẽ phải giới hạn đi máy bay, đặc biệt là bay ra nước ngoài, phải ít phụ thuộc vào xe hơi, và nên thay vào đó bằng phương tiện công cộng hoặc xe đạp. Còn các ông chủ lớn có quyền dùng máy bay riêng đi đây đi đó khắp nơi.
Hơn 2.100 học giả trong nhiều lãnh vực khác nhau đến từ hơn 80 quốc gia đã nêu lên tuyên bố "một phát biểu đạo đức và chính trị" (a moral and political statement) để các nhà lãnh đạo toàn cầu suy gẫm. Cần phải kể đến vài trong số những người ký tên là những học giả nổi tiếng và được nhiều người biết đến bao gồm triết học và ngôn ngữ học Noam Chomsky (MIT); nhà khoa học thực tiễn Stephan Lewandowski (Đại học Bristol); nhà khoa học khí hậu Michael E Mann (PSU); nhà văn và nhà môi trường Bill McKibben (Middlebury College); nhà sử học và khoa học gia Naomi Oreskes (Harvard); và triết học đạo đức Peter Singer (Princeton).
Robert Watson, cựu chủ tịch Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu, than thở: “Các quốc gia cần tăng gấp đôi và gấp ba cam kết giảm thiểu vào năm 2030 để phù hợp với mục tiêu Paris”. Trời ạ, điều này nghe giống như một hiệp ước mà chúng ta chắc chắn nên tham gia và cần phải thanh toán các hóa đơn.
Rốt ráo ra, chúng ta cần nhận biết rằng, vấn đề thay đổi khí hậu toàn cầu không phải là một vấn đề thuần túy môi trường là còn là nhiều vấn đề đạo đức và đạo lý nữa.
Thay vì chạy theo những “giả thuyết” không có chứng minh khoa học vững chắc, chúng ta cần nhìn vào thực tế của vấn đề, nhìn về từ phía sau, những võ đoán của cái gọi là những nhà khoa học có định hướng. Và một hướng đi mới trước biến đổi khí hậu, chúng ta cần giải quyết nhiều vấn đề đó là:
• Làm cách nào để sống được trong một bầu trời có lượng khí nhà kính cao?
• Làm cách nào để phát triển nông phẩm trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt như hạn hán hay ẩm ướt, nóng bức hay lạnh lẽo?
• Làm cách nào để bảo vệ nguồn protein trong thiên nhiên như gia súc trên đất, trong không khí, và thủy sản trong nước trong các điều kiện trên?
Và, nếu lãnh đạo các quốc gia đã phát triển không mở đường, chính dân chúng sẽ tự vạch đường mà đi.
Sau cùng, câu hỏi được đặt ra là từ nay cho đến năm 2030, Hành pháp Biden có khả năng thực hiện và hoàn tất bất cứ mục tiêu nào trong 17 mục tiêu đề ra trong Agenda 30/30 hay không?
Hay đó chỉ là một hình thức “bẩy xập” để chiếm hữu 30% đất và biển của người dân, một hình thức truất hữu giống như các chế độ xã hội chủ nghĩa?
Mai Thanh Truyết
Houston December 24, 2023
Saturday, April 13, 2024
Thêm Một Formosa Ở Phía Nam Vũng Áng:
Hải Cảng Cửa Việt
Từ năm 2014, Hải cảng Cửa Việt đã được chuyển giao về cho Tập đoàn TC lập căn cứ “quân sự” tại Cửa Việt thông qua một “dự án kinh tế” của Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam - một công ty sản xuất thức ăn gia súc, thuỷ sản và chăn nuôi hàng đầu Việt Nam, vốn thuộc tập đoàn C.P. Group của Thái Lan, nhưng đã bị Trung Cộng thâu tóm sau đó...
Cảng Cửa Việt là một khu cảng sâu ở tỉnh Quảng Trị, một tỉnh phía Bắc Tp. Huế, nằm ở thị trấn Cửa Việt, huyện Giơ Linh. Từ năm 1965 đến 1972, đoạn sông từ Cửa Việt đến hải cảng quân sự Đông Hà đã trở thành một vùng hải lưu huyết mạch của Quân đội Hoa Kỳ trong cuộc chiến trước 1975. 41 năm sau khi chiếm được toàn cõi Việt Nam, CSBV lần lần “chuyển giao” các hải cảng dọc theo Vịnh Bắc Việt, từ cảng Hải Phòng dành cho kho bãi và bến của tàu bè TC cho đến cảng sâu Cửa Lò, Nghệ An, cảng sâu Sơn Dương, Vũng Áng, và từ đầu năm 2014, cảng Cửa Việt trở thành một vị trí chiến lược của TC.
Tất cả các cảng trên phối hợp thành một tam giác biển qua ba trục: Sơn Dương - Cửa Việt - Du Nam, thành phố cực Nam của Đảo Hải Nam, nơi trú ngụ của “hàng không mẫu hạm” Liêu Ninh của TC. Tam giác nầy, đứng trên bình diện quân sự, nhằm kiểm soát toàn thể Vịnh Bắc Việt. Chúng ta còn nhớ trong cuộc bạo loạn tại Bình Dương năm 2014, tàu TC đã ngang nhiên xâm nhập Vịnh Bắc Việt, hải phận của Việt Nam để đến Sơn Dương chở hơn 3000 công nhân của Formosa Vũng Áng về Tàu.
Có thể nói, hiện tại, một vùng chiến lược đã được xây dựng ngay tại Cửa Việt... gồm kho bãi, đèn hải đăng (lighthouse) báo hiệu cho tàu bè, và một khu “quân sự” hoàn toàn bị cô lập, người dân Quảng Trị không được bén mảng đến, ngay cả cán bộ CSVN cũng bị cấm.
Cửa Việt nằm ở ngay cửa biển của hành lang kinh tế Đông - Tây, và ở cuối Quốc lộ 9, cách cửa khẩu Lao Bảo 90 km về phía Đông, chạy xuyên qua Lào, đến tận hải cảng phía tây Thái Lan, tiếp giáp với Ấn Độ Dương. Hải cảng Cửa Việt được đánh giá là một công trình quan trọng để thúc đẩy kinh tế khu vực Vân Nam-Lào-Thái Lan và Việt Nam phát triển. Nhưng người thủ lợi nhiều nhứt chính là Vân Nam của Trung Cộng.
Tỉnh Vân Nam cần 1 triệu thùng dầu thô hàng ngày cho nhu cầu phát triển công kỹ nghệ hóa chất. Trước kia, chi phí chuyển vận lượng dầu thô nầy qua ngả duyên hải Trung Hoa quá tốn kém. Kể từ năm 2008, sau khi hoàn tất việc nạo vét lòng sông Mekong, vào tháng 12, hai chiếc tàu dầu có trọng tải 5.000 tấn đầu tiên đã đến biên giới Vân Nam qua ngả Ấn Độ Dương từ hải cảng phía tây của Thái Lan. Thêm nữa vào năm 2010, Việt Nam đã xuất cảng trên 8 triệu tấn dầu từ Dung Quất qua quốc lộ 9 kể trên.
Hải cảng Cửa Việt chỉ cách vùng Đông Bắc Thái Lan 300 km đi theo đường xuyên Á Đông Tây, khoảng cách này ngắn hơn nhiều nếu so với trên 1000 km nếu đi ngược về hướng Vịnh Thái Lan qua hải cảng Mawlamyine. Đây có thể được xem là một lợi thế giúp cho cảng Cửa Việt có cơ hội phát triển thành cảng sâu lớn, giúp cho lưu thông hàng hóa đường biển thuận lợi hơn giữa Việt Nam, Lào và Thái Lan.
Chính vì những thuận lợi trên mà TC càng đầy mạnh tiến trình xây dựng cảng kinh tế - chính tri -quân sự và chiến lược nầy.
Hải cảng Cửa Việt từ năm 2014 đã được chuyển giao về cho Tập đoàn TC lập căn cứ “quân sự” tại Cửa Việt thông qua một “dự án kinh tế” của Cty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam - một công ty sản xuất thức ăn gia súc, thủy sản và chăn nuôi hàng đầu Việt Nam, vốn thuộc tập đoàn C.P. Group của Thái Lan, nhưng đã bị Trung Cộng thâu tóm sau đó.
Cũng cần nên biết, vào năm 2009, Cửa Việt được trao cho tập đoàn công nghiệp Tàu thủy Việt Nam Vinashin, và tập đoàn này đã có dự án 3000 tỷ đồng để xây dựng Cửa Việt thành một cảng biển sâu trong khu vực miền Trung. (Vinashin đã vỡ nợ, thua lỗ và thất thoát lên đến 86.000 tỷ đồng. Hiện nay (2015) cộng tất cả các khoản lãi, thuế phải trả…con số thất thoát của Vinashin lên đến 123.000 tỷ đồng- tương đương hơn 6 tỷ USD).
Trong đó, 600 tỷ đồng đầu tư đến năm 2010 cho cầu cảng Cửa Việt để đón tàu 10 nghìn tấn, 1.600 tỷ đồng để xây dựng nhà máy đóng tàu 70 nghìn DWT (công suất 10 tàu/năm), số tiền còn lại sẽ đầu tư vào khu du lịch Cửa Việt. Nhưng sau 6 năm xây dựng, các dự án trên hoàn toàn đi vào... lịch sử, và tất cả vốn đầu tư đã âm thầm vào các túi áo cũa những “nhóm lợi ích” thời bấy giờ.
Trong một bài bình luận mới đây trên website của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Cộng, một học giả Trung Hoa đã nói huỵch toẹt âm mưu của Bắc Kinh một khi chiến tranh Trung - Việt nổ ra là sẽ tìm cách chia cắt Việt Nam từ phía biển của vùng nầy.
Xin trích một đoạn trong bài “Học giả Trung Hoa bày mưu chia cắt Việt Nam từ phía biển” trên trang Giaoduc.net ngày 19/4/2016:
“...Một khi lực lượng hải quân ngoại bang khai triển từ biển thì về mặt địa hình, Việt Nam như ‘dưa hấu gặp dao sắc’, có thể bị tấn công đổ bộ từ bất kỳ địa điểm nào dọc theo đường bờ biển đất liền... Nói cách khác, nếu Việt Nam để mất quyền kiểm soát Biển Đông thì bố trí quân sự của Việt Nam ở miền Bắc mất hẳn chỗ dựa, đầu đuôi khó ứng cứu cho nhau…”
Mặc dù Trung Cộng có thể tấn công đổ bộ từ bất kỳ địa điểm nào dọc theo bờ biển Việt Nam, nhưng tất nhiên họ sẽ nhắm đến những vị trí xung yếu nhất về an ninh quốc phòng như các cảng sâu kể trên.
Đó là những vị trí đáp ứng được ít nhất một trong những tiêu chuẩn sau:
* Thuận tiện cho việc đổ bộ - vùng biển nơi đổ bộ phải đủ sâu cho tàu trọng tải lớn cập bờ, cho phép cả binh lính lẫn các loại vũ khí hạng nặng đổ bộ;
* Nếu đổ bộ thành công, Trung Cộng sẽ khống chế được một khu vực rộng lớn có tầm quan trọng chiến lược;
* Chỉ cần một lực lượng quân sự vừa phải là đủ sức chia cắt Việt Nam tại đó;
* Tại vị trí đối diện bên kia biên giới Lào-Việt hoặc Campuchia-Việt Nam, Trung Cộng cũng thiết lập được căn cứ phối hợp, nhằm khi chiến tranh nổ ra, nó sẽ hợp đồng tác chiến với lực lượng đổ bộ từ biển vào (hoặc với cả lực lượng nằm vùng tại vị trí đổ bộ) để hình thành nên một gọng kìm nguy hiểm.
Hiện nay, Trung Cộng đã chiếm hầu hết các vị trí chiến lược nằm dọc theo bờ biển Việt Nam như Cửa Lò, Nghệ An, Sơn Dương, Vũng Áng (Hà Tĩnh), Cửa Việt, Quãng Trị, Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế), Hải Vân (Thừa Thiên - Huế), Silver Shores (Đà Nẵng), Vĩnh Tân (Bình Thuận), Duyên Hải (Trà Vinh), hay Châu Thành (Hậu Giang), v.v... (trích trên internet)
Vì đã kiểm soát hoàn toàn khu vực biển, việc mang tàu chở phế thải độc hại từ những nhà máy hóa chất bên Tàu sang... xả thải vào bên trong khu Cửa Việt, để rồi từ đó theo đường ống, nước thải an nhiên và thênh thang đi vào lòng biển... đầu độc nguồn protein cá của người dân sống trong vùng, giống như tình trạng ở Vũng Áng hiện tại.
Việc đầu độc thâm sâu nầy của Trung Cộng cần được cáo giác trước dư luận thế giới.
San hô ở đảo Lý Sơn đã có chỉ dấu nhiễm hydroxid sắt xả thải từ các ống nước thải ở Vũng Áng mà một số tiến sĩ, khoa học gia của CS Hà Nội kết luận là tảo đỏ (?) khi câu chuyện Vũng Áng bắt đầu ngõ hầu xoa dịu áp lực của ngư dân đã được chứng minh qua việc khám phá qua việc phân tích mẩu san hô ở nơi đây tại Hoa Kỳ vào cuối tháng 7 vừa qua.
Thêm một Formosa Cửa Việt cần phải được đề cao cảnh giác.
Một lần nữa, Nước dơ cần phải rửa bằng Máu, theo lời của tiền nhân, Vua Duy Tân.
Mai Thanh Truyết
Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam
Phụ chú:
Hiểm họa Trung Quốc trong dự án nghỉ dưỡng của FLC tại khu vực bãi biển Cửa Việt – Quảng Trị (Trích trên Dân LÀm Báo)
29/05/2018 - Dư luận chưa hết bất ngờ khi Quảng Ngãi giao gần 4.000 ha đất một cách thần tốc cho FLC của đại gia Trịnh Văn Quyết làm dự án, thậm chí tỉnh này còn sẵn sàng di dời cả đồn biên phòng và huy động cả hệ thống chính trị để hỗ trợ. Thì nay chúng ta lại ngạc nhiên hơn khi Quảng Trị tiếp tục cắt 1.000 ha đất bãi biển Cửa Việt – khu vực trọng yếu và nhạy cảm về an ninh – quốc phòng cho tập đoàn này. Nhiều người tự hỏi FLC lấy đâu ra tiền chỉ trong một thời gian ngắn để thâu tóm một diện tích đất đai khổng lồ dọc bờ biển Bắc Trung Bộ đến Nam Trung Bộ, chưa kể ở các tỉnh khác. Phải chăng đằng sau FLC là ngân hàng TQ cung cấp vốn như người ta từng đồn thổi trước đó? Thử hỏi nếu một ngày những dự án có vị trí chiến lược của FLC rơi vào tay TQ thì hậu quả sẽ như thế nào?
Mới đây, nhà báo Hoàng Hải Vân – từng là Tổng Thư ký Toà soạn Báo Thanh Niên, cho biết cả Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị tiến hành khảo sát chuẩn bị giao cho FLC 1.000 ha đất khu vực bãi biển Cửa Việt. Tại đây, FLC dự kiến ngoài khu resort, sân golf, còn xây dựng một sân bay. Có khả năng tập đoàn này sẽ lấp kín các bờ biển mà doanh nghiệp khác chưa chiếm cứ. Đây là nơi có vị trí chiến lược, nếu dự án triển khai sẽ ảnh hưởng đến an nguy quốc gia chưa kể làm xáo trộn cuộc sống người dân nơi đây.
Vị trí trọng yếu của Cửa Việt – Quảng Trị
Được biết, Cửa Việt là một khu vực trọng yếu và hết sức nhạy cảm về an ninh – quốc phòng, bởi nó hội đủ các tiêu chí: thuận tiện cho việc đổ bộ – vùng biển nơi đổ bộ phải đủ sâu cho tàu trọng tải lớn cập bờ, cho phép cả binh lính lẫn các loại vũ khí hạng nặng đổ bộ; nếu đổ bộ thành công, giặc ngoại bang sẽ khống chế được một khu vực rộng lớn có tầm quan trọng chiến lược và chia cắt Việt Nam thanh hai miền. Khi viết về thời kỳ chống Mỹ, nhà văn Xuân Đức, một người con của Quảng Trị cũng từng công nhận: “…cuộc chiến trên cảng Cửa Việt và sông Cửa Việt nói riêng đã trở thành quyết chiến điểm khốc liệt nhất có ý nghĩa quyết định sự thành bại của cả chiến trường Miền Nam”.
Đối với VN, Cửa Việt – Quảng Trị có vai trò như khúc ruột ở miền Trung, thì với TQ cũng quan trọng không kém. Từ căn cứ Du Lâm – TQ, nằm ở thành phố Tam Á, cực Nam trên đảo Hải Nam – là một mối lo an ninh cho các nước ASEAN cũng như Ấn Độ, đến Vũng Áng và Cửa Việt của Việt Nam, có chiều dài đường chim bay khoảng 320-350 km, trong khi khoảng cách giữa Vũng Áng đến Cửa Việt theo QL1A là 190 km. Ba đỉnh này tạo thành một tam giác, và với lực lượng hùng mạnh về tàu ngầm và tàu chiến mặt nước, nếu xảy ra chiến sự TQ rất dễ dàng chia cắt hai miền của Việt Nam ở khu vực Vũng Áng và tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, kể cả đường bộ và đường biển. Đó là lý do vì sao Bắc Kinh lại “ưu tiên” để cắm chốt ở nơi đây?
Nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ, thì rất có thể thông qua tam giác căn cứ quân sự Du Lâm – Vũng Áng – Cửa Việt, Trung Quốc dễ dàng chia cắt Việt Nam cả về đường biển và đường bộ, thậm chí chia Việt Nam thành hai miền.
TQ từng âm mưu lập khu căn cứ tại bãi biển Cửa Việt
Một học giả TQ từng nói huỵch toẹt: một khi chiến tranh Trung – Việt nổ ra là sẽ tìm cách chia cắt Việt Nam từ phía biển. Bởi Việt Nam như “dưa hấu gặp dao sắc”, có thể bị tấn công đổ bộ từ bất kỳ địa điểm nào dọc theo đường bờ biển đất liền. Biết được vị trí trọng yếu của Cửa Việt – Quảng Trị, TQ đã và đang âm thầm ra sức chiếm cứ bằng được nơi đây sau khi hoàn tất thủ tục tại Vũng Áng – Hà Tĩnh.
Còn nhớ năm 2011, Trung Quốc sắp thành công khi dự định lập căn cứ tại Cửa Việt trá hình thông qua một “dự án kinh tế” thâu tóm 96,1 ha đất kéo dài hơn 2km dọc theo bờ biển và chỉ cách cảng Cửa Việt chưa đầy 1km, của Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam thuộc tập đoàn C.P. Group của Thái Lan. Vì sự phản đối gay gắt của dư luận nên dự án tạm dừng, nhưng không vì thế mà TQ từ bỏ dã tâm thôn tính Cửa Việt. Bằng thủ đoạn núp bóng người Việt, TQ lại tiếp tục thâu tóm một Chi nhánh của Công ty Cổ phần Phát triển Thuỷ sản Huế tại thôn Phú Hội, xã Triệu An, huyện Triệu Phong, và thế là một căn cứ khác sát nách cảng Cửa Việt được thiết lập. Liệu TQ sẽ dừng lại ở đó?
Nếu FLC “cấn nợ” cho TQ bằng những dự án nhạy cảm về an ninh quốc gia thì sẽ ra sao?
Tình trạng cắt đất tại khu vực Cửa Việt giao cho DN làm dự án lại một lần nữa bị xáo trộn, khi Quảng Trị bàn giao 1.000 ha đất nơi đây cho FLC. Như ta đã biết, những dự án mà FLC thâu tóm là hàng loạt các điểm xung yếu dọc suốt bờ biển từ Từ Vịnh Hạ Long đến Thanh Hóa, nhất là hai vị trí là Đà Nẵng và Nha Trang. Tại Cao nguyên, địa điểm mà FLC chọn là những đồi thông, đồi cỏ hồng tuyệt đẹp và 500 ha rừng một vị trí chiến lược quan trọng bậc nhất trên mái nhà Đông Dương của một huyện nghèo, heo hút Đắk Đoa, Gia Lai. Tại sao FLC lại chọn một địa điểm hoang vu, xa thành phố xa sân bay như vậy để làm sân golf, và khách sạn cao cấp? Dân thì nghèo đói, liệu khu nghỉ dưỡng của FLC phục vụ cho ai? Điều đáng nói là đi đến đâu chính quyền sở tại đều ưu ái cho FLC đến đấy? Nhiều người tự hỏi thế lực nào đang giúp FLC thâu tóm phần lớn đất đai bờ biển lẫn đất liền như thế?
Báo động, Cửa Việt lại sắp rơi vào tay TQ.
Thâu tóm đất đai liên tục nhưng hiện FLC không chỉ nợ các nhà băng trong nước mà còn nợ ngân hàng TQ con số lên đến gần chục ngàn tỷ đồng. Xin hỏi FLC lấy đâu ra tiền để thâu tóm những đại dự án với diện tích lên đến hàng ngàn ha? Liệu FLC chỉ là tay sai của giặc phương Bắc, được cử đến chuyên đi mua toàn bộ vị trí đất đai thuộc vùng nhạy cảm về mặt an ninh – quốc phòng của VN? Thử nghĩ nếu một ngày FLC vỡ nợ thì tất cả những dự án tại vị trí xung yếu của FLC có về tay chủ nợ một cách hợp pháp? Với dã tâm thôn tín VN nhằm kiểm soát trọn vẹn biển Đông – nơi luồng vận chuyển của các tàu viễn dương quốc tế đi qua, thu được lợi ích kinh tế là rất lớn mà trước giờ VN chưa khai thác triệt để, thì liệu TQ sẽ bỏ qua cơ hội này? Nếu trường hợp FLC không vỡ nợ thì những dự án này có nguy cơ sang tay cho nhà đầu tư ngoại hay không? Điều đó có thể xảy ra khi trước đó, tại một cuộc hội thảo diễn ra ở Nhật Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết từng tuyên bố ngoài việc bán cổ phần, “FLC có thể chuyển nhượng cả dự án cho nhà đầu tư nước ngoài”.
Từ những phân tích trên cho thấy hiểm họa TQ đằng sau những dự án chiếm cứ hàng ngàn ha đất tại những vị trí nhạy cảm về mặt an ninh quốc phòng của doanh nghiệp là rất lớn. Và nhất là đối với FLC – một tập đoàn hiện có trong tay biết bao dự án như thế. Nếu một ngày không xa, những dự án của FLC về tay của TQ thì hậu quả sẽ ra sao? Thật không thể tưởng tượng được. Nên chấm dứt tình trạng giao đất cho DN một cách dễ dàng như thế này bởi sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất chủ quyền rất cao. Thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta nên coi lại ĐIỀU 62 LUẬT ĐẤT ĐAI.
Subscribe to:
Posts (Atom)