Thursday, July 20, 2023

 

Namaste – Tôi Cúi Đầu Trước Sự Thiêng Liêng Trong Bạn

I bow to the divine in you

Lời người viết: Những suy nghĩ dưới đây được người viết “góp nhặt cát đá” và đúc kết lại. Đây không phải là một suy nghĩ hay diễn giảng có tính cách tôn giáo mà là, theo người viết, một cách thể hiện “cái Tâm lành” sẳn có trong mỗi chúng ta. Thể hiện cái Tâm lành trên tức là chúng ta …đang đi trên con đường tự sám hối. Đã là một con người, ai không là người KHÔNG CÓ TỘI?

Trời đất giao thoa đem giác ngộ

Gió trăng hòa điệu xóa mê bờ - Thơ Phương Hoa CĐ

 


 

Namaste (/ ˈnɑːməsteɪ /, hay Devanagari: रमस तत, đây là biển hiện của một lời chào trong văn hóa Ấn Độ. Namasta thường được biểu hiện với một cái cúi nhẹ và hai bàn tay ấp vào nhau, hai lòng bàn tay chạm vào nhau và ngón tay hướng lên trên, ngón cái áp sát vào ngực và nhắm mắt lại. Cử chỉ này được gọi là Añjali Mudrā; tư thế đứng kết hợp nó là Pranamasana.

Trong Ấn Độ giáo, nó có nghĩa là "Tôi cúi đầu trước sự thiêng liêng trongi bạn". Namasta cũng có thể được nói mà không có cử chỉ hay động tác nào, hoặc cử chỉ có thể được thực hiện bằng lời nói.



Thuật ngữ namas được tìm thấy trong văn học Vệ Đà (Vedic). Namas-krita và các thuật ngữ liên quan xuất hiện trong kinh điển Rigveda của Ấn Độ giáo như trong Vivaha Sukta, theo nghĩa "thờ phượng, tôn thờ" (workship, adore).Đó là một biểu hiện của sự tôn kính, thờ phượng, tôn kính, một "sự tôn kính" và "chầu" trong văn học Vệ Đà và các văn bản hậu Vệ Đà như Mahabharata.


Trong thời đại đương đại, “Nama có nghĩa là 'cúi đầu', 'vâng lời', 'chào hỏi tôn kính' hoặc 'chầu', và “te” có nghĩa là 'với bạn'. Do đó, Namaste có nghĩa đen là "cúi chào bạn".  Trong Ấn Độ giáo, nó cũng có một phần tâm linh phản ánh niềm tin rằng "thần thánh và linh hồn -divine and soul” cũng tương tự như là trong “bạn và tôi – you and me", hay diễn nôm na và có hàm ý là: "Tôi cúi đầu trước sự thiêng liêng trong bạn". Và nếu diễn giảng theo nhà thần học Oxhandler, đó là một thuật ngữ của Ấn Độ giáo có nghĩa là:” sự linh thiêng trong tôi nhận ra sự thiêng liêng trong bạn - the sacred in me recognizes the sacred in you”.

Trong văn hóa đương đại, Namaste có liên hệ chặt chẽ với yoga và gắn liền với yoga, trong đó một tôn hành giả có thể bắt đầu hoặc kết thúc một phiên với Namaste với một  cử chỉ giống như cầu nguyện đi kèm. Trong yoga phương Tây, Namaste thường có các ứng dụng tâm linh, một cách để nhận ra sự thiêng liêng trong tâm khảm (inner divinity) hoặc sự bình an (peace) bên trong của một người.

Bạn có thể sử dụng Namaste để nói lời tạm biệt?



Namaste có thể được sử dụng để nói ‘tạm biệt. Điều này là bởi vì điều đó không có nghĩa là ‘xin chào’ hay ‘tạm biệt’, mà là:”Tôi cúi đầu trước sự thiêng liêng trong bạn”. Vì vậy, đó là một điều tôn trọng và tích cực để nói cả trong lời chào lẫn chia tay. Như khi nó được sử dụng như một lời chào, khi bạn nói Namaste khi chia tay, nghĩa là cùng với cử chỉ cúi đầu của bạn kèm theo.

Namaste và đời sống

Dưới đây là một vài cách giải thích về Namaste có thể ảnh hưởng và thay đổi tích cực cuộc sống của bạn.



 

1.    Đây là một nguyên tắc vàng (golden rule) khuyến khích chúng ta đối xử với người khác theo cách chúng ta muốn được đối xử. Nếu bạn thừa nhận sự đồng nhất của bản thân với Namaste, rõ ràng là bạn dễ dàng đối xử với mọi người bằng sự tôn trọng mà chính bản thân mong muốn.

 

2.    Tất cả những gì tốt nhất và trang trọng nhất trong tôi đều chào đón tất cả những gì tốt nhất và trang trọng nhất trong bạn.  Như vậy, chúng ta thấy vui khi tập trung suy nghĩ vào những gì tốt nhất và trang trọng nhất trong nhau không?

Thay vì chỉ phản ứng lại những gì tha nhân đang nói hay hành động có thể làm tổn thương bản thân hoặc gây ra phản ứng tiêu cực, bạn có thể tập trung vào một sự suy nghĩ tích cực hơn là:’Thay vì phản ứng lại, bạn có thể dừng lại và nhận thức rằng có lẽ người này đang sợ hãi hoặc đang bị một cảm xúc quá nặng”. Từ đó, phản ứng của bạn có thể thay đổi diễn tiến  của câu chuyện, và có thể làm dịu lại cảm xúc của người đối diện.

 

3.    Nếu mỗi bản thân điều có cùng suy nghĩ:”Tôi tôn vinh cả một vũ trụ trong bạn, tôi tôn vinh Tình yêu, Sự thật, Ánh sáng, và Bình an chất chứa trong bạn”. Khi bạn và tôi đều nói và nghĩ như vậy: Namaste đã ở trong bạn và tôi. Chúng ta là Một.

 

Có một nơi thiêng liêng trong tất cả chúng ta, nơi tình yêu, sự thật, ánh sáng và bình yên ngự trị. Nếu chúng ta có thể tập trung vào những phần đó trong chính chúng ta và ở những người khác cùng một lúc, chúng ta đã thực sự hành xử trong cung cách Namaste.

Thực hành Namaste

Mỗi lần suy nghĩ về Namaste, bản thân đã thấy “ánh sáng trong tôi nhìn thấy ánh sáng trong bạn”. Bản thân nên tự hỏi điều gì sẽ thay đổi đối với mỗi chúng ta nếu chúng ta thực hiện hành vi Namaste thành một động tác áp dụng hàng ngày.

Điều này có nghĩa là chúng ta có thể chọn xem Sự thật của một ai đó bất kể họ đang hành động như thế nào…như vui, buồn, giận, tức! Chúng ta có thể thấy họ sống đầy đủ, nhà ở nguy nga tráng lệ, tình yêu dạt dào, phong phú, v.v.

Nghĩ đến những điều trên, không có nghĩa là nếu một người đang làm điều gì đó khiến chúng ta không thích, chúng ta từ khước những hành vi hiện tại của họ. Mà, điều này chỉ có nghĩa là chúng ta được ở trong một không gian yêu thương ngự trị trong bản thân để nhìn thấy chân lý cao nhất, đẹp nhất ở người khác.

Khi chúng ta đang phán xét người khác, chúng ta cũng đang nhận lại bản án đó. Như:

·       Sự phán xét mà chúng ta cảm thấy đối với người khác “đã” được cảm nhận trong bản thể chúng ta.

·       Nhưng khi chúng ta chọn nhìn thấy Chân lý cao nhất ở người khác, bất kể ngoại hình/ thói quen bên ngoài, chúng ta cũng “đã” chọn điều này cho chính mình.

Điều tương tự cũng đúng khi chúng ta tự nhiên ngưỡng một sự thành đạt lớn ở người khác - những người cố vấn, anh hùng, bạn bè, gia đình của chúng ta, v.v. - nhưng có thể thấy “tự” bản thân mình không được như tha nhân. Nếu giảng giải theo Namaste, có nghĩa là “ánh sáng trong tôi nhìn thấy ánh sáng trong bạn”. Nó không có nghĩa là nói rằng ánh sáng yếu hơn của tôi nhìn thấy ánh sáng “sáng hơn” trong bạn. Mà là:”Chúng ta có cùng một ánh sáng”.

Vì vậy, khi chúng ta ngưỡng mộ những phẩm chất có trong người khác, chúng ta cũng thấy những gì cũng có trong chúng ta. Chúng ta đang cộng hưởng với nhau (resonance)

Nhìn thấy sự “lớn mạnh” ở người khác một cách vô điều kiện cũng có nghĩa là tự thấy thấy sự “lớn mạnh” trong bản thân mình vô điều kiện.

Tạm kết luận

Từ đây, để tạm kết luận, có một tư thế thực sự cho thuật ngữ Namaste:

·       Để thực hiện Namaste, chúng ta đặt hai bàn tay vào nhau ở trung tâm trái tim, nhắm mắt và cúi đầu.

·       Nó cũng có thể được thực hiện bằng cách đặt hai bàn tay áp vào nhau trước mắt/trán, cúi đầu và sau đó đưa hai bàn tay xuống trái tim.

Đây là một hình thức đặc biệt sâu sắc của sự tôn trọng. Từ đó, mọi người sẽ hiểu rằng chính cử chỉ đã thể hiện cho Namaste và do đó, không cần thiết phải nói gì cả…Và, trong khi cúi đầu, bạn đã nói hết lời và…tha nhân đã hiểu và sẽ cùng đáp lại. Chúng ta đã cùng thể hiệm một Tâm lành đối với nhau.



Thực hành những cử chỉ trên trước tha nhân hay trước một đối tượng nào đó, và trong bất cứ tình huống nào, bạn luôn luôn cảm thấy trong Tâm có…Ánh sáng, Tình yêu, Sự thật và, Bình an. Như vậy là bạn đã hiểu và thấm nhuần Namaste rồi đó…

Mai Thanh Truyết

Người đang dò đường đi…

Nhuận sắc lại 7-2023

Wednesday, July 12, 2023

 

Tòa trọng tài ra phán quyết ngày 12/7/2016

Đài Á Châu Tự Do

Phán Quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye ngày 12/7/2016


 

RFI : Tháng 07/2016, Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye đã ra phán quyết về vụ kiện Philippines-Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông. Xin ông nhắc lại một số ý chính trong phán quyết này!

Laurent Gédéon : Tòa Trọng Tài Thường Trực được Philippines viện đến để đưa ra những điểm cụ thể liên quan đến Biển Đông, như hiệu lực các quyền truyền thống, lịch sử, của Trung Quốc, « đường chín đoạn », quy chế của các đảo và đá khác nhau, những ảnh hưởng đến môi trường do việc bồi đắp một số đảo và cuối cùng là việc Trung Quốc vẫn tiếp tục hoạt động sau khi Philippines đã nộp đơn kiện.

Về những quyền lịch sử và « đường 9 đoạn » mà Trung Quốc tự vẽ, Tòa Trọng Tài Thường Trực đã bác những yêu sách có lợi cho Trung Quốc về những « quyền lịch sử » dù là ở vùng biển trong phạm vi « đường 9 đoạn », những yêu sách về những nguồn tài nguyên sinh vật hoặc phi sinh vật trong khu vực đó, nói một cách khác là trong gần như hầu hết Biển Đông. Tòa PCA cho rằng những yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào, dù Tòa không phủ nhận rằng Trung Quốc có thể đã hoạt động trong toàn bộ khu vực này từ thời xa xưa và có thể đã khai thác những nguồn tài nguyên, cũng như sử dụng nhiều hòn đảo ở đó. Tuy nhiên, Tòa Trọng Tài Thường Trực đánh giá không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy Trung Quốc đã độc quyền tiến hành và không bị gián đoạn.

Liên quan đến quy chế của các đảo và đá, Tòa phán quyết rằng trong khu vực biển theo đơn kiện của Philippines có những thực thể không thể được coi là « đảo » theo luật pháp quốc tế mà chỉ được coi đơn thuần là « đá ». Những đánh giá pháp lý này có những hệ quả quan trọng, bởi vì « đảo » có thể có những khu vực biển như là lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa, trong khi « đá » không cho phép hình thành những khu vực như trên.

Về điểm này, Tòa Trọng Tài Thường Trực đã khẳng định rằng những « đá » ở Biển Đông phải được nhìn nhận đúng với thực trạng tự nhiên ban đầu của chúng. Vì thế, dù nếu có chỉnh trang, bồi đắp hay đưa dân cư đến sinh sống mà trước đó không hề có, để biến một « đá » thành « đảo », thì luật pháp quốc tế không công nhận đó là một hòn đảo, và như vậy sẽ không có những vùng lãnh hải như vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa. Tóm lại, theo quan điểm của luật pháp quốc tế, tất cả những công trình bồi đắp các thực thể mà chính quyền Bắc Kinh tiến hành đều vô hiệu.

Tiếp theo, liên quan đến tình trạng môi trường và môi trường biển, phán quyết của Tòa đã nêu rằng những hoạt động của Trung Quốc về mặt đánh bắt hải sản và bồi đắp các đảo đã tác động nghiêm trọng đến môi trường. Ngoài ra, Trung Quốc đã không thực hiện nghĩa vụ bảo vệ và bảo tồn ở Biển Đông.

Cuối cùng, Tòa Trọng Tài Thường Trực cho rằng Trung Quốc đã vi phạm những nghĩa vụ quốc tế của mình vì trong tiến trình xét xử, Bắc Kinh vẫn tiếp tục các hoạt động bị phản đối, lên án.

RFI : Vậy phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực tác động thế nào đến tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông giữa Việt Nam và Philippines?

Laurent Gédéon : Hiện tại, Việt Nam đang kiểm soát 26 đảo và đá thuộc quần đảo Trường Sa. Nhưng khi nhìn kỹ bản đồ, người ta thấy là 4/5 số đảo và đá này nằm trong phần mà Philippines đòi chủ quyền ở quần đảo Trường Sa. Đây chính là điểm trọng tâm tranh chấp tương lai giữa Việt Nam và Philippines trong trường hợp hai nước đối đầu về vấn đề quần đảo Trường Sa.

Nếu căn cứ vào phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye ngày 12/07/2016, cũng như việc áp dụng phán quyết này đối với trường hợp Việt Nam, có thể thấy Việt Nam nhất trí với Philippines chỉ ở một điểm và đối lập ở ba điểm.

Trước hết, Hà Nội và Manila nhất trí ở yêu sách « đường 9 đoạn » của Bắc Kinh, có nghĩa là hai nước cùng bác bỏ lập trường đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc. Ngược lại, đối với những quyền lịch sử, người ta nhận thấy là lập trường của Việt Nam tương tự với lập trường của Trung Quốc, bởi vì cả Hà Nội cũng như Bắc Kinh đều lập luận theo « nguyên tắc lịch sử lâu đời », dựa vào các hoạt động thường xuyên trong quá khứ ở những hòn đảo này và việc này được các thủy thủ, ngư dân Việt Nam hay Trung Quốc ghi chép lại.

Nhưng chúng ta đã thấy là lập luận này, nếu không có bằng chứng về « sự hiện diện thường trực » và « độc quyền quản lý » các nguồn tài nguyên kinh tế, thì sẽ không được chấp nhận về mặt pháp lý. Về điểm này, Việt Nam có lẽ phải thay đổi cách lập luận nếu muốn nhận được sự hỗ trợ pháp lý của Tòa.

Tương tự, liên quan đến quy chế các đảo - đá, Việt Nam, dù không làm mạnh như Trung Quốc, nhưng cũng tiến hành bồi đắp, như trường hợp đảo Sơn Ca (Sand Cay) ở Trường Sa. Và như đã nói ở trên, cách làm này là vô hiệu và không được công nhận. Ngoài ra, những hoạt động bồi đắp này còn gây thiệt hại cho môi trường mà Việt Nam có thể bị Tòa Trọng Tài Thường Trực lên án.

Tóm lại, về phương diện pháp lý, chúng ta thấy là phán quyết của Tòa PCA có tác động thực sự đến tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Philippines. Nếu muốn đạt được tiến triển về mặt pháp lý, Hà Nội cần phải xem lại các lập luận của mình.

RFI : Liệu Philippines có thể áp dụng phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực vào trường hợp tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với Việt Nam không?

Laurent Gédéon : Trước hết phải nhắc đến một điểm lưu ý quan trọng : Phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực là phán quyết mang tính bắt buộc về mặt pháp lý. Nói một cách khác, thủ tục trọng tài là tùy chọn, các bên không bị bắt buộc phải kiện lên Tòa, nhưng việc thi hành phán quyết mà Tòa Trọng Tài Thường Trực đưa ra là điều bắt buộc. Tuy nhiên, nếu một trong các bên từ chối áp dụng phán quyết, Tòa PCA cũng không có phương tiện để bắt buộc thực hiện phán quyết đó.

Liệu Philippines có thể áp dụng phán quyết năm 2016 trong trường hợp tranh chấp chủ quyền với Việt Nam ở Biển Đông hay không ? Tôi cho rằng câu trả lời cho câu hỏi này mang tính chính trị. Phán quyết trọng tài đã trả lời cho những câu hỏi được Philippines đặt ra và liên quan đến trường hợp Trung Quốc, chứ không liên quan đến Việt Nam. Để Việt Nam cũng bị liên quan đến vấn đề này, phía Philippines phải viện đến Tòa PCA một lần nữa về trường hợp của Việt Nam và Tòa phải ra phán quyết. Tuy nhiên, nếu nhìn vào phán quyết liên quan đến Trung Quốc, có thể thấy rằng Việt Nam sẽ phản đối những lập luận pháp lý của Tòa.

Vì vậy, cũng cần xem Việt Nam có thể sẽ có lập trường như thế nào trong trường hợp Philippines viện đến Tòa, vì phía Việt Nam có thể có hai khả năng : Công nhận thẩm quyền của Tòa Trọng Tài Thường Trực và chấp nhận tiến trình trọng tài của Tòa hoặc như trường hợp Trung Quốc, từ chối thẩm quyền của Tòa Trọng Tài Thường Trực. Cần nhắc lại rằng Bắc Kinh đã từ chối thẩm quyền của Tòa Trọng Tài La Haye. Ngoài ra, vào đúng vào ngày 12/07/2016 khi Tòa ra phán quyết, Trung Quốc đã ra tuyên bố, thông qua bộ Ngoại Giao nước này, rằng phán quyết của Tòa là vô hiệu, không mang tính ràng buộc đối với Trung Quốc và Bắc Kinh không công nhận, cũng như không thừa nhận phán quyết của Tòa.

Lời từ chối này đẩy Bắc Kinh vào thế khó vì Trung Quốc đã phê chuẩn Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982) và phải theo toàn bộ công ước này. Việc từ chối tuân thủ luật pháp quốc tế mang lại hình ảnh tiêu cực, cũng như ảnh hưởng đến uy tín của nước này. Trường hợp này cũng có thể đến với Việt Nam.

Trở lại với Philippines, về mặt pháp lý, lập trường của Manila được tăng cường nhờ việc phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực không công nhận các yêu sách vùng đặc quyền kinh tế của tất cả các bên tranh chấp, đối với các thực thể địa lý tại Biển Đông. Tuy nhiên, có một điểm quan trọng, đó là Tòa đã không phán quyết về tình trạng của các đảo và đảo nhỏ, đặc biệt là Tòa đã không giải quyết vấn đề quyền sở hữu đối với các thực thể đó, tại vì Tòa Trọng Tài Thường Trực không có thẩm quyền ra phán quyết về vấn đề chủ quyền.

Về tranh chấp chủ quyền với Việt Nam ở Biển Đông, Philippines ở vào thế tế nhị bởi vì Manila không thể dựa vào quyết định pháp lý theo luật quốc tế để khẳng định chủ quyền đối với những hòn đảo mà Philippines đang kiểm soát. Trường hợp của Việt Nam cũng tương tự. Vì thế, giải pháp còn lại đối với Philippines là mở đàm phán, kể cả với Việt Nam. Nhưng điều này đòi hỏi nhiều điều kiện, mà trước mắt là Philippines và Việt Nam phải tỏ thiện chí đạt được một giải pháp công bằng, tiếp theo cũng cần chấp nhận điều kiện là trong quá trình đàm phán, có sự tham gia của một số quốc gia khác quan tâm đến vấn đề các đảo ở Trường Sa.

RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên Trường Sư phạm Lyon, Pháp.



*****

Monday, July 3, 2023

 

Làm thế nào bạn có thể biết nếu một cái gì đó được

sản xuất tại Trung Cộng?

10 loại thực phẩm ví dụ điển hình về thực phẩm “Made in China”

nên tránh xa đĩa của bạn 

  1. Gạo Dẻo. Gạo Nhựa. Vâng, tôi đã nói điều đó hai lần chỉ trong trường hợp bạn giống tôi và đã có lần đầu tiên bạn gặp rắc rối với nó. Chính quyền TC đã và đang thu giữ gạo giả bao gồm hỗn hợp khoai tây, khoai lang và nhựa công nghiệp. Điểm trừ là nó hơi cứng khi nấu chín và khó tiêu hóa. Hmm… bạn có nghĩ vậy không!?


2. Tỏi. Vào năm 2015, chúng tôi đã nhập khẩu 138 triệu pound tỏi - một phần khá lớn trong số đó được dán nhãn là “hữu cơ”. Tỏi TC được tẩy trắng bằng nước dùng hóa chất làm ngừng mọc mầm và sau đó thường được khử trùng bằng methyl bromide - một chất độc được biết là gây tổn thương hệ hô hấp và hệ thần kinh trung ương. (Việc khử trùng nhằm tiêu diệt mầm bệnh trong nước thải thô được sử dụng để trồng tỏi) Hãy lưu ý, các nhãn “hữu cơ” của nước ngoài là vô nghĩa.


Tỏi được trồng ở Hoa Kỳ sẽ còn sót lại một số rễ ở dưới đáy và thường lớn hơn so với củ của TC. Yếu tố rễ thường được quảng cáo là dấu hiệu, nhưng nó có thể gây hiểu lầm vì nhiều người trồng trọt ở Hoa Kỳ cũng loại bỏ rễ để tránh nấm mốc. Về lâu dài, tốt hơn hết là bạn nên chọn một thương hiệu có ghi nhãn rõ ràng sản phẩm được trồng trong nước.

 


  3. Muối. Muối TC nhập khẩu có thể chứa muối công nghiệp. Muối công nghiệp làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và có thể dễ dàng trộn lẫn với muối ăn. Trong muối công nghiệp không có i-ốt và nó có thể gây sưng tuyến giáp và suy nhược thần kinh. Muối ăn đắt gấp 10 lần muối công nghiệp nên việc làm giả cực kỳ lãi.


4. Cá rô phi. Cá rô phi là loại cá được bán rộng rãi trong thập kỷ qua. Năm ngoái, 80% cá rô phi, trị giá 382 triệu pao, được nhập khẩu từ TC. Cá rô phi TC được nuôi trong trang trại và bơm đầy thuốc kháng sinh và hormone tăng trưởng.


Nhiều báo cáo của FDA và Trung tâm An toàn Thực phẩm đã phát hiện ra rằng ít nhất 50% cá rô phi TC được cho ăn phân động vật. Bạn có muốn một ít phân với con cá đó không? Ngon! Do đó, nhu cầu về những liều lượng lớn kháng sinh. 

  5. Nước ép táo - Nước cam. Bạn có mua nước ép táo giá rẻ? Rất có thể nó đến từ TC và bạn đang uống một loại cocktail chứa đầy thạch tín, thuốc trừ sâu độc hại và dư lượng hóa chất. Gần 50% lượng nước ép táo tiêu thụ ở Mỹ được nhập khẩu từ TC - 367 triệu gallon mỗi năm. Bạn có thể đang nghĩ… “Tôi có Mott’s, không phải nước sốt táo và nước ép táo thông thường rẻ tiền!” Mott’s lấy nguồn từ TC và ngoài những vị khó chịu kể trên, họ còn thích cho thêm siro ngô – lớp kem phủ trên mặt bánh.


6. Gà. Đáng buồn thay, USDA đã phê duyệt việc bán thịt gà chứa hormone và kháng sinh vào Hoa Kỳ vào năm 2013. Trong khi hoạt động nhập khẩu trực tiếp vẫn đang được thực hiện, hiện các nhà cung cấp của Hoa Kỳ được phép xuất khẩu thịt gà nuôi trong nước sang TC để được chế biến và vận chuyển trở lại đến Hoa Kỳ.


Các cơ sở của TC không bắt buộc phải có thanh tra của USDA và hoàn toàn không có cách nào để giám sát những gì gà được cho ăn hoặc thuốc mà chúng được cho. (Chưa nói đến những điều kiện vô nhân đạo được tìm thấy trong ngành chăn nuôi gia cầm của TC).

7. Cá tuyết (Cod). Nếu bạn sống ở miền Đông giống như tôi, bạn sẽ hình dung những ngư dân ở những nơi như Gloucester và New Bedford mang về nhà cá tuyết của chúng tôi giống như họ đã làm hàng trăm năm nay. Suy nghĩ viển vông. Hơn một nửa số cá tuyết ở Mỹ được nhập khẩu từ TC và được nuôi trong trang trại trong điều kiện tương tự như cá rô phi… nói thế là đủ.

 


 Xem xét sự thiếu minh bạch đáng xấu hổ trong chuỗi cung ứng cá của Hoa Kỳ, tốt nhất bạn nên tránh dùng chung cá tuyết và cá rô phi trừ khi bạn có thể lấy chúng từ một nguồn đáng tin cậy.

  8. Đậu xanh/Đậu nành. Đậu xanh và đậu nành TC có thể là đậu tuyết, hoặc các loại hang nhái khác được nhuộm bằng màu thực phẩm với natri metabisulfite độc hại.

Các báo cáo về đậu Hà Lan giả đã nhận được rất nhiều sự chú ý của báo chí vào năm 2010 và những loại đậu này cũng đã xuất hiện ở TC trong những năm trước. Trong khi ngoài tầm mắt của giới truyền thông, không có lý do gì để cho rằng đậu Hà Lan và đậu nành Trung Quốc là hàng thật hoặc an toàn để ăn.

9. Nấm. Nấm TC nhập khẩu bị phát hiện có dư lượng thuốc trừ sâu bất hợp pháp. Trong khi hầu hết các loại nấm từ TC đều ở dạng đóng hộp, nấm tươi của TC cũng đang tìm đường đến thị trường của chúng tôi - đặc biệt là nấm hương. 

10. Bắp. Dù sao thì bắp đóng hộp hoặc đông lạnh của bạn đến từ đâu? Mặc dù bắp TC không được phép sử dụng (mặc dù một lượng nhỏ được tìm thấy trong nước ép trái cây và nước dùng), một số nhà sản xuất đã thêm natri cyclamate vào ngô của họ để tạo thêm vị ngọt và giữ màu vàng đặc trưng của ngô. Natri cyclamate là một chất độc có thể gây hại cho gan. Phụ gia độc hại này bị cấm ở Hoa Kỳ và hợp pháp tại hơn 170 quốc gia trên toàn thế giới. 

Thật đáng sợ, 

Nhưng danh sách này thực sự có thể chứa gần hai trăm loại thực phẩm từ TC mà các thanh tra viên Hoa Kỳ đã phát hiện có vi phạm an toàn thực phẩm nghiêm trọng bao gồm dư lượng thuốc trừ sâu bất hợp pháp và hormone không được khai báo và/hoặc bất hợp pháp. Đối với thực phẩm từ đất nước của chúng ta, nó chỉ khiến người ta hiểu rằng càng minh bạch càng tốt!



Saturday, July 1, 2023

 Quận Cam: Tổ Chức Trọng Thể Lễ Giỗ BS Nguyễn Tôn Hoàn

19/09/2006


Các nhân vật lãnh đạo đảng thắp hương. 

Lễ giỗ lần thứ 15 của Bác Sĩ Nguyễn Tôn Hoàn, cố Chủ Tịch Đại Việt Quốc Dân Đảng, đã được tổ chức khá chu đáo và được quan khách tham dự đông đảo tại hội trường Westminster, ngày 17 tháng 9 năm 2006. 

Tuy sức chứa của hội trường vào khoảng 300 người, nhưng số người đến tham dự đông hơn dự liệu nên Ban Tổ Chức dành phải xin lỗi và một số lớn quan khách phải tạm thời đứng xung quanh tường cũng như phiá sân trước của hội trường. 

Ngoài số đông đảo đảng viên Đại Việt về từ các cơ sở đảng trên khắp nước Mỹ, Canada và Âu Châu để làm lễ truy điệu cho Bác Sĩ Nguyễn Tôn Hoàn - người mà họ thường gọi bằng hai tiếng thân thương: Anh Tư, còn hầu hết quan khách là những khuôn mặt đấu tranh quen thuộc trong cộng đồng, thân hào nhân sĩ và đại diện các đảng phái, đoàn thể đấu tranh ở hải ngoại. 

Chúng tôi thấy có Bác Sĩ Nguyễn Xuân Ngãi, đại diện cho Phong Trào Dân Chủ Việt Nam và Đảng Nhân Dân Hành động đến từ Bắc California cùng với một phái đoàn hùng hậu, trong đó có Luật Sư Nguyễn Tường Bá; Ông Nguyễn Hữu Chánh, Tổng Bí Thư Đảng Dân Tộc, cùng phái đoàn; Ông Hoài Sơn, Cựu Chủ Tịch Đảng Tân Đại Việt cùng phái đoàn; Giáo Sư Nguyễn Lý Tưởng cùng phái đoàn của Đại Việt Cách Mạng; Ông bà Thiếu Tướng Trần Văn Nhựt và ông Lê Phát Minh, đại diên cho Liên Minh Dân Chủ Việt Nam; Ông Trương Trí, đại diên cho Việt Nam Quốc Dân Đảng thuộc khu bộ Nam California; Bác Sĩ Nguyễn Trọng Việt, đại diện cho đảng Việt Tân; Giáo Sư Lại Thế Hùng, Luật Sư Trần Thanh Hiệp đến từ Pháp; GS Lê Hồng, GS Đoàn Viết Hoạt, GS Lê Trung Khảo, GS Bữu Tập....và còn nhiều nhân sĩ hữu danh khác cũng có mặt trong lễ giỗ đầy ấm cúng nầy. 

Sau phần nghi lễ khai mạc là phần dâng hương của gia đình Bác Sĩ Nguyễn Tôn Hoàn, Ban Lãnh Đạo Đại Việt, đảng viên trong Gia Đình Đại Việt và quan khách. Trong dịp nầy, Đại Việt Quốc Dân Đảng cũng truy điệu tất cả các đảng viên của Đại Việt đã nằm xuống trong hơn 65 năm qua, và đặc biệt gần đây nhất như, ông ông Đặng Đình Nhã, ông Dương Quang Thừa, Thiếu Tướng Lê Quang Lưỡng, nhà báo Hồ Văn Đồng, ông Nguyễn Văn Hữu và ông Võ Thành Công... 

Phần tiếp theo là giới thiệu Hội Đồng Lãnh Đạo Đảng, gồm có: 

Cố Vấn: Bà Bác Sĩ Nguyễn Tôn Hoàn; 

Tiến Sĩ Phan Văn Song, Chủ Tịch;

Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết, Đệ Nhất Phó Chủ Tịch;

Ông Hoa Thế Nhân, Đệ Nhị Phó Chủ Tịch;

Ông Lê Nhiên, Chủ Tịch Giám Sát;

Ông Trương Việt Hoàng, Chủ Tịch Ban Chấp Hành Trung Ương;

Ông Nguyễn Tấn Đồng, Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ;

Ông Nguyễn Thanh Tòng, Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ;

Ông Nam Bình, Tổng Thơ Ký;

Tiến Sĩ Đỗ Hùng, thành viên Hội Đồng Lãnh Đạo Trung Ương. 

Dịp nầy, Đại Việt Quốc Dân Đảng cũng đưa ra bản nhận xét về tình hình Việt Nam và sách lược đấu tranh của Đảng. Tiến Sĩ Phan Văn Song còn nhấn mạnh " bất kỳ một đoàn thể, tổ chức của người quốc gia hay cá nhân nào có cùng mục tiêu với chúng tôi, đó là đấu tranh cho một nước Việt Nam Tự Do - Dân Chủ và Phú Cường, đều có thể coi Đại Việt Quốc Dân Đảng là một đồng minh trong thế liên minh các lực lượng Dân Tộc nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để lật đổ chế độ Cộng Sản Hà Nội". 

Phần phát biểu của quan khách gồm có ông Hoài Sơn, Luật Sư Trần Thanh Hiệp và GS Lê Hồng. 


Cuối cùng là phần văn nghệ và tiệc trà thân mật. Ban nhạc Biệt Đội Văn Nghệ QLVNCH cùng với ca sĩ Phượng Khanh đã cống hiến cho quan khách những ca khúc đấu tranh hào hùng một thời đã in sâu vào tâm khảm của người quốc gia Ban Tổ Chức cùng với gia đình Bác Sĩ Nguyễn Tôn Hoàn chuẩn thực phẩm thật chu đáo để quan khách vừa "lai rai" vừa thưởng thức văn nghệ thật đặc sắc. 

Ghi chú:

Năm 1952, ông Nguyễn Tôn Hoàn đã liên kết với một số đoàn thể như Cao Đài,

Hòa Hảo, Bình Xuyên và một cố nhân vật chính trị quốc gia như các ông Nguyễn

Xuân Chử, Lê Toàn, Ngô Đình Nhu thành lập Phong Trào Đoàn Kết Hòa Bình.

Phong Trào này một mặt đòi Pháp phải trả độc lập cho Việt Nam, một mặt đòi

Quốc Trưởng Bảo Đại phải dân chủ hóa chế độ để đi đến một chánh phủ đoàn

kết quốc gia chống lại cộng sản. 

Với hiệp định Geneva 1954 cắt đôi đất nước, ông Ngô Đình Diệm được đưa về

nước làm Thủ Tướng, ông Ngô Đình Nhu thấy cơ hội tốt đến với gia đình ông

nên đã không giữ lời cam kết với các đoàn thể và nhân vật khác trong PTĐKHB

là phải dân chủ hóa chế độ và thực hiện sự đoàn kết giữa người quốc gia.

Đại Việt Quốc Dân Đảng đã đứng lên chống lại xu hướng độc tài của gia đình

họ Ngô. Ông Nguyễn Tôn Hoàn đã xuất ngoại để mở cuộc vận động ngoại giao.

Trong khi đó, xứ bộ Trung Việt tổ chức chiến khu Ba Lòng, còn xứ bộ Nam Việt

thì hợp tác với anh em Phật Giáo Hòa Hảo tổ chức một chiến khu ở Châu Đốc.

Nhưng các chiến khu này đều đã bị tan vỡ trước sự tấn công của Quân Đội

Quốc Gia. Ông Hà Thúc Ký xứ trưởng Trung Việt bị bắt cầm tù, một số anh em

trong xứ bộ Nam Việt phải trốn sang Căm-pu-chia và Lào. Riêng ông Hùng

Nguyên ( Nguyễn Ngọc Huy ) được gởi sang Pháp để phụ giúp ông Nguyễn Tôn

Hoàn trong cuộc hoạt động bên ngoài nước. Các anh em còn lại trong nước đều

lặn vào bí mật để hoạt động. Các anh em quân nhân thuộc xứ bộ Nam Việt

ĐVQDĐ đã tham dự cuộc đảo chánh bất thành năm 1960 và đã đóng một vai

tuồng tích cực trong cuộc đảo chánh lật đổ chánh quyền Ngô Đình Diệm vào

tháng 11 năm 1963.