Hoàng đế Duy Tân
Duy Tân (chữ Hán: 維新 19 tháng 9 năm 1900 – 26 tháng 12 năm 1945),
tên khai sinh là Nguyễn Phúc Vĩnh San (阮福永珊), là
vị hoàng đế thứ 11 của nhà Nguyễn, ở ngôi từ năm 1907 đến năm 1916, sau vua
Thành Thái.
Hoàng đế Duy Tân là vị vua lên
ngôi nhỏ tuổi nhất trong 13 vua Nguyễn. Tuy nhiên Hoàng đế lại là người chững
chạc, có khí phách của một bậc đế vương. Cũng như cha mình, Hoàng đế Duy Tân là
người có tư tưởng chống Pháp. Hoàng đế đã cùng với Thái Phiên, Trần Cao Vân...
vạch định cuộc nổi dậy chống Pháp vào ngày 3 tháng 5 năm 1916. Nhưng âm mưu bại
lộ, Hoàng đế cùng Thái Phiên và Trần Cao Vân trốn ra khỏi Kinh Thành. 3 ngày
sau, Hoàng đế Duy Tân bị Pháp bắt và bị kết tội rồi đày sang đảo Réunion.
Hoàng đế mất ngày 21 tháng 11
năm Ất Dậu (25-12-1945) trong một tai nạn máy bay khi được 46 tuổi. Hoàng đế được
an táng tại nghĩa trang Thiên Chúa Giáo M’Baiki, thuộc Cộng Hòa Trung Phi. Ngày
6 tháng 4 năm 1987, Hoàng đế được cải táng trong khuôn viên của An Lăng (Lăng Dục
Đức).
Hoàng đế Duy Tân có 5 người
con (3 trai, 2 gái).
Thân mời đọc lại Đối – Đáp giữa
vua và Khâm sứ Pháp lúc bấy giờ:
***
“NƯỚC PHÁP KHÔNG NUÔI NỔI MỘT
NGƯỜI TÙ HAY SAO MÀ TA PHẢI CẦM TIỀN THEO”..
Sau khi bắt giữ vua Duy Tân,
người Pháp không vội lập vua mới như cách mà họ đã làm với vua Hàm Nghi. Chính
quyền Pháp quyết định sẽ áp dụng biện pháp "giáo dục" để Duy Tân trở
lại ngai vàng ngoan ngoãn hơn.
Theo "Đại Nam chính biên
liệt truyện", trên đường áp giải vua về đồn Mang Cá, khâm sứ Pháp hỏi rằng
vua có ân hận không? Duy Tân thừa nhận "có nhưng là vì ta chưa đánh được
người Pháp mà đã bị bắt!". Vậy là bước đầu của biện pháp "giáo dục"
đã thất bại.
Tiếp tục, người Pháp cho hoàng
thân nhà Nguyễn được vào thăm và khuyên vua cam kết an phận để được trở lại
ngai vàng. Vua trả lời rất trưởng thành:
- Ta sẵn sàng trở lại ngai
vàng, nhưng muốn ta trở lại, nước Pháp phải thi hành những điều khoản tự chủ của
Việt Nam trong hòa ước 1884, nước Pháp bảo trợ cho nước Việt Nam chứ không phải
bảo hộ nước Việt Nam. Pháp phải coi ta là một ông vua trưởng thành, trên ta
không có hội đồng phụ chánh, Pháp không được nhân danh ta làm những điều thuộc
quyền của ta!
Biết không thể "giáo dục"
thêm nhà vua, chính quyền Pháp trừng phạt bằng cách đày vua tới vùng thuộc địa
xa xôi, biệt lập, khắc nghiệt hơn hẳn so với các vua Hàm Nghi, Thành Thái - đảo
Réunion. Trước khi đi, Pháp cho vua "ân huệ" cuối là được mang theo
ngân khố để đổi lấy cuộc sống tốt hơn. Vua cười rằng:
- Ta làm gì có tiền. Tiền
trong nội khố là tiền của dân. Ta là người tù của Pháp, nước Pháp không nuôi được
một người tù hay sao mà cần phải cầm tiền theo.
Cuối cùng, vua chọn mang theo
cuốn "cách mạng Pháp 1783".
NGUYỄN THÁI SƠN
Ảnh lên màu: By Thái Sơn
Ảnh chụp vua lúc ở ngôi nhà nhỏ
trên đảo.
No comments:
Post a Comment