Sunday, March 31, 2024

Làm Sao Mà Quên Được Tháng Quốc hận Mỗi năm, vào dịp tháng tư từ 49 năm qua, có lẽ 18 triệu người Việt sống ở miền Nam không ai không nghĩ đến Tháng tư đen nầy. Tháng nầy còn được gôi là Tháng Quốc hận và Ngày 30/4 cũng được gọi là Ngày Quốc hận. Thực sự ra, tháng hay ngày quốc hận cần được biết sâu xa hơn nữa. Đó chính là ngày 18/9/1945, ngày HCM và bè lũ có tên là Việt Minh, sau nầy đổi danh xưng là đảng Cộng sản… đứng lên cướp chính quyền của Việt Nam tại Hà Nội. Nói đến quốc hận, người viết không cổ súy hận thù mà chỉ muốn nhắc nhở cho người sau biết rõ một giai đoạn đen tối của quê hương bắt đầu 79 năm qua… Nhắc đến quốc hận cũng không phải là khích động những người con Việt phải trả thù, mà nhắc đến quốc hận để đời đời con cháu Tiên Rồng cần phải định hình rõ ràng đâu là quốc gia, đâu là dân tộc. Biết ai là kẻ bán nước cho Tàu. Biết ai là kẻ phản bội dân tộc mượng danh chủ nghĩa để cai trị toàn cõi nước Việt. Nhắc đến để không quên quốc hận. Không quên nhưng không mang sầu hận. Không quên nhằm chuẩn bị cho một tương lai mới cho dân tộc an bình và xóa tan cảnh “nội trị” của CS Bắc Việt. Chuẩn bị cho một tương lai mới ứng hợp với tinh thần hợp quần của tổ tiên sau hơn 4.000 năm dựng nước và giữ nước. Nhưng tôi vẫn tin tưởng một tương lai sáng lạn đang sắp sửa khai mở. *** Không biết tự lúc nào sau ngày 30 tháng tư năm 1975, mỗi năm vào dịp nầy lòng tôi lại thêm một lần chùng xuống sâu hơn. Trước khi về hưu vào năm 2012, công việc hàng ngày vẫn chu toàn 8 giờ để trả nợ áo cơm, một vài giờ cho dịch vụ tư vấn về môi trường của tôi, cũng như thì giờ cho các buổi phỏng vấn hay ngồi suy tư và viết bài hoặc đi đó đi đây…tôi đã cảm nhận được một nỗi niềm u uẩn nào đó trong tôi. Nhưng bây giờ, mặc dù đã giã từ nợ áo cơm, nhưng niềm u uẩn trên vẫn tiếp tục còn trong tôi ngày càng…dai dẳng hơn thêm. Tại sao lại có hiện tượng như vậy trong tôi? Có lẽ, vì tuổi đời ngày càng cao, và niềm hy vọng về một ngày mùa xuân nở hoa trên quê hương vẫn còn xa vời vợi…cho nên nỗi buồn của tôi càng thêm ray rứt và dường như còn điểm thêm đôi nét tuyệt vọng trong tâm tư … (?) Cũng có lẽ, sức cùng lực tận, không còn khả năng chiến đấu kiên cường trong hơn 30 năm qua nữa chăng? Hoặc có lẽ, có lẽ tôi đã … bất khiển dụng rồi chăng? Bỏ qua những ngày tháng nghiệt ngã sau 30/4/1975 lúc còn lại ở Việt Nam trước khi vượt biên, phải thành thật mà nói, lúc đó tôi không có thì giờ để “buồn” như hôm nay, vì miếng cơm manh áo và mải lo “tìm đường ra đi” (cứu thân) cho một gánh nặng gia đình với 4 đứa con dại… Bỏ qua những năm đầu tiên sống đời tị nạn, tôi cũng chưa thực sự quan tâm gì mấy cũng như không có thì giờ để buồn…như nỗi buồn hôm nay vì một đời sống tạm dung nơi xứ người. Nhưng chỉ trong vòng 30 năm trở lại đây, khi gia đình tương đối ổn định và sau khi bắt đầu bước vào con đường tranh đấu cho Việt Nam qua ngã môi trường, tôi mới thực sự cảm thấy buồn. Và mỗi năm nỗi buồn đó càng se sắc hơn, ngậm ngùi hơn và sâu đậm hơn. Buồn để mà buồn một mình! Không thể nào nói tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn được. Mà tôi hiểu và hiểu rất rõ nỗi buồn thực sự của tôi vì hai lý do: – Đất Nước còn điêu linh, – và Bà con mình vẫn còn chìm đắm trong nỗi nhục nhằn làm công dân hạng hai cho một chế độ phản dân tộc chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam. Làm sao không buồn được khi một đất nước xuất cảng hàng năm 6,7 triệu tấn gạo, nhưng người dân trong nước vẫn thiếu ăn, ngay cả chính nơi sản xuất gạo là Đồng bằng Sông Cửu Long vẫn phải mua gạo lậu… từ Cambodia! Nhìn lại những ngày bắt đầu từ giữa tháng tư năm 75, có thể nói cả thành phố Sài Gòn đang lên cơn sốt. Nào là chạy đôn chạy đáo thăm dò tình hình…mặc dù biết rằng miền Nam đang trong cơn hấp hối, nhưng cũng mong tìm và hy vọng một phép lạ. Nào là, đối với những người có chút tiền, lo chạy đi đổi tiền, làm…áp phe, hay dò la tin tức tìm đường ra đi. Tin tức đồn đãi nhiều khi trái ngược nhau, tin vui lẫn với tin buồn. Các hãng thông tin ngoại lại đưa tin trái người nhau. Đài BBC lại đưa tin CS Bắc Việt tiến như “chẻ tre”, chiếm thành phố Nha Trang làm cho dân chúng bò chạy trước khi người lính cộng đặt chân vào thành phố ngày 1/3/1975. Nhưng nỗi buồn của tôi thực sự buồn khi rời trụ sở USAID ở đường Lê Văn Duyệt sau khi làm “thủ tục”…ra đi. Cầm tấm thẻ vô tri có hình của một “ông giáo trẻ” đầy nhiệt huyết, khi về lại Việt Nam năm 1973, nguyện sẽ làm một cái gì cho thanh niên Việt. Tôi không thiết ăn cơm chiều hôm đó. Nếu tôi nhớ không lầm, đó là ngày thứ tư 09/4/1975. Tới thứ hai tuần sau đó vào khoảng tuần lễ thứ hai của tháng tư, lên Đại học Cao Đài Tây Ninh, tôi lại được mấy anh chàng “CIA” trẻ đóng trên đài phát tuyến ở đỉnh Núi Bà cho tôi biết rằng ngày mai, họ sẽ rút về Mỹ và khuyên tôi nên rời bỏ quê hương qua một giọng Bắc rất rành rọt. Suốt các buổi lên lớp sau đó, tôi nói như người mất hồn, một tâm trạng mà chính giờ phút viết lên dòng chữ nầy, tôi lại thêm một lần “phiêu diêu” nữa. Đi? hay Ở? Hai chữ nầy ám ảnh mãi nơi tôi trong suốt thời gian còn lại cho đến ngày 30/4 năm đó. Nhớ lại, trong những buổi hoàng hôn trước ngày 30/4/1975, tâm trạng một thanh niên trẻ, mang bầu nhiệt huyết hầu mong đóng góp một chút gì cho quê hương, đang bị dằn co bởi ý tưởng ĐI hay Ở. Sau cùng quyết định ở lại đã chiến thắng, xóa đi nỗi khắc khoải của nội tâm vì một suy nghĩ rất “lãng mạn” rằng:”Cho dù CS Bắc Việt có chiếm miền Nam đi nữa, mình cũng có thể đối thoại được với họ, vì cùng chung chủng tộc và cùng một ngôn ngữ”. Nhưng tôi đã lầm, cũng như nhiều người đã lầm, vì họ và tôi không nói cùng một tiếng nói mặc dù cùng phát âm tiếng Việt. Trước bế tắc của cuộc sống và tương lai con cái, phải đành liều chết vượt biên mà thôi. Không còn một giải pháp nào khác. Hình ảnh Ba tôi lẩn quẩn trong đầu. Hình ảnh một ông giáo già đã về hưu, căm cụi viết thư cho con mình đi du học mỗi buổi sáng thứ năm trong tuần, để rồi, sang sáng thứ bảy đem thư ra Bưu diện gửi đi cho kịp chuyến máy bay Air France bay về Pháp, để cho con mình nhận được thư đúng ngày thứ hai. Việc nầy xảy ra đúng như in, không hề sai sót suốt hơn hai năm trời sau khi tôi du học bên Pháp cho đến khi Ba tôi mất. Ba tôi mất ngày Chủ nhựt và thứ hai sau đó tôi vẫn nhận được thư ba viết trước khi nhận được điện tín của anh tôi. Còn Má tôi. Một người mẹ già vừa gặp lại sau 10 năm xa quê và sống chung với con chưa đầy hai năm…Mà cũng chính trong thời gian nầy, tôi luôn bận bịu với những “đam mê” cho cuộc sống, chuẩn bị cho con đường “công danh” của mình… thì làm sao tôi có thì giờ chăm sóc hay hỏi han đến mẹ già. Và mỗi khi nhìn lại mình, chính tôi cũng phải tự thú rằng mình cũng không có thì giờ để nghĩ đến mẹ mình nữa trong thời gian nầy. Tôi thật có lỗi với má tôi nhiều và nỗi ân hận vẫn còn ray rứt mãi trong tôi. Và giờ đây, khi viết những dòng chữ nầy, tôi chỉ còn biết mỗi đêm nhìn ảnh mẹ để sám hối. Trở lại thời gian giữa tháng 4 năm xưa. Tâm trí tôi luôn bị ray rứt với tâm trạng nửa Ở, nửa Đi. Và tôi đã sai lầm khi quyết định Ở lại dù có đủ phương tiện để ra đi trước khi “chúng nó” vào Saigon. Cái sai lầm nầy cũng giống như cái sai lầm của người thầy giáo Tạ Ký khi đi học tập về cùng ngồi uống rượu với Gs Tôn Thất Trung Nghĩa và tôi tại Chợ Đuổi nằm tại góc đường Lê Văn Duyệt và Trần Quý Cáp năm 1981 như sau: “Hai mươi năm mới biết chuyện xưa lầm. Thì tuổi trẻ đã biến thành uất hận!” Chiều thứ hai 28/4, khi một tên phi công (tôi không muốn nhắc tới tên nầy lên đây, vì làm sao tôi quên được tên những kẻ phản bội quê hương) dội bom dinh Độc Lập, và từ đó lịnh giới nghiêm 24/24 được ban hành. Tôi liền chạy lên nhà một người bạn vong niên trên cư xá giáo chức đại học ở đường Tự Đức. Qua ngày thứ năm 1/5, lệnh trên radio yêu cầu (bắt buộc thì đúng hơn) mọi công chức phải đến trình diện tại trụ sở làm việc của mình. Sáng đó, tại cư xá có mặt Ông Khoa trưởng, Ông Phó Khoa trưởng và một số giáo sư, tôi và một giảng nghiệm viên tình nguyện vào Trường Sư phạm xem tình hình. Mọi sự có vẻ êm xuôi vì “họ” chưa có người vào tiếp quản, ngoài một số “cơ sở” địa phương thôi. Nhưng một hình ảnh khác làm bẽ bàng và làm đảo lộn những suy nghĩ tốt đẹp trong tôi khi nhìn thấy một số đồng nghiệp của mình mới chỉ vừa cách đây một ngày, nay đã mang “băng đỏ cách mạng” từ cung cách hướng dẫn chỗ để xe, cho tới thái độ trong lúc nói chuyện. Đáng phỉ nhổ nhứt là những người nầy ngày nào thưa anh, xưng em với tôi, mà nay trở mặt dương dương tự đắc tự xưng tôi, tôi, anh, anh một cách trơ trẽn. Có những chị giáo sư thướt tha, dịu hiền trong khi lên lớp mà nay ngoài băng đỏ, thậm chí còn để lá cờ vàng ba sọc đỏ dưới chân bàn đạp ga xe nữa. Và hơn nữa, có giáo sư trong suốt thời gian chưa đầy hai năm ngắn ngủi của tôi, đã xem tôi như “thần tượng” mặc dù biết tôi đã lập gia đình rồi, thường xuyên đi ăn uống chung; thậm chí đã dám cùng tôi “nhậu thịt chó” nữa…Người đó bây giờ là một “công thần” của chế độ. Làm sao tôi quên được lần đổi tiền đợt I ngày 22/9/1975, đổi 1đ tiền “chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam” tức tiền “ngân hàng Việt Nam” lấy 500 đ tiền Việt Nam Cộng Hòa hay “tiền Ngân hàng Quốc gia Việt Nam”. Người dân chỉ đổi được mỗi gia đình 100.000 đ mà thôi. Làm sao tôi quên được cảnh đốt sách tại một khu phố ở Sài Gòn trong tháng 5/1975. “Một cửa hiệu chuyên cho thuê truyện tại đường Huỳnh Quang Tiên bên cạnh nhà thờ Ba Chuông tại Phú Nhuận phát nổ khi đoàn thu gom sách mang băng đỏ xâm nhập tiệm. Ông chủ nhà sách mời tất cả vào nhà. Rồi một trái lựu đạn nổ. Chuyện xảy ra không ai ngờ. Đương nhiên là có đổ máu … Cả chủ tiệm cũng mạng vong”. Câu chuyện ông chủ hiệu sách uất ức thà chết còn hơn nhìn “băng đỏ” gom và ném sách đi đốt chỉ là một trong những bi kịch của miền Nam sau 1975. Làm sao tôi quên được lần đổi tiền đợt II ngày 3/5/1978, đổi 1 đ “tiền thống nhứt XHCN” tức tiền “ngân hàng nhà nước” lấy 1 đ tiền “ngân hàng Việt Nam” và mỗi gia đình chỉ được đổi 100 đ mà thôi. Làm sao tôi quên được lần đổi tiền đợt III ngày 14/9/1985, đổi 1 đ tiền ngân hàng nhà nước cũ lấy 1đ tiền ngân hàng nhà nước mới (tiền thống nhứt Bắc Nam). Làm sao tôi quên được lần đánh tư sản đợt I ngày 11/9/1975, cướp của và tịch thu nhà những người được cho là tư sản cùng bắt đi vùng kinh tế mới. Chiến dịch nầy gọi là X1. Làm sao tôi quên được lần đánh tư sản đợt II, tức chiến dịch X2, từ tháng 3/1978 tới cuối năm 1990 nhắm vào tư sản tiểu thương, những nhà tiểu thủ công nghệ, ước tính trên 14.000 gia đình tại Sài Gòn. Làm sao tôi quên được lần đánh tư sản đợt III tức chiến dịch X3, song hành với chiến dịch X2 tại Sài Gòn nhằm mục đích trục xuất người cũ ra khỏi nơi ở và điền khuyết vào bằng gia đình cán bộ ngoài Bắc vào. Đây là một âm mưu thâm độc nhằm “Bắc kỳ hóa” thành phố Sài Gòn. Tính đến tháng 9/1989, ước tính có đến 950.000 người bị đuổi khỏi Sài Gòn, và có khoảng 150.000 gia đình cán bộ Bắc Việt được điền khuyết vào. Làm sao tôi quên được những đợt học tập cải tạo, đáng kể nhứt là đợt cuối cùng vào tháng 6/1975, kêu gọi công quân cán chính tập trung mang theo lương thực cho một tháng…để rồi tất cả bị lường gạt và phải chịu lao động khổ sai từ một hai năm cho đến hơn 17 năm đối với những cán bộ hành chánh và quân đội cao cấp của Việt Nam Cộng hòa…. Trên đây, xin diễn lại bức tranh vân cẩu chập chùng những ý nghĩ lộn xộn trong những ngày quốc phá gia vong. Xin chia xẻ cùng bà con. Đây không phải là lời tự thú hay than thở, hay nói về mình. Nơi đây tôi chỉ muốn nói lên vài điều suy nghĩ của một người con Việt mà thôi. Đó là: • Truyết, đừng bao giờ mơ tưởng những người cộng sản Bắc Việt là người Việt Nam. • Matin Luther King từng nói: "Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt"… Từ đó, chắc chắn sẽ có một ngày tất cả người con Việt và Tuổi Trẻ trong nước cùng vùng lên, …đứng dậy đòi lại quyền sống và quyền làm người theo Điều 3 của luật Quốc tế Nhân quyền “Mọi người đều có quyền sống, tự do và an toàn cá nhân”. Và với những chuyển biến trên thế giới hiện tại, nhứt là thế giới cộng sản đang đi vào giai đoạn cuối của một niềm tin không tưởng, thời điểm nầy chính là cơ hội ngàn vàng cho chúng ta, những người con Việt trong và ngoài nước …làm LỊCH SỬ. Nói về 30 Tháng Tư Ngày Quốc Hận 2024 Thưa Bà Con, Bài viết “Chuyện chưa kể sau ngày 30/4/1975”, phản ảnh quan điểm của tác giả, bà Quỳnh Hoa, con gái đại tá quân đội Nhân dân Việt Nam Bùi Văn Tùng. Bà tốt nghiệp Đại học Y dược tp HCM, hiện đang sống ở Pháp. Xin trích vài đoạn…”Câu chuyện về những việc ba tôi làm trưa ngày 30/4 tại Dinh Độc Lập và đài phát thanh Sài Gòn, đã được báo đài đưa tin, làm phim tài liệu và ngay cả viết thành sách (ủng hộ và phủ nhận) cứ mỗi dịp tháng Tư về, ròng rã suốt 45 năm qua. (bài viết năm 2020). ….Nhà báo, đại tá Bùi Tín (báo Quân Đội Nhân Dân) ngay sau 30/4/1975 đã tìm gặp ba tôi để nghe kể lại toàn bộ sự việc xảy ra trong buổi trưa lịch sử đó. (Chứ không có mặt trong giờ phút lịch sử đó). Ông Phạm Xuân Thệ, đại úy, trung đoàn phó trung đoàn 66 bộ binh, cũng có mặt trong dinh "bắt nội các tổng thống". Sau một thời gian dài im lặng, bỗng ông ấy tự nhận hết những việc ba tôi làm trưa ngày 30/4/1975 về làm thành tích cho ông. Ông Thệ sau lên hàm trung tướng QĐNDVN. …Chính ủy Bùi Văn Tùng cùng các ông Dương Văn Minh trên đường từ sân Dinh Độc Lập ra hai chiếc xe jeep để đến đài phát thanh. Năm 2006, khi biết Phạm Xuân Thệ phủ nhận việc ba- chính ủy lữ đoàn tăng thiết giáp 203 có mặt tại dinh- mà bỗng đột ngột xuất hiện tại đài phát thanh Sài Gòn, và cho rằng ông ta, một đại uý bộ binh đã giao lại nội các Dương Văn Minh, rồi cùng ngồi soạn thảo văn kiện đầu hàng với trung tá chính ủy Bùi Văn Tùng, ba chỉ nói nhẹ nhàng, tay này tầm bậy”. (Đoạn nầy có ghi trong thông báo chính thức của trên báo Nhân Dân).” Tất cả những trích đoạn trên đây là do tác giả Quỳnh Hoa ghi lại sự giây phút lịch sử trên. …Người viết Tác giả Quỳnh Hoa) kể tiếp: “…Khi ĐT Dương Văn Minh lên xe và đi theo xe của Chính ủy Bùi Văn Tùng trên đường đến Đài phát thanh Saigon. Đợi trước của Đài có mặt Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, và TS Huỳnh Văn Tòng, Khoa trưởng ĐH Hòa Hảo Long Xuyên và một nhóm sinh viên tranh đấu…”. (HVT là bạn quen từ thời ở Paris, tốt nghiệp TS Sử học, nằm trong sư đoàn 30/4. Để rồi sau sự hiện diện trên Đài phát thanh đã đị trù dập vì tội…cướp công cách mạng!). Những lời công bố đầu hàng được đọc đúng vào lúc 10:37 sáng ngày 30/4/1975 sau bài hát Nối Vòng tay lớn của TCS. Bức hình bên cạnh đây chụp đúng vào lúc 10:37PM 29/4/2020, giờ Houston, tức là 10:37AM ngày 30/4/2020 giờ Sài Gòn, đúng 45 năm sau. Trong phòng làm việc, ngồi một mình âm thầm gậm nhấm nỗi đau Quốc Hận. Người viết xin chia xẻ cùng Bà Con giây phút lịch sử nầy để biết và nhớ rỏ giây phút nầy. Vì vậy, Bà Con cần để ý… Nhớ để không quên. Không quên không phải để thù hận. Mà không quên để khắc ghi lời nguyền. Lời nguyền của hồn thiêng sông núi. Đàn con Việt sẽ vá lại bức dư đồ rách. Dứt khoát CSBV sẽ vào quá khứ. Và chúng ta dứt khoát … Ngày 30/4 cũng là ngày mỗi chúng ta cần ghi nhớ để tự nhũ rằng:” Cả dân tộc Việt Nam chúng ta không những chỉ nhắc tới ngày 30/4 như ngày Quốc hận của người dân Miền Nam, mà còn đừng quên phải: • Nhắc tới những ngày giỗ của hằng triệu nông dân, trí thức, thương gia Miền Bắc đã chết âm thầm và nhục nhã trong mấy năm bị đấu tố; • Phải nhắc tới cái chết của hằng mấy triệu quân dân của cả hai Miền Nam Bắc, nạn nhân của cuộc chiến tương tàn do Hồ chí Minh và đồng bọn tạo dựng ra từ 1945, theo lệnh của Liên Sô, Trung Cộng, và cộng sản Quốc Tế Đệ Tam; • Phải nhắc tới trên 800,000 vong linh bơ vơ lạnh lẽo trên rừng hay dưới biển chưa siêu thoát được, trên đường vượt biên vượt biển liều chết chạy trốn bọn Việt cộng, đi tìm tự do; • Chúng ta phải nhắc hết tội ác của Hồ chí Minh và cộng sản Việt Nam ít nhất từ năm 1945 cho đến ngày hôm nay, để chúng ta cùng chuyển ngày 30/4 thành một ngày Quốc Hận chung của cả dân tộc, từ đó biến thành một "Ngày Quật Khởi" của toàn dân cùng đứng lên đập tan chế độ cộng sản, để mau chóng mang lại cho đồng bào đầy đủ Tự Do Hạnh Phúc thực sự và Ấm No Thịnh Vượng cho cả quốc gia Việt Nam. Nói với những người Cộng sản Bắc Việt đang cầm quyền ở Việt Nam Xin nói ngay là những dòng chữ sau đây không phải là lời nhắn gửi hay trao đổi với họ mà chính là một vài suy nghĩ về họ trong cung cách quản lý toàn thể đất nước hơn 49 năm qua. Trong suốt hơn 30 năm thực sự dấn thân vào con đường tranh đấu dù dưới danh nghĩa cá nhân hay thành viên của Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (VAST) hay dưới danh nghĩa Đại Việt, hay Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng, hay Hội Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam, qua trên 40 cuốn sách viết riêng hay viết chung với các bạn như GS Trần Minh Xuân, TS Phan Văn Song, tôi đã trang trải trong đó, nỗi lòng của người con Việt, nói lên những vấn nạn môi trường do sự phát triển không ứng hợp với chiều hướng toàn cầu hóa và bảo vệ môi trường cùng những chính sách y tế, giáo dục hoàn toàn đi ngược lại trào lưu tiến bộ của văn minh thế giới. Từ đó, đưa đến tệ trạng là Đất và Nước ngày hôm nay đang đứng bên bờ vực thẳm về phát triển, chưa nói đến vấn nạn làm “nô lệ” cho Trung cộng qua các thỏa hiệp ngầm giữa hai đảng cộng sản Việt và Trung. Hiện nay, trên thực tế và dưới sự quản lý của đảng cộng sản Bắc Việt, Việt Nam vô hình chung đã là một tỉnh phía Nam của Trung Cộng từ lâu rồi! Ngày hôm nay, nhân danh cá nhân của một người con Việt, nếu còn lại một chút nhứt điểm lương tâm, những người CS Bắc Việt hãy trở về với dân tộc đúng nghĩa thật sự. Tài sản và quyền lực chỉ là phù du! Hãy can đảm vứt bỏ VÔ MINH trong tâm khảm để trở về với dân tộc đúng nghĩa. Một khi nhắm mắt và ngừng hơi thở, quyền lực sẽ là hư không và tài sản sẽ trở về cát bụi mà thôi! Sẽ có một ngày, những người con Việt trong và ngoài nước về dựng lại cờ vàng trên Cổ thành Quảng Trị! Niềm hy vọng trên sẽ trở thành một quyết tâm khiến mỗi người trong chúng ta tiếp tục giữ ngọn lửa thiêng của Dân Tộc luôn tỏa sáng trên quê hương thân yêu. Giờ khởi hành đã điểm! Mai Thanh Truyết Quốc hận 2024.

Tuesday, March 26, 2024

Một Ngày Của Tuổi Già: Mẹ Việt Nam Một Ngày Của Tuổi Già: Mẹ Việt Nam Tiếng lộp cộp lạc cạc bên ngoài phòng cho tôi biết là Bà đã thức dậy và đang đẩy xe lăn từng bước rất ngắn vào phòng tắm. Lúc đó vào khoảng 9 giờ sáng. Sau độ 15 phút, Bà lại lộp cộp lạc cạc lui “xe” và lần vào ghế cách đó độ vài bước. Hai tay nắm chặt cạnh bàn, Bà ráng gượng đứng dậy một cách khó khăn xoay người qua mặt bàn, rướn mình lên và ngồi vào ghế, cố gắng xoay người thêm một chút nữa cho ngay ngắn, và sau cùng lê chiếc chân mặt về cho thẳng thớm. Bà đã yên vị. Trước mặt Bà là một dĩa đồ ăn sáng thường ngày, một nhúm bún với thịt cắt từng sợi nhỏ bềnh bồng trong nước được điểm thêm những cọng hành nho nhỏ bên cạnh hai chiếc nĩa, một bằng nhựa và một bằng kim loại để lùa thức ăn vì Bà đã từng bị đột quỵ cách đây 10 năm và cơn đột quỵ tái diễn cách đây một năm. Cách xa dĩa thức ăn, có một tách nước ấm để kế bên một ly nhỏ bằng nhựa, trong đó chứa vài ba viên thuốc buổi sáng.Đó là phần ăn điểm tâm hằng ngày của Bà. Khoảng độ nửa giờ, nhắm chừng Bà ăn xong, đứa con gái út từ trên lầu bước xuống và nói “Má” qua phòng, mở TV xem lễ sáng và nghe Cha giảng. Âm thanh cộc lốc, ngắn gọn, và Bà lần bước qua phòng khách, dựa lưng vào thành ghế một mình trong tư thế di chuyển hết sức khó khăn. Nhưng Bà vẫn ráng và âm thấm cố gắng đưa thân mình một cách chậm chạp vào vị trí ngay ngắn trên chiếc ghế sofa. Tiếng nói trên TV bắt đầu. Và từ đó, căn phòng không còn nghe được gì nữa ngoài âm thanh của một buổi lễ trực tuyến. Bà ngồi trong thinh lặng, tôi vẫn không biết Bà có lắng nghe hay hồn để nơi đâu đâu. Quan sát Bà từ lúc thức giấc, đi làm vệ sinh lặng lẽ một mình, âm thầm “thưởng thức” buổi ăn sáng trong cô đơn, cuối cùng bước qua phòng khách. Thỉnh thoảng vài tiếng nói trên lầu vọng xuống thăm chừng bà trong vội vã của đứa con gái vừa làm việc ở nhà vừa chăm sóc bà nhắc bà đi ngủ … Đôi khi, Bà ngủ quên luôn trên ghế, nhưng thông thường sau độ một giờ sau khi xem lễ, bà lần lần từng bước, lặng lẽ đi vào phòng ngủ và…thao thức hay ngủ??? Xong một buổi sáng. Tất cả đã diễn ra trong sự yên lặng đáng sợ trong một ngôi nhà ngoại ô nằm bên bìa rừng của một thành phố nhỏ miền Đông Bắc Mỹ. Trong nhà, hầu như không có tiếng nói ngoài những câu độc thoại rất ngắn… Thỉnh thoảng phát ra vài tiếng người di chuyển trên lầu hay tiếng ghế kéo qua lại. Sau vài giờ và không có một thời khóa biểu nào nhứt định, tiếng nói quen thuộc hàng ngày vọng xuống “Má ra ăn trưa”. Và trên bàn, cũng một dĩa đựng thức tuy khác buổi sáng, nhưng vẫn là thức ăn sền sệt có cơm hay bún, có thịt heo hay gà (Bà không thích ăn thịt bò vì rất dai đối với Bà). Bên cạnh có một muỗng, một nĩa nhựa và một nĩa kim loại. Cũng một ly nước ấm, một ly nhựa chứa thuốc uống buổi trưa, điểm thêm một dĩa nhỏ đựng bánh hay trái cây tráng miệng.Sau đó, Bà lại lại khó khăn đứng dậy và vào phòng vệ sinh trước khi đi ngủ trưa. Một buổi ăn trưa âm thầm lặng lẽ qua đi! Buổi chiều cũng không khác gì buổi trưa. Cũng lặng lẽ bước ra sau khi nghe tiếng gọi ngắn gọn vọng xuống từ trên lầu. Cũng những động tác giống như buổi sáng lúc chào ngày mới. Bà vào phòng vệ sinh, lần ra bàn ăn, múc hay xỉa những món ăn có trong dĩa một cách vô hồn, ăn để mà ăn, chắc Bà cũng không biết đang ăn gì nữa. Có khác buổi sáng và trưa là ly nhựa đựng các thuốc uống cho buổi tối thôi. Và cứ thế ngày tháng thoi đưa, Bà sống như vậy năm nầy qua năm khác. Hậu quả của chứng đột quỵ và tuổi già làm Bà ngày càng đi đứng khó thêm, từ lúc hồi phục còn chống gậy đi đây đi đó trong nhà, tới lúc phải đi “walker”, và bây giờ dùng xe lăn bốn bánh di chuyển một cách rất khó khăn. Nguy hiểm nhứt là lúc chuẩn bị ngồi xuống ghế cạnh bàn ăn. Bà phải xoay người từ xe qua bàn, rướm mình bằng cách chống hay tay để kéo thân mình đứng lên một cách khó khăn vì cánh tay trái của Bà hầu như bị liệt. Vì là xe lăn bốn bánh dễ bị di dời và Bà không có khả năng để kềm giữ khi xoay mình qua bàn. Lúc nầy chính là lúc Bà dễ bị té và chung quanh không có ai kề cận. Cơm tối xong. Rồi cũng một vài động tác quen thuộc. Sau cùng lửng thửng lê thân già lần đẩy xe lăn, lặng lẽ vào phòng. Từ đó, cho đến sáng hôm sau, các động tác và sinh hoạt cho một ngày mới của Bà được tái lập lại. Hàng chục năm qua rồi. Quan sát Bà, tôi cảm thấy chạnh lòng. • Tuổi già cần được chăm sóc đặc biệt trong nhu cầu ăn uống, nhứt là những người có 3 chứng cao và 1 thấp: cao mỡ, cao máu, cáo đường, và chứng thấp khớp. Việc ăn uống cần có “diet” riêng và ăn uống cần phải có giờ giấc nhứt định, vì cơ thể người già khó có thể thích ứng với việc thay đổi thời khóa biểu. • Tuổi già cần có sự hiện diện thường xuyên của người thân chung quanh; • Tuổi già cần nghe những lời nói ngọt ngào yêu thương của người thân; • Tuổi già cần những người “biết lắng nghe” và “tỏ vẻ lắng nghe” những câu chuyện quá khứ thời xa xưa mà bất cứ người già nào cũng muốn kể ra mặc dù câu chuyện đã được kể hàng trăm lần đi nữa. Làm người, hay hơn nữa, là con cháu phải biết điều nầy. "Biết kiên nhẫn lắng nghe là liều thuốc an thần cho tuổi già." • Tuổi già cần sự chăm sóc đặc biệt. Xin đừng nghĩ “Tuổi già” còn tự làm được cho chính mình, để cho “Tuổi già” tự làm, đừng “spoiled” “Tuổi già”. Tất cả những điều trên, Tuổi Già cần được có, và xứng đáng được có vì HỌ đã hy sinh quảng đời thanh xuân để lo cho đàn con dại, nhứt là ở một miền đất xa lạ nầy, xa lìa cuống rún, không còn láng giềng thân thuộc chung quanh. Một thân một mình, không đồng ngôn ngữ mà vẫn can đảm, cắn răng bươn chải, đứng chờ xe buýt từ sáng tinh sương, mùa đông phải ráng bước lên bức tường tuyết hai bên lề đường để cho tài xế xe buýt thấy khách đứng chờ mà ngừng lại. Đó là BÀ MẸ Việt Nam! Hình ảnh muôn trùng nằm trong văn hóa Việt. Mong mỗi người còn mang dòng máu Việt, còn một chút nhất điểm lương tâm để trọn vẹn ôm trọn người Mẹ của mình, nhứt là trong thời điểm Mẹ không còn khả năng để tự lo liệu được. Không tội nào nặng hơn tội BẤT NGHÌ đối với đấng sinh thành của mình cả! Thời gian đi nhà thờ cầu nguyện hoặc đi chùa niệm Phật suốt cả đời cũng không bằng thời gian phụng dưỡng Mẹ già trong giai đoạn cuối đời. Mai Thanh Truyết Viết trong Mùa Lễ Lá 2024 https://maithanhtruyet1.blogspot.com/2024/03/mot-ngay-cua-tuoi-gia-me-viet-nam-tieng.html

Monday, March 25, 2024

Thân chuyển loạt bài của Cựu Dân biểu Nhữ Văn Úy, Colmar, Pháp… kể lại chuyện xưa, kỷ niệm một thời hợp tác qua dự án Rác ở Hốc Môn (biến rác thành phân bón hữu cơ) với người viết từ năm 1973…ở Sài Gòn. *** Để trả thù kẻ sĩ không "đầu hàng giai cấp" Tiến sĩ MAI THANH TRUYẾT đã bị"bề" hạ cấp! TÔI PHẢI PHẢN CÔNG! NHỮ - VĂN - ÚY Lời nói đầu: Mặc dù có thể nói tôi là người biết khá nhiều về nhà khoa học gia MAI THANH TRUYẾT, cả về khả năng và tinh thần yêu nước cuả ông; gần 40 năm trước, nếu chiến sự ở Việt Nam không càng ngày càng leo thang dữ dội thì giữa chúng tôi (MTT-NVU) đã có một sự kết hợp để vưà trực tiếp giải quyết vấn nạn rác trong tương lai cho Sài Gòn, vừa góp phần phát triển kinh tế đất nước. Một nhà máy chế tạo phân bón hữu cơ (mà nguyên liệu chính là rác gia dụng chế biến) đã được chuẩn bị xong trên một diện tích tổng thể là 31 mẫu tây (ha) ở ngay khu tứ giác về bên tay phải từ hướng Bà Qụẹo đi lên Hốc Môn, một cạnh cuả chiều dài là con kinh THAM LƯƠNG và cạnh kia song hành là con đường băng từ Tham Lương sang CHỢ CẦU. Diện tích khai thác ban đầu là 7 ha, đã ban mặt bằng và xây xong phần nhà máy cơ bản. Nhà máy này, nguyên liệu cuả "đầu vào" là giải quyết rác thu gom 1/3 phiá Tây và Tây Bắc Sài gòn (gồm cả quận Tân Bình). Thị trường tiêu thụ sản phẩm cuả "đầu ra" là các nhà nông canh tác rau tươi, ngũ cốc, cây trái ở Tân Bình - Lái Thiêu -Hốc Môn - Hậu Nghiã; kéo dài lên tới Tây Ninh. Trong tương lai, để hoàn tất kế hoạch, sẽ thành lập 2 nhà máy tương tự: một cho miền Đông Sài Gòn, một cho miền Tây. Nhìn tổng thể chương trình, hoạt động được cắt "chia 3 chân vạc" giảm thiểu sự "chi" rất nhiều; nhất là sự thu gom rác, các xe chuyên chở không phải "biểu diễn" một màn trình diễn rác di từ Đông sang Tây, từ Bắc chí Nam Sài gòn khắp Sài gòn. Cũng thế, thành phẩm ở vùng nào phân phối thẳng cho nhu cầu vùng đó; giá thành vì thế cũng giảm đi khá nhiều. Nhờ có dịp mật thiết làm việc với nhau từ ngày đó; công việc và giao dịch đã gắn chúng tôi gần nhau; vì thế, như trên đã nói, "tôi hiểu khá nhiều" về Ông! Trong một nửa quãng đời ở hải ngoại, hai người ở cách nhau nưả trái đất; công việc làm ăn sinh sống không có gì liên hệ, vì thế, sự gặp gỡ thân hữu hầu như không có; nhưng hầu như những bài viết về nghiên cứu chuyên môn cuả TS MAI THANH TRUYẾT tôi đều có đọc và về phiá người bạn xưa đối với tôi cũng thế! Theo rõi công việc chuyên môn cuả ông thành công vẻ vang nơi nước người và nhất là ông vẫn canh cánh ở bên lòng hoài bão phục vụ cho dân tộc, lòng qúy mến người bạn xưa cuả tôi càng thêm sâu đậm. Thế rồi có thể nói gần như tôi bàng hoàng cả người khi được đọc trên Internet có một âm mưu rộng lớn và thâm hiểm "bề" ông MAI THANH TRUYẾT, nhằm hãm hại nhà khoa học này hơn là mục đích cao cả cuả sự tranh luận để tìm ra sự thật nhằm loại trừ một con sâu ra khỏi rổ rau đang chuẩn bị nấu canh! Như tôi đã thưa trước với công luận nhiều lần và ngày nay xin nhắc lại với niềm tự hào; vì khả năng "kiến thức trường học" cuả tôi rất hạn chế nên tôi rất yếu kém về những lãnh vực chuyên khoa và xin "dựa cột đứng nghe" đúng như lời tiền nhân đã dạy "biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe". Nhưng về "kiến thức trường đời", tôi kiêu hãnh với những gì mà tôi có, và đã nhiều lần phát biểu "Ai sao tôi vậy"; sự thực đã chứng minh rõ ràng ngay trên Intertnet: một bảng phong thần dài dặc các tay "kiến thức trường học" cuả tà giáo (nào là tiến sĩ này, bác sĩ nọ, thạc sĩ kia v... v...) đã là những "tẩu tướng" dưới tay tôi (tiêu biểu là băng "tứ bọ"; bọ hung Tiến sĩ TRẦN CHUNG NGỌC, bọ chó GS sử nô NGUYỄN MẠNH QUANG, bọ ngựa BS (?) NGUYỄN THỊ THANH, bọ xít VÕ LONG TRIỀU). Với sự hiểu biết "cuả trời dành cho" đó, tạm gác vấn đề chuyên môn về hoá học sang một bên, chỉ một cái nhìn bằng một nưả con mắt tôi đã nhận ra chân tướng cuả những kẻ tấn công TS MAI THANH TRUYẾT. Tôi phải nhập cuộc, không phải với một lý do nhỏ nhặt là yểm trợ cho một người bạn; mà đẹp đẽ hơn là một nhiệm vụ và trách nhiệm phải làm cho sạch ô uế nơi diễn đàn -nói riêng- và xã hội bớt rác rưởi độc hại -nói chung-; một ân huệ mà trước đây tôi đã được thưà hưởng và được học nơi cố Chuẩn Tướng Tư Lệnh CSQG TRẦN VĂN HAI (b) , nay tôi trả lại cho xã hội; dùng ngòi bút cuả người lính xung kích già làm tất cả những gì trong khả năng, không để những nhân vật như Tiến sĩ MAI THANH TRUYẾT bị phường lưu manh ám hại! ............ ......... ......... ......... ......... ......... ...... CHÚ THÍCH: • (a) TS MAI THANH TRUYẾT không từ bỏ một cơ hội nào mà không lột mặt nạ bè lũ giặc "mán sơn đầu đỏ" dùng âm mưu xảo quyệt, biến khoa học cao đẹp thành một.... phương tiện để đi ăn xin có, tống tiền có, đục khoét có! Mặc dù ông cũng như những thân hữu cùng chiến tuyến với ông biết rằng với bọn người có đầy đủ điều kiện xếp chúng vào loại là dã nhân đó, không có một phương tiện bẩn thỉu nào làm cho chúng chùn tay; kể cả khốn kiếp đến mức "ngậm máu phun người". • (b) Khi tôi hãy còn là một hội viên Hội đồng xã đã bị Thiếu Tá Tiểu khu Phó tỉnh Bình Dương dùng quyền lực hãm hại. Chuẩn Tướng TRẦN VĂN HAI (khi đó ông còn đeo lon ĐẠI TÁ) đã áp dụng luật pháp để bảo vệ (kể cả biệt phái cận vệ võ trang), với quan niệm cuả con chim đầu đàn CSQG thời đó là "Cảnh sát phải bảo vệ tài nguyên qúy cho quốc gia". Bảo vệ tài nguyên đất nước, dẹp bọn NGẬM MÁU PHUN NGƯỜI : NHỮ - VĂN - ÚY Qua bài (1) Lời mở đầu, như tôi đã trình bầy, lập trường bất di bất dịch cuả tôi là trước hết "tôi tôn trọng tôi"; mà điều sơ đẳng cuả vấn đề này là phải tuyệt đối tránh nói láo để không thành một người bị bị mất nhân cách. Một người một khi đã bị mất nhân cách rồi thì chỉ còn lại là phần thể xác, có khác chi chỉ là một con vật? Do đó, trong cuộc đời cầm bút chuyên nghiệp, tôi chỉ chỉ hạ bút viết một sự kiện nào khi sự kiện đó mình phải biết sự thực (nếu không cả 100% thì cũng phải đúng 99%). Chính vì thế từ 6 năm nay tích cực sinh hoạt chính trị trên Internet tuy chỉ với tư cách tài tử, nhưng tôi vẫn trung thành với nguyên tấc đã đề ra; như hiện tại, xông pha vào chốn "siêu hạng ba quân", dọc ngang trong một xã hội trộn lẫn ma quái, ảo ảnh, âm binh, cô hồn các đảng; nếu không cẩn thận lắm thì tôi cũng rất dễ dàng bị lôi cuốn vào những vụ "ăn thua trí mạng" không cần thiết! Trong cái xã hội giả tưởng nhưng những nhầy nhụa gớm ghiếc độc hại này lại là hữu thực; nếu không với lý do bất vụ lợi tự giác tự nhận còn có trách nhiệm với đất nước trong lúc dầu sôi lửa bỏng: đất nước cần người để chung sức nhân dân yêu nước lật đổ chế độ CS dưới bất cứ hình thức nào, để tháo gỡ giải đất hình chữ S ra khỏi hàm răng con cá mập Chệt càng sớm ngày nào càng hay ngày ấy thì tôi đã "quẳng gánh lo đi", vui thú điền viên vì nợ đời tôi và gia đình tôi đã trang trắng từ sau ngày 30 - 4 - 75! Tôi biết, và thừa biết, còn dây dưa với cái thế giới ảo này chỉ là chuốc thêm hôi hám dây vào người; nhưng cùng tâm trạng với tướng TRẦN KHÁNH DƯ xưa, không nỡ bỏ nghề đốt than khi bị vua nhà TRẦN bạc đãi vì lầm lẫn nhưng vẫn cố bám lấy cái nghề khốn khó đó, với tâm trạng vì thương người khác: Nghĩ mình lem luốc toan nghề khác, Nhưng sợ trời kia lắm kẻ hàn! (trích thơ TKD) Tuy chẳng dám ví tài mình như vị danh tướng xưa, nhưng tự hào lòng yêu nước và yêu dân có lẽ cũng không kém! Bỏ rơi tất cả 35 năm nay rồi, nhưng một thế hệ thừa kế cho đến nay vẫn chưa nhìn thấy thấp thoáng bóng dáng cuối đường hầm vì với một thời buổi vàng thau lẫn lộn như bây giờ, một cây non qúy chưa kịp mọc thì đã có hàng chục, hàng trăm kẻ.... ôm mã tấu đứng chờ để chặt, lấy đất trồng giống cây Mác xít! Tôi cũng như thế hệ cuả chúng tôi -nếu may mắn còn có những cá nhân nào hiếm hoi còn hơi thở, đã đến lúc phải quên thân mình lăn vào chốn mưa máu gió tanh để dẹp bọn quần ma, hợp quần cùng những thân hữu mở đường cho một lối tiến tới tương lai tốt đẹp cho dân tộc dù mảnh đời còn lại cuả mình rất mong manh, có thể tan biến trong khi nhiệm vụ còn dang dở....Việc đó gọi là Bảo vệ tài nguyên qúy, không phân biệt tuổi tác! Trong quy ước đó cuả chính mình, một khi thấy tài nguyên qúy Quốc gia bị kẻ thù cuả dân tộc "bề" nhằm triệt hại; dù không có một sự nhờ cậy nào cuả những nhân vật là nạn nhân cuả âm mưu hiểm độc đó, nhưng chúng tôi cũng tự nguyện lăn mình vào can thiệp ,yểm trợ vì bảo vệ chính nghĩa; một chính nghĩa cao qúy sáng vằng vặc: trong sử sách, không hề có một tỳ vết bán nước, nhượng biển như bầy chó săn cuả "bác Mao" đã làm đang làm và còn tích cực làm nhanh hơn nữa; bọn này ỷ thế lang sói cuả ngoại bang, hống hách thách thức cả dân tộc cho nên chúng đã ngang nhiên biểu diễn màn.... bán cả tổ tiên; như mới đây, -nhân dịp giỗ thứ 1970 tưởng niệm công ơn cuả HAI BÀ-, chúng "cống cả Hai Bà Trưng" cho MÃ VIỆN -tên tướng hùm xám cuả giặc đã đè bẹp cuộc khởi nghĩa thành công cuả HAI BÀ, đã tạo nên một trang sử đen, bi thảm chung trong dân tộc. Khốn nạn đến mức chúng hỗn láo, mất dạy, dám dâng hiến cả anh hồn hai vị nữ anh hùng vĩ đại duy nhất cuả đất nước sang TẦU làm tì thiếp, nô bộc cho quân cướp ngoại bang, cái chế độ chính trị đốn mạt như thế còn "thương" được cái điểm gì mà cón có những kẻ ngu dại thờ lậy tên trùm HỒ CHÍ MINH và nhiều tên còn dơ dáy hạ cấp hơn nữa là chen chúc nhau xin làm được một kẻ bưng bô ở vòng ngoài! Những hành động cụ thể cuả các ông HỒ CÔNG TÂM - TUẤN PHAN trên các diễn đàn internet đã tự cung khai các ông là ai? Dù rằng các ông có cố gắng "khéo léo" ngụy trang một cách.... vụng về vì còn để lộ ra nhiều khuyết điểm quá non nớt để chúng tôi dễ dàng có những cơ sở chính xác, căn cứ vào đó mà dễ dàng đưa ra những phán đoán mà tỷ số sai lầm hầu như không có! Dĩ nhiên, tôi không cùng loại người có tư cách và giáo dục như hai ông ấy, nên không thuộc loại đớp càn suả bậy; với những gì tôi phê phán như trên, bài sau tôi sẽ đưa ra những dữ kiện để chứng minh; như thế, đương nhiên chẳng những chỉ là hai ông mà ngay cả tập thể hay băng đảng cuả những đương sự có liên hệ, có quyền đường đường chính chính phản biện. (còn nữa). Mất bài thứ 3 Bảo vệ tài nguyên đất nước, VINH DANH CHÍNH TRỊ TS MAI THANH TRUYẾT NHỮ - VĂN - ÚY Chuyện Tiến sĩ MAI THANH TRUYẾT phải đeo áo giáp chống đạn cũng như thuê nhân viên võ trang MỸ đi bảo vệ an ninh trong những sinh hoạt cộng đồng "nóng" ở MỸ là chuyện khó tin nhưng có thật; hồ sơ về tình trạng an ninh cuả Ông bị đe doạ có nằm trong hồ sơ cuả Cảnh sát MỸ. Tuy không phải là một chính trị gia, nhưng cảm nhận nhậy bén về chính trị cuả ông không thua gì cuả một chính trị gia có bản lãnh cao và lập trường dứt khoát chống CỘNG rất nhất quán, chứ không là lũ cỏ đuôi chó, lắt léo theo chiều gió. Mời Qúy vị theo dõi một đọan văn sau đây cuả tác giả NGUYỄN Á ĐỘC LẬP viết trong bài "Cái thực của TS MAI THANH TRUYẾT" : Nguyên văn lời viết cuả ông NGUYỄN Á ĐỘC LẬP: Và người viết bài này (NAĐL. NVU ghi), có lần ngỏ ý với TS MAI THANH TRUYẾT: "Nếu có sự thay đổi trong cách 'đóng góp sáng kiến' cuả anh, có thể nhà nước Việt Nam sẽ lắng nghe. Ông (TS MTT. NVU ghi) cũng đã khẳng định "Lập à, anh không chống Cộng mù quáng, anh chỉ chống lại cách làm cuả họ gây thiệt hại cho môi trường và quyền lợi lâu dài cuả đất nước" Chỉ với sự ghi nhận trên cuả tác giả NGUYỄN Á ĐỘC LẬP cho tôi có dịp nhận ra cái "nhân chính trị nhân bản " cấy trong tim con người khoa học hiếm có này; Tiến sĩ TRUYẾT dùng hoạt động khoa học để chống một chủ thuyết chính trị trái với khoa học; vì một khi nhà nước VGCS tôn trọng giá trị nhân bản có nghĩa là họ phải thay đổi lập trường chính trị mà tên ngàn thu phản quốc HỒ CHÍ MINH đã nhập cảng về tiêu diệt dân tộc khiến giặc Tầu có cơ hội ngàn vàng ngày nay đang đồng hoá VIỆT NAM. Thêm một đoạn nưã mà tác giả NGUYỄN Á ĐỘC LẬP viết (nguyên văn chữ nghiêng) "Anh có thể ngưng đề cập đến vụ 'da cam' vì đó là chuyện giữa 'nạn nhân' (VN) và các công ty chế tạo hoá chất cuả Hoa Kỳ". Dĩ nhiên ông giữ thái độ im lặng! (Xin nói thêm, TS Truyết là một nhân chứng trong vụ kiện Chất độc màu Da cam của Hội Nạn nhân chất độc màu Da cam kiện 27 Công ty Hóa chất Hoa Kỳ ở tòa án Brooklyn, New York năm 2004. Ông CHánh án Weinstein đã phán quyết hủy vụ án của nguyên đơn Việt Nam ngày 10/3/2005). TS TRUYẾT giữ thái độ im lặng tức là đã ngầm nói tất cả, từ quan niệm chính thống về chính trị đến lòng phục vụ cao cả cho dân nước; vì thực chất, vụ kiện da cam không phải là giữa "nạn nhân" với nhà chế tạo hoá chất Hoa Kỳ vì những người gọi là "nạn nhân chất độc da cam cuả MỸ, thực sự là nạn nhân chất độc "da đỏ" cuả Tầu Cộng tống vào cơ thể họ để kích thích thần kinh; biến một con người tầm thường khi xung trận thành một con người siêu nhân! Như vậy,vụ kiện gian này không phải chỉ có giá trị "gian về tiền bạc" mà là "gian 100% về chính trị"; là một khoa học gia "cao tay ấn" về chính trị nên TS TRUYẾT không màng đến quyền lợi cá nhân. Giả dụ như TS MAI THANH TRUYẾT ham mồi xôi thịt tầm thường như nhiều nhà khoa học gia khác, ông lấy cớ "nhân đạo" để bỏ ngang vụ án, dùng khả năng khoa học cuả mình để cùng với những nhà bác học Mỹ khác chứng minh rằng "chất độc da cam" không phải là chất độc nguy hiểm như nhà nước VGCS và bọn chó săn cuả chúng đã hò hét. Một giả thuyết chính trị được đặt ra: Nếu bị thua căn bản pháp lý về khoa học trong vụ kiện thâm độc ấy, trên quan niệm chính trị về chiến tranh vưà qua ở VN sẽ hoàn toàn đổi mầu: Nước MỸ sẽ bị cả thế giới lên án là một nước gây chiến tranh diệt chủng; trong khi đó, HỒ CHÍ MINH, đảng VGCS mới chính thực là tác giả một cuộc chiến tranh diệt chủng thì trở thành những kẻ có chính nghiã. Chính nghĩa .... trấn lột tài sản nhân dân, trấn lột vàng chuộc mạng cả hàng triệu người di tản vượt biên; chính nghĩa tàn sát giệt chủng "không ngừng nghỉ" ngay chính đồng bào cuả mình, còn khốn nạn hơn chó gặm xương chó, văn nghệ tuyên truyền chỉ đạo với chính sách cuả HỒ tặc là"đào tận gốc, bốc tận rễ". Chẳng những TS MAI THANH TRUYẾT được coi như là một khoa học gia ân nhân cuả hai chế độ VNCH, mà ông còn là ân nhân cuả nhân dân MỸ; là một chính trị gia cuả nền Đệ Nhị VNCH, tôi long trọng vinh danh ông! (Còn nữa) Bảo vệ tài nguyên đất nước,vấn đề TỐI CẦN THIẾT!!! NHỮ - VĂN - ÚY Vấn đề bảo vệ tài nguyên đất nước là một vấn đề tối cần thiết, vì dù thời bình hay thời loạn, dù thời kỳ đất nước độc lập cường thịnh hay đất nước bị ngoại xâm đồng hoá hay mất chủ quyền thì vấn đề "TÀI NGUYÊN" vẫn phải được đặt ra, hàng đầu và cấp bách vì một khi tài nguyên đất nước bị khô cạn thì còn phương tiện gì để phục hồi hoặc phát triển? Có thể thực tế và đơn giản ví như một nồi cơm đang nấu trên bếp rơm ở nhà quê, nồi cơm vưà nóng nước mà hết rơm và không có nhiên liệu để thay thế thì liệu có được bữa cơm không, dù là một bưã cơm đơn giản nhất là ăn với muối? Cũng thế, và đối với tài nguyên qúy thì sự bảo vệ lại càng khẩn thiết hơn vì theo định luật cuả thiên nhiên, tài nguyên quý lại càng hiếm hơn; nếu không biết bảo vệ thì e rằng sẽ có thời gian bị cạn kiệt và tạo nên một khoảng trống vô cùng tai hại cho quốc gia, có khi là một thảm hoạ! Lịch sử Việt Nam thời cận đại - từ 1936 tới nay - đã là một tấm gương vĩ đại để chứng minh cho điều này. Dưới thời thực dân Pháp đô hộ, những tài nguyên qúy cuả Quốc gia, dĩ nhiên biết yêu nước, thương dân và nỗi nhục mất nước nên đều bằng hình thức chính trị này hoặc phương thức chính trị khác, tìm đường cứu nước. Trái lại, những tài nguyên.... cặn bã cuả quốc gia thì chỉ sống và làm việc theo nhu cầu cái dạ dầy, là một thứ sinh vật hạ đẳng hạ đẳng; trong bọn bán nước hại dân này, đương nhiên có cả lão già "quan huyện thân sinh ra Hồ CHÍ MINH"; tên tham quan ô lại này "Ô" đến mức bị tống cổ ra khỏi cái chính quyền bù nhìn vì tội quá tàn ác: tra tấn đến chết người để dùng hơi máu đưa cay cho hơi men.... Hồ Chí Minh mới được nếm mùi bổng lộc cuả.... giống chó săn được vài năm (được ưu đãi vào học trường Quốc Học HUẾ) thì vì cha bị sa thải biến thành "chó dại" (bị săn đuổi vì trốn tù) nên con cũng bị đạp ra khỏi giai cấp "Qúy... tặc" đó trở thành "chó hoang". Trên bước đường tha phương cầu thực, chó dại và chó hoang lén lút găp nhau ở miền Nam. Chó hoang nghe theo lời cha nên tìm đường sang Pháp để tìm tư thế.... ôm tận gốc mẫu quốc, hy vọng có cơ may quật ngược thế cờ, mưu cầu được chỗ đứng "gia nô truyền kiếp". Bị thôi thúc trước một hoàn cảnh gia đình đang gặp vận bĩ đau khổ còn hơn người mắc bệnh táo bón cứ .... nưả tháng mới đi đại tiện được một lần: Bố thì sống làm thân con cò lủi ở miền Nam, em thì được chị cõng đi gõ cưả ăn mày những nhà có lòng hảo tâm, mẹ thì thở hắt ra nằm trên giừng bệnh chờ chết đói. Được cha đem kinh nghiệm "làm chó săn sướng lắm" ra thuyết giảng và chỉ điểm cho THÀNH biết được "hướng cửa sinh" để tìm lối ra mưu cầu sự sống vinh thân phì gia cho cả gia đình và giòng họ, HỒ chí Minh (dưới tên NGUYỄN TẤT THÀNH) tìm đường sang PHÁP; bất chấp mọi sự ô nhục, kể cả chuyện làm chó. Chuyện sau đây là chuyện có thật mà chính đảng VGCS hãnh diện coi như đỉnh cao hào quang thông minh và sáng tạo cuả HỒ CHÍ MINH, mục đích để chiếm được cảm tình cuả mấy cậu bồi anh bếp trên chuyến tầu đi Pháp, gặp lúc bão tố, con tần nghiêng ngưả, anh THÀNH đã.... bò xuống làm chó, cột rổ rau vào bụng đi rưả....Nhờ thế, các thực khách có được bữa ăn bằng rau tươi giữa trùng dương tưởng chừng như không thể nào thực hiện được! Chuyện tha phương cầu.... quan việt gian cuả Hồ được chính những hành động cụ thể cuả HỒ tố cáo cho hành động bỉ ổi cuả y: sang Pháp, HỒ Chí MINH chưa đi "làm cách mạng" ngay mà lo.... "trả thù dân tộc" trước nhất (a), sau đó xin nhà nước TÂY phục hồi quan chức cho cha y và cuối cùng thì xin cho.... chính y được đặc cách theo học trương dạy chó săn, sau này ra làm quan ở nước VN nô lệ (b). Vì biết bộ mặt thực về tư cách và nhân phẩm cuả HỒ, các cưả chui vào để được sống trong hàng ngũ chó săn cho Pháp đều bị bịt kín, HỒ Chí Minh sang NGA, được những tay đao phủ sát nhân đệ nhất thế giới ở điện CẨM LINH tuyển chọn, Hồ như diều gặp gió. Như thế, qua chính tiểu sử cuả đảng VGCS, HỒ CHÍ MINH là "tài nguyên... qủy cuả đất nước" nhưng lại là "tài nguyên qúy cuả thực dân đỏ"; vì thế cả thế giới đỏ xúm lại, tên thổi, tên vuốt, tên vẽ, tên tắm rửa; từ một tên.... chó bò ở sàn tầu thủy cuả Pháp thành một BỒ TÁT ở VN Quốc Tự ở Bình Dương và là một thứ BÒ...TÁP cuả nhân dân Việt Nam. Trong khi đó, về phiá chúng ta, nhân dân VN yêu nước, nếu may mắn có được một tài nguyên qúy nào thì chính những hạng "sâu bọ nhảy lên làm người" nằm vùng trong chúng ta nhảy ra kẻ thì phun máu, người thì sơn cứt. "lãnh đạo" cuả giai cấp này gồm bộ Bốn, không phải là "tứ qúy" mà là "TỨ BỌ": - BỌ HUNG, tiến sĩ TRẦN CHUNG NGỌC - BỌ CHÓ, Giáo sư Sử nô NGUYỄN MẠNH QUANG - BỌ XÍT, gia nô bế gà chọi cuả Tướng KỲ, VÕ LONG TRIỀU - BỌ NGỰA, "bác sĩ, Tiến sĩ ?' NGUYỄN THỊ THANH THỦM. Theo đẳng cấp cuả thế gian, đã có bọ cha thì phải có bầu đoàn thê tử bọ con, lúc nhúc như đàn dòi ở những nơi phế thải mà tạo hoá dành cho chúng. Vì bài này giới hạn trong chủ đề "bảo vệ tài nguyên đất nước" nên những con bọ khác được tôi tạm tha mà chỉ hài đích danh hai kẻ mang danh TUẤN PHAN và HỒ CÔNG TÂM; những tên "theo nghiệp cuả loại tứ bọ" trên xúm vào.... cắn, bề Tiến sĩ MAI THANH TRUYẾT; theo đúng chính sách HỒ CHÍ MINH, hàng năm chục năm trước diệt hết những tài nguyên qúy để đến nỗi dưới gông cùm cộng sản, 83 triệu dân mà tài nguyên qúy chỉ loáng thoáng có năm, ba! Khởi đầu chiến dịch triệt hại TS MAI THANH TRUYẾT, ban đầu thì là một cặp; y như cặp ôm bom ba càng công phá thành trì cuả tướng NGUYỄN VĂN CHỨC là HCTâm và TPhan; nhưng rút kinh nghiệm trận thảm bại trước, vì đã nếm mùi.... máu xương cuả tôi; khởi đầu khi cùng hô có tiếng cuả cả hai tên đặc công trên mạng; nhưng hô xong tiếng "XUNG" thi thấy bóng dáng tôi nên HCT tắt tiếng, nghẹn ngào như.... gà nuốt dây thung, còn có TUẤN PHAN lấy hết công lực hô nốt tiếng "PHONG"!. Xáp chiến, mới trao đổi được hai chiêu thì TUẤN PHAN tháo chạy vô điều kiện....(c) Trong mục đích lớn "bảo vệ tài nguyên đất nước" , Tiến sĩ MAI THANH TRUYẾT chỉ là trường hợp cá nhân được chọn nêu ra làm một biểu tượng, tượng trưng cho mục đích cao thượng bảo vệ cho các khoa học gia -toàn ngành, không phân biệt nam nữ- đứng vững nơi vị trí mà trời đã dành cho họ để đóng góp vào sự phát triển văn minh cho nhân loại. Hai đối tượng HỒ CÔNG TÂM và TUẤN PHAN đã kẻ trước người sau "đi" rồi, tôi cần có thì giờ nhằm vào những đối tượng khác như NÔNG ĐỨC MẠNH, NGUYỄN MINH TRIẾT, NGUYỄN TẤN DŨNG v... v... nên loạt bài này ngừng ở đây; nhưng hậu chấn cuả nó, loạt bài "ĐỐI THOẠI - ĐỐI THỤI" ,vẫn còn dư âm nên còn tiếp tục! Colmar ngày 3 - 4 - 2010 NHỮ - VĂN - ÚY

Saturday, March 23, 2024

Ngày 24/3 là ngày tưởng niệm Cụ Phan Chu Trinh Cụ Phan Châu Trinh, (sinh năm 1872, Tây Lộc, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam - mất ngày 24 tháng 3 năm 1926, Sài Gòn), nhà lãnh đạo và nhà cải cách theo chủ nghĩa dân tộc và quyền công dân (popular rights), người đóng vai trò quan trọng trong phong trào giành độc lập của Việt Nam và là người đề xướng hàng đầu chương trình cải cách tham gia vào mục tiêu trục xuất người Pháp và tái cơ cấu xã hội Việt Nam. Trong suốt cuộc đời của mình, ông luôn ủng hộ cách tiếp cận ôn hòa và cầu xin sự tiến bộ dần dần trong hệ thống thuộc địa của Pháp. Nhờ tiếp xúc với văn học cải cách Trung Quốc thông qua tân thư(sách mới) và tân văn(tạp chí mới), Phan đã đặt ưu tiên hàng đầu cho việc thúc đẩy dân chủ và quyền công dân cũng như cải thiện mức sống của người dân Việt Nam (Việt, Dân sinh) được khai triển qua ba mục tiêu: Khai Dân trí – Chấn Dân khí – Hậu Dân sinh. Thân mời bà Con đọc bài viết của Trần Long Vỹ dưới đây: *** Phan Châu Trinh đã cổ xúy dân quyền như thế nào? Phan Châu Trinh là một nhà lãnh đạo của phong trào dân quyền Việt Nam đầu thế kỷ 20. Hôm nay, những thứ chúng ta đang có, như chữ viết, đã được Phan Châu Trinh cùng phong trào Duy Tân khi đó cổ xuý và phổ biến. Phong trào Duy Tân không đơn giản là hô hào đòi dân quyền mà là một quyết tâm cải cách toàn diện, làm Mới Con Người, làm Mới Xã Hội. Tiến sĩ Bùi Trân Phượng nhận xét: “Một điều đáng khâm phục là thế hệ sĩ phu đầu thế kỷ được đào tạo trong tinh thần nho học, theo tinh thần khoa bảng nhưng hiểu ra rằng phải có cuộc canh tân về giáo dục ở bề sâu. Hiểu ra rằng Việt Nam là một bộ phận của thế giới bao la chứ không chỉ là thế giới Hán hóa”. Luật Khoa xin giới thiệu bài viết về cuộc đời của Phan Châu Trinh gắn với phong trào Duy Tân. Xin mượn lời của cố học giả Nguyễn Văn Xuân để mở đầu cho bài viết: “Duy Tân đối với chúng ta không mới mà nhất định chưa cũ. Đó là vấn đề ngày nay, ngày mai. Chúng ta còn phải học người xưa rất nhiều để thực hiện một cuộc Duy Tân vừa toàn bộ, vừa không xa rời Dân tộc tính, Nhân bản tính”. Bài viết sử dụng nhiều tư liệu từ cuốn sách “Phong trào Duy Tân” do cố học giả Nguyễn Văn Xuân biên soạn và xuất bản năm 1970. Chân dung Phan Châu Trinh. Ảnh: Chưa rõ nguồn. Phan Châu Trinh sinh năm 1873 tại Tây Lộc, Tam Kỳ, Quảng Nam. Ông mất mẹ năm 6 tuổi và mất cha năm 13 tuổi. Cha ông là Phan Văn Bình, quản lý đồn điền và tiếp tế cho phong trào Cần Vương, một phong trào chống Pháp thời đó. Lớn lên ông được dạy võ, học bắn súng tạo nên bản lĩnh vững vàng của một chiến sĩ trước khi thành văn sĩ. Ông là người nhiều tình cảm tuy rất nóng tính và khi tranh luận thì không bao giờ thiếu lý lẽ. Bản tính chống bất bình cá nhân của ông là bước căn bản để chống bất bình xã hội. Thơ văn của Phan Châu Trinh gắn liền với đời sống nhân dân, thương kẻ nghèo, phê phán xã hội, ví dụ: “Thịt chuột thì ít, con nít thì nhiều”, “Lấy chi mà trả cái ân, lấy chi nạp cống ngân cho làng”, “nghênh ngang như làng không ông xã”. Quan lại triều Nguyễn. Ảnh: Chưa rõ nguồn. Phan Châu Trinh thi đỗ cử nhân năm 1900, đỗ Phó bảng năm 1901 rồi ra làm Thừa biện Bộ Lễ cho triều đình Huế. Trước đó, ông đã quen thân với Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp vì cùng là bạn học, cũng chính hai người này đã đẩy Duy Tân thành một đại phong trào. Ra làm quan tại Huế, ông được tiếp xúc với nhiều tân thư từ Trung Hoa đưa sang như tư tưởng cách mạng của Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi hay các tư tưởng phương Tây của Rousseau, Montesquieu, Voltaire,… Những tân thư này đã góp phần hình thành tư tưởng dân quyền của ông. Dân quyền lúc này là một ý tưởng cực kỳ mới. Phan Châu Trinh muốn vượt lên ý thức hệ cũ, đẩy vua quan vào hậu trường, đẩy Nho giáo vào tàng viện, đặt dân quyền lên ngai vàng, tức là ông muốn chấm dứt quan hệ văn hóa với nước Tàu, tiếp thu văn hóa Tây phương và thay đổi giáo dục, tập quán sinh hoạt của một xã hội còn tối ngòm. Ông cho rằng: “Cái độc tài, chuyên chế cùng cái hủ nho của ta, đã thành chứng bệnh bất trị mà học thuyết tự do dân quyền Âu Tây chính là vị thuộc đắng đầu chữa bệnh đó.” Phan Bội Châu (phải) và Kỳ ngoại hầu Cường Để. Ảnh: Báo Tiền Phong. Năm 1904, Phan Châu Trinh từ quan về Quảng Nam và lần đầu gặp Phan Bội Châu. Lúc này, Sào Nam (tức Phan Bội Châu) đến Quảng Nam để thành lập Hội Quang Phục, một hội bạo động để đánh đuổi Pháp, xây dựng chế độ quân chủ lập hiến. Hội bầu Cường Để là cháu đích tôn 4 đời của vua Gia Long làm hội chủ. Tuy có cùng mục đích nhưng cách thức của hai ông trái ngược nhau. Đối với Phan Bội Châu thì sao cũng được, ai cũng tạm được, chỉ cần khôi phục quốc gia là được. Nhưng đối với Phan Châu Trinh phải là học thuyết, chủ trương, đường lối, phải là quảng đại quần chúng. Sau lần gặp đó, Phan Bội Châu đi Trung Quốc rồi sang Nhật để gặp các nhà cách mạng giúp đỡ cho Hội Quang Phục, mặt khác đưa học sinh sang Nhật và sáng tác văn thơ đả kích chính phủ Pháp. Phan Châu Trinh cùng Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp đi vào Nam để nắm tình hình và kết nối các nhân sĩ Nam kỳ. Lúc này Phong trào Duy Tân manh nha bắt đầu. Một bao thư in hình Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu. Ảnh: Chưa rõ nguồn. Sau khi Nam tiến về, Phan Châu Trinh đọc sách của Phan Bội Châu gửi về từ Nhật, có chỗ đồng ý có chỗ phản đối. Ông thấy cần gặp Sào Nam (Phan Bội Châu) để hỏi cho rõ, đồng thời cũng muốn hiểu rõ về mưu đồ của Nhật. Trước lúc sang Nhật, Phan Châu Trinh ra Bắc để bàn kế duy tân với Lương Văn Can, Đào Nguyên Phổ, rồi vào Nghệ Tĩnh gặp Ngô Đức Kế, lúc này là lãnh đạo của phong trào Duy Tân tại Nghệ Tĩnh. Sau đó ông thuyết phục Hoàng Hoa Thám về tình thế hiện tại khó có thể bạo động nhưng bất thành. Phan Châu Trinh gặp Sào Nam ở Nhật vào tháng 4/1906 nhưng ông sớm trở về nước do đường hướng hoạt động trái ngược nhau. Phan Châu Trinh muốn dựa vào thế mạnh của Pháp vứt bỏ quân chủ, tuyên bố dân quyền, khi dân đã có quyền thì chuyện gì cũng làm được kể cả đánh Pháp, còn trông vào nước Nhật là hy vọng viển vông. Ngược lại, đối với Sào Nam thì lợi dụng quân chủ để đánh Pháp, nước nhà độc lập rồi mới bàn đến việc khác. Riêng chỉ có chuyện đưa du học sinh sang Nhật là Phan Châu Trinh ủng hộ. Kể từ đó, xuất hiện từ hai luồng tư tưởng trái ngược nhau, hai tổ chức đối lập. Ba năm sau, Nhật cấu kết với Pháp ra lệnh trục xuất du học sinh, Cường Để và Phan Bội Châu về nước. Phong trào Đông Du tan rã. Trường thi triều Nguyễn, năm 1895. Ảnh: Le Perit Journal. Sau khi về nước, Phan Châu Trinh đi diễn thuyết khắp nơi, chủ yếu là nói về sự viển vông khi nhờ Nhật giúp đỡ, ông nói : “Người mình không khai dân trí, liên lạc đoàn thể để làm cơ sở mà chỉ ngồi trông người ngoài: cái bệnh dục tốc kiến tiểu (muốn cho nhanh để đạt được mục tiêu), không ích gì mà lại có hại”. Ông quyết định liên lạc với chính quyền Pháp để công khai và hợp pháp hóa tư tưởng và hoạt động của phe mình. Tháng 8/1906, ông viết “Đầu Pháp chính phủ thư”, được xem như tuyên ngôn của phong trào Duy Tân. Bức thư gây tiếng vang lớn, nêu lên nỗi cùng cực của dân nghèo, thực dân dung túng quan lại, quan lại thì ức hiếp nhân dân, đẩy nhân dân vào bước đường cùng “tát hết nước mà bắt cá”. Ông cũng nêu cách giải quyết rành mạch: trọng dụng nhân tài, quan lại thưởng phạt rõ ràng, mở đường sinh nhai cho dân nghèo, mở rộng báo chí, bỏ khoa cử, cải cách pháp luật, thuế má và giáo dục. Những cải cách đó không trông cậy mỗi vào Pháp, phong trào Duy Tân đã tự gánh vác, nhân sĩ khắp miền cùng bắt tay thực hiện. Công ty Liên Thành, thành lập năm 1906. Ảnh: Wikipedia. Như vậy, năm 1906, phong trào Duy Tân được phát động không chỉ trong Quảng Nam mà ra cả Trung Nam Việt. Khí thế của phong trào đã lên, tư tưởng, chí hướng và phương pháp đã có, các nhân sĩ tự gánh vác công việc nhưng vẫn có liên kết. Nhiều tổ chức được thành lập như thương hội, nông hội, trường học, hội mặc đồ tây, hội diễn thuyết… Một đợt sóng phong trào dân sự cấp tiến nở rộ. Nổi tiếng khi đó có bài ca “Khuyến học” của Trần Quý Cáp, tóm tắt phần lớn tư tưởng Duy Tân: (1) xây dựng một nền giáo dục toàn diện, học đúng đường để làm rạng danh dân tộc; (2) thế giới mạnh thắng, yếu thua, nước muốn mạnh phải giàu, đạt được giàu mạnh phải khôn, khôn là từ học mà ra; (3) dùng chữ quốc ngữ để phổ cập dân chúng; (4) phải biên dịch sách để mở mang đầu óc; (5) hiệp thương, hùn vốn mở công ty để tự thân tự lực. Thương hội là bộ mặt rất nổi của Duy Tân. Bấy giờ nhân sĩ đứng ra buôn bán là một điều mới mẻ, vì sĩ phu thường coi khinh tiền bạc. Công việc kinh doanh vào tận miền trong rồi ra miền ngoài. Nhân sĩ coi đó là quốc thương, đóng tiền lời của thương hội để phát triển giáo dục và xã hội. Liên Thành là một công ty do Phan Châu Trinh và Nguyễn Trọng Lợi sáng lập, thương hiệu còn tồn tại đến ngày nay, ngoài ra còn có Hồng Tân Hưng, Minh Tân khách sạn ở Sài Gòn, Tân Hợp Long ở Long Xuyên… Lớp nữ sinh Trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Ảnh: Chưa rõ nguồn. Phan Châu Trinh rất có tài diễn thuyết, mỗi lần diễn thuyết dân chúng kéo đến xem rất đông. Hội diễn thuyết là do Phan Châu Trinh lập, không chỉ để truyền bá tư tưởng dân quyền mà còn để kêu gọi quốc dân hưởng ứng nền tân học, học pháp văn, chữ quốc ngữ, xã hội đông tây, kinh tế, địa lý và trở thành con người hữu dụng. Nhiều trường lớn được lập ra như Diên Phong, Phước Bình, Phú Lâm, Quảng Phước… Người dạy đều tự lực cánh sinh, không có lương bổng, trường học thiếu thốn vậy mà rất nhiều người tìm đến học. Phong trào Duy Tân đã để lại một cải cách lớn trong giáo dục Việt Nam. Các trường được lập ra nhằm đào tạo người có tư tưởng, yêu nước, mở trí não để làm ra của cải, giáo dục lý thuyết lẫn thực hành gắn chặt với đời sống nông nghiệp. Nhà trường không chỉ đào tạo trí thức, mà còn đào tạo tính khí, nhân cách và lý tưởng. Trường học còn được mở rộng ra các miền khác nhau, điển hình có Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội, vốn có thanh thế rất lớn do được tập trung đầu tư, nhiều lãnh tụ tham gia và khoảng 700 học sinh theo học. Lập Đông Kinh Nghĩa Thục cũng là ý của Phan Châu Trinh để giải tỏa áp lực cho các tỉnh trung kỳ. Có thể nói mô hình giáo dục của phong trào Duy Tân khá toàn diện. Cảnh cúp tóc. Ảnh: Chưa rõ nguồn. Bên cạnh giáo dục, phong trào còn xóa bỏ những sinh hoạt lạc hậu, cản trở hoạt động như để móng tay dài, quần áo luộm thuộm, ăn trầu. Tuy nhiên, cắt tóc là việc làm trước tiên, mà trước hết là các nhà nho là người đi đầu với bộ tóc ngắn, gây xúc động mạnh mẽ và có những ảnh hưởng rất tốt. Thời đó, phong trào cắt tóc đang lên. Tóc ngắn là dấu hiệu của những người theo tư tưởng mới. Nhiều thanh niên sắm cho mình một cái kéo, đi tuyên truyền và vận động cắt tóc, vừa cắt tóc vừa đọc vè: Cúp hề! cúp hề! Tay mặt cầm kéo, tay trái cầm lược Đũng đĩnh cho khéo Bỏ cái ngu mày, bỏ cái dại mày Học theo người Tây Hãy còn ăn mặn, hãy còn nói láo Phen này ta cúp, phen này ta cạo Học sinh trường làng còng lưng viết chữ Hán. Ảnh: Chưa rõ nguồn. Các nhà Duy Tân còn phải tập nhiều thói quen mới từ việc bỏ mặc cái áo dài lượt thượt sang mặc đồ Tây. Phan Châu Trinh có lẽ là nhà nho mặc đồ Tây đầu tiên đến nổi thành mốt; cạo trắng răng; bỏ tục ăn trầu phun nhổ kém vệ sinh; tập cầm bút sắt khác với bút lông; ngồi bàn viết thay còng lưng trên phản; tập đi giày, thắt cà vạt; tập tranh luận có phương pháp; tập bắt tay; lập tổ chức mới phải có chủ trương, phân công và tổ chức rõ ràng. Phổ biến chữ quốc ngữ là công việc có ý nghĩa lớn lao nhưng cũng lắm gian nan. Sự ảnh hưởng của nho học lúc này còn lớn, chữ quốc ngữ lại mang dáng dấp phương Tây nên bị nhiều người nguyền rủa, tẩy chay. Lợi thế của chữ quốc ngữ là học nhanh, lại dùng tiếng Việt để suy luận rồi viết nên nhanh hơn, thích hợp để phổ cập cho quần chúng, còn chữ Hán phải mất 8, 9 năm mới hiểu được. Từ những con người trì trệ, kiểu cách, khinh đời, nhà nho mới trở nên linh hoạt, tự nhiên, gần gũi với nhân dân. Vậy là đã xuất hiện một thành phần nhà nho cấp tiến muốn đoạn tuyệt, muốn rời bỏ quá khứ, bỏ cái thói giáo điều. Họp chợ quê ở Phú Yên năm 1905. Ảnh: Chưa rõ nguồn. Tháng giêng năm 1908, dân biến bắt đầu phát ra ở Đại Lộc, Quảng Nam do tri huyện dùng sưu thuế hà hiếp dân nghèo. Dân nghèo các xã được lấy chữ ký xin giảm thuế, rồi đến gặp tri huyện nhờ trình lên tỉnh. Tri huyện lúc này hoảng sợ bỏ chạy lên tỉnh rồi lên Tòa công sứ Pháp ở Hội An. Dân ùn ùn kéo nhau lên Tòa công sứ, ngồi lỳ không đi. Đất Hội An là nơi buôn bán, tin tức truyền đi khắp nơi, tin giả sẽ được miễn thuế cho xã này xã kia lan ra, thành thử dân chúng kéo đến ngày một đông. Ai đi xin xâu (sưu) cũng cắt tóc ngắn, trở thành một dấu hiệu của phong trào. Hoạt động của nhân dân rất có tổ chức. Hết lớp này tọa kháng xong về nghỉ, lại đến lớp khác đến thay, được tiếp tế cơm nước nên ngày càng dai dẳng. “Cơm đùm, cơm gói xuống nha/Rủ nhau kéo hết xuống tòa xin xâu”. Theo Phan Châu Trinh có ngày lên đến 6.000 người, có bài văn tế ghi là 8.000 người, là con số kỷ lục thời ấy vì dân cư còn thưa thớt. Ông Ích Đường một trong nhiều lãnh đạo nhóm dân trong dân biến tại Quảng Nam. Ảnh: Chưa rõ nguồn. Tin dân Quảng cúp tóc xin xâu lan đi khắp nơi từ Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên đến Nam Định, Nghệ An, Thanh Hóa. Đâu đâu cũng có cúp tóc xin xâu, rồi trở thành “dân biến kháng thuế”. Đụng vào sưu thuế là đụng vào nồi cơm của Pháp. Thực dân ra tay đàn áp khốc liệt, đoàn người xin xâu tan vỡ, lệnh giới nghiêm được ban hành. Thời kỳ khủng bố trắng bắt đầu. Dân biến kháng thuế là thành tựu lớn nhất của phong trào Duy Tân, là khi tư tưởng dân quyền của phong trào đã phổ biến và tác động rộng rãi trong dân chúng. Tư tưởng dân quyền đã soi sáng người dân. Nhưng tư tưởng để làm gì khi phải è cổ ra đóng thuế, nên dân phải trỗi dậy thực hành cái dân quyền của mình. Dân chỉ van xin gào thét, thỉnh cầu, đày đọa thân xác chứ nhất định không bạo động. Phan Châu Trinh đã nói: “bạo động tất tử”. Tuy các nhà lãnh đạo phong trào Duy Tân không lãnh đạo trực tiếp “cắt tóc xin xâu” nhưng các cụ là người chủ trương về chiến lược. Các sĩ dân đã hành động quá tích cực, vượt khỏi dự liệu của những người chủ trương. Phan Châu Trinh 37 tuổi, lúc mới ra tù tại Côn Đảo. Ảnh: Chưa rõ nguồn. Sau dân biến tháng 4 năm 1908, Pháp thẳng tay đàn áp, bắn, chém dân và giam các sĩ phu, dùng mọi phương cách để tiêu diệt lực lượng mới nổi này. Các lãnh đạo của phong trào Duy Tân mặc dù không trực tiếp điều hành nhưng đều bị liên lụy. Huỳnh Thúc Kháng bị bắt, Trần Quý Cáp bị xử tử. Phan Châu Trinh cũng bị bắt từ Hà Nội đưa về Huế (4/1908) nhưng do đối đáp rành mạch, lại có sự sự bảo hộ của Hội Nhân quyền nên chỉ bị đày đi Côn Lôn. Trang sử của phong trào đến đây tạm kết thúc. Xin mượn lời của học giả Nguyễn Văn Xuân để kết lại phong trào Duy Tân: “Những kẻ, những tổ chức rành rỗi về chính trị không sợ những cá nhân dù cá nhân ấy tài giỏi tới đâu. Họ không sợ những trí thức dù trí thức ấy ồn ào, la hét om sòm gây xúc động. Nhưng họ rất sợ quần chúng khi quần chúng đứng lên. Và nhất là quần chúng có lãnh đạo, có tổ chức, có sách lược tranh đấu, có mục tiêu hướng tới”. Phan Châu Trinh và con trai Phan Châu D¬ật tại Pháp. Ảnh: Tư liệu gia đình. Hai năm sau khi Phan Châu Trinh bị đày đi Côn Đảo, Hội Nhân quyền Pháp đã can thiệp để ông được tự do, nhưng ông bị giam lỏng ở Mỹ Tho. Không chịu cảnh mất tự do, ông viết thư cho Toàn quyền Đông Dương yêu cầu một là được sang Pháp, hai là trở lại Côn Đảo. Năm 1911, chính quyền Đông Dương cho Phan Châu Trinh sang Pháp cùng con trai là Phan Châu Dật. Sang Pháp, ông ở nhà luật sư Phan Văn Trường, tiếp tục tranh đấu cho dân quyền. Ông gặp gỡ, thảo luận với Kiều bào và cả người Pháp ủng hộ tự do, dân chủ. Cũng vì thế, chính quyền Pháp cắt trợ cấp của ông và học bổng của con trai. Phan Châu Trinh tin rằng muốn tự do tư tưởng thì phải tránh lệ thuộc vào kinh tế, nên ông sinh sống bằng nghề rửa ảnh. Cuộc sống ở Pháp tuy vất vả nhưng chí khí của ông vẫn không giảm. Năm 1914, ông bị bắt giam do nghi ngờ dính líu đến Đức nhưng sau đó được đảng Xã hội Pháp can thiệp nên được thả. Trong thời gian này, Phan Châu Trinh đã gặp gỡ Nguyễn Tất Thành và thành lập Hội người Việt yêu nước tại Pháp. Ông luôn tận dụng cơ hội để tranh đấu cho người dân trong nước. Năm 1919, ông cùng với Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành soạn “Bản Yêu sách của nhân dân An Nam” gửi cho Hội nghị Versailles, ký tên chung là Nguyễn Ái Quốc. Năm 1920, ông hội kiến với Bộ trưởng Bộ Thuộc địa của Pháp đòi cải cách chính trị Đông Dương. Khi vua Khải Định sang Pháp, Phan Châu Trinh đã viết “Thất điếu thư”, 7 điều buộc tội Khải Định và khuyên vua về nước để không làm nhục quốc gia. Đám tang Phan Châu Trinh tại Sài Gòn năm 1926. Ảnh: Chưa rõ nguồn. Đến cuối tháng 5 năm 1925, Phan Châu Trinh cùng nhà cách mạng trẻ Nguyễn An Ninh xuống tàu rời nước Pháp về lại Sài Gòn. Ông Ninh đưa Phan Châu Trinh về khách sạn của cha mình là Chiêu Nam Lâu để tá túc, gần với phố Nguyễn Huệ bây giờ. Không lâu sau, cụ rời Sài Gòn về Mỹ Hòa, Hoóc Môn, nhà của cha Nguyễn An Ninh, để tiện đón tiếp bạn bè và chữa bệnh. Mặc dù sức yếu, nhưng ông vẫn diễn thuyết thêm hai đề tài là Đạo đức và Luân lý Đông tây, Quân trị chủ nghĩa và dân trị chủ nghĩa, làm thức tỉnh nhiều người trẻ tại Sài Gòn. Ngày 24 tháng 3 năm 1926, Nguyễn An Ninh bị bắt tại nhà. Đêm hôm đó lúc 9 giờ 30, Phan Châu Trinh qua đời tại Chiêu Nam Lâu khi vừa mới 53 tuổi. Đám tang của ông được cử hành tại Sài Gòn. Hơn 60.000 người đã đến dự và lễ truy điệu được các sĩ phu tổ chức khắp cả nước. “Đám tang cụ Phan Châu Trinh từ đây đi đến nghĩa địa Gò Công là sự bày tỏ tâm tư, ước vọng lớn nhất về đất nước, cuộc sống xã hội của người Việt Nam ở Sài Gòn, một đám tang khổng lồ với lượng người đi rước, các cửa tiệm của người Việt ở Sài Gòn – Chợ Lớn đều đóng cửa, mà báo chí Pháp nói ngày đó là ngày Việt Nam thức tỉnh”. (*) * Bài có sử dụng ảnh bìa của Tủ sách Nền Tảng Đổi Đời, có chỉnh sửa. Tài liệu tham khảo: 1. Phong trào Duy Tân (Nguyễn Văn Xuân, NXB Lá Bối) 2. Phan Châu Trinh và cuộc đời cách mạng (Báo Đà Nẵng) 3. Cụ Phan Châu Trinh và Phong trào Duy Tân (RFA) (*). Sài Gòn – Chợ Lớn: Ký ức đô thị và con người (Nguyễn Đức Hiệp, NXB Văn hóa – Nghệ thuật)

Thursday, March 21, 2024

Thêm Một Formosa Ở Phía Nam Vũng Áng: Hải Cảng Cửa Việt Từ năm 2014, Hải cảng Cửa Việt đã được chuyển giao về cho Tập đoàn TC lập căn cứ “quân sự” tại Cửa Việt thông qua một “dự án kinh tế” của Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam - một công ty sản xuất thức ăn gia súc, thuỷ sản và chăn nuôi hàng đầu Việt Nam, vốn thuộc tập đoàn C.P. Group của Thái Lan, nhưng đã bị Trung Cộng thâu tóm sau đó... Cảng Cửa Việt là một khu cảng sâu ở tỉnh Quảng Trị, một tỉnh phía Bắc Tp. Huế, nằm ở thị trấn Cửa Việt, huyện Giơ Linh. Từ năm 1965 đến 1972, đoạn sông từ Cửa Việt đến hải cảng quân sự Đông Hà đã trở thành một vùng hải lưu huyết mạch của Quân đội Hoa Kỳ trong cuộc chiến trước 1975. 41 năm sau khi chiếm được toàn cõi Việt Nam, CSBV lần lần “chuyển giao” các hải cảng dọc theo Vịnh Bắc Việt, từ cảng Hải Phòng dành cho kho bãi và bến của tàu bè TC cho đến cảng sâu Cửa Lò, Nghệ An, cảng sâu Sơn Dương, Vũng Áng, và từ đầu năm 2014, cảng Cửa Việt trở thành một vị trí chiến lược của TC. Tất cả các cảng trên phối hợp thành một tam giác biển qua ba trục: Sơn Dương - Cửa Việt - Du Nam, thành phố cực Nam của Đảo Hải Nam, nơi trú ngụ của “hàng không mẫu hạm” Liêu Ninh của TC. Tam giác nầy, đứng trên bình diện quân sự, nhằm kiểm soát toàn thể Vịnh Bắc Việt. Chúng ta còn nhớ trong cuộc bạo loạn tại Bình Dương năm 2014, tàu TC đã ngang nhiên xâm nhập Vịnh Bắc Việt, hải phận của Việt Nam để đến Sơn Dương chở hơn 3000 công nhân của Formosa Vũng Áng về Tàu. Có thể nói, hiện tại, một vùng chiến lược đã được xây dựng ngay tại Cửa Việt... gồm kho bãi, đèn hải đăng (lighthouse) báo hiệu cho tàu bè, và một khu “quân sự” hoàn toàn bị cô lập, người dân Quảng Trị không được bén mảng đến, ngay cả cán bộ CSVN cũng bị cấm. Cửa Việt nằm ở ngay cửa biển của hành lang kinh tế Đông - Tây, và ở cuối Quốc lộ 9, cách cửa khẩu Lao Bảo 90 km về phía Đông, chạy xuyên qua Lào, đến tận hải cảng phía tây Thái Lan, tiếp giáp với Ấn Độ Dương. Hải cảng Cửa Việt được đánh giá là một công trình quan trọng để thúc đẩy kinh tế khu vực Vân Nam-Lào-Thái Lan và Việt Nam phát triển. Nhưng người thủ lợi nhiều nhứt chính là Vân Nam của Trung Cộng. Tỉnh Vân Nam cần 1 triệu thùng dầu thô hàng ngày cho nhu cầu phát triển công kỹ nghệ hóa chất. Trước kia, chi phí chuyển vận lượng dầu thô nầy qua ngả duyên hải Trung Hoa quá tốn kém. Kể từ năm 2008, sau khi hoàn tất việc nạo vét lòng sông Mekong, vào tháng 12, hai chiếc tàu dầu có trọng tải 5.000 tấn đầu tiên đã đến biên giới Vân Nam qua ngả Ấn Độ Dương từ hải cảng phía tây của Thái Lan. Thêm nữa vào năm 2010, Việt Nam đã xuất cảng trên 8 triệu tấn dầu từ Dung Quất qua quốc lộ 9 kể trên. Hải cảng Cửa Việt chỉ cách vùng Đông Bắc Thái Lan 300 km đi theo đường xuyên Á Đông Tây, khoảng cách này ngắn hơn nhiều nếu so với trên 1000 km nếu đi ngược về hướng Vịnh Thái Lan qua hải cảng Mawlamyine. Đây có thể được xem là một lợi thế giúp cho cảng Cửa Việt có cơ hội phát triển thành cảng sâu lớn, giúp cho lưu thông hàng hóa đường biển thuận lợi hơn giữa Việt Nam, Lào và Thái Lan. Chính vì những thuận lợi trên mà TC càng đầy mạnh tiến trình xây dựng cảng kinh tế - chính tri -quân sự và chiến lược nầy. Hải cảng Cửa Việt từ năm 2014 đã được chuyển giao về cho Tập đoàn TC lập căn cứ “quân sự” tại Cửa Việt thông qua một “dự án kinh tế” của Cty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam - một công ty sản xuất thức ăn gia súc, thủy sản và chăn nuôi hàng đầu Việt Nam, vốn thuộc tập đoàn C.P. Group của Thái Lan, nhưng đã bị Trung Cộng thâu tóm sau đó. Cũng cần nên biết, vào năm 2009, Cửa Việt được trao cho tập đoàn công nghiệp Tàu thủy Việt Nam Vinashin, và tập đoàn này đã có dự án 3000 tỷ đồng để xây dựng Cửa Việt thành một cảng biển sâu trong khu vực miền Trung. (Vinashin đã vỡ nợ, thua lỗ và thất thoát lên đến 86.000 tỷ đồng. Hiện nay (2015) cộng tất cả các khoản lãi, thuế phải trả…con số thất thoát của Vinashin lên đến 123.000 tỷ đồng- tương đương hơn 6 tỷ USD). Trong đó, 600 tỷ đồng đầu tư đến năm 2010 cho cầu cảng Cửa Việt để đón tàu 10 nghìn tấn, 1.600 tỷ đồng để xây dựng nhà máy đóng tàu 70 nghìn DWT (công suất 10 tàu/năm), số tiền còn lại sẽ đầu tư vào khu du lịch Cửa Việt. Nhưng sau 6 năm xây dựng, các dự án trên hoàn toàn đi vào... lịch sử, và tất cả vốn đầu tư đã âm thầm vào các túi áo cũa những “nhóm lợi ích” thời bấy giờ. Trong một bài bình luận mới đây trên website của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Cộng, một học giả Trung Hoa đã nói huỵch toẹt âm mưu của Bắc Kinh một khi chiến tranh Trung - Việt nổ ra là sẽ tìm cách chia cắt Việt Nam từ phía biển của vùng nầy. Xin trích một đoạn trong bài “Học giả Trung Hoa bày mưu chia cắt Việt Nam từ phía biển” trên trang Giaoduc.net ngày 19/4/2016: “...Một khi lực lượng hải quân ngoại bang khai triển từ biển thì về mặt địa hình, Việt Nam như ‘dưa hấu gặp dao sắc’, có thể bị tấn công đổ bộ từ bất kỳ địa điểm nào dọc theo đường bờ biển đất liền... Nói cách khác, nếu Việt Nam để mất quyền kiểm soát Biển Đông thì bố trí quân sự của Việt Nam ở miền Bắc mất hẳn chỗ dựa, đầu đuôi khó ứng cứu cho nhau…” Mặc dù Trung Cộng có thể tấn công đổ bộ từ bất kỳ địa điểm nào dọc theo bờ biển Việt Nam, nhưng tất nhiên họ sẽ nhắm đến những vị trí xung yếu nhất về an ninh quốc phòng như các cảng sâu kể trên. Đó là những vị trí đáp ứng được ít nhất một trong những tiêu chuẩn sau: * Thuận tiện cho việc đổ bộ - vùng biển nơi đổ bộ phải đủ sâu cho tàu trọng tải lớn cập bờ, cho phép cả binh lính lẫn các loại vũ khí hạng nặng đổ bộ; * Nếu đổ bộ thành công, Trung Cộng sẽ khống chế được một khu vực rộng lớn có tầm quan trọng chiến lược; * Chỉ cần một lực lượng quân sự vừa phải là đủ sức chia cắt Việt Nam tại đó; * Tại vị trí đối diện bên kia biên giới Lào-Việt hoặc Campuchia-Việt Nam, Trung Cộng cũng thiết lập được căn cứ phối hợp, nhằm khi chiến tranh nổ ra, nó sẽ hợp đồng tác chiến với lực lượng đổ bộ từ biển vào (hoặc với cả lực lượng nằm vùng tại vị trí đổ bộ) để hình thành nên một gọng kìm nguy hiểm. Hiện nay, Trung Cộng đã chiếm hầu hết các vị trí chiến lược nằm dọc theo bờ biển Việt Nam như Cửa Lò, Nghệ An, Sơn Dương, Vũng Áng (Hà Tĩnh), Cửa Việt, Quãng Trị, Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế), Hải Vân (Thừa Thiên - Huế), Silver Shores (Đà Nẵng), Vĩnh Tân (Bình Thuận), Duyên Hải (Trà Vinh), hay Châu Thành (Hậu Giang), v.v... (trích trên internet) Vì đã kiểm soát hoàn toàn khu vực biển, việc mang tàu chở phế thải độc hại từ những nhà máy hóa chất bên Tàu sang... xả thải vào bên trong khu Cửa Việt, để rồi từ đó theo đường ống, nước thải an nhiên và thênh thang đi vào lòng biển... đầu độc nguồn protein cá của người dân sống trong vùng, giống như tình trạng ở Vũng Áng hiện tại. Việc đầu độc thâm sâu nầy của Trung Cộng cần được cáo giác trước dư luận thế giới. San hô ở đảo Lý Sơn đã có chỉ dấu nhiễm hydroxid sắt xả thải từ các ống nước thải ở Vũng Áng mà một số tiến sĩ, khoa học gia của CS Hà Nội kết luận là tảo đỏ (?) khi câu chuyện Vũng Áng bắt đầu ngõ hầu xoa dịu áp lực của ngư dân đã được chứng minh qua việc khám phá qua việc phân tích mẩu san hô ở nơi đây tại Hoa Kỳ vào cuối tháng 7 vừa qua. Thêm một Formosa Cửa Việt cần phải được đề cao cảnh giác. Một lần nữa, Nước dơ cần phải rửa bằng Máu, theo lời của tiền nhân, Vua Duy Tân. Mai Thanh Truyết Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam Phụ chú: Hiểm họa Trung Quốc trong dự án nghỉ dưỡng của FLC tại khu vực bãi biển Cửa Việt – Quảng Trị (Trích trên Dân LÀm Báo) 29/05/2018 - Dư luận chưa hết bất ngờ khi Quảng Ngãi giao gần 4.000 ha đất một cách thần tốc cho FLC của đại gia Trịnh Văn Quyết làm dự án, thậm chí tỉnh này còn sẵn sàng di dời cả đồn biên phòng và huy động cả hệ thống chính trị để hỗ trợ. Thì nay chúng ta lại ngạc nhiên hơn khi Quảng Trị tiếp tục cắt 1.000 ha đất bãi biển Cửa Việt – khu vực trọng yếu và nhạy cảm về an ninh – quốc phòng cho tập đoàn này. Nhiều người tự hỏi FLC lấy đâu ra tiền chỉ trong một thời gian ngắn để thâu tóm một diện tích đất đai khổng lồ dọc bờ biển Bắc Trung Bộ đến Nam Trung Bộ, chưa kể ở các tỉnh khác. Phải chăng đằng sau FLC là ngân hàng TQ cung cấp vốn như người ta từng đồn thổi trước đó? Thử hỏi nếu một ngày những dự án có vị trí chiến lược của FLC rơi vào tay TQ thì hậu quả sẽ như thế nào? Mới đây, nhà báo Hoàng Hải Vân – từng là Tổng Thư ký Toà soạn Báo Thanh Niên, cho biết cả Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị tiến hành khảo sát chuẩn bị giao cho FLC 1.000 ha đất khu vực bãi biển Cửa Việt. Tại đây, FLC dự kiến ngoài khu resort, sân golf, còn xây dựng một sân bay. Có khả năng tập đoàn này sẽ lấp kín các bờ biển mà doanh nghiệp khác chưa chiếm cứ. Đây là nơi có vị trí chiến lược, nếu dự án triển khai sẽ ảnh hưởng đến an nguy quốc gia chưa kể làm xáo trộn cuộc sống người dân nơi đây. Vị trí trọng yếu của Cửa Việt – Quảng Trị Được biết, Cửa Việt là một khu vực trọng yếu và hết sức nhạy cảm về an ninh – quốc phòng, bởi nó hội đủ các tiêu chí: thuận tiện cho việc đổ bộ – vùng biển nơi đổ bộ phải đủ sâu cho tàu trọng tải lớn cập bờ, cho phép cả binh lính lẫn các loại vũ khí hạng nặng đổ bộ; nếu đổ bộ thành công, giặc ngoại bang sẽ khống chế được một khu vực rộng lớn có tầm quan trọng chiến lược và chia cắt Việt Nam thanh hai miền. Khi viết về thời kỳ chống Mỹ, nhà văn Xuân Đức, một người con của Quảng Trị cũng từng công nhận: “…cuộc chiến trên cảng Cửa Việt và sông Cửa Việt nói riêng đã trở thành quyết chiến điểm khốc liệt nhất có ý nghĩa quyết định sự thành bại của cả chiến trường Miền Nam”. Đối với VN, Cửa Việt – Quảng Trị có vai trò như khúc ruột ở miền Trung, thì với TQ cũng quan trọng không kém. Từ căn cứ Du Lâm – TQ, nằm ở thành phố Tam Á, cực Nam trên đảo Hải Nam – là một mối lo an ninh cho các nước ASEAN cũng như Ấn Độ, đến Vũng Áng và Cửa Việt của Việt Nam, có chiều dài đường chim bay khoảng 320-350 km, trong khi khoảng cách giữa Vũng Áng đến Cửa Việt theo QL1A là 190 km. Ba đỉnh này tạo thành một tam giác, và với lực lượng hùng mạnh về tàu ngầm và tàu chiến mặt nước, nếu xảy ra chiến sự TQ rất dễ dàng chia cắt hai miền của Việt Nam ở khu vực Vũng Áng và tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, kể cả đường bộ và đường biển. Đó là lý do vì sao Bắc Kinh lại “ưu tiên” để cắm chốt ở nơi đây? Nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ, thì rất có thể thông qua tam giác căn cứ quân sự Du Lâm – Vũng Áng – Cửa Việt, Trung Quốc dễ dàng chia cắt Việt Nam cả về đường biển và đường bộ, thậm chí chia Việt Nam thành hai miền. TQ từng âm mưu lập khu căn cứ tại bãi biển Cửa Việt Một học giả TQ từng nói huỵch toẹt: một khi chiến tranh Trung – Việt nổ ra là sẽ tìm cách chia cắt Việt Nam từ phía biển. Bởi Việt Nam như “dưa hấu gặp dao sắc”, có thể bị tấn công đổ bộ từ bất kỳ địa điểm nào dọc theo đường bờ biển đất liền. Biết được vị trí trọng yếu của Cửa Việt – Quảng Trị, TQ đã và đang âm thầm ra sức chiếm cứ bằng được nơi đây sau khi hoàn tất thủ tục tại Vũng Áng – Hà Tĩnh. Còn nhớ năm 2011, Trung Quốc sắp thành công khi dự định lập căn cứ tại Cửa Việt trá hình thông qua một “dự án kinh tế” thâu tóm 96,1 ha đất kéo dài hơn 2km dọc theo bờ biển và chỉ cách cảng Cửa Việt chưa đầy 1km, của Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam thuộc tập đoàn C.P. Group của Thái Lan. Vì sự phản đối gay gắt của dư luận nên dự án tạm dừng, nhưng không vì thế mà TQ từ bỏ dã tâm thôn tính Cửa Việt. Bằng thủ đoạn núp bóng người Việt, TQ lại tiếp tục thâu tóm một Chi nhánh của Công ty Cổ phần Phát triển Thuỷ sản Huế tại thôn Phú Hội, xã Triệu An, huyện Triệu Phong, và thế là một căn cứ khác sát nách cảng Cửa Việt được thiết lập. Liệu TQ sẽ dừng lại ở đó? Nếu FLC “cấn nợ” cho TQ bằng những dự án nhạy cảm về an ninh quốc gia thì sẽ ra sao? Tình trạng cắt đất tại khu vực Cửa Việt giao cho DN làm dự án lại một lần nữa bị xáo trộn, khi Quảng Trị bàn giao 1.000 ha đất nơi đây cho FLC. Như ta đã biết, những dự án mà FLC thâu tóm là hàng loạt các điểm xung yếu dọc suốt bờ biển từ Từ Vịnh Hạ Long đến Thanh Hóa, nhất là hai vị trí là Đà Nẵng và Nha Trang. Tại Cao nguyên, địa điểm mà FLC chọn là những đồi thông, đồi cỏ hồng tuyệt đẹp và 500 ha rừng một vị trí chiến lược quan trọng bậc nhất trên mái nhà Đông Dương của một huyện nghèo, heo hút Đắk Đoa, Gia Lai. Tại sao FLC lại chọn một địa điểm hoang vu, xa thành phố xa sân bay như vậy để làm sân golf, và khách sạn cao cấp? Dân thì nghèo đói, liệu khu nghỉ dưỡng của FLC phục vụ cho ai? Điều đáng nói là đi đến đâu chính quyền sở tại đều ưu ái cho FLC đến đấy? Nhiều người tự hỏi thế lực nào đang giúp FLC thâu tóm phần lớn đất đai bờ biển lẫn đất liền như thế? Báo động, Cửa Việt lại sắp rơi vào tay TQ. Thâu tóm đất đai liên tục nhưng hiện FLC không chỉ nợ các nhà băng trong nước mà còn nợ ngân hàng TQ con số lên đến gần chục ngàn tỷ đồng. Xin hỏi FLC lấy đâu ra tiền để thâu tóm những đại dự án với diện tích lên đến hàng ngàn ha? Liệu FLC chỉ là tay sai của giặc phương Bắc, được cử đến chuyên đi mua toàn bộ vị trí đất đai thuộc vùng nhạy cảm về mặt an ninh – quốc phòng của VN? Thử nghĩ nếu một ngày FLC vỡ nợ thì tất cả những dự án tại vị trí xung yếu của FLC có về tay chủ nợ một cách hợp pháp? Với dã tâm thôn tín VN nhằm kiểm soát trọn vẹn biển Đông – nơi luồng vận chuyển của các tàu viễn dương quốc tế đi qua, thu được lợi ích kinh tế là rất lớn mà trước giờ VN chưa khai thác triệt để, thì liệu TQ sẽ bỏ qua cơ hội này? Nếu trường hợp FLC không vỡ nợ thì những dự án này có nguy cơ sang tay cho nhà đầu tư ngoại hay không? Điều đó có thể xảy ra khi trước đó, tại một cuộc hội thảo diễn ra ở Nhật Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết từng tuyên bố ngoài việc bán cổ phần, “FLC có thể chuyển nhượng cả dự án cho nhà đầu tư nước ngoài”. Từ những phân tích trên cho thấy hiểm họa TQ đằng sau những dự án chiếm cứ hàng ngàn ha đất tại những vị trí nhạy cảm về mặt an ninh quốc phòng của doanh nghiệp là rất lớn. Và nhất là đối với FLC – một tập đoàn hiện có trong tay biết bao dự án như thế. Nếu một ngày không xa, những dự án của FLC về tay của TQ thì hậu quả sẽ ra sao? Thật không thể tưởng tượng được. Nên chấm dứt tình trạng giao đất cho DN một cách dễ dàng như thế này bởi sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất chủ quyền rất cao. Thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta nên coi lại ĐIỀU 62 LUẬT ĐẤT ĐAI.
Vài quan điểm khác biệt về sự hâm nóng toàn cầu Trong suốt lịch sử 4,5 tỷ năm của Trái đất, khí hậu đã thay đổi rất nhiều. Điều nầy là đúng. Nhưng sự nóng lên nhanh chóng mà chúng ta đang thấy hiện nay không thể giải thích được bằng các chu kỳ nóng lên và làm mát tự nhiên. Những loại thay đổi thường xảy ra trong hàng trăm nghìn năm thì nay lại diễn ra trong nhiều thập kỷ. Nhiệt độ toàn cầu hiện đang ở mức cao nhất kể từ khi hồ sơ bắt đầu. Trên thực tế, 17 trong số 18 năm nóng nhất được ghi nhận đều diễn ra kể từ năm 2001. Sự nóng lên nhanh hơn nhiều này tương ứng với mức độ carbon dioxide trong khí quyển, vốn ngày càng tăng kể từ cuộc cách mạng công nghiệp. Vì vậy, khi mọi người nói về biến đổi khí hậu ngày nay, họ có nghĩa là biến đổi khí hậu do con người tạo ra. Đây là sự nóng lên của nhiệt độ trung bình của Trái đất do hoạt động của con người, chẳng hạn như đốt than, dầu và khí đốt để tạo ra năng lượng cung cấp nhiên liệu cho ngôi nhà của chúng ta và vận chuyển và chặt cây để sản xuất thực phẩm chúng ta ăn. Thực vật cần carbon dioxide (CO2) để sống. Thực vật và rừng loại bỏ và lưu trữ một lượng lớn carbon dioxide khỏi khí quyển mỗi năm. Nhưng vấn đề là, chúng chỉ có thể hấp thụ một lượng carbon dioxide nhất định và lượng này ngày càng ít đi khi ngày càng có nhiều khu rừng bị chặt phá trên khắp thế giới. Hãy trực diện rõ ràng, bản thân CO2 không gây ra vấn đề gì. Đó là một phần của hệ sinh thái tự nhiên toàn cầu. Vấn đề là lượng CO2 mà con người ta đang tạo ra, ngày càng nhiều thêm theo thời gian, đồng biến với việc gia tăng dân số trên thế giới. 800.000 năm qua, bầu khí quyển trái đất không có mức CO2 nầy. 1- Những nhận xét qua các nghiên cứu của TS Willie Soon Vào năm 2003, TS Soon và đồng nghiệp của ông đã công bố một nghiên cứu hiện đã được vạch trần kỹ lưỡng trên tạp chí Climate Research' “Những thay đổi về khí hậu và môi trường trong 1000 năm qua,” Nghiên cứu này đã được tái lập lại với tiêu đề:”Tác động của Mặt trời đến khí hậu trong 1000 năm qua” và “1000 năm biến đổi của Mặt trời”. Bài báo Soon-Baliunas cho rằng thế kỷ 20 không phải là thế kỷ ấm nhất trong 1.000 năm qua và khí hậu không thay đổi đáng kể trong thời gian này. Gần đây nhứt 2024, TS Willie Soon, một nhà vật lý thiên văn và kỹ sư hàng không vũ trụ, đã đưa ra nhiều tuyên bố trong cuộc phỏng vấn với Tucker Carlson phủ nhận vai trò của các khí nhà kính như carbon dioxide (CO2) và methane trong việc thúc đẩy sự hâm nóng toàn cầu. “Chúng tôi không biết điều gì đang gây ra biến đổi khí hậu, nhưng chúng tôi chắc chắn khoảng 90% đó là Mặt trời. Khí methane có trên Sao Thổ (Saturn) nhưng không gây ra hiện tượng nóng lên trên đó. Cũng không có sự đồng thuận về vai trò của CO2. Các vấn đề ảnh hưởng lên khí hậu của khí carbonic là do nhân tạo và bịa đặt (made-up); nó không gây ra các vấn đề như axit hóa đại dương hay tạo ra bất kỳ sự khác biệt nào đối với quần thể gấu Bắc Cực - There’s also no consensus on the role of CO2. The climate problems of CO2 are artificial and made-up; it does not cause issues like ocean acidification or make any difference to polar bear populations.” “Và thực sự, cuộc vận động về khí hậu đã trở thành tôn giáo mới của thế kỷ 21 - những người ngoại đạo không được chào đón và không được phép đặt câu hỏi,” ông Soon nói với The Epoch Times. 2- Phản bác quan điểm của hành pháp Hoa Kỳ và Liên HIệp Quốc Chính phủ TT Biden dựa vào báo cáo Đánh giá Khí hậu Quốc gia - National Climate Assessment mới nhất của để làm bằng chứng cho thấy hiện tượng ấm lên toàn cầu đang gia tăng do các hoạt động của con người. Báo cáo mới nhất nêu rõ: “Các hoạt động của con người đang làm thay đổi khí hậu.” Tài liệu này nêu rõ rằng lượng phát thải “khí nhà kính” của con người như carbon dioxide đang làm Trái đất ấm lên một cách nguy hiểm. Hội đồng Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) của LHQ cũng có quan điểm tương tự và các nhà lãnh đạo của tổ chức này đang thúc đẩy những thay đổi lớn về chính sách toàn cầu để ứng phó. Nhiều nhà khoa học, những người đã công bố các nghiên cứu mới đây về vấn đề này, nói với The Epoch Times rằng, số ghi nhiệt độ được các nhà khoa học khí hậu và chính phủ xử dụng để xây dựng các mô hình dự báo hậu quả nguy hiểm của hiện tượng hâm nóng toàn cầu do con người gây ra có vấn đề nghiêm trọng và thậm chí có sai sót trong dữ liệu này. Nhưng các chuyên gia khoa học từ khắp nơi trên thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau đang phản đối. Trong các nghiên cứu được bình duyệt, họ trích dẫn một loạt sai sót trong dữ liệu nhiệt độ toàn cầu được sử dụng để đưa ra những kết luận nghiêm trọng nêu trên; họ nói đã đến lúc phải xem xét lại toàn bộ luận điệu này. The Epoch Times đã đưa tin, dẫn nguồn từ các nhà khoa học và một nghiên cứu khác kiểm tra những ghi chép về nhiệt độ của NOAA – National Oceanic and Atmospheric Administration, rằng NOAA đã bị chỉ trích vì đã để hơn 90% trạm khí hậu của mình bị ảnh hưởng bởi sự thiên lệch theo nhiệt độ đô thị. Các vấn đề trên với dữ liệu nhiệt độ bao gồm thiếu dữ liệu mang tính đại diện về mặt địa lý và lịch sử, sự nhiễu loạn của các số ghi [nhiệt độ] do sức nóng từ các khu vực thành thị, và sự thao túng dữ liệu do một quy trình được gọi là “đồng nhất hóa” đưa ra. Trong một loạt cuộc phỏng vấn về nghiên cứu của mình, các nhà đã khoa học giải thích rằng, nếu không có khủng hoảng khí hậu, thì việc biện minh cho con số hàng tỷ dollar trong chi tiêu của chính phủ và những thay đổi đầy tốn kém trong chính sách công cộng để hạn chế lượng phát thải carbon dioxide (CO2) sẽ sụp đổ. “Trong 35 năm qua, những lời của IPCC của LHQ đã được coi là phúc âm,” theo nhà vật lý thiên văn và người sáng lập CERES Willie Soon. Cho đến gần đây, ông là một nhà nghiên cứu làm việc với Trung tâm Vật lý thiên văn, Harvard & Smithsonian. TS Ronan Connolly, một nhà khoa học độc lập tại CERES nói với The Epoch Times: “Mặc dù cộng đồng khoa học đã nghiện xử dụng các chương trình máy điện toán này một cách mù quáng để khắc phục các sai lệch dữ liệu, nhưng cho đến gần đây, vẫn chưa có ai bận tâm đến việc xem xét kỹ lưỡng rằng liệu các chương trình này có hoạt động hay không khi áp dụng cho dữ liệu nhiệt độ thực tế.” Ông Ronan Connolly cho biết thêm: “Nếu chúng ta xem xét dữ liệu nhiệt độ không bị gây nhiễu bởi sự ấm lên của đô thị, thì có vẻ những đợt thay đổi nhiệt độ kể từ trước Cách mạng Công nghiệp [cho đến nay] gần như theo chu kỳ - sau các giai đoạn ấm lên thì đến các giai đoạn lạnh xuống.” Điều này không thể giải thích với lý do là lượng khí nhà kính ngày càng tăng, chỉ vì lượng khí này ngày càng tăng lên. Thay vào đó, điều này gợi ý rằng các nhà khoa học, những người đã nhầm lẫn khi trộn lẫn giữa sự hâm nóng ở đô thị với sự thay đổi nhiệt độ ngoài khu vực đô thị, đã đi lệch khỏi trọng tâm của vấn đề khi họ tin rằng CO2 là yếu tố chính tác động đến khí hậu. Một nghiên cứu mới ước tính rằng có tới 40% dữ liệu quan sát về sự hâm nóng toàn cầu được IPCC xử dụng thực sự là do bị thiên lệch bởi nhiệt độ ở các biến đổi nhiệt độ ở đô thị chứ không phải do khí CO2. Vì vậy, rõ ràng là có một cái gì “lấn cấn’ qua giả thuyết về sự hâm nóng toàn cầu hay sự biến đổi khí hậu đã được thế giới chú tâm kể từ khi có Thượng đỉnh về Khí hậu ở Rio de Janeiro, Brasil năm 1992. 3- Sự nóng lên toàn cầu không có thật Sự hâm nóng toàn cầu đang khiến nhiệt độ trung bình bề mặt Trái đất tăng lên. Điều này không chỉ khiến các đợt nắng nóng và hạn hán dễ xảy ra hơn mà còn gây ra những thay đổi đối với hệ thống khí hậu tự nhiên của chúng ta. Những thay đổi này đang làm cho các hiện tượng thời tiết cực đoan dễ xảy ra hơn và nghiêm trọng hơn. Ví dụ, các trận cuồng phong và bão tố ngày càng dữ dội hơn, di chuyển chậm hơn và mất nhiều thời gian hơn để lắng xuống. Nhận định trên chỉ là kết luận võ đoán…của các hiện tượng bất thường kể trên. Thực tế, tùy theo vị trí địa lý của mỗi vùng, trong cùng một thời điểm, Vương quốc Anh và Ireland có thể sẽ có nhiều mưa và gió hơn do “cái gọi là” biến đổi khí hậu trong khi New York sẽ có nhiều tuyết hơn, và Houston nhiệt độ không khí có thể tăng lên hơn 1000F. Nói như vậy, không có nghĩa là không làm gì cả mặc cho “con Tạo” xoay dần. Đây cũng không còn là cái cớ để không hành động cả vì sự thay đổi thời tiết trên. Năm 2023, các nhà khoa học khí hậu hàng đầu thế giới trong kỳ Thượng đỉnh COP 28 đã cảnh báo chúng ta chỉ có 12 năm để hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức tối đa 1,5oC nhằm tránh biến đổi khí hậu. Chúng ta đã chứng kiến những tác động tàn khốc trong những năm gần đây đối với nguồn cung cấp lương thực toàn cầu, gia tăng di cư, xung đột, bệnh tật và bất ổn toàn cầu, và điều này sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn nếu chúng ta không hành động ngay bây giờ. Cần phải hành động, cần phải làm gì trước những xáo trộn của thế giới, chứ không phải các biến động trên là “sản phẩm/hậu quả” của sự biến đổi khí hậu. 4- Nói về năng lượng tái tạo – Renewable energy Người ta thường tin rằng năng lượng tái tạo rất đắt tiền, nhưng điều này đơn giản là không đúng! Năng lượng mặt trời và gió là những cách tạo ra điện rẻ nhất; có nghĩa là năng lượng được sản xuất ra rẻ hơn so với việc xử dụng nhiên liệu hạt nhân, khí đốt và hóa thạch. Chi phí năng lượng tái tạo đã giảm nhanh hơn bất cứ ai có thể dự đoán. Tuy nhiên, đa số chính phủ các quốc gia vẫn đang ủng hộ nhiên liệu hóa thạch. Bạn có biết Vương quốc Anh có trợ cấp nhiên liệu hóa thạch lớn nhất ở EU? Đúng vậy, họ chi 12 tỷ euro (10,5 tỷ bảng Anh) mỗi năm để hỗ trợ nhiên liệu hóa thạch. Xin đan cử một thí dụ, phần lớn các ngôi nhà ở Vương quốc Anh nhận được điện từ Lưới điện Quốc gia đến từ năng lượng hóa thạch. Nếu được chuyển sang một việc dùng năng lượng tái tạo, nhà sản xuất/cung cấp loại năng lượng trên phải bảo đảm rằng lượng điện vĩnh viễn bạn lấy ra khỏi lưới điện (grid) sẽ đưa lại lượng năng lượng sạch tương đương vào lưới điện, giúp làm sạch nguồn cung cấp năng lượng của chúng ta. Trên thực tế, việc đó sẽ không bao giờ thực hiện được vì: 1- Giá thành thực hiện mạng lưới điện mới đòi h3i một thời gian dài và chi phí rất cao, cao gấp nhiều lần hơn giá thành sản xuất ra năng lượng tái tạo; 2- Phải mất bao nhiêu thời gian để sản xuất đủ lưới diện tái tạo nhằm thay thế toàn thể điện năng từ năng lượng hóa thạch. Vì vậy, chuyện thực hiện có chăng chỉ là … Huyền Thoại mà thôi! Và, sự việc LHQ “hứa”:”Công nghệ và hệ thống mà chúng ta cần để chuyển sang xử dụng 100% năng lượng tái tạo vào năm 2045 và xử dụng bền vững các nguồn tài nguyên của hành tinh chúng ta đã có sẵn. Điều cần thiết hiện nay là các nhà lãnh đạo chính trị và doanh nghiệp phải có hành động táo bạo và khẩn cấp nhằm xử dụng các giải pháp này để giải quyết khủng hoảng khí hậu và khôi phục thiên nhiên.” Xin hỏi có phải lời hứa trên là … lời hứa ”lèo” không? 5- Bắt tay hành động Bạn có thực sự muốn giúp giảm thiểu sự hâm nóng toàn cầu (!) không? Thay vì hứa và hứa, mỗi người trong chúng ta cần làm/điều chỉnh những hành động hàng ngày nhằm để giảm thiểu sự phung phí trong sinh hoạt như: • Thay đổi ánh sáng: Thay thế một bóng đèn thông thường bằng bóng đèn LED sẽ tiết kiệm được 150 lbs CO2/năm; • Giảm thiểu việc lài xe như: Đi bộ, đi xe đạp, đi chung xe hoặc xử dụng phương tiện công cộng thường xuyên hơn. Bạn sẽ tiết kiệm được ½ lb CO2 cho mỗi dặm bạn không lái xe! • Tái chế nhiều hơn: Bạn có thể tiết kiệm 2.400 lbs khí CO2/ năm bằng cách tái chế chỉ một nửa số rác thải sinh hoạt. • Kiểm soát bánh xe của bạn: Giữ cho bánh xe của bạn được bơm căng đúng cách trong mùa đông và mùa hè… có thể cải thiện khả năng tiết kiệm xăng của bạn hơn 3%. Mỗi gallon xăng tiết kiệm được sẽ loại bỏ 20 lbs CO2 khỏi bầu khí quyển. • Xử dụng ít nước nóng hơn: Phải mất rất nhiều năng lượng để làm nóng nước. Xử dụng ít nước nóng hơn bằng cách tắm ngắn hơn và mát hơn và giặt quần áo bằng nước lạnh hoặc ấm thay vì nước nóng. Tiết kiệm hơn 500 lbs CO2/năm. • Tránh những sản phẩm có nhiều bao bì: Bạn có thể tiết kiệm được 1.200 lbs CO2 và giảm 10% lượng rác thải. • Điều chỉnh bộ điều nhiệt của bạn: Giảm 2 độ máy điều nhiệt vào mùa đông (điều chỉnh máy sưởi ở mức 65oF), và tăng 2 độ vào mùa hè (diều chỉnh 75oF) có thể tiết kiệm khoảng 2.000 lbs CO2/năm. • Trồng thêm một cây nếu điều kiện nhà ở cho phép: Một cây sẽ hấp thụ một tấn CO2 trong suốt cuộc đời của nó. • Tắt các máy móc điện tử: Chỉ cần tắt tivi, đầu DVD, dàn âm thanh nổi và máy tính khi không xử dụng sẽ giúp bạn tiết kiệm hàng nghìn lbs CO2/năm. • Bạn có biết rằng thực phẩm chúng ta ăn có tác động lớn đến sức khỏe của trái đất chúng ta không? Sản xuất thực phẩm chịu trách nhiệm cho 37% tổng lượng khí thải nhà kính. Vậy thì, nếu muốn có một hành tinh khỏe mạnh, tất cả chúng ta cần phải thông minh hơn về những gì chúng ta tiêu thụ, và phương cách sản xuất thực phẩm. Hy vọng bài góp nhặt cát đá trên sẽ giúp bạn có một tầm nhìn chính xác hơn về sự hâm nóng toàn cầu hay sự biến đổi khí hậu. Cũng cần nên nhắc bạn là Nhóm Toàn cầu hóa – Globalists dùng “vũ khí biến đổi khí hậu” để kiểm soát dân số trên thế giới và xã hội hóa (socializing) theo ý hướng xã hội hóa toàn cầu - global socialization. Mai Thanh Truyết Xuân phân 2024

Wednesday, March 13, 2024

 Hoàng đế Duy Tân

Duy Tân (chữ Hán: 維新 19 tháng 9 năm 1900 – 26 tháng 12 năm 1945), tên khai sinh là Nguyễn Phúc Vĩnh San (阮福永珊), là vị hoàng đế thứ 11 của nhà Nguyễn, ở ngôi từ năm 1907 đến năm 1916, sau vua Thành Thái.

Hoàng đế Duy Tân là vị vua lên ngôi nhỏ tuổi nhất trong 13 vua Nguyễn. Tuy nhiên Hoàng đế lại là người chững chạc, có khí phách của một bậc đế vương. Cũng như cha mình, Hoàng đế Duy Tân là người có tư tưởng chống Pháp. Hoàng đế đã cùng với Thái Phiên, Trần Cao Vân... vạch định cuộc nổi dậy chống Pháp vào ngày 3 tháng 5 năm 1916. Nhưng âm mưu bại lộ, Hoàng đế cùng Thái Phiên và Trần Cao Vân trốn ra khỏi Kinh Thành. 3 ngày sau, Hoàng đế Duy Tân bị Pháp bắt và bị kết tội rồi đày sang đảo Réunion.

Hoàng đế mất ngày 21 tháng 11 năm Ất Dậu (25-12-1945) trong một tai nạn máy bay khi được 46 tuổi. Hoàng đế được an táng tại nghĩa trang Thiên Chúa Giáo M’Baiki, thuộc Cộng Hòa Trung Phi. Ngày 6 tháng 4 năm 1987, Hoàng đế được cải táng trong khuôn viên của An Lăng (Lăng Dục Đức).

Hoàng đế Duy Tân có 5 người con (3 trai, 2 gái).

Thân mời đọc lại Đối – Đáp giữa vua và Khâm sứ Pháp lúc bấy giờ:

***

“NƯỚC PHÁP KHÔNG NUÔI NỔI MỘT NGƯỜI TÙ HAY SAO MÀ TA PHẢI CẦM TIỀN THEO”..

Sau khi bắt giữ vua Duy Tân, người Pháp không vội lập vua mới như cách mà họ đã làm với vua Hàm Nghi. Chính quyền Pháp quyết định sẽ áp dụng biện pháp "giáo dục" để Duy Tân trở lại ngai vàng ngoan ngoãn hơn.

Theo "Đại Nam chính biên liệt truyện", trên đường áp giải vua về đồn Mang Cá, khâm sứ Pháp hỏi rằng vua có ân hận không? Duy Tân thừa nhận "có nhưng là vì ta chưa đánh được người Pháp mà đã bị bắt!". Vậy là bước đầu của biện pháp "giáo dục" đã thất bại.

Tiếp tục, người Pháp cho hoàng thân nhà Nguyễn được vào thăm và khuyên vua cam kết an phận để được trở lại ngai vàng. Vua trả lời rất trưởng thành:

- Ta sẵn sàng trở lại ngai vàng, nhưng muốn ta trở lại, nước Pháp phải thi hành những điều khoản tự chủ của Việt Nam trong hòa ước 1884, nước Pháp bảo trợ cho nước Việt Nam chứ không phải bảo hộ nước Việt Nam. Pháp phải coi ta là một ông vua trưởng thành, trên ta không có hội đồng phụ chánh, Pháp không được nhân danh ta làm những điều thuộc quyền của ta!

Biết không thể "giáo dục" thêm nhà vua, chính quyền Pháp trừng phạt bằng cách đày vua tới vùng thuộc địa xa xôi, biệt lập, khắc nghiệt hơn hẳn so với các vua Hàm Nghi, Thành Thái - đảo Réunion. Trước khi đi, Pháp cho vua "ân huệ" cuối là được mang theo ngân khố để đổi lấy cuộc sống tốt hơn. Vua cười rằng:

- Ta làm gì có tiền. Tiền trong nội khố là tiền của dân. Ta là người tù của Pháp, nước Pháp không nuôi được một người tù hay sao mà cần phải cầm tiền theo.

Cuối cùng, vua chọn mang theo cuốn "cách mạng Pháp 1783".

NGUYỄN THÁI SƠN

Ảnh lên màu: By Thái Sơn

Ảnh chụp vua lúc ở ngôi nhà nhỏ trên đảo.