Sunday, November 12, 2023

 

Mạn đàm về danh từ “Cách mạng”


Về hai chữ “Cách mạng”, có rất nhiều định nghĩa hay diễn giảng khác nhau. Nếu chúng ta vào google sẽ thấy danh từ cách mạng được hiểu theo thời gian và hoàn cảnh. Nói chung, chúng ta thường nghĩ nói đến cách mạng là phủ nhận hay lật đổ “cái cũ” nhằm thay vào cái “gì đó” mới hơn hay tốt hơn!

Nhưng “cách mạng” cũng có thể hiểu như:” Trong lãnh vực lịch sử và khoa học chính trị, cách mạng là một sự thay đổi căn bản trong trật tự đã được thiết lập, thường là chính phủ và các thể chế xã hội đã được thiết lập” – “In the fields of history and political science, a revolution is a radical change in the established order, usually the established government and social institutions.”

Còn nói về cuộc cách mạng trong bối cảnh cá nhân, bạn có thể nói:” Một cuộc cách mạng trong bối cảnh cá nhân, là sự thay đổi quanh hướng suy nghĩ hoặc cách làm ĐỂ TRỞ THÀNH TỐT HƠN CHO BẢN THÂN. Cuộc cách mạng cá nhân của bạn chính là sự thay đổi dứt khoát đó; khi bạn quyết định rằng bạn muốn sự tự do, đó là chính con người thật của bạn” - Revolution in a personal context, is a turn around of a predominant way of thinking or doing things TO BETTER YOURSELF. Your personal revolution is that definitive change; when you decide that you want that freedom to be who you really are!

Theo Raoul Vaneigem, cuộc cách mạng trong cuộc sống hàng ngày là:” Cuộc cách mạng trong cuộc sống hàng ngày phần lớn dựa trên lý thuyết về tính chủ quan: ý tưởng cho rằng tất cả chúng ta đều có cùng ý chí thực hiện bản thân, mặc dù ước muốn cá nhân của chúng ta có thể khác nhau. Tính chủ quan được củng cố bằng cách nhận thức tính chủ quan của người khác; có thể nói là 'sự hài hòa của ý chí cá nhân” - The revolution of everyday life is largely based on the theory of subjectivity: the idea that we all have the same will to self-fulfilment, although our individual desires may be different. Subjectivity is strengthened by perceiving the subjectivity of others; 'the harmonizing of individual wills' so to speak.

Có lẽ thông thường nhất, từ "cách mạng" được xử dụng để chứng tỏ sự thay đổi về thể chế chính trị và xã hội. Jeff Goodwin đưa ra hai định nghĩa về “cách mạng”.

·       Đầu tiên, nhìn vào một phạm vi rộng, bao gồm bất kỳ và tất cả các trường hợp trong đó một nhà nước hoặc một chế độ chính trị bị lật đổ và, do đó bị biến đổi bởi một phong trào quần chúng hay cá nhân (làm cách mạng) theo một hình thức khác thường để cải tạo xã hội.

·       Thứ hai, trong một phạm vi hẹp, trong đó các cuộc cách mạng không chỉ kéo theo sự huy động quần chúng và thay đổi chế độ, mà còn kéo theo những thay đổi cơ bản và nhanh chóng về mặt xã hội, kinh tế và văn hóa, trong hoặc ngay sau cuộc đấu tranh giành quyền lực hiện hữu của nhà nước trước đó.

Từ đó, có thể gom góp lại từ các nhận định trên để “ráng gói ghém”  và “tổng hợp” ra một định nghĩa chung cho danh từ CÁCH MẠNG như sau:” Lật đổ hoặc thoái thác và thay thế triệt để một chính phủ hoặc hệ thống chính trị đã được thiết lập do những người dân đứng lên. Về xã hội học, một sự thay đổi từ căn bản và lan rộng ra trong xã hội và cơ cấu xã hội, đặc biệt là sự thay đổi được thực hiện đột ngột và thường đi kèm với bạo lực”.

Vì vậy, thông thường, các cuộc cách mạng diễn ra dưới hình thức các phong trào có tổ chức nhằm tạo ra sự thay đổi - thay đổi kinh tế, thay đổi công nghệ, thay đổi chính trị hoặc thay đổi xã hội. Những người khởi xướng các cuộc cách mạng đã xác định rằng các thể chế hiện có trong xã hội đã thất bại hoặc không còn phục vụ được mục đích đã định của họ. Và xã hội cần phải được cải thiện, đổi mới lại cho phù hợp với sự tiến hóa của loài người.

Với những suy nghĩ trên, một cuộc cách mạng ngày hôm nay không cần phải xử dụng đến bạo lực như các chế độ cộng sản đã thực hiện từ trước đến nay.

Và cũng trong một chừng mực nào đó, bạn có thể hiểu rộng hơn về danh từ cách mạng qua các diễn biến của sự tiến hóa (evolution) hay “dân tộc sanh tồn” trong chiều hướng “hướng thiện” của xã hội.

Một cuộc cách mạng ở thời đại điện tử ngày hôm nay cần sự đóng góp của nhiếu nhân tố có trí tuệ (khoa học – kỹ thuật – công nghệ), có tâm từ ái, có viễn kiến cho một cuộc cải tạo xã hội lành mạnh hơn, tiến bộ hơn, và nhân bản hơn.

MONG LẮM THAY.

Mai Thanh Truyết

Ngày Cựu Chiến Sĩ 11/11/2023

 



 

 



No comments:

Post a Comment