Friday, October 20, 2023

 

Phân Tích Nước Hồ Hoàn Kiếm – Rùa Hồ Gươm

 

Hồ Hòan Kiếm còn có tên là Hồ Gươm nằm ngay trung tâm Hà Nội. Sở dĩ hồ có tên Hòan Kiếm là do một truyền thuyết sau đây:

 


Sau 10 năm kháng chiến (1407-1417), anh hùng áo vãi đất Lam Sơn đã đánh đuổi giặc Minh sau hơn 20 năm đô hộ nước Đại Việt (Việt Nam xưa). Lê Lợi, vị anh hùng dân tộc, xưng vương từ đó và lấy hiệu là Lê Thái Tổ, lấy kinh thành Thăng Long làm thủ đô. Một buổi chiều đẹp nắng, vua và đòan tùy tùng ngự thuyền rồng dạo chơi trên hồ Lục Thủy. Thình lình có một luồng sóng to nổi lên, một rùa vàng xuất hiện và nói với vua rằng: 

“Tâu Thánh Thượng, Thánh Thượng đã hòan tất việc giải phóng đất nước, xin Thánh Thượng hảy trả lại gươm thần cho Thủy Vương.” Vừa nói xong, rùa vàng phóng lên thuyền, miệng kẹp chặt kiếm báu của vua và lặng sâu vào lòng hồ; trong lúc đó, bầu trời có nhiều sấm chớp liên hồi.

 

Từ đó, hồ Lục Thủy được đổi tên là Hồ Hòan Kiếm hay Hồ Gươm. 

Kễ từ đó đến nay, trãi qua bao nhiêu cuộc bễ dâu của đất nước, Hồ Hòan Kiếm trở nên một tụ điểm du lịch của người phương xa và là nơi dạo cảnh của dân địa phương. Công cuộc bảo quản hồ không được chu đáo cho nên “Rùa Vàng” trong thời gian sau nầy xuất hiện nhiều lần, thường xuyên hơn, cũng như ở trên mặt nước lâu hơn. Năm 2002, rùa xuất hiện hơn 10 lần, điều nầy chưa bao giờ xảy ra trước đó…

 Lý do là do ô nhiễm nguồn nước của hồ. Đáy hồ cạn dần và nguồn dưỡng khí (oxygen) trong nước không còn đầy đủ cho nên Rùa vàng phải trồi lên mặt nước để thở.

 Có lẽ vì những lý do trên cho nên ngày 15 tháng 12, 2003 Trung Tâm Công nghệ, Môi trường và Phát triển Bền vững thuộc Đại học quốc gia Hà Nội cho đo đạc lại độ sâu của hồ. Kết quả là độ sâu đã giảm (từ nhiều thước sâu) xuống còn khoãng trung bình là 0,9 m, chỗ sâu nhất là 1,50 m và đáy hồ bị che phủ bỡi một lớp bùn dày đặc. 

Giáo sư Hà Đình Đức, Đại học Tự nhiên Hà Nội nghĩ rằng rùa sẽ không bị ảnh hưởng vì tình trạng của hồ kễ trên vì lớp bùn là một môi trường quan trọng cho điều kiện sinh sống của loài rùa, do đó nếu cần phải vét hồ chỉ nên vét 30 cm lớp bùn mặt mà thôi. 

Cần phải kể thêm vài nguyên nhân ô nhiễm của hồ nữa là do thời tiết nóng bức vào mùa khô làm cho nước hồ cạn dần. Cũng như các công trình xây cất đê điều của sông Hồng năm 1993 và 1997 làm ảnh hưởng nhiều đến phẩm chất nước trong hồ.

 

Từ đó, quyết định công tác nạo vét hồ đã được Uỷ ban nhân dân Hà Nội chấp thuận với một ngân khoản 600 triệu đồng VN. Ngày 9 tháng 01,2004, công việc nạo vét đã được khởi công và kết thúc vào ngày 16 tháng 01, 2004 cho địa điểm di dời bùn và phế thải ra khỏi vùng tháp Hoa Phong gần nhà Thủy tạ. Tổng cộng, có khoãng 600 m3 bùm nằm dọc theo chiều dài 450 m đã được di dời. Tiếp theo đó, nước từ hai nhà máy thủy lợi 1 và 2 được bơm vào với lưu lượng từ 1.400 đến 1.500 m3/ngày mục đích là để tăng thêm lượng nước trong hồ. Tại vùng hồ được nạo vét, đáy hồ đã được nâng sâu thêm 30 cm. Và theo như dự án, nước hồ sẽ được theo dõi và kiễm soát phẩm chất thường xuyên. 

Qua sự tiếp tay của một đồng hương làm việc ở Hà Nội (xin tạm dấu tên), chúng tôi nhận được một mẫu nước Hồ Hòan Kiếm; mẫu nầy được lấy vào 8 giờ sáng ngày 14 tháng 12, 2003 gần nhà Thủy Tạ. Mẫu nước có màu rêu xanh và có sự hiện diện của nhiều “sợi” rong li ti lơ lững trong đó. 

Sau đây là kết quả phân tích và vài nhận định về phẩm chất nước ở Hồ Hòan Kiếm qua kết quả trên.

 Hồ Hoàn Kiếm/Hồ Gươm 

Result               Units                 Detection          Method             Prepared           Analyzed

 

pH                    6,90                  0,01                  150.1                BT                    01/19/04

TSS                  68,0 mg/L          0,1mg/L          160.2                BT                    01/21/04

COD                 74,0 mg/L          0,5 mg/L           410.1              BT                    01/20/04

TOC                  26,0 mg/L          0,5 mg/L             415.1                Alan             01/26/04

 

Ions: Cl- 9,7 mg/L 0,1 300.0(ICP) EC 01/21/04

NO3- N/D 0,1mg/L

SO4- 0,7 0,1

Br- N/D 0,1

NO2- N/D 0,1

PO4- N/D 0,1

F- 0.6 0,1

 

Metals: Total 

Ag                    1 ug/L               1,0 ug/L                   6020(ICPMS)     Joe                   01/05/04

Al 226;              As (5);              B (25);              Ba (97);             Ca (49,30mg/L);             Cd (ND);               Co (N/D);           Cr (N/D);           Cu (245);           Fe (389);        K (5,56mg/L);                Mg (2,90mg/L);         n (117);          Mo (N/D);          Na (33,77mg/L); Ni (338);            P (197);                         Pb (5);      2);              Se (N/D);           Sn (N/D);           Zn (753)  As (Dissolved)   2 ug/L                                                                                                   01/04/04

 

Nhận định 

Vì điều kiện lấu mẫu nước không cho phép phân tích các hợp chất hữu cơ nhẹ (VOCs), (vì thời hạn từ ngày lấy mẫu cho đến lúc phân tích đã quá hạn cho phép), tuy nhiên kết quả của Tổng lượng hữu cơ (TOC) và Nhu cầu oxy hóa (COD) cho thấy nước Hồ Hòan Kiếm đã bị ô nhiễm hữu cơ khá trầm trọng. 

Theo kinh nghiệm qua việc phân tích nước thải ở Hoa Kỳ, hàm lượng của hai thông số trên có thể tương đương với nồng độ VOCs từ 1,50 đến 2,0 mg/L trong nước. Về nguyên do ô nhiễm, tuy không có mặt ở hiện trường để đượn quan sát tường tận hơn nhưng thiết nghĩ nguyên do chính yếu là do con người qua việc xả rác bừa bãi, và phế thải có thể đến từ khách ngoạn du cũng như tực khách trên cầu Thê Húc và nhà hàng Thủy Tạ . Một câu hỏi cấp bách được đặt ra là phế thải do nhu cầu tiểu đại tiện của con người có “bị” xả thẳng vào hồ hay không? 

Lượng Chất rắn lơ lững (TSS) khá cao so với tiêu chuẩn nước uống của VN (5 mg/L) cho thấy các sinh vật sống trong nước không có điều kiện sống an tòan và lượng Oxy hòa tan (DO) chắc chắn sẽ bị giảm nhiều (không thể phân tích được thông số nầy vì mẫu nước nhận được mất thời gian tính cho phép). Đó là lý do chính khiến rùa phải trồi lên mặt nước thường xuyên. 

Nồng độ chloride (Cl) và Natrium (Na) tương đối thấp và còn nằm trong tiêu chuẩn của nước sạch. Các ions như Sulfate (SO4=), Nitrate (NO3-), và Phosphate (PO43+) không hiện diện hoặc dưới một lượng tất nhỏ chúng tỏ rằng nước hồ chưa bị ảnh hưởng nhiều vì các hóa chất và phân bón phục vụ cho nông nghiệp. 

Tuy nhiên, hàm lượng của kim loại trong nước tuy chưa ở tình trạng báo động nhưng là những chỉ dấu cho thấy sư ô nhiễm đã bắt đầu xuất hiện. Các hóa chất độc hại như Chì (Pb), Nicken (Ni), Manganese (Mn), Đồng (Cu) xuất hiện dưới hàm lượng thấp nhưng cũng cần phải lưu ý vì đây là những hóa chát độc hại. Lượng Arsenic (As) vẫn còn thấp dưới tiêu chuẩn cho phép là 10ug/L. 

Đề nghị 

Hồ Hòan Kiếm là một trung tâm du lịch của thành phố do đó đề nghị cần nên bổ túc thêm một số việc cần làm liệt kê theo đây với mục đích vừa tăng thêm nét cảnh quan và bảo vệ môi trường sống của hồ. 

·         Chung quanh hồ cần phải be bờ bằng gạch hay ciment để tránh cảnh sạt lỡ và tạo điều kiện an tòan cho khách thưởng ngọan;

·         Tuyệt đối không tiếp nhận phế thải sinh hoạt từ các cống dẫn từ những đơn vị gia cư;

·         Quy định việc giáo dục và phạt vạ cho việc xả rác và phóng uế xuống hồ; 

Các biện pháp trên có thể làm giảm thiểu lượng hợp chất hữu cơ và tăng lượng oxy hòa tan trong nước. Đáy hồ cần phải được nạo vét sâu hơn nữa để tránh hiện tượng đồng hóa diệp lục tố làm sinh sản thêm nhiều rong rêu trong hồ. 

Sau cùng, một trong những giải pháp các quốc gia Tây phương đang áp dụng để thanh lọc các ions và hợp chất hữu cơ là trồng cây chung quanh hồ cũng như trong nước. Đó là loại thủy mộc như Duckweed cần nên trồng nhiều nơi trên mặt hồ, các cây bạch dương (poplar), khuynh diệp (eucalyptus), liễu (willow) cũng cần nên trồng chung quanh hồ. Các loại cây nầy vừa làm tăng nét thơ mộng của hồ, vừa có nhiệm vụ hấp thụ các ions và hợp chất hữu cơ trong trầm tích và trong nước.

 Mai Thanh Truyết

West Covina 1/2004

 

Ghi chú: 

1-    1- Chúng tôi mới vừa nhận được thư của một anh bạn gữi từ Hà Nội ngày 18/2/2004. Sau đây là nội dung lá thư đề ngày 18/2/2004 

Tôi vừa nhận được 1 tấm ảnh chụp Hồ Gươm từ một gốc khác, xin gởi tặng GS, các anh chị đã bỏ nhiều công sức cho vấn đề môi sinh tại Việt Nam, được biết là những công việc nghiên cứu và phân tích nước hồ Hoàn Kiếm trong thời gian vừa qua. 

Những số liệu mà các Bác công bố trên đây chỉ mới có 1 tuần còn mẩu nước thì cũng chỉ mới lấy có hơn 1 tháng mà nay thì khác hoàn toàn! Mức nước hồ Gươm tính cho đến ngày 16/02/2004 chổ sâu nhất chưa tới 60cm, cạn nhất trong vòng 12 năm trở lại đây. 

Công việc nạo vét 1 đoạn quanh hồ do sở GTCC Hà Nội thi công tiêu tới 600 triệu đồng nay người ta có thể nhìn thấy đất đá lỏm chỏm nhô lên mặt nước, mà không cải thiện được tình hình, các nhà môi sinh, những người chuyên quan tâm nghiên cứu về Hồ Gươm lên tiếng với Đài truyền hình VN tới ngày 16/02, quan ngại về môi sinh của hồ trong những ngày tới, quan ngại cho các "Cụ" Rùa bên trong hồ và đòi có các biện pháp thích thời! tuy nhiên giám đốc sở GTCC Hà nội cho biết: ông hy vọng sẻ có mưa vào tháng Tư và lúc đó hồ gươm có thể tiếp nhận được lượng nước thích hợp! 

Kính chào

LKC

 

2-    2- Tiêu bản rùa Hồ Gươm cuối cùng trưng bày ở đền Ngọc Sơn (trên mạng)

Rùa Hồ Gươm chết vào tháng 1/2016, sau đó hai chuyên gia người Đức đã đến Việt Nam hỗ trợ việc nhựa hóa xác rùa để bảo quản.

Rùa Hồ Gươm chết vào tháng 1/2016, đến tháng 4 cùng năm, hai chuyên gia người Đức đã đến Việt Nam để hỗ trợ việc phục chế xác rùa. Phương pháp nhựa hóa được lựa chọn bởi nó giúp bảo quản nguyên trạng mẫu vật từ hình thái, màu sắc đến cả những phần khó như mắt, diềm mai. Phương pháp này cũng giúp giữ được nguyên vẹn mẫu vật (cả phần xương, sụn) sát thực nhất với mẫu sống, không để lại mùi và có độ bền cao.

 

Sau khi hoàn thành, mẫu rùa Hồ Gươm có kích thước dài hơn 2 m, rộng 1,1 m. Trước khi bàn giao cho nhà trưng bày của đền Ngọc Sơn, tiêu bản rùa được bảo quản tại Bảo tàng thiên Nhiên Việt Nam với điều kiện nhiệt độ dưới 25 độ C, độ ấm dưới 55%, tủ kính tránh ánh sáng trực tiếp.

 

 


 


Ngày 31/8/2018, tiến hành nghiệm thu chế tác rùa Hồ Gươm,

Hội đồng đánh giá chất lượng nêu "mẫu vật giữ nguyên được

thần thái rùa khi còn sống".

 

 

No comments:

Post a Comment