Saturday, July 1, 2023

 Quận Cam: Tổ Chức Trọng Thể Lễ Giỗ BS Nguyễn Tôn Hoàn

19/09/2006


Các nhân vật lãnh đạo đảng thắp hương. 

Lễ giỗ lần thứ 15 của Bác Sĩ Nguyễn Tôn Hoàn, cố Chủ Tịch Đại Việt Quốc Dân Đảng, đã được tổ chức khá chu đáo và được quan khách tham dự đông đảo tại hội trường Westminster, ngày 17 tháng 9 năm 2006. 

Tuy sức chứa của hội trường vào khoảng 300 người, nhưng số người đến tham dự đông hơn dự liệu nên Ban Tổ Chức dành phải xin lỗi và một số lớn quan khách phải tạm thời đứng xung quanh tường cũng như phiá sân trước của hội trường. 

Ngoài số đông đảo đảng viên Đại Việt về từ các cơ sở đảng trên khắp nước Mỹ, Canada và Âu Châu để làm lễ truy điệu cho Bác Sĩ Nguyễn Tôn Hoàn - người mà họ thường gọi bằng hai tiếng thân thương: Anh Tư, còn hầu hết quan khách là những khuôn mặt đấu tranh quen thuộc trong cộng đồng, thân hào nhân sĩ và đại diện các đảng phái, đoàn thể đấu tranh ở hải ngoại. 

Chúng tôi thấy có Bác Sĩ Nguyễn Xuân Ngãi, đại diện cho Phong Trào Dân Chủ Việt Nam và Đảng Nhân Dân Hành động đến từ Bắc California cùng với một phái đoàn hùng hậu, trong đó có Luật Sư Nguyễn Tường Bá; Ông Nguyễn Hữu Chánh, Tổng Bí Thư Đảng Dân Tộc, cùng phái đoàn; Ông Hoài Sơn, Cựu Chủ Tịch Đảng Tân Đại Việt cùng phái đoàn; Giáo Sư Nguyễn Lý Tưởng cùng phái đoàn của Đại Việt Cách Mạng; Ông bà Thiếu Tướng Trần Văn Nhựt và ông Lê Phát Minh, đại diên cho Liên Minh Dân Chủ Việt Nam; Ông Trương Trí, đại diên cho Việt Nam Quốc Dân Đảng thuộc khu bộ Nam California; Bác Sĩ Nguyễn Trọng Việt, đại diện cho đảng Việt Tân; Giáo Sư Lại Thế Hùng, Luật Sư Trần Thanh Hiệp đến từ Pháp; GS Lê Hồng, GS Đoàn Viết Hoạt, GS Lê Trung Khảo, GS Bữu Tập....và còn nhiều nhân sĩ hữu danh khác cũng có mặt trong lễ giỗ đầy ấm cúng nầy. 

Sau phần nghi lễ khai mạc là phần dâng hương của gia đình Bác Sĩ Nguyễn Tôn Hoàn, Ban Lãnh Đạo Đại Việt, đảng viên trong Gia Đình Đại Việt và quan khách. Trong dịp nầy, Đại Việt Quốc Dân Đảng cũng truy điệu tất cả các đảng viên của Đại Việt đã nằm xuống trong hơn 65 năm qua, và đặc biệt gần đây nhất như, ông ông Đặng Đình Nhã, ông Dương Quang Thừa, Thiếu Tướng Lê Quang Lưỡng, nhà báo Hồ Văn Đồng, ông Nguyễn Văn Hữu và ông Võ Thành Công... 

Phần tiếp theo là giới thiệu Hội Đồng Lãnh Đạo Đảng, gồm có: 

Cố Vấn: Bà Bác Sĩ Nguyễn Tôn Hoàn; 

Tiến Sĩ Phan Văn Song, Chủ Tịch;

Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết, Đệ Nhất Phó Chủ Tịch;

Ông Hoa Thế Nhân, Đệ Nhị Phó Chủ Tịch;

Ông Lê Nhiên, Chủ Tịch Giám Sát;

Ông Trương Việt Hoàng, Chủ Tịch Ban Chấp Hành Trung Ương;

Ông Nguyễn Tấn Đồng, Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ;

Ông Nguyễn Thanh Tòng, Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ;

Ông Nam Bình, Tổng Thơ Ký;

Tiến Sĩ Đỗ Hùng, thành viên Hội Đồng Lãnh Đạo Trung Ương. 

Dịp nầy, Đại Việt Quốc Dân Đảng cũng đưa ra bản nhận xét về tình hình Việt Nam và sách lược đấu tranh của Đảng. Tiến Sĩ Phan Văn Song còn nhấn mạnh " bất kỳ một đoàn thể, tổ chức của người quốc gia hay cá nhân nào có cùng mục tiêu với chúng tôi, đó là đấu tranh cho một nước Việt Nam Tự Do - Dân Chủ và Phú Cường, đều có thể coi Đại Việt Quốc Dân Đảng là một đồng minh trong thế liên minh các lực lượng Dân Tộc nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để lật đổ chế độ Cộng Sản Hà Nội". 

Phần phát biểu của quan khách gồm có ông Hoài Sơn, Luật Sư Trần Thanh Hiệp và GS Lê Hồng. 


Cuối cùng là phần văn nghệ và tiệc trà thân mật. Ban nhạc Biệt Đội Văn Nghệ QLVNCH cùng với ca sĩ Phượng Khanh đã cống hiến cho quan khách những ca khúc đấu tranh hào hùng một thời đã in sâu vào tâm khảm của người quốc gia Ban Tổ Chức cùng với gia đình Bác Sĩ Nguyễn Tôn Hoàn chuẩn thực phẩm thật chu đáo để quan khách vừa "lai rai" vừa thưởng thức văn nghệ thật đặc sắc. 

Ghi chú:

Năm 1952, ông Nguyễn Tôn Hoàn đã liên kết với một số đoàn thể như Cao Đài,

Hòa Hảo, Bình Xuyên và một cố nhân vật chính trị quốc gia như các ông Nguyễn

Xuân Chử, Lê Toàn, Ngô Đình Nhu thành lập Phong Trào Đoàn Kết Hòa Bình.

Phong Trào này một mặt đòi Pháp phải trả độc lập cho Việt Nam, một mặt đòi

Quốc Trưởng Bảo Đại phải dân chủ hóa chế độ để đi đến một chánh phủ đoàn

kết quốc gia chống lại cộng sản. 

Với hiệp định Geneva 1954 cắt đôi đất nước, ông Ngô Đình Diệm được đưa về

nước làm Thủ Tướng, ông Ngô Đình Nhu thấy cơ hội tốt đến với gia đình ông

nên đã không giữ lời cam kết với các đoàn thể và nhân vật khác trong PTĐKHB

là phải dân chủ hóa chế độ và thực hiện sự đoàn kết giữa người quốc gia.

Đại Việt Quốc Dân Đảng đã đứng lên chống lại xu hướng độc tài của gia đình

họ Ngô. Ông Nguyễn Tôn Hoàn đã xuất ngoại để mở cuộc vận động ngoại giao.

Trong khi đó, xứ bộ Trung Việt tổ chức chiến khu Ba Lòng, còn xứ bộ Nam Việt

thì hợp tác với anh em Phật Giáo Hòa Hảo tổ chức một chiến khu ở Châu Đốc.

Nhưng các chiến khu này đều đã bị tan vỡ trước sự tấn công của Quân Đội

Quốc Gia. Ông Hà Thúc Ký xứ trưởng Trung Việt bị bắt cầm tù, một số anh em

trong xứ bộ Nam Việt phải trốn sang Căm-pu-chia và Lào. Riêng ông Hùng

Nguyên ( Nguyễn Ngọc Huy ) được gởi sang Pháp để phụ giúp ông Nguyễn Tôn

Hoàn trong cuộc hoạt động bên ngoài nước. Các anh em còn lại trong nước đều

lặn vào bí mật để hoạt động. Các anh em quân nhân thuộc xứ bộ Nam Việt

ĐVQDĐ đã tham dự cuộc đảo chánh bất thành năm 1960 và đã đóng một vai

tuồng tích cực trong cuộc đảo chánh lật đổ chánh quyền Ngô Đình Diệm vào

tháng 11 năm 1963.




No comments:

Post a Comment